Gần một năm sau, PGS TS sử học Lê Cung mới rụt rè lên tiếng

Nguyễn Văn Nghệ

10-10-2020

Ngày 23/10/2019 Nhóm trí thức Huế gồm 12 người, do PGS.TS. Lê Cung, Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Huế, đứng đầu, đã gửi một bản kiến nghị đến Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đề nghị không lấy tên hai linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina để đặt tên đường.

Sau khi Bản kiến nghị công bố, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng thuộc Khoa Triết xin xóa tên khỏi danh sách 12 trí thức Huế với lý do: Khi được PGS.TS. Lê Cung mời ký bản kiến nghị, ông đã từ chối nhưng lại vẫn có tên trong bản kiến nghị. Lạ, dân trí thức có học hàm, học vị mà cũng bị chơi cái chiêu này! Rất nhiều ý kiến lên án Nhóm người này là vô ơn, ăn cháo đá bát… Mặc dù bị lên án nặng nề, nhưng Nhóm người này vẫn “thủ khẩu như bình”.

Tôi vốn không phải là độc giả thường xuyên của Tạp chí Hồn Việt, vừa qua tại Thư viện tỉnh Khánh Hòa, tình cờ tôi đọc Tạp chí Hồn Việt số 150, tháng 8 năm 2020, từ trang 40-45 có bài viết của PGS.TS. Lê Cung với tựa đề: “Nhận thức lịch sử cần được khẳng định về linh mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes”.

Từ sau ngày 23/10/2019, tôi cố chờ xem Nhóm 11 trí thức Huế lên tiếng khi bị dư luận phê bình chỉ trích, nhưng không thấy, nay mới thấy người đứng đầu là Lê Cung lên tiếng.

Nhìn chung những vấn đề mà Lê Cung nêu ra cũ rich, không có gì là mới, nói theo như dân gian: “…Hát đi hát lại tối ngày một câu” không xứng tầm nghiên cứu của một PGS.TS Sử học. Tôi chỉ là một người dân thường, không học hàm, học vị, nhưng cũng xin mạo muội có đôi lời với ông. Nếu có gì không phải, xin ông bỏ qua cho.

Ai là người “Tập đại thành” tiếng Việt đầu tiên?

Tôi hoàn toàn đồng ý với ông về vấn đề Giáo sĩ Alexandre de Rhodes không phải là người đầu tiên và duy nhất La tinh hóa tiếng Việt. Ông là PGS.TS. Sử học chắc ông cũng từng nghe cái cụm từ “Tập đại thành” rồi chứ! Nho giáo đã được hình thành từ thời Chu Công, trước Khổng tử rất lâu nhưng chưa thành hệ thống. Khổng tử đã “Tập đại thành” những tư tưởng ấy và Khổng tử chỉ nhìn nhận mình là “thuật nhi bất tác”. Với công việc “Tập đại thành”của Khổng tử, hậu thế đã suy tôn Khổng tử là ông tổ của Nho giáo, là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên vương, là “Tố vương” (vua không ngai), là Vạn thế sư biểu.

Cũng vậy, đối với chữ Quốc ngữ, trước Giáo sĩ Alexandre de Rhodes cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề dùng chữ La tinh để sáng chế ra chữ Quốc ngữ để phục vụ công việc truyền giáo. Việc làm của các vị giáo sĩ ấy còn rời rạc chưa thành hệ thống. Năm 1651, Giáo sĩ Alexandre de Rhodes mới “tập đại thành” cho ra đời tác phẩm Dictionarum Annamiticum Lusitanum et Latinum (Tự điển An Nam- Bồ Đào Nha- La Tinh). Tác phẩm này được xem là tác phẩm “tập đại thành” tiếng Việt đầu tiên vào thời điểm năm 1651. Do công “tập đại thành” như vậy cho nên dân Việt (trừ một số ít người vô ơn mang tư tưởng thù hận) tôn Giáo sĩ Alexandre de Rhodes là Ông Tổ của chữ Quốc ngữ

Nếu những người không chấp nhận Giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ông Tổ chữ Quốc ngữ thì hãy chứng minh công trình của một vị nào đó đã “tập đại thành” tiếng Việt trước công trình của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes để rồi chúng ta tôn vị đó là Đệ nhất Tổ của chữ Quốc ngữ.

Không thể tôn vinh Giáo sĩ Alexandre de Rhodes và lấy tên Giáo sĩ đặt tên trường, tên đường được!

Lê Cung cho rằng: Rhodes đã dùng những ngôn từ miệt thị văn hóa Việt Nam, thóa mạ chia rẽ dân tộc Việt Nam qua cuốn Phép giảng tám ngày, cho nên tư cách truyền giáo của linh mục Dòng Tên Rhodes như thế, làm sao chúng ta tôn vinh, đặt tên đường, tên trường được!

Chúng ta hãy đặt mình là một nhà truyền giáo, sống vào thời đại của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes chúng ta mới có cái nhìn khách quan hơn. Là một nhà truyền giáo vào thời điểm ấy, ai là không khen đạo mình tốt và miệt thị đạo khác, xem các tôn giáo khác là tà đạo.

Về vấn đề này Wikipedia tiếng Việt nhận xét: “Alexandre de Rhodes từng gọi Phật Thích Ca là “thằng hay dối” trong sách Phép giảng tám ngày. Điều này dựa trên nhận thức của Đắc Lộ về bối cảnh xã hội thời đó, phản ánh thái độ chung của Nho giáo đối với Phật giáo, và cũng là do nhiệt tình truyền giáo của ông”.

Nếu nói Giáo sĩ Alexandre de Rhodes dùng những ngôn từ miệt thị văn hóa Việt nam, thóa mạ chia rẽ dân tộc Việt Nam cho nên không thể tôn vinh, lấy tên Giáo sĩ đặt tên đường, tên trường được thì xin hỏi cụ Nguyễn Đình Chiểu viết tác phẩm Dương Từ Hà Mậu, cụ thóa mạ Phật giáo, Công giáo. Cụ đã viết về Đức Phật: “Ta nghe Phật ở Tây phương/ Vốn người mọi rợ luân thường chẳng ưa”[1] Vậy thì không nên tôn vinh cụ Nguyễn Đình Chiểu và lấy tên cụ đặt cho tên đường, tên trường?

Các vua chúa Việt Nam có những ngôn từ miệt thị các dân tộc thiểu số, gọi đồng bào thiểu số là man di, mọi rợ. Vậy chúng ta không tôn vinh các vị vua chúa ấy và không lấy tên các vua chúa ấy đặt cho tên đường, tên trường?

Trước đây trên các phương tiện thông tin đại chúng thường bôi nhọ các tôn giáo, xem “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, gọi Trời là “Thằng trời”, “địch trời”, “trời phản động” [2] nào thấy PGS.TS Sử học Lê Cung lên tiếng trách cứ các vị chủ trương làm việc ấy đâu!

Lê Cung bảo: “Như chúng ta biết ở Việt Nam, Tam giáo: Nho-Phật-Lão được xem như rường cột của chế độ phong kiến, nhưng trong mắt Rhodes: “Bởi Tam giáo này, như bởi nguồn độc”.

Đọc qua đoạn này, tôi xin thưa với PGS.TS Lê Cung là ông nên kiểm tra lại cái học hàm học vị PGS.TS. Sử học của ông. Chế độ phong kiến ở Việt Nam (trừ nhà Lý) chưa bao giờ xem Phật giáo, Lão giáo là rường cột nước nhà cả. Xin ông xem lại chiếu chỉ của vua Gia Long định điều lệ hương đảng cho các xã dân ở Bắc Hà vào tháng giêng năm Giáp Tý (1804):

“Đến như việc thờ Phật thì sách Truyện nói: ‘Say mê dị đoan, chỉ hại mà thôi’. Lại nói: ‘Có tội với trời thì cầu đảo vào đâu được’. Người có thờ Phật là cốt để phúc báo. Sách nhà Phật nói: ‘Có duyên Phật độ, không duyên Phật chẳng độ’. Lại nói: ‘Thờ cha mẹ chẳng ra gì, tuy hằng ngày ăn chay niệm Phật cũng vô ích. Trung với vua mà đến thế, dẫu không cúng Phật cũng không sao’. Như thế thì người có duyên cần gì phải Phật độ, mà người không duyên thì Phật độ làm sao được? Thử xem những tổ đã thành Phật như là Mục Liên[3] mà cũng không độ được mẹ, chuộng Phật giáo như Tiêu Diễn[4] mà cũng không giữ được thân, huống chi những bọn bất trung bất hiếu, không biết quân vương là Phật hiện thời, bỏ cả cha mẹ là Phật sinh thành, mà đi cầu Phật vô hình xa ngoài muôn dặm, để mong phúc may chưa đến, có lẽ ấy được chăng? Gần đây có kẻ sùng phụng đạo Phật, xây dựng chùa chiền quá cao, lầu gác rất là tráng lệ, đúc chuông tô tượng rất đỗi trang hoàng, cùng là làm chay, chạy đàn, mở hội, phí tổn về cúng Phật nuôi sư không thể chép hết, để cầu phúc báo viển vông, đến nỗi tiêu hao máu mỡ. Vậy từ nay về sau, chùa quán có đổ nát mới được tu bổ, còn làm chùa mới và tô tượng đúc chuông, đàn chay hội chùa, hết thảy đều cấm. Sư sãi có kẻ chân tu thì lý trưởng sở tại phải khai rõ tính danh quán chỉ, đem nộp ở quan trấn để biết rõ số. Lại đời sống của dân đều có định mệnh, tai không thể giải được, phúc không thể cầu được, cái thuật cầu đảo giải trừ đều vô ích cả” [5]

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes xin cấp binh lính để chinh phục toàn Phương Đông

Lê Cung viết: “Do đó khi trở về Pháp năm 1652, Rhodes đã đề nghị triều đình Louis XIV hãy cung cấp binh lính để nhằm giúp ông mở rộng nước Chúa, không những chỉ riêng Việt nam mà toàn cõi Phương Đông. Trong cuốn Hành trình truyền giáo (Divers voyages et mission, Paris, 1653) Rhodes viết: ‘J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient pour l’assujetter à Jésus Christ’. Trong bài viết Ai làm ra chữ quốc ngữ? đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 31-1-1993 GS Hoàng Tuệ đã dịch câu đó như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn Phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”.

Trong một câu nói nhiều khi ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng. Ở Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam – Huế, có Nhóm Chiến sĩ Chúa Ki tô. Vậy ở giáo xứ ấy có một nhóm binh lính được trang bị vũ khí chăng? Xin thưa đó là nhóm người tình nguyện gìn giữ trật tự trong khu vực nhà thờ.

Hoặc như trong chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, thường sử dụng cái từ “Ra quân” để làm công tác này hoặc công tác nọ, nếu hiểu theo như Lê Cung thì toàn binh lính làm công tác, còn người dân “ngồi chơi, xơi nước”!

Wikipedia tiếng Việt nhận xét đoạn văn ấy: “Tuy nhiên trên thực tế, cách dùng từ ngữ trong đoạn văn trên đề cập đến việc truyền giáo. Việc cố tình diễn giải thành ý đồ xâm lược là một suy luận ‘chủ quan võ đoán’ thể hiện lập trường hận thù tôn giáo”.

Thật là buồn cho một người có học hàm học vị là PGS.TS. Sử học, mà cho tới giờ nầy vẫn khư khư hiểu “plusieurs soldats” trong mạch văn trên là “binh lính”. Chắc là ông Lê Cung không cập nhật hóa hay cố tình quên sự kiện vào cuối tháng 3/1993 tại Hội thảo “Tưởng niệm Alexandre de Rhodes nhân 400 năm ngày sinh của ông” do Hội Khoa học Lịch sử Việt nam tổ chức tại Hội trường Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã đề cập câu trên đây của Alexandre de Rhodes và dịch lại plusieurs soldats“chiến sĩ truyền giáo” “coi như lần cuối cùng đính chính lại sự sai lầm” [6].

Đừng học thói “bới lông tìm vết”, “ăn cháo đá bát”

Trong một lớp học, thầy giáo cầm một miếng vải trắng to đưa lên và hỏi học sinh: Các em có thấy gì không? Cả lớp cùng trả lời: Thưa thầy có vết mực nhỏ. Thầy giáo bảo: Sao các em không nhìn thấy cả miếng vải trắng mà chỉ nhìn thấy vết mực mà thôi! Tục ngữ có câu “Dễ lòa yếm thắm, khó lòa trôn kim” là vậy! Dân tộc ta có truyền thống vị tha, “chín bỏ làm mười” và quan niệm “nhất thanh phá cửu trọc” (Người ấy có 9 điểm xấu nhưng chỉ có một điểm tốt và điểm tốt ấy khỏa lấp 9 điểm xấu kia).

Ông bà ta luôn dạy con cháu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ăn một bát cơm nhớ người cày ruộng”. Tôi đã từng đọc đâu đó một câu danh ngôn khuyết danh: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”

Nguyễn Văn Nghệ, Giáo xứ Cây Vông – Nha Trang

Chú thích:

[1] http://namkyluctinh.info/nguyen-dinh-chieu-duong-tu-ha-mau-phan-11/

[2] https://baotiengdan.com/2020/06/03/dung-giao-duc-con-em-cua-dan-toc-minh-bat-kinh-voi-troi/

[3] Đại Nam thực lục chú thích Mục Liên: Một người tu hành đắc đạo thành Phật mà mẹ bị xuống địa ngục cũng không cứu được

[4] Đại Nam thực lục chú thích Tiêu Diễn: Tức Lương Vũ đế, rất mộ đạo Phật, sau bị chết ở Đài Thành.

[5] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 1, Nxb Giáo dục, tr.586-587

[6] Bài viết: “Đừng bị ám ảnh bởi chứng hoang tưởng tả khuynh” T/g Hoàng Dũng: https://baotiengdan.com/2019/11/30/dung-bi-am-anh-boi-chung-hoang-tuong-ta-khuynh/

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Hội Sử học này còn có Nguyễn Đắc Xuân,đao phủ trong Biến cố Tết Mậu Thân
    1968 nên có hỗn danh là nhà “Huyết học”,thay vì Huế học (y tự xưng).
    Cũng nên nhắc lại để tưởng nhớ thầy giáo dạy Sử đại học Huế Hà Văn Thịnh
    từng khẳng định “Việt sử” của CsVN.chỉ có 30% thực còn 70% giả trá.Có lẽ
    thầy Thịnh sớm qua đời vì bị Lê Cung trù dập đến bị trầm cảm chăng ?
    Nói xin lỗi,hầu hết người Huế sống rất tình cảm và chính vì thế một số tỏ ra
    cực đoan hơn những vùng miền khác nên mới có thảm sát Tết Mậu Thân 68
    “chôn sống” người mà không có nơi nào khác xảy ra như thế cả ! Hơn nữa là
    VC.sai những tên nằm vùng giết người địa phương để “ném đá giấu tay” ?

    • https://www.youtube.com/watch?v=IO7QRjKpmGU

      VẪN LŨ ĂN QUÁ KHỨ ăn bám và bóp méo Việt Sử

      Giờ này vẫn chưa sám hối và tự thú tội lỗi ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN
      nghe theo lời đường mật nhỏ nước lú vào tai của Hồ Chí Meo Chí Phèo bưng bô bợ mông MAO XẾNH XÁNG
      Thèng Nguyễn Đắc Xuân phải tìm mua đôi giày ‘Sao Vàng’ của du kích Nepal theo Mao Xếnh Xáng cho hợp với nón tai bèo CHE KÍN CẢ TƯƠNG N..AI và nón cối vfa gạo mốc do TÀu kHỰA tặng

      Thay vì như NHẬT Nam Hàn học tập với PHÁP với MỸ thì ngày nay Quê Mẹ không nghèo hèn không có Quôc nạn THAM NHŨNG không có hàng chục triệu LAO NÔ từ thợ Việt không nghề đến các Vị trí ngủ được Nhân dân VIỆT hay PHÁP MỸ …nuôi ăn học để trở về Quê Hương xây dựng tái thiết THÌ LẠI HÓA THÀNH Kiều Thời đại bán TIỂU ÓC nuôi ĐẠI TRÔN nuôi MỒM MÕM hay hàng triệu cô dâu lệ đãm về các Xứ ‘sủa’ tiếng HÁN

      Cũng chẳng trách làm gì cái thèng Nguyễn Đắc Xuân

      Nepal có mốt giày ‘Sao Vàng’ của du kích theo Mao Xếnh Xáng, Vịt Nôm có ‘Vàng Sao’ trên nền Cờ Máu
      ***********************************************

      Giày ‘Sao Vàng’ du kích Nepal theo MAO Xếnh Xáng
      Đang thành mốt trong không khí Đảng Cộng sản Nepal
      Du kích ‘lấy nông thôn bao vây thành thị’ do thầy Mao dạy
      Gây Nội chiến làm chết Dân Nepal đến 17 ngàn
      Nắm quyền như du kích Vịt cộng muc tai bèo nón cối
      Có ‘Vàng Sao’ trên nền Cờ Máu FUC*K Kiến ‘Sao Vàng’
      Như Đồng chấy Lê Duẫn từng nhiều lần tự thú
      “Ta đánh Pháp đánh Mỹ không công hàng Triệu Máu Việt Nam
      Cho Đồng chí anh em Trung C..uốc cứ thế nhảy thứ hàng
      Điện Biên Phủ dưới đất Chu Ân Lai đến Genève hội nghị
      Tàu phù nghèo rách mùng tơi bên cạnh Mỹ Pháp Anh vai ngang
      Điện Biên Phủ trên không cho Mao móc ngoặc với Mỹ
      Kéo được Nixon nhờ phản đồng chí Liên Xô nhờ bóng bàn !
      Trao quà Chiến dịch Hồ Chí Meo, Đặng Tiểu Bình qua Mỹ
      Xin Thầy Hoa Kỳ giúp 4 Hiện đại cho Tàu bằng dạy cho Việt Nam
      Một bài học khiến Chú Chệt Bành trướng bị sứt đầu bể trán
      Ngày nay giày Sao Vàng ra ngõ gặp thấy thương hại dân Nepal
      Sao thanh thiếu niên chóng quên bọn Chệt gây Nội chiến
      Máu đổ đầu rơi vùng Hy Mã Lập Sơn quá khứ kinh hoàng
      Nepal giờ bất hạnh ‘Vành đai, Con đường’ xưa nghèo hạnh phúc
      Nepal đang khôi phục dự án đập thủy điện với Tàu tắn hổ mang !
      Nhờ phe Mao-ít Cờ búa liềm màu trắng trên nền đỏ tại Nepal
      Giới trẻ chỉ nhắc hào quang qua giày Sao Vàng quá khứ giết chóc
      Giày Vàng Sao giày chiến binh Mao-ít như Vịt Nôm cái Sao Vàng !
      Càng xích gần lại láng giềng Trung Quốc như tự treo dây thòng lọng
      Đồng chí Lãnh đạo cộng sản kiểu Mao là Lão Kamal Dahal
      Có bí danh Prachanda như Chú Tô hô Phạm Văn Đồng vẩu
      Nghe Bác Hồ dạy ký ngay dâng Bắc Kinh Hoàng Sa Công hàm
      Đồng chí Dahal đường lối thân Trung Quốc như Tổng Trọng lú
      Tái khởi động dự án thủy điện với Tàu như FORMOSA Vịt Nôm

      Ngày Xuân khai bút – Paris 16/02/2018

      TỶ LƯƠNG DÂN

      Theo các báo Nam Á, số giày Goldstar bán ra tăng thêm 30% chỉ trong năm 2017 ở Nepal, quốc gia gần 30 triệu dân, nằm kẹt giữa Ấn Độ và Trung Quốc.


      Cũng chẳng trách làm gì cái thèng Nguyễn Đắc Xuân ngay cả Thích 1 Hạnh tu đến Thiền sư mà vẫn Giờ này vẫn chưa sám hối và tự thú tội lỗi ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN nghe theo lời đường mật nhỏ nước lú vào tai của Hồ Chí Meo Chí Phèo bưng bô bợ mông MAO XẾNH XÁNG hại PHẬT PHÁP đưa Quốc đạo PHẬT GIÁO vào Thời Mạt pháp
      THÌ TRÁCH GÌ cái thèng Nguyễn Đắc Xuân !!!!

      http://www.gactholoc.com/c17/t17-468/nhung-ngay-cuoi-cung-cua-vua-ham-nghi-va-nhan-chung-song-nguyen-hai-au-phai-chang-la-chuyen-bia-dat.html
      VIẾT BÔI BẨN một tác giả viết về VUA HÀM NGHI từng sĩ quan quân đội Pháp BỎ HẾT về dự Điện Biên Phủ về hưu Đại uý Q ĐNDVN quân hàm Đại uý chẳng bao giờ thèm vào Đảng

  2. Giáo Sư, Tiến Sĩ xứ thiên đường xhcn đã không đáng giá 1 xu thì cái thằng phó là cái thằng vất đi. Cứ xem cái gã chủ tịch và chủ biên của sách giáo khoa lớp 1 thì rõ.

  3. Lời cảnh cáo cho Việt Nam và Giáo dục Việt Nam

    https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn%3AANd9GcQ67MEnxQTKQz4qeAqOLCl3J3_uehoBJj-Yyg&usqp=CAU

    “Để huỷ diệt bất cứ quốc gia nào, không cần đến bom nguyên tử hay hoả tiễn tầm xa; chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép học trò gian lận trong thi cử. Bệnh nhân chết dưới tay của các bác sĩ. Toà nhà bị sập dưới tay của các kĩ sư. Tiền bạc bị mất trong tay của các chuyên gia kinh tế tài chánh. Các giá trị nhân văn bị mất trong tay của các học giả tôn giáo. Công lí bị mất trong tay của các quan toà. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.”

    Nelson Mandela

    Nhóm trí NÔ Huế gồm 12 người, do f..ó GS.TS. Lê Cung (cầu tiêu!!) , Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Huế, đứng đầu, đã gửi một bản kiến nghị đến Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đề nghị không lấy tên hai linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina để đặt tên đường.

    Nhóm trí NÔ Huế gồm 12 THẰNG BƯNG BÔ MAO HỒ cũng giống như HỒ ăn cháo đái bát giết MẸ NĂM nuôi dưỡng CHÍ PHÈO HỒ CHÍ MEO và cả trung ương Đảng !!!

    f..ó GS.TS. Lê Cung (cầu tiêu!!) , Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Huế, QUÊN 1 ĐIỀU LỚN là khi HẮN cầm bút VIẾT LÀ do CHA Alexandre de Rhodes ĐẮC LỘ la tinh hóa TIẾNG VIỆT đó sao ???


    Bên trong Giáo đường Avignon Quê Hương Đức cha Đắc Lộ…
    ********************************************

    Soigne ton âme par les sens et tes sens par ton âme.
    Chăm sóc tâm hồn con bằng phán đoán và phán đoán bằng tâm hồn con

    Alexandre de Rhodes

    Vùng đất Giáo Hoàng nơi Đức cha sinh
    Sứ mệnh qua bao nước chuyến lữ trình
    Cập bến hải phố Hội An cha dòng tên Đắc Lộ
    Đất Việt Nam thành Quê Hương thứ hai của mình
    Cuộc đời truyền giáo bấp bênh trôi nổi
    Gần Hai mươi năm Người bị trục xuất đến sáu lần !
    Mong tìm cách trở lại Quê Nhà khi cho phép
    Ngày đêm La tính hóa tiếng Việt yêu quý tâm tình
    Mong thoát Hán tự biến thành chữ quốc ngữ
    Cha Đắc Lộ phát minh ra chữ viết này khai sinh …
    Nơi Miền Viễn Đông địa đàng từ ấy thoát Hán !
    Mở nửa đường về Phương Tây bằng mẫu tự La Tinh
    Người hóa thân thành con đường cùng hai mái Trường Trung học (1)
    Người hiện thân bộ tem Kỷ niệm 300 năm ngày bỏ mình
    Chỉ có Miền Bắc bên kia Vĩ tuyến chuyện rất lạ (2) !
    Bia Kỷ niệm Giáo sĩ Đắc Lộ mất tích trước Hồ Gươm lung linh ….

    Người ngoại Đạo Nguyễn Hữu Viện

    15-3-1991 Avignon – 400 Năm Sinh nhật của Người, tại Avignon Quê Hương Đức cha Đắc Lộ…

    (1) Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng phát hành một bộ 4 con tem kỷ niệm 300 năm ngày mất
    của ông phát hành ngày 5 tháng 11 năm 1961 nhưng ra trễ 1 năm

    Tên giáo sĩ Đắc Lộ được đặt cho một trường trung học công và tư gần Ngã tư Bảy Hiền gần Nhà
    thương VÌ DÂN (thống nhất!)

    và một con đường ở Sài Gòn gần Dinh Độc Lập.

    (2) Năm 1941 Hội Trí Tri cùng với Hội Truyền bá Quốc ngữ đã quyên góp để dựng một Tấm bia
    Kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 350 Năm của giáo sĩ Đắc Lộ gần bên bờ Hồ Gươm trước cửa Đền Bà
    Kiệu.

    Tấm bia Kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 350 Năm này đến năm 1957 thì chính quyền Hà Nội cộng sản
    gỡ bỏ và mất tích đến năm 1995 thì mới tìm lại được….

    Âu chăc các đồng cấy quen uống rượu MAO ĐÀI như đ/c TỐ HỮU chẳng hạn ….chắc KHÔNG
    MUỐN THOÁT HÁN !!!

    Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes sang Việt Nam truyền đạo hơn 20 năm, Người học tiếng Việt rồi đi khắp nơi từ Nam ra Bắc, từ Đàng Trong tới Đàng Ngoài giảng đạo.

    Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes bị 6 lần trục xuất và cả 6 lần Người đều tìm cách trở về như trở về Cố Hương của mình, để rồi bị mang bản án tử hình rồi lại bị trục xuất ra khỏi Việt Nam vĩnh viễn.

    Là Người Ngoại đạo là kẻ hậu sinh hôm nay thấy đau lòng cho nỗi thống khổ BỊ BẠC ĐÃI HẤT HỦI như Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes lúc sinh thời trên ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

    và MỪNG VUI vì may mắn cho Việt Nam. .. đã thoát HÁN !!!!!

    Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes đã di tặng lại cho Dân tộc Việt Cuốn Từ Điển để đời cho cái xứ sở không muốn Người hiện diện, không chấp nhận và ngay cả muốn cướp đi mạng sống của Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes

    Cũng nhờ từ điển này mà cách viết của một dân tộc luôn luôn tự hào với bốn ngàn năm văn hiến phải đổi thay và là Vũ khí lợi hại giúp Dân tộc Việt THOÁT HÁN đã đi được NỬA CON ĐƯỜNG vào thoát khỏi NỬA QUỸ ĐẠO trong kiếp phận CHƯ HẦU Trung Quốc

    Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes mới là Người Tiền phong làm cho chữ quốc ngữ phát triển rộng rãi và trở thành một thứ chữ viết chính thức cho Việt Nam ngày nay

    Không có Nước Pháp và không có công trình của Alexandre de Rhodes, Việt Nam tới thế kỷ 21 này vẫn còn phải sử dụng thứ chữ viết của người Tàu ! ! !

    Dù có viết bằng chữ Nôm cho đậm đà bản sắc dân tộc thứ chữ viết không Tàu 100% nhưng vẫn cứ là vay mượn chữ Tàu như ngay cả Tiếng NHẬT phần kanji hoàn toàn 100% vay mượn chữ Tàu

    Chúng ta nên trân trọng tri ân Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes đã cùng với Dân tộc Việt trước thảm họa do bọn vịt gian như Trần Dâm Tiên HCM hay cỡ trung bình bọn sử giẢ như DƯƠNG TRUNG QUỐC cứ nhìn cái tên cha mẹ y sinh ra với KỲ VỌNG và nhất là cho hắn vai trò viết sử GIẢ TẠO ngụy tạo .. .. chính bọn vịt gian như Trần Dâm Tiên HCM và đồng bọn còn NGUY HIỂM GẤP TRIỆU LẦN kẻ thù truyền kiếp !!!!!

    Không có Nước Pháp và Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes THÌ CHẮC CHẮN không có chữ quốc ngữ !!!

    Việt Nam giờ đã là đồng chấy thắm thiết tình hữu nghị keo sơn mặn nồng với ĐẠI CA CA phương Bắc Trung Hoa.

    Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes THÌ CHẮC CHẮN đã sống vì Lý tưởng đến tận cùng cuộc đời, Người mất 5-11-1660 tại Isfahan, Persia xứ IRAN ngày nay

    Là Người Ngoại đạo tôi vô cùng kính phục tâm phục Lòng đam mê Lý tưởng cao cả kỳ diệu của Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes qua sự hiểu biết nhiều qua ngôn ngữ mà Người đã trả một giá rất đắt cho sự bạc đãi khi đến Việt Nam ..

    Nhờ Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes mà chúng ta mới có chữ VIỆT La tinh ngày nay.

    Dù Việt Nam nói thứ tiếng khác nhau nhưng cùng viết thứ chữ như nhau. Dù có nói tiếng tiếng Quảng Đông, tiếng Tiều, tiếng Quan Thoại, .. .. HAY tiếng Việt thì cũng cùng viết một thứ chữ như nhau là chữ HÁN.

    Chắc chắn Việt Nam nay đã là TÂN GIAO CHỈ QUẬN vào Thế kỷ 21 Thiên kỷ 3 !!!!

    Những người sống bằng ngòi bút Việt Ngữ như các Nhà văn Nhà thơ hay Nhà báo CHÂN CHÍNH cần phải biết ơn MỘT ĐỒNG BÀO một chiến hữu Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes Người ĐÃ đang và SẼ SÁT CÁNH với TỔ QUỐC VIỆT NAM đấu tranh bằng BẤT BẠO ĐỘNG thoát khỏi ĐẠI HIỂM HỌA HÁN HÓA

    Nhà văn Nhà thơ hay Nhà báo VIỆT NAM CHÂN CHÍNH không thể lãng quên Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes là Người đã phát triển chữ Quốc Ngữ

    Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây mới bền, phải không hàng triệu Dân Việt còn chút Lương tri và Lương tâm ? ?? ?

  4. Xin phép được hỏi tác giả, cái thành tích Cải Cách Ruộng Đất của Hồ Chí Minh đáng được cho là “nhất thanh” hay “cửu trọc” ạ ?

Comments are closed.