Một nguồn tin cực kỳ khả tín và có trách nhiệm ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa cho tôi biết: Vào sáng ngày 06-9-2019, PVN và hãng dầu khí Repsol đã đi đến thỏa thuận cuối cùng là, Repsol sẽ dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.
Như chúng tôi đã nói trong bản tin trước, rất có thể có những tàu tham gia diễn biến thực địa tắt AIS để lẩn trốn các ứng dụng theo dõi hàng hải.
Và chúng tôi vừa phát hiện được có ít nhất một tàu đã tắt AIS và nhiều khả năng vẫn đang hiện diện ở khu vực gần lô dầu 06.1 và Bãi Tư Chính, thay thế cho tàu hải cảnh 46301 đã rút về Đá Chữ Thập. Đó là tàu mang danh tính China Coast Guard 3308.
Như chúng ta đã biết, lô dầu 06.1 của liên doanh Việt Nam – Nga – Ấn Độ là nơi đang diễn ra hoạt động giàn khoan Hakuryu-5. Lô 06.1 nằm ở phía tây bắc Bãi Tư Chính trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Đây là một trong hai điểm nóng trong suốt gần ba tháng vừa qua, với một chiến dịch xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam của tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng và tàu dân binh Trung Quốc.
Hiện nay, tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc, tàu Lam Kình, đang di chuyển trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các nguồn tin về Biển Đông trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu cho biết hôm 3/9. Hãy nhìn bản đồ, “nó” là lằn vạch ngang – đỏ đã vào gần tỉnh Quảng Ngãi đến thế đó. Lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam đang theo dõi động thái của con tàu này (theo VOA).
Từ ngày 03-07-2019 đến nay (30-08-2019) tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc với sự hộ tống của các tầu chiến cỡ lớn của lực lượng cảnh sát biển và lực lượng hải quân Trung Quốc ngang nhiên vào hoạt động phi pháp vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa tại vùng Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển, ước khoảng 370 km). Có lúc Trung Quốc đã huy động cả máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để hỗ trợ cho hoạt động của tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và những tầu chiến khác của họ[1], và đồng thời uy hiếp những hoạt động ngăn cản tại chỗ của lực lượng hải cảnh và lực lượng hải quân Việt Nam. Bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Việt Nam bằng con đường ngoại giao cũng như bằng những hoạt động ngăn cản, xua đuổi tại chỗ của các tầu chiến thuộc lực lượng hải cảnh và lực lược hải quân Việt Nam, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt những hoạt động phi pháp này của mình. Thậm chí đã có lúc tầu Hải Dương 8 còn tiến sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cụ thể là chỉ cách đảo Phú Quý 102 km và cách Phan Thiết 182 km[2].
Lam Kình là chiếc tàu cẩu lớn nhất thế giới và hoạt động được ở khu vực nước sâu. Sở hữu bởi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, tàu Lam Kình có năng lực nâng hạ các thiết bị đặc biệt nặng và các giàn khoan dầu. Lam Kình đã tham gia vào nhiều dự án, trong đó bao gồm các dự án lắp đặt một số giàn khoan dầu lớn nhất thế giới, đặt đường dẫn dầu cũng như lắp đặt các cấu trúc ngoài khơi.
Trang Dự án ĐSK Biển Đông đưa tin: “Vào lúc 5h08′ sáng nay ngày 01/9/2019 (giờ Việt Nam), tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào sâu trong bờ biển Việt Nam, chỉ cách khoảng 83,7 hải lý, trước khi quay ra ngoài làm vòng khảo sát mới. Những chiếc hải cảnh hộ tống cũng đi theo vào cách bờ biển Việt Nam khoảng từ 82 – 95 hải lý”.
Nữ đại gia Hoa Lâm, một trong 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam (theo Fobes) với khối tài sản khổng lồ bằng sự nghiệp kinh doanh xe máy, bệnh viện, ngân hàng, vietlott… Nhưng, cũng như đại bộ phận tài phiệt đắm mình trong vòng xoáy đất đai, Hoa Lâm cũng không ngoại lệ. Chỉ có một khác biệt lớn, khi miếng bánh công sản đang là cơn điêu linh với đại gia địa ốc, nó lại có vẻ như đang trở thành “đại dương xanh” đầy màu mỡ của đế chế Hoa Lâm.
Bắt đầu từ dự án Kingdom101 tại khu đất “dát vàng” 334 Tô Hiến Thành, q.10, TP.HCM của Cty CP phát triển đô thị Đông Dương, pháp nhân con của Hoa Lâm. Dự án này rộng đến 3,3 ha bao gồm 3 block cao 30 tầng 986 căn hộ.
Vấn đề bãi Tư chính “càng để lâu càng khó”, cũng như tất cả những gì liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và quan điểm đối nghịch về các lý thuyết thềm lục địa giữa VN và TQ. TQ cho tàu bè đến khảo sát vùng Tư chính, thuộc thềm lục địa (pháp lý) của VN, việc này kéo dài từ suốt tháng 7 đến nay. Quan điểm của TQ về (các) lý thuyết thềm lục địa khu vực Tư chính không phù hợp với Luật Biển 1982 (UNCLOS), nếu chiếu theo án lệnh của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) 2016. Vấn đề là TQ không nhìn nhận phán quyết của tòa PCA, mặc dầu án lệnh có tính bắt buộc và chung cuộc (TQ không thể khiếu nại). TQ tiếp tục áp đặt (các) lý thuyết về thềm lục địa (sai trái) của họ, bằng tàu bè hải giám và uy hiếp quân sự.
Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật lúc 12h ngày 28/8/2019 – Tàu Hải Dương Địa Chất 8 thay đổi hướng khảo sát. Trong hai ngày vừa qua, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã thay đổi mô hình khảo sát. Thay vì tạo nhiều vòng zig zag tiến sâu vào bờ biển Việt Nam như trước, hiện tàu này đã đổi hướng đi xuống gần khu vực Bãi Tư Chính.
Bộ Quốc phòng Mỹ lên án Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt Nam, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố: “Bộ Quốc phòng Mỹ cực kỳ quan ngại trước các nỗ lực liên tục của Trung Quốc khi vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc còn tái diễn sự can thiệp mang tính áp bức nhằm vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông”.
Biển Đông, ngoại trừ trên các tuyên bố ngày càng tỏ ra rắn rỏi của các quốc gia liên quan, trên thực địa dường như chỉ thấy động tịnh rõ ràng của Trung Quốc và Việt Nam.
Biển Đông khủng hoảng “lần 2” tại bãi Tư Chính là tiền đề cho một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại và đối nội của Việt Nam. Nửa cuối năm 2019 sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới cho Việt Nam khi đất nước phải “tái cân bằng” quan hệ chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chuẩn bị đổi mới thể chế để cải cách kinh tế và chính trị cởi mở hơn.
Cập nhật tin ở khu vực bãi Tư Chính, khuya 23/8/2019, ông Ryan Martinson, trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cho biết: “Có vẻ như tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang mở rộng tầm khảo sát đến một khu vực gần hơn với bờ biển Việt Nam. Đồ họa dưới đây cho thấy tất cả các hoạt động của nó kể từ ngày 13/8”.
Thông tin từ ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư của trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, là người đưa tin sớm nhất và cập nhật tin thường xuyên nhất về vụ căng thẳng ở Bãi Tư Chính, cho biết: Chiến hạm Quang Trung đã rời khu vực Bãi Tư Chính.
Hội thảo trình bày bởi chuyên gia Mỹ từng làm việc cho Lầu Năm Góc
Chiều thứ ba ngày 20/8/2019 vừa qua, học giả Elbridge Colby và là chuyên gia chiến lược quốc phòng Mỹ, đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Mỹ ở Diamond Plaza, nói về chiến lược quốc phòng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Buổi nói chuyện đã thu hút rất đông người Việt Nam và một số người nước ngoài tham dự, khán phòng chật kín người.
Facebooker Đặng Sơn Duân cho biết: “Trang Wionnews ở Ấn Độ đưa tin trong lần xâm nhập EZZ của Việt Nam lần thứ hai từ ngày 13.8 có 6 tàu hải cảnh, 10 tàu cá và 2 tàu dịch vụ. Oanh tạc cơ H6, chiến đấu cơ và máy bay tiếp liệu cũng được nhìn thấy. Trang này không dẫn nguồn cho thông tin oanh tạc cơ, nhưng trong bài họ dẫn nguồn tin ngoại giao Việt Nam”. Ông Duân nói rằng, theo nguồn tin này, lãnh đạo VN cũng đang cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Lẽ ra, tựa đề bài này sẽ là “Điều gì sẽ xảy ra” nhưng tôi nhận thấy, cần phải bộc lộ rõ quan điểm của mình, kể cả sau đó, nó sai, cũng là một trải nghiệm về năng lực dự đoán của tôi. Đây là một dự đoán.
Vụ đối đầu giữa đội tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc với tàu hộ vệ Quang Trung và tàu Trường Sa 401012 của Việt Nam chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cho biết: “Cuộc khảo sát tiếp tục. Cập nhật tình hình bố trí các lực lượng ở phía tây quần đảo Trường Sa”.
Sau lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc kết thúc,tàu cá TQ ồ ạt đổ xuống Biển Đông sau ba tháng rưỡi tạm nghỉ, BBC đưa tin. Trung Quốc bắt đầu đưa ra lệnh cấm đánh cá hàng năm trong nhiều năm qua, xem Biển Đông là ao nhà của mình, khi họ cấm tất cả các ngư dân đánh cá hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8. Năm nay, lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trên Biển Đông áp dụng từ ngày 1/5 đến 16/8/2019.
Giống như Gạc Ma, Vành Khăn, Chữ Thập, sự kiện Tứ Chính chỉ là một điểm nhỏ khác trong tiến trình thực hiện chính sách bành trướng của Tập Cận Bình trên toàn bộ Biển Đông.
Tứ Chính ở đâu? Các lãnh đạo thế giới không bao nhiêu người biết và có biết cũng chưa đáng để họ quan tâm. Quá nhiều việc lớn hơn họ phải lo, phải làm, phải đáp ứng hơn là Tứ Chính.
Người phụ nữ đó là cô em họ xa của tôi. Anh em tôi thân nhau từ những ngày cô còn ở trong nước bởi cô là người yêu văn chương. Cô đi du học Trung Quốc rồi yêu một người đàn ông Trung Quốc. Họ kết hôn hơn mười năm trước và có hai đứa con. Hiện cô sống và làm việc ở một thành phố lớn của Trung Quốc.
Ý kiến của tôi trong bài viết ngắn “TQ đang nóng lòng chờ VN đi kiện…” hôm kia đã làm nhiều người không vừa ý. Cộng thêm vụ phê phán “thiên sứ” Trump “ngồi xổm lên luật quốc tế”. Tôi liền bị dán cho cái nhãn “Hán nô”.
Những chuyện chụp mũ thế này tôi không bao giờ quan tâm. Tôi đã có đủ thứ mũ trên đầu, dán thêm vài cái nữa không nhằm nhò gì.
Truyền thông thế giới cho biết, trong chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines gần đây, hai bên đã ký kết 29 thỏa thuận, trong đó có một bản ghi nhớ (MOU) về khai thác chung trên khu vực biển Đông. Biển Đông vốn là khu vực có nhiều tranh chấp phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Chính vì vậy, khai thác chung luôn là vấn đề mà nhiều quốc gia trong khu vực cùng quan tâm, vì có thể dẫn tới những thay đổi nhất định trên khu vực biển Đông.
Thật ra thì diễn biến thời cuộc từ ngay sau “tiếng thét trước tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc” ngày 10.8.2019 đã gióng lên thanh âm chát chúa của “Khúc vĩ thanh” này! Cái âm thanh chát chúa giội lại từ những sự kiện nóng bỏng trên vùng biển nơi những tàu ăn cướp với trang bị hiện đại của những chiến hạm Trung Quốc đang lượn lờ quanh Bãi Tư Chính và ý chí ngoan cường của những ngươi lính biển mặt đối mặt với chúng đã làm giật mình những ai suýt trúng kế độc của bọn hại nước và lũ cướp nước.
Ngày hôm qua 16/8, thêm chiếc hải cảnh 46111 đã xuống khu vực, tham gia vào nhóm tàu Haiyang Dizhi 8.
Theo dõi những tàu khả nghi trong nhiều ngày qua Marine Traffic, chúng tôi quan sát thấy chiếc hải cảnh 46111 này thật ra đã cùng với hải cảnh 46301 rời Hải Nam từ thứ Sáu tuần trước. 46111 sau đó đã neo đậu ở Hoàng Sa trong khi hải cảnh 46301 tiến xuống phía nam, tham gia vào nhóm tàu Haiyang Dizhi 8 và sau đó chuyển đến khu vực gần block 06.1 và Bãi Tư Chính, như chúng ta đã biết.