Phải hiểu trẻ mới dạy được trẻ

Đoàn Bảo Châu

12-10-2020

Đã có rất nhiều bài phản biện về bộ sách Tiếng Việt của các nhà giáo dục này. Trong một đất nước, những người gọi là những “nhà giáo dục” thường được đặt vào một vị trí cao nhất trong bậc thang về trí tuệ, uy tín, kiến thức, bởi họ là những người sẽ giúp những đứa trẻ có được những kiến thức sơ khởi, những nền tảng về nhân cách.

Quốc gia không có gương mặt

Nguyễn Anh Tuấn

12-10-2020

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Lao Động

Trong khi ở Hà Nội hôm nay, giữa cờ hoa ngập hội trường, những người lãnh đạo tụng ca nhau rằng đất nước chưa bao giờ có cơ đồ tươi đẹp như bây giờ, thì cách đó 700km, ở Thừa Thiên Huế, người đàn ông này vuột mất vợ và đứa con sắp ra đời của mình cho dòng nước lũ oan nghiệt.

Anh ta đưa vợ đi sinh trên một chiếc thuyền tròng trành. Giữa mênh mông biển nước.

Tị nạn… giáo dục

Nguyễn Hồng Vũ

12-10-2020

Mấy ngày hôm nay tôi cảm giác được độ mạnh của một cơn bão, mạnh không kém cơn bão miền Trung đang hoành hành làm hơn chục người chết và chục ngàn người sơ tán… đó là cơn bão về “giáo dục”, một cơn bão mà có thể quét sạch cả dân tộc Việt Nam nếu chúng ta đánh giá thấp chúng. Tôi đã đọc đâu đó một câu nói “Nếu bạn muốn tiêu diệt một quốc gia, chỉ cần hủy hoại nền giáo dục của nó” (If you want to destroy a nation, just spoil its education system)…

Thông tin về vụ án cô Phạm Đoan Trang

Đặng Đình Mạnh

12-10-2020

Sáng thứ hai, ngày 12/10/2020, luật sư Đặng Đình Mạnh đã lập thủ tục đăng ký bào chữa cho cô Phạm Thị Đoan Trang tại Cơ quan An ninh Điều tra TP.Hà Nội. Với sự ủy quyền của gia đình, trong thời gian sắp tới sẽ có thêm một số luật sư cùng đăng ký tham gia bảo vệ cho cô Đoan Trang.

Sự sụp đổ một thần tượng phản biện

Nguyễn Thế Khoa

11-10-2020

Thế là GSTS Nguyễn Minh Thuyết, nhân vật từng là nhà phản biện nổi tiếng trong nước và thế giới tại Quốc hội VN gần 10 năm trước, đã phản ứng rất tệ hại sự phản biện của dư luận xã hội dành cho mình.

Hồ sơ thuế của Trump (III): Khu đầm lầy Trump đã tái tạo (Phần 1)

New York Times

Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld Larry Buchanan

Dịch giả: T.Vấn

12-10-2020

Lời giới thiệu: Đây là bài 3 trong loạt bài “Hồ sơ thuế của Trump”, đăng trên báo New York Times. Do mỗi bài khá dài, nên chúng tôi chia ra thành nhiều phần để giới thiệu với quý bạn đọc. Bài 1 gồm 8 phần, chúng tôi đã dịch và đăng trên Tiếng Dân từ ngày 28/9/2020 đến ngày 4/10/2020. Bài 2 gồm 5 phần, đã dịch và đăng từ ngày 5/10/2020 đến ngày 9/10/2020. Và đây là phần 1 của bài 3, xin được giới thiệu cùng độc giả:

Cải cách và cách cãi

Đỗ Thành Nhân

11-10-2020

I. “Bốn cái làn, hai con ngựa”

Từ chuyện “bốn cái làn, hai con ngựa” (hình 1) … trong sách giáo khoa chương trình cải cách Tiếng Việt lớp 1 – tập 1 thuộc Bộ sách Cánh Diều, do GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, như giọt nước làm tràn ly để cộng đồng mạng, đủ thành phần cãi nhau sôi nổi, báo chí cũng lên tiếng.

Hình 1: “Bốn cái làn, hai con ngựa” trong SGK Tiếng Việt tập 1

Nạn nhân, người đứng mũi chịu sào cho búa rìu dư luận trong vụ này là ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông Thuyết là Giáo sư, Tiến sĩ, cựu Giảng viên cao cấp, thuộc Khoa ngôn ngữ học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đơn giản là GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đứng tên Tổng chủ biên, kiêm Chủ biên chương trình sách. Chính vì vậy mà ông phải nhận những lời miệt thị cay nghiệt, như thực tế (hình 2).

Hình 2: Ông Nguyễn Minh Thuyết và những người biên soạn bộ sách (trái); những lời miệt thị dành cho ông.

Đi sâu vào tìm hiểu nội dung quyển sách đầu đời dạy làm người của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chủ biên: Sử dụng quá nhiều ngôn ngữ địa phương miền Bắc, không mang tính phổ thông; hiếm hoi thông điệp giáo dục, giá trị nhân bản; cổ xúy cho lối sống phô trương, hình thức, lười nhác; nhiều thủ đoạn, mưu mẹo, lừa đảo để đạt được mục đích; đề cao những nhân vật là con vật chuyên sử dụng bạo lực để tranh quyền, đoạt lợi v.v…

Có người còn cho rằng, đây là quyển sách độc hại và yêu cầu Bộ Giáo dục thu hồi. Tuy nhiên, hãy nhìn nhận dưới góc độ khác, rộng hơn.

II.- Ông Nguyễn Minh Thuyết cũng là nạn nhân

1) Cải cách

Những năm gần đây, cùng với đổi mới, mở cửa về kinh tế thì Việt Nam cũng luôn cải cách về giáo dục. Những người hôm nay là cha mẹ, ông bà đang dạy cho con cháu hãy xem lại chương trình học của mình trước kia thì mức độ “phi nhân tính” cũng đã giảm khá nhiều:

– Không còn những bài toán cộng trừ xác người, đại loại như, có dũng sĩ diệt 3 tên Mỹ, 4 tên ngụy và 2 tên chư hầu, hỏi dũng sĩ diệt bao nhiêu Mỹ ngụy và chư hầu.

– Giảm đi nhiều bài văn, sử, tiếng Việt phủ đầy những tấm gương thiếu niên hy sinh của Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, … một cách rùng rợn và phản khoa học.

Rõ ràng, xét về yếu tố nhân tính trong giáo dục, thì đã có cải cách đáng kể.

2) Và cách cãi

Dư luận sẽ tiếp tục đánh giá “công, tội” của ông Nguyễn Minh Thuyết với tư cách “tổng chủ biên” (xem: Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết và những “sự cố” liên quan đến việc biên soạn sách); tuy nhiên, trên một góc nhìn rộng hơn, thử đặt một số câu hỏi và trả lời để có sự đồng cảm với những người biên soạn sách giáo khoa.

Câu hỏi 1: Xem lại tất cả các lần cải cách giáo dục từ năm 1975 đến nay, có lần cải cách nào dư luận đồng tình ủng hộ không? Lần này cũng không ngoại lệ, nhưng có điều, nhờ mạng xã hội, nên nhiều người được quyền chỉ trích hơn và nhiều người biết hơn.

Câu hỏi 2: Trong khi thực tế phải ghi: liệt sĩ biên giới, văn bia bị đục bỏ chữ (hình 3); ngư dân bị “tàu lạ, tàu nước ngoài” đâm chìm trên Biển Đông; những người mang khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” bị công an mời làm việc, …; thì ai dám viết rõ “Hai Bà Trưng đánh giặc nào?” vào sách giáo khoa để dạy cho học sinh. Huống hồ chi Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết với gần 30 năm tuổi Đảng.

Hình 3: Văn bia bị đục bỏ chữ (trái) và liệt sĩ biên giới

***

Câu hỏi cuối cùng:

– Nếu có vị nào được giải thưởng danh giá quốc tế (như Nobel, Fields… ) muốn làm “tổng chủ biên” sách giáo khoa ở Việt Nam được không? Chưa chắc!

Điều kiện cần đầu tiên phải là “đảng viên”; “đảng tính” phải đặt trước “lý tính”, “nhân tính”; từ Trưởng phòng của Sở Giáo dục, đến Hiệu trưởng trường công lập – không có ngoại lệ, để bảo đảm Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội theo Điều 4 Hiến pháp. “Đảng tính” phải xuyên suốt toàn hệ thống của cả chương trình đào tạo, được cụ thể hóa trong chương trình sách giáo khoa.

– Còn nếu như ở vị trí ông Nguyễn Minh Thuyết là “tổng chủ biên” chương trình sách giáo khoa quốc gia, bạn phải xây dựng chương trình đúng với Luật Giáo dục (cũ 2005, mới 2019), đặc biệt là Điều 3.1:

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng“.

Xin hỏi:

i) Với tư cách là các nhà biên soạn sách, bạn hiểu được: xã hội chủ nghĩa là gì? từ đó mới hiểu được nguyên lý “nền giáo dục xã hội chủ nghĩa” như thế nào? Để có được triết lý giáo dục chuẩn mực cho quá trình biên soạn chương trình, bảo đảm được “tính nhân dân, dân tộc” (PS. không rõ: “tính nhân dân” khác “dân tộc” chỗ nào!)

ii) Làm sao để chương trình vừa “khoa học, hiện đại” đồng hành trên nền tảng “chủ nghĩa Mác – Lê nin” được? Trong khi, một đằng “khoa học, hiện đại” cần tự do, khai phóng, còn một đằng “chủ nghĩa Mác – Lê nin” thì độc tài, toàn trị. Ngay cả “khoa học, hiện đại” nhất thế giới như Liên Xô, Đông Đức cũng phải tự sụp đổ bởi “chủ nghĩa Mác – Lê nin” trên chính quê hương sinh ra “chủ nghĩa” này.

iii) Còn “tư tưởng Hồ Chí Minh”, từ nhiều năm nay đã đưa vào trường học rồi. Các cháu mầm non, mẫu giáo học “5 điều Bác Hồ dạy”, vào tiểu học bài đầu tiên “Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”, tiếp đến là đọc nhiều khẩu hiệu như: “Đời đời nhớ ơn …”, “Học đi đôi với hành”, “Cần kiệm liêm chính, …” v.v…

Nhưng các cháu còn quá nhỏ để hiểu và “làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh“.

Chỉ cần đảng viên, đặc biệt là đảng viên đương chức “làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh” được, là thành quả hiện thực, trực quan lớn nhất cho nền giáo dục trên “nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh“.

3) Ông Nguyễn Minh Thuyết cũng là … nạn nhân!

Nếu GS.TS Nguyễn Minh Thuyết không làm “tổng chủ biên” thì cũng có hàng chục GS.TS khác sẵn sàng cho nhiệm vụ “tổng chủ biên” sách giáo khoa cải cách giáo dục.

Tuy nhiên, khi mà “tổng chủ biên” phải đáp ứng các điều kiện cần là đảng viên và phải thực hiện cải cách với “tính chất, nguyên lý giáo dục” theo Điều 3 Luật Giáo dục, thì không chắc chắn sẽ có người làm tốt hơn ông Nguyễn Minh Thuyết.

Cơ sở để khẳng định điều này là 2 nhiệm kỳ làm Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, ông Nguyễn Minh Thuyết trong số ít người hiếm hoi đã đăng đàn phát biểu những vấn đề gai góc, như phản đối dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, các dự án cho nước ngoài thuê rừng, dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam; hoặc đề xuất thành lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm trong vụ Vinashin.

Tây Du Ký là phim truyền hình nhiều tập của Trung Quốc thường phát trên VTV. Dù biết là yêu tinh đi nữa, Tôn Ngộ Không cũng không được diệt, mà phải nghe theo lời Tam Tạng, nếu muốn tiếp tục thỉnh kinh.

Các “tổng chủ biên” sách giáo khoa là con người chứ không phải thần thánh!

Hình 4: Nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng – vai Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký – trao quà lưu niệm cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – Ảnh: NVCC.

PS: Người viết được thụ hưởng một giai đoạn nền giáo dục nhân bản, khai phóng, nên nhìn nhận nội dung sách dưới một góc độ khác: Cảm thông, vị tha, tôn trọng sự khác biệt và cố gắng giả định để tìm hiểu bản chất thực.

Cấp trên sao lại đẩy cấp dưới vào cảnh lầm than?

Lê Thiếu Nhơn

11-10-2020

Ảnh: internet

Nhìn bức ảnh chụp những người đứng trước trụ sở Bộ Công An với chiếc áo mang dòng chữ “Yêu cầu báo CAND giao nhà”, tôi có cảm giác nghẹn đắng. Ôi, những đồng nghiệp của tôi, sao họ phải rơi vào tình trạng bi đát như vậy?

Giáo sư tiến sĩ ơi là ông Nguyễn Minh Thuyết

Hoàng Hải Vân

11-10-2020

Ba cái tút trước tôi chỉ cho mấy con chó nhà tôi đùa cợt với mấy cái chữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều, trong khi đông đảo các bậc phụ huynh bày tỏ sự lo ngại chính đáng về nội dung phản giáo dục cùng sự cẩu thả ngớ ngẩn của những người soạn cuốn sách này. Tôi không có ý định công kích cá nhân và định không nói gì thêm, nhưng đọc những lời phản ứng của tổng chủ biên bộ sách – giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết trên báo chí, tôi thấy không đùa cợt được nữa.

Bầu cử 2020: Lựa chọn nào cho người dân Mỹ

Trương Nguyện Thành

11-10-2020

Như đã hứa trong bài ‘Chuyện cái cầu tăm’, tôi viết bài này chia sẻ góc nhìn cá nhân về bầu cử Tổng Thống Mỹ 2020. Mỗi người dân Mỹ dùng lá phiếu của mình để nói lên tiếng nói của họ. Mỗi người Mỹ có một góc nhìn riêng về tình hình của nước Mỹ tùy thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân kể cả sắc tộc của người ấy. Do đó không có góc nhìn nào đúng và cũng chẳng có góc nhìn nào sai. Bởi thế họ chỉ có một lá phiếu mà thôi!

Tôi có 3 câu hỏi “Tại Sao”, kính mong được giải đáp

Nghiêm Huấn Từ

11-10-2020

Đọc xong bài “Nỗi đau của người mẹ có con bị quản giáo đánh chết trong trại giam” của tác giả Công Thư, đăng trên báo Người Đưa Tin ngày 10-10-2002, tôi muốn làm rõ ba câu hỏi “tại sao”:

Trump khấu trừ vào thu nhập 70 ngàn đô la chi phí làm tóc – Các chuyên gia (thuế) bảo việc làm này bất hợp pháp

New York Times

Tác giả: James B. Stewart

Dịch giả: T.Vấn

6-10-2020

Câu chuyện này đóng vai chiếc “lỗ đinh làm đắm tàu” trong bản phanh phui hồ sơ thuế của Trump trên báo New York Times.

Tòa án đã phán quyết rằng, chi phí làm tóc thuộc về sinh hoạt cá nhân, không thể dùng để khấu trừ lợi tức trả thuế. Nguồn: Tom Brenner/ NYT

Có rất nhiều chi tiết động trời trong bản phanh phui thuế má của Trump trong bài điều tra đăng trên báo New York Times tuần rồi. Ông ta không trả đồng thuế lợi tức liên bang nào trong nhiều năm. Sự nghiệp kinh doanh rùm beng của ông ta đang treo bấp bênh trên những sợi dây rất mong manh. Và đó mới chỉ là những đầu đề.

Nhưng có một chi tiết khá thú vị, dù nó có vẻ như không quan trọng lắm: Trump tốn hơn $70,000 cho dịch vụ làm tóc trong suốt thời gian thực hiện chương trình truyền hình “The Apprentice”.

Lẽ dĩ nhiên, đối với bất cứ ai phải sử dụng khoản tiền như vậy cho việc cắt tóc, chải tóc, nhuộm tóc thì đó cũng là một khoản tiền lớn, rất lớn. Nhưng điều đáng chú ý ở đây liên quan đến sự tiết lộ New York Times là công ty của Trump đã khấu trừ số tiền ấy như là một chi phí kinh doanh, nhằm làm giảm đi thu nhập phải đóng thuế, có nghĩa là làm giảm đi tiền thuế ông ta phải đóng cho chính phủ.

Các chuyên gia thuế nói với tôi rằng, luật thuế ngăn cấm việc khấu trừ những khoản chi phí thông thường được coi là chi phí cá nhân dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào. Và nếu như khoản tiền ấy đã được một người khác trả mà vẫn cố tình khai khấu trừ thì có thể bị buộc vào tội man khai để gian lận thuế (criminal tax fraud).

Ba cựu viên chức của hãng truyền hình NBC đã từng tham dự vào việc thực hiện chương trình “The Apprentice” cho biết, tuy họ không được biết rõ chính xác từng chi tiết trong bản hợp đồng Trump ký với NBC, nhưng họ rất quen thuộc với nội dung những bản hợp đồng tương tự (như của Trump). Những chi phí liên quan đến tóc tai, trang điểm của một ngôi sao tầm cỡ Trump trong các chương trình truyền hình đều được thanh toán bởi chủ sản xuất chương trình và giả dụ như Trump đã bỏ tiền túi ra trả trước thì chắc chắn ông ta cũng đã được chương trình hoàn trả rồi (reimbursement).

Một trong ba cựu viên chức của NBC nói trên, cho biết: “Tôi không thể nghĩ rằng đã có một tình huống đặc biệt nào đó buộc Trump phải trả khoản tiền đó mà không nhận lại được tiền hoàn trả (từ chương trình)”.

Viên chức này xin được tạm giấu tên vì hiện nay ông ta vẫn còn đang có những mối quan hệ công việc với NBC và Mark Burnett, nhà sản xuất chính của “The Apprentice”, đồng thời của chương trình “The Voice” cho NBC.

Trong thực tế, người khai thuế không được phép khai khấu trừ khoản chi phí cho kinh doanh khi đã được nhận sự hoàn trả cho chi phí ấy.

“Đây sẽ là một tội hình sự nếu bị cho là cố ý vi phạm luật”. Chuyên gia thuế Schuyler M. Moore đã khẳng định như trên. Moore làm việc cho công ty luật Greenberg Glusker ở Los Angeles và cũng là tác giả tập chuyên luận về luật pháp “Hệ thống tính thuế của kỹ nghệ giải trí” (Taxation of the Entertainment Industry).

Trong bất cứ một phán xử nào, tòa án đều khẳng định rằng các chi phí về trang điểm đầu tóc, dù là cho một diễn viên của chương trình truyền hình, đều là chi phí thuộc về cá nhân (personal expense) nên không thể khấu trừ (deduct) được. (Hiện nay, theo luật định, không có sự giới hạn về thời gian trong việc truy tố tội gian lận thuế. Thông thường, sở thuế IRS có 3 năm kể từ ngày hồ sơ thuế được nộp để bắt đầu cuộc truy vấn – audit – và sau đó truy tố hình sự người khai nếu tìm thấy có sự gian lận thuế).

Khi được hỏi về vấn đề này, tòa Bạch Ốc khước từ trả lời và đề nghị hỏi thẳng các luật sư của Tổ Hợp Trump. Alan Garten, viên luật sư trưởng của Tổ Hợp, đã không đáp lại lời yêu cầu bình luận.

Trump thường tỏ ra rất kín đáo về mái tóc của mình, nhất là về công thức pha chế làm sao có được màu sắc như màu rơm khô trên những sợi tóc nằm rất ngay ngắn trên đỉnh đầu. Bộ tóc sặc sỡ này là đã trở thành một phần trong thương hiệu “You’re fired” (Sa Thải) của chương trình “The Apprentice” và sau đó theo chân ông ta vào đến tận tòa Bạch Ốc.

Chương trình “The Apprentice”, như bất cứ một show truyền hình thực tế (Reality show) của bất cứ một mạng lưới truyền hình nào, đều có một đội ngũ chuyên lo về tóc và các nhu cầu trang điểm khác cho những người tham dự chương trình. Nhưng họ không lo chuyện tóc tai cho Trump và tỏ ra rất không muốn, dù chỉ chạm nhẹ vào một vài sợi tóc lòa xòa của ông ta nếu không được yêu cầu. Một trong những chuyên gia trang điểm cho chương trình, Amy Lasch, năm 2016 đã nói với báo New York Post rằng, khi Trump đến phòng quay thì mọi chuyện đã sẵn sàng đâu ra đó. “Hình như ông ta đã đến đâu đó để chuẩn bị cho các việc phải làm trước khi vào phòng quay”.

Cũng là chuyện bình thường cho các ngôi sao có riêng các chuyên gia lo về trang điểm. Theo thông lệ, chương trình trả trực tiếp cho các chuyên gia trang điểm, nhưng cũng có khi diễn viên trả rồi nhận lại hoàn trả (reimbursement) từ chương trình sau. Một trong những lý do là vì người diễn viên ấy thuê chuyên gia không thuộc về công đoàn nên chương trình không thể trả trực tiếp được.

Luật sư thuế Moore nói: “Không cách gì ông ta có thể khấu trừ chi phí tóc tai, trang điểm vào thu nhập trả thuế, bất kể có nhận được hay không nhận được hoàn trả”(reimbursement). Nguồn: Doug Mills/ NYT

Trong các cuộc phỏng vấn, Trump khoe chính vợ ông ta, bà Melania, đã cắt tóc cho mình vì ông ta không bao giờ để cho bất cứ ai đụng vào đầu. Và chính Trump đã tự tay xịt keo vào tóc để giữ cho chúng nằm yên.

Trump kể với tờ Playboy hồi năm 2004: “Khi tóc khô rồi thì tôi bắt đầu chải. Đến khi thấy rằng mái tóc đã được như ý mình thích – dù không một ai thích hết – thì tôi bắt đầu phun keo. Cũng được cả một ngày đấy!”.

Nhưng hồ sơ khai thuế của Trump mà các đồng nghiệp của tôi ở báo New York Times hiện đang nghiên cứu, lại cho biết rằng, công ty sản xuất truyền hình của ông ta, nhà sản xuất Trump của ông ta, đã thuê một chuyên gia tóc và trang điểm ở Manhattan tên là Sharon Sinclair làm công việc này. Tiền thù lao năm 2004 ít nhất là $13,300; năm 2005 ít nhất là $36,400; và năm 2006 ít nhất là $20,043.

Nếu như vậy thì chi phí ngót nghét $1,000 cho một buổi phát hình, tuy rất cao nhưng không phải là không nghe nói đến trong giới ngôi sao Hollywood.

Tổ Hợp Trump cũng đã trả cho Sinclair ít nhất là $2,500 trong năm 2007. Cũng không rõ chi phí ấy có liên quan gì đến “The Apprentice” hay không. Tổng số chi phí tóc tai trang điểm cho Trump tính từ năm 2004 đến 2007: $72,243.

Tài liệu thuế không liệt kê rõ loại dịch vụ nào Sinclair đã cung cấp cho Trump. Nhưng trong phần ghi những người có đóng góp vào chương trình một số episodes của “The Apprentice”, tên Sinclair đã được ghi nhận là làm tóc (hair stylist) cho Trump. Ở một số episodes khác, tên Sinclair được ghi nhận là trang điểm (makeup artist) cho Trump và ở một số khác thì ghi nhận cả hai (làm tóc và trang điểm). Bản khai kinh nghiệm làm việc (resume) của Sinclair cho biết, cô đã từng cung cấp dịch vụ làm tóc và trang điểm cho những ngôi sao nổi tiếng như Tina Fey, Paris Hilton và Steve Martin. Sinclair chưa trả lời cho biết có bình luận gì về việc này hay không.

Luật thuế nói, “chi phí cá nhân” không thể dùng khấu trừ (thu nhập trả thuế – ND).

Moore, một luật sư về thuế, khẳng định: “Không cách gì ông ta có thể khấu trừ chi phí tóc tai, trang điểm vào thu nhập trả thuế, bất kể có nhận được hay không nhận được hoàn trả – reimbursement (từ đối tác doanh nghiệp – trong trường hợp này là người sản xuất chương trình ‘The Apprentice’ tức đài truyền hình NBC – ND). Đã có nhiều vụ án cũng như audit thuế liên quan đến vấn đề này rồi”.

Thật vậy, có nhiều vụ án như trên liên can đến các diễn viên của chương trình truyền hình.

Năm 2011, Tòa liên bang Hoa Kỳ đã thụ án vụ một xướng ngôn viên tin tức tại một chi nhánh của đài NBC ở Columbus, Ohio. Người này đã khai khấu trừ vào thu nhập trả thuế các chi phí cho việc chăm sóc mái tóc, với lý do công việc đòi hỏi và cũng vì bà là đại diện thường trực của trạm truyền hình địa phương. Tòa đã dứt khoát không chấp nhận sự khấu trừ. Tòa phán quyết rằng, những chi phí liên quan đến việc “chăm chút một vẻ ngoài tề chỉnh” thật sự “có thuộc tính cố hữu là phí tổn cá nhân”, mặc dù “những chi phí này có thể liên hệ đến công việc đang làm”.

Năm 1980, tòa án ở khu vực Boston cũng đã đưa ra một phán quyết tương tự, liên quan đến một xướng ngôn viên tin tức của chi nhánh truyền hình NBC, người này đồng thời còn là một nhà đầu tư địa ốc. Tòa ghi nhận rằng, đài truyền hình đòi hỏi nhân viên xướng ngôn phải duy trì một vẻ ngoài “phù hợp với công việc của một người loan báo tin tức trên truyền hình”, nhưng lại không hoàn trả cho anh ta $10 tiền cắt tóc hàng tháng. Vì vậy, vị xướng ngôn viên này quyết định khấu trừ chi phí ấy vào thu nhập trả thuế. Tòa án phản bác việc làm này.

Hiện vẫn chưa rõ tại sao Trump, người lúc nào cũng o bế kỹ càng mái tóc của mình cả khi xuất hiện trên sân khấu cũng như hoạt động bình thường hàng ngày, lại có thể được hưởng một sự đối xử đặc biệt về vấn đề khấu trừ thuế. (Những chi phí về mua sắm may mặc quần áo, cũng được xem xét dưới cùng một góc độ. Chi phí về trang phục và đồng phục dành riêng khi làm việc có thể dùng khấu trừ được, nhưng nếu chúng cũng được sử dụng bên ngoài khuôn khổ công việc đòi hỏi, thì cũng như quần áo mặc trong giao tiếp kinh doanh – business suit – không đủ điều kiện để được khấu trừ).

Từ năm 2007 đến năm 2013, một số công ty của Trump, bao gồm Trump Production, cũng đã khai khấu trừ ít nhất $95,000, là khoản tiền trả cho người thợ làm tóc lâu năm của Ivanka Trump, cô này cũng góp mặt trong chương trình “The Apprentice”.

Người cựu nhân viên điều hành của NBC cho rằng, những chi phí về tóc tai, trang điểm cho Ivanka hẳn đã được trả bởi chương trình (The Apprentice).

Người phát ngôn của Ivanka Trump tại tòa Bạch Ốc đã không trả lời yêu cầu có lời bình luận.

Những khấu trừ cho kinh doanh các chi phí cá nhân nói trên, sẽ được xem là vượt quá giới hạn hay cố tình phạm pháp thuộc về thẩm quyền của các cuộc audits từ sở thuế. Trump nhiều lần xác định, ông ta hiện đang bị audit và những nghiên cứu của báo New York Times cho biết, điểm tập trung chủ yếu của các cuộc audit là khoản tiền refund 72.9 triệu đô la mà Trump đã khai và cũng đã nhận về. Do đó, cũng chưa được rõ liệu sở thuế có để mắt tới những khấu trừ về chi phí tóc tai, trang điểm của cha con Trump hay không.

Một phát ngôn nhân của IRS cho biết, cơ quan thuế không có lời bình luận về các hồ sơ thuế cá nhân hay những cuộc audits.

So với những khoản lỗ lã hàng tỉ đô la của doanh nghiệp Trump, vốn khó có thể quân bình cán cân lỗ lời, thì con số $70,000 khấu trừ xem ra có vẻ như chẳng đáng để mắt tới. Nhưng nó mang tính cách biểu tượng cho quan niệm chủ đạo về thuế má của Trump: Không có số tiền nào gọi là quá nhỏ để giữ không cho nó chui vào két sắt của chính quyền.

Giả sử trong tương lai, Trump phải đối mặt với sự điều tra kỹ lưỡng (scrutiny) của IRS về những khoản khấu trừ chi phí cá nhân vào thu nhập trả thuế của mình, chắc chắn ông ta sẽ khó lòng thoát khỏi.

Năm 1989, đại gia về địa ốc Leona Helmsley đã bị kết án 4 năm tù về tội trốn thuế (tax evasion) sau khi bà này tìm cách khấu trừ những khoản chi phí về nâng cao giá trị tài sản (improvements) cho lãnh địa của mình ở Greenwich, tiểu bang Connecticut – như là chi phí kinh doanh.

Một trong những luật sư của bà Helmsley là Alan Dershowitz, người biện hộ cho Trump trong suốt thời gian Trump bị Quốc Hội Hoa Kỳ đàn hạch (impeachment).

Còn viên công tố liên bang đóng vai cáo buộc? Không ai khác, chính là Rudolph W. Giuliani, người vừa xuất hiện bên cạnh Trump trong lúc ông ta lên tiếng phủ nhận những điều tra của báo New York Times và chính Giuliani đã bốc Trump là “thiên tài” trong việc tìm mọi cách để tránh không phải bị đóng thuế.

_________

Tác giả: James B. Stewart là một bỉnh bút của báo New York Times và là tác giả của 9 quyển sách, mới nhất phải kể “Nhà nước bí mật: Trump, Sở cảnh sát Liên Bang và nền Pháp Trị” (Deep State: Trump, the FBI and the Rule of Law). Ông đoạt giải Pulitzer về Báo chí Dẫn Giải (Explanatory Journalism) năm 1988 và hiện là giáo sư môn Báo Chí Kinh Doanh (business journalism) tại đại học Columbia.

Donald Trump “diệt Tàu” qua lăng kính vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang

Nhã Duy

10-10-2020

Chỉ vài giờ sau cuộc họp đối thoại nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lần thứ 24 được tổ chức qua mạng vào ngày 6 tháng 10 năm 2020 vừa qua, với sự tham dự của đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink, cùng các quan chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Á Châu sự vụ, cùng các đối tác là giới chức ngoại giao Việt Nam, thì ngay đêm cùng ngày, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.

Tuyên bố của các học giả quan hệ quốc tế: Chúng ta cần có lãnh đạo mới

Medium

Long Phạm, biên dịch

10-10-2020

Lời người dịch: Những gì TT Trump nói và làm đã cho những người từng bầu cho ông ta năm 2016 biết rõ, ông ta là con người như thế nào và bốn năm qua, các bạn cũng biết rõ ông ta lãnh đạo nước Mỹ ra sao. Năm 2016, có thể nhiều người không tiên đoán được Chính sách đối ngoại của ông Trump, nhưng bây giờ, năm 2020, chúng ta có thể tham khảo đánh giá của 50 học giả uyên bác về lịch sử và chính trị của Hoa Kỳ, giúp các bạn có sự lựa chọn phiếu bầu của mình sáng suốt hơn.

Gần một năm sau, PGS TS sử học Lê Cung mới rụt rè lên tiếng

Nguyễn Văn Nghệ

10-10-2020

Ngày 23/10/2019 Nhóm trí thức Huế gồm 12 người, do PGS.TS. Lê Cung, Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Huế, đứng đầu, đã gửi một bản kiến nghị đến Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đề nghị không lấy tên hai linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina để đặt tên đường.

Việt Nam ngày mai

Nguyễn Anh Tuấn

10-10-2020

Ai cũng có một hình dung về Việt Nam tương lai mà mình muốn sống.

Tôi cũng vậy, nước Việt Nam tôi muốn sống và mong dự phần dựng xây ngay trong thế hệ của tôi trông như sau:

Ông Nguyễn Minh Thuyết với tiếng Việt, và câu chuyện quản trị quốc gia

Thái Hạo

10-10-2020

1. Trong vài tuần gần đây, những cái tên Cánh Diều, Tiếng Việt 1, Nguyễn Minh Thuyết luôn được nhắc tới với tần số mỗi lúc một cao hơn trong cộng đồng. Nguyên nhân nằm ở những phản ảnh về nhiều cái “bấp cập”, những cái “sai” và cái “dở” của cuốn Tiếng Việt 1 mà ông Nguyễn Minh Thuyết vừa là tổng chủ biên của chương trình mới, vừa là chủ biên của cuốn sách này.

Khi phương ngữ khôn lỏi thành giáo khoa

Báo Sạch

Thanh Nhã

10-10-2020

Ảnh: internet

Những từ ngữ trong sách lớp 1 toàn là những thứ của người nhà quê Bắc bộ.

Trí thức Bắc Hà không ai dùng từ đánh chén, tợp, đớp để chỉ việc ăn uống thô tục đến vậy. Không tin cứ đọc ông Vũ Bằng, ông Thạch Lam, Nguyễn Tuân… sẽ thấy họ ăn uống lịch thiệp thế nào.

Và cũng không ai thể hiện sự từ chối bằng “chả” như bây giờ.

Nguồn gốc bản chất tôi đòi của Đảng CSVN

Đào Tăng Dực

10-10-2020

I. Dẫn nhập:

Cũng như nhiều quốc gia thuộc văn hóa Đông Á khác như Đại Hàn, Nhật Bản và Mông Cổ, sự lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc của Việt Nam đã bắt đầu từ ngàn năm lịch sử.

Thay đổi phong thủy

Nguyễn Ngọc Chu

10-10-2020

Vấn đề mấu chốt của Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 13 là nhân sự. Các mục khác không quan trọng. Vì các chỉ tiêu rồi sẽ thay đổi hàng năm. Những chỉ tiêu 2030, 2045 là viết để mà viết chứ không có giá trị thực tiễn. Ở nước ta, nhân sự viết các chỉ tiêu chứ không phải các chỉ tiêu quyết định lựa chọn nhân sự.

Tổ chức Lương thực Thế giới nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình

T.Vấn, tổng hợp

9-10-2020

Ủy ban trao giải Nobel Hòa Bình đã quyết định Chương trình Lương thực thế giới, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc, là tổ chức nhận giải thưởng cao quý này năm nay, bởi những nỗ lực của Chương trình nhằm đối phó với nạn đói toàn cầu đang tăng vọt, do ảnh hưởng của trận đại dịch Covid-19.

Các triển vọng địa chính trị sau đại dịch

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye Jr.

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

6-10-2020

Không có tương lai duy nhất cho đến khi nó xảy ra, và bất kỳ nỗ lực nào để hình dung cho vấn đề địa chính trị sau đại dịch COVID-19, nó phải bao gồm một loạt các hình thức tương lai có thể xảy ra. Tôi đề xuất năm tương lai hợp lý vào năm 2030, nhưng rõ ràng có thể tưởng tượng ra được những tương lai khác.

Bắt Đoan Trang trở thành hỗ trợ tuyên truyền chống nhà nước

Blog VOA

Trân Văn

9-10-2020

Phản ứng của chính phủ một số quốc gia (1), các tổ chức bảo vệ nhân quyền (2), hệ thống truyền thông quốc tế (3) và nhận định của rất nhiều người Việt trên mạng xã hội, đặc biệt là những người Việt trước nay vốn cẩn ngôn khi lên tiếng về các sự kiện chính trị nhạy cảm tại Việt Nam cho thấy, việc bắt giữ cô Phạm Đoan Trang hôm 6 tháng 10 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” chính là một trong những cách hỗ trợ hữu hiệu nhất cho hoạt động tuyên truyền chống nhà nước…

Diệp Dũng, trùm tài chính khét tiếng thành Hồ và màn cứu nguy của ông Bí thư Thành uỷ…

Thu Hà

9-10-2020

Diệp Dũng tên thật là Trần Diệp Dũng, sinh ngày 1/8/1968 tại Sài gòn, quê quán Rạch Giá, Kiên Giang. CMND số 023281xxx; hộ khẩu thường trú số 742 Nguyễn Chí Thanh, phường 4, quận 11, TP HCM. Diệp Dũng có vợ là Trần Bích Châu và hai con là Diệp Tuệ Quân và Diệp Trường Thành.

Không thể nào…

Nguyên Đại

9-10-2020

Ngày 6-10-2020, hội thảo về nhân quyền lần thứ 24 giữa Hoa Kỳ và Việt nam được tổ chức. Ngay khi hội thảo vừa xong, trong đêm 6-10-2020, công an CSVN bắt cô Phạm Đoan Trang, người thường xuyên chỉ trích các vi phạm nhân quyền của đảng CSVN, đặc biệt gần đây trong vụ Đồng Tâm. Cô Trang bị bắt theo điều khoản: Tuyên truyền, phát tán tài liệu chống nhà nước…, theo Điều 117, bộ luật hình sự của đảng CSVN 2015. Điều khoản này hình sự hóa các chỉ trích về đường lối cai trị độc tài của đảng trong việc điều hành đất nước.

Cán bộ và Facebook

Mai Quốc Ấn

9-10-2020

Ông Trương Quang Nghĩa về Đà Nẵng làm bí thư. So với ông Nguyễn Nhân Chiến, đồng cấp ở Bắc Ninh, thấy có phần cởi mở hơn.

Có gọi nhau là đồng chí hay không?

Nguyễn Thùy Dương

9-10-2020

Kết thúc buổi tiếp xúc cử tri Quận 2 ngày 07/10/2020, tôi không biết ông Phan Nguyễn Như Khuê có bị nóng mặt khi tôi nhắc tới 10 năm ông ở Quận 9, dân lành Quận 9 hiện nay đang đi kêu oan hay không? Ông Khuê phát biểu kết thúc nhắc đến thế vài ba cử tri thế lực thù địch, âm mưu phá hoại Quận 2 phát triển.

Luật sư được tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự từ giai đoạn nào?

Nguyễn Văn Miếng

9-10-2020

Theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự có 3 trường hợp:

Cách hành xử thiếu nhân văn và pháp luật của UBND TP Cam Ranh, Khánh Hòa

Lâm Nguyễn

9-10-2020

Đã mấy tháng nay, giáo viên trường Thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa nói riêng và giáo viên toàn thành phố nói chung, ăn không ngon và ngủ không yên vì bị dôi dư,

Diễn biến nhân sự tại Hội nghị Trung ương 13

Lê Văn Đoành

9-10-2020

Hôm nay, ngày 9/10/2020, là ngày làm việc thứ năm của Hội nghị Trung ương 13. Nếu đúng theo lịch trình, Hội nghị sẽ chốt danh sách nhân sự ứng cử BCH Trung ương XIII, trong đó có “nhân sự đặc biệt” tái cử và cả ứng viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.