Bút nô sợ gì?

Trương Châu Hữu Danh

10-8-2019

Hôm qua, bài viết của tôi về Hà Văn Nam tồn tại được 36 phút, với hơn 1k like và 879 lượt chia sẻ. Khi tốc độ share đang chóng mặt thì bài viết biến mất do bị report.

Quả chanh Vân Trường

Trương Châu Hữu Danh

9-8-2019

Ở ĐBSCL, anh Vân Trường là nhà báo nổi tiếng khi tôi còn chưa bước chân vào nghề. Bỏ qua những thứ ngoài mặt báo, thì anh Vân Trường là nhà báo có chuyên môn cao. Tính anh Vân Trường chảnh, có chút tự cao, vì thương hiệu cá nhân cũng như thương hiệu Tuổi Trẻ – anh cũng không chơi với lứa đàn em như tôi, nhưng không vì thế mà phủ nhận những cái mạnh của anh Vân Trường, cũng như những thứ mà anh đem lại cho Tuổi Trẻ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần phải chấn chỉnh báo chí quốc doanh

LTS: Bài viết của nhà báo Bá Tân đưa ra những ý kiến cần thiết cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng TT Nguyễn Xuân Phúc “cần phải chấn chỉnh báo chí quốc doanh khi trích dẫn phát biểu, phải chọn lọc những ý kiến ‘để đời’, mang tầm chiến lược” của Thủ tướng để trích dẫn, e rằng không thích hợp, bởi làm như vậy, chẳng khác nào bảo thủ Tướng làm thêm công tác kiểm duyệt báo chí đối với các phát biểu của mình.

Cuộc xâm lăng trên biển và nước mắt nhà báo

Tâm Chánh

7-8-2019

“Chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược trên biển lớn nhất trong lịch sử nhân loại”. Cựu đại sứ Nguyễn Trường Giang, một nhà ngoại giao được cho có trên 10 năm nghiên cứu về vấn đề biển đảo, đã nhận định như vậy trên Vietnamnet.

Cộng đồng Facebook đã kịp chia sẻ bài viết này của ông, trong khi bản chính trên Vietnamnet không còn truy cập được.

Phụng sự là phụng sự ai?

Trung Bảo

2-8-2019

Cho tới tận bây giờ báo Tuổi Trẻ vẫn chưa có bất kỳ bài viết nào thể hiện thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Asanzo. Chưa có ai bỏ tiền ra mua và sử dụng các sản phẩm của công ty này được nói ra trải nghiệm sử dụng của mình trên mặt báo. Đánh một doanh nghiệp tan tành, tự kết án, nhưng không cho ai lên tiếng ngược lại. Liệu như vậy có đảm bảo tính công chính của báo chí?

Tham nhũng và chống tham nhũng

Dương Quốc Chính

1-8-2019

Tối qua xem chương trình Đối diện của VTV, đại khái nó là chương trình tuyên truyền để phản bác lại truyền thông tự do là mạng xã hội. Chương trình có phỏng vấn 1 số Facebooker lề phải, hay còn gọi là DLV, như thượng tá Minh bên báo QĐND. Các anh đấu tố 1 số KOLs “phản động” như Hiếu gió, Lê Trung Khoa, Thái Văn Đường và Phạm Chí Dũng (không hiểu sao đưa anh này vào chung nhóm với mấy anh em hải ngoại kia?).

Báo chí và tiền bạc

Khải Đơn

31-7-2019

Năm 2017, tôi đi cùng một đám bạn nhà báo tới gặp Bloomberg News, dành một buổi trò chuyện để họ giải thích về cách họ làm tin tức.

Giày xéo trên nỗi đau người khác để… lập danh!

Bá Tân

27-7-2019

Chọn dịp 27/7/2019, VTV đưa lên màn hình tập phim tài liệu “Đường về”, của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư.  Phim này nằm trong chương trình VTV đặc biệt (họ tự phong như vậy) do Tạ Thị Bích Loan cầm chịch. Hai người họ Tạ trở thành đồng tác giả.

Dân chủ hóa để hóa giải thù trong giặc ngoài

Trung Nguyễn

22-7-2019

Tổ Quốc lâm nguy

Ngày 19/7/2019, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam thừa nhận, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở biển Đông. Trước đó, ngày 16/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao chỉ dám nói chung chung là các hoạt động của “nước ngoài” trên vùng biển Việt Nam, nếu không được sự đồng ý của Việt Nam là vô giá trị.

Đôi điều muốn nói với anh Hoàng Hải Vân

Đoàn Bảo Châu

20-7-2019

Lý do duy nhất tôi đối thoại với một cá nhân như anh bởi tôi muốn công luận nhìn rõ chân dung của anh.

Case Bãi Tư Chính

Mai Quốc Ấn

19-7-2019

Hoàn toàn là một case study có thể đưa vào giáo trình báo chí!

Có KOLs, có các nhà báo nổi tiếng tham gia trên mạng xã hội. Ai nói gì trước khi sự việc ngã ngũ tôi… kệ moẹ! Cái đáng quan tâm là trung tâm sự kiện bãi Tư Chính có xảy ra xung đột Việt – Trung hay không. Cho tới bản tin tối 19/7/2019, khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam thì mọi thứ mới ngả ngũ.

6 nguồn tin đáng chú ý về Biển Đông

Luật Khoa

Phùng Anh Khương

19-7-2019

Biển Đông lại dậy sóng. Và cộng đồng người Việt Nam trên các trang mạng xã hội những ngày qua cũng dậy sóng vì các tranh luận có liên quan.

Hoàng Hải Vân và báo chí

Trịnh Hữu Long

15-7-2019

Hoàng Hải Vân nói báo chí không đưa tin vụ bãi Tư Chính đại khái vì ba lý do: “chuyện quân sự”, “vì những thứ không thể viết lên báo được” và đây chỉ là chuyện “vạch quần đuổi đám cóc nhái”, không đáng đưa. Tôi có ý kiến tham luận như sau:

Báo chí cúi đầu trước cường tiền?

Nguyễn Đắc Kiên

10-7-2019

Vụ xe Vinfast Fadil đi 79km đã bốc khói, chảy nhớt xôn xao trên mạng xã hội hai ngày qua nhưng đến nay vẫn tuyệt không thấy một dòng nào trên các tờ báo lớn.

Sự im lặng của các tờ báo lớn ở vụ việc này cũng như nhiều vụ việc khác trước đây liên quan đến các sự cố xảy ra với Vingroup khiến chúng ta không thể không đặt câu hỏi: phải chăng các tờ báo này đã ngấm ngầm chấp nhận cúi đầu trước cường tiền?

Võ Văn Thưởng, khi 49 ‘lú’ hơn cả 75

Blog VOA

Trân Văn

8-7-2019

Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN. Ảnh: Reuters

Ông Võ Văn Thưởng, 49 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa chứng minh, ông hơn hẳn ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, 75 tuổi, về độ… “lú”.

Ổn định, lá bài che chắn sự ngu dốt – trì trệ

Nguyễn Lân Thắng

7-7-2019

Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống
Có gì đâu ta cầu khẩn van lơn?
Có gì đâu ta ôm mối căm hờn?
Hãy đứng dậy, ta có quyền vui sống!

Đây là trích đoạn bài thơ “Hãy đứng dậy” của nhà thơ cách mạng Tố Hữu viết tại Huế tháng 4 năm 1938. Nếu chỉ xét theo câu chữ của bài thơ, mà bỏ qua những hiểu biết của chúng ta về tác giả sau này, thì tôi nghĩ có rất nhiều người hoàn toàn đồng ý với Tố Hữu.

Việt Nam là đất nước có lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển trên cái nền văn hoá Á Đông. Sự vâng phục đã trở thành một căn tính trong con người của bất kỳ người Á Đông nào chứ không riêng Việt Nam. Chính vì thế các nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 đã khai thác vấn đề này trong nhiều loại hình thơ ca, văn học đấu tranh… để khơi gợi tinh thần công dân cũng như sự dũng cảm đứng lên làm cách mạng.

Rất tiếc, với bao xương máu của dân tộc đã đổ xuống, cuộc cách mạng ấy sau gần một thế kỷ đã không mang lại cơm no áo ấm cho người dân như họ đã hứa, mà chỉ đem đến sự bất công khủng khiếp. Người dân thì phải đối mặt với bao nhiêu vấn nạn xã hội, từ y tế, giáo dục, việc làm, ô nhiễm môi trường. Trong khi đó đại bộ phận giới cầm quyền thì sống phè phỡn, lầu nọ phủ kia, của cải và quyền lực không biết bao nhiêu mà kể hết.

Không chỉ phản bội lại chính những lời đã hứa, đã dẫn dụ quốc dân đồng bào đi làm cách mạng năm xưa, người cộng sản còn ngang nhiên cổ suý và tuyên truyền cho thái độ cam chịu của người dân bằng những hình thức cực kỳ tinh vi và xảo quyệt. Có nhiều loại hình và phương pháp tuyên truyền để thúc đẩy tâm lý xã hội này, nhưng chủ đề chung của nó đều xoay quanh hai chữ ỔN ĐỊNH.

Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, trên tivi hay báo đài thì ổn định luôn là khái niệm được truyền thông nhà nước nhắc đến như là một điều kiện quan trọng nhất để phát triển xã hội. Có lẽ khái niệm này được đưa ra ở Việt Nam lần đầu tiên từ cuộc hội thảo khoa học do Hội đồng Lý luận Trung ương và Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) tổ chức ngày 23/9/2010 tại Hà Nội. Trong cuộc hội thảo này chủ đề “Mối quan hệ giữa Đổi mới, Ổn định và Phát triển trong quá trình xây dựng đất nước” đã được đặt ra, và sau đó đây trở thành cơ sở lý luận của báo đảng cũng như hệ thống tuyên truyền ngoại vi trong suốt nhiều năm qua.

Thế rồi thời gian gần đây, khi có rất nhiều vấn đề nảy sinh vô cùng khốc liệt với đất nước chúng ta, như vấn đề chủ quyền biển đảo, ô nhiễm môi trường, nợ công tăng cao, tham ô tham nhũng, cướp đất của dân… Nhưng mỗi khi có tiếng nói phản biện nào đó trong xã hội đòi hỏi phải xem xét lại vai trò của đảng và nhà nước trong các vấn đề điều hành và quản lý đất nước thì đồng loạt một thông điệp quen thuộc lại được phát ra. Dù lời lẽ nặng nhẹ khác nhau tuỳ từng trường hợp, nhưng những thông điệp này cũng chỉ xoay quanh lý luận cơ bản là: ổn định để phát triển.

Đến cả đội ngũ dư luận viên, là thành phần thấp cấp nhất trong hệ thống tuyên truyền của đảng cũng sử dụng rất nhuần nhuyễn lý luận này. Cứ ai mở mồm nói gì đó là chúng lại bật băng cho nghe điệp khúc: phải ổn định thì xã hội mới phát triển, muốn đất nước có chiến tranh loạn lạc như cách mạng màu bên Trung Đông không…

Gần đây nhất, ngày 17/6/2019 Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có một bài viết “Không để thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội”, trong đó ông ta viết thế này: “…Trong bối cảnh bất ổn gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam là một lợi thế quan trọng để phát triển. Nhờ nhất quán quan điểm: “Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động, tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được” mà môi trường chính trị, xã hội ổn định, an ninh, an toàn được giữ vững, nội lực đất nước được khơi dậy và phát huy, ngoại lực được tiếp nhận và sử dụng hiệu quả, nên sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, của du khách, là điểm hẹn của khát vọng hòa bình thế giới…”.

Ổn định là ổn định thế nào? Có phải chỉ ổn định mới mang lại sự phát triển hay không? Phải chăng ổn định là lý luận quan trọng để níu kéo quyền lực, để bảo vệ cho sự trì trệ của đảng cộng sản, và để đàn áp thẳng tay những người lên tiếng đòi hỏi sự thay đổi của đất nước này?

Ông bà ta khi xưa đã dậy: “An cư (thì mới) lạc nghiệp”. Câu nói này ở một khía cạnh nào đó rất đúng, và vì thế nó mới được truyền dạy qua bao đời nay đến tận bây giờ. Đưa ra lý lẽ ổn định để phát triển, phải nói rằng các nhà lý luận cộng sản rất giỏi, vì họ đã khéo léo lợi dụng một triết lý sống từ bao đời nay để làm phương tiện cho mình trong việc đè nén và cai trị dân chúng.

Tuy nhiên nếu nhìn lại lịch sử phát triển của loài người, nếu cam chịu và chấp nhận, liệu người vượn cổ đại có dám dùng lửa để chinh phục tự nhiên hay không? Nếu cam chịu và chấp nhận, liệu xã hội loài người có dám làm những cuộc cách mạng long trời lở đất để từ xã hội thị tộc, bộ lạc tiến dần lên chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, xã hội công nghiệp, rồi đang tiến đến một xã hội công nghệ cao như bây giờ không?

Việt Nam vốn là một đất nước lạc hậu, chậm phát triển, nhưng không nằm ngoài sự tác động của các cuộc biển đổi trên thế giới, và nó đang trên đà nhanh chóng từ một xã hội truyền thống trở thành một xã hội hiện đại. Dù muốn hay không thì những tác động này vào Việt Nam là không thể tránh khỏi, bởi luồng gió văn minh thì như cơn bão, ai mà ngăn được gió thổi qua hàng rào thưa?

Nhưng chính vì sự biến đổi quá nhanh chóng ở Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra sự xung đột nghiêm trọng giữa nhà nước và xã hội. Nhà nước trở nên hụt hơi, lạc hậu và không thể kiểm soát được xã hội. Mâu thuẫn này có thể ví y như việc nuôi dạy một đứa trẻ. Lúc vài tuổi chúng ta có thể đe nẹt, bắt trẻ con nó làm cái này cái kia. Nhưng đến khi nó 15-17 tuổi, ta không thể làm như vậy nữa bởi nó đã bắt đầu trưởng thành, có sức lực, có nhận thức và có sự phản kháng nếu chúng ta không thay đổi sự giao tiếp với chúng.

Những lời nói của ông Võ Văn Thưởng như vừa nêu bên trên thực ra chỉ là một ví dụ điển hình trong lối tư duy chung của nhà nước trước xã hội, coi người dân như “con dân” chứ không phải là “công dân”. Nó không làm cho mâu thuẫn xã hội dịu đi, mà còn làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội.

Một hệ thống chỉ ổn định khi các lực phát sinh trong lòng hệ thống đó được giải quyết hài hoà. Có lực tác động thì ắt sẽ có phản lực. Nhắm mắt hô hào ổn định mà không giải quyết triệt để những xung động trong lòng xã hội thì không khác gì cố sơn phết vỏ một cỗ máy cho đẹp, nhưng bỏ mặc những rơ ráo lệch lạc máy móc bên trong. Cỗ máy ấy sẽ vỡ nát sớm thôi.

Vì vậy tôi muốn có một lời với ông Thưởng và các nhà lý luận cộng sản như thế này. Mặc cho các ông hô hào ổn định thế nào, bỏ tù bao nhiêu người đòi thay đổi, nhưng sự phát triển của xã hội này là một tất yếu xã hội, các ông không thể chống lại được đâu. Đừng lấy khái niệm ổn định để che chắn cho sự trì trệ của các ông./.

Vẫn chỉ là báo quốc doanh và nhà báo quốc doanh mà thôi

Dương Tự Lập

6-7-2018

Vào dịp ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2019, tác giả, nhà báo Hoàng Hưng có bài trên báo Tiếng Dân: “30 năm trước, Lao Động Chủ Nhật đã làm cuộc cách mạng báo chí Cách mạng“. Đại để vẫn là giọng của một nhà báo Xã hội Chủ nghĩa, nhà báo quốc doanh làm báo quốc doanh không trộn lẫn vào đâu được.

Quán triệt bài phát biểu của Trưởng Ban tuyên giáo

Dương Quốc Chính

6-7-2019

Hai hôm trước, anh Thưởng có bài phát biểu dài 75 phút để quán triệt nghị quyết 35 của BCT. Vì bài phát biểu dài quá nên mình phải viết stt này để quán triệt bài phát biểu quan trọng này của đồng chí Tổng biên tập của các Tổng biên tập. Sợ là anh em bò đỏ thấy bài dài quá đọc đ… hiểu gì, nên mình xin phép tóm tắt và diễn giải một số nội dung quan trọng của bài phát biểu.

Mấy lời gởi tới Trưởng ban Tuyên Giáo Võ Văn Thưởng

Viet-Studies

Nguyễn Văn Chiến

3-7-2019

Hai bài viết “nặng ký” của ông Võ Văn Thưởng (VVT) về “chủ nghĩa dân túy” và “tin giả – mạng xã hội” thực sự là hai “khâu đột phá” (chữ của TT Nguyễn Xuân Phúc), vượt xa những bài bình luận xưa nay, vốn dĩ chỉ xào đi xào lại những từ ngữ cũ mèm như mớ giẻ rách của các nhà “lý luận – tư tưởng” trên mặt trận “chống diễn biến hòa bình”. [1] Chính vì vậy nên hai bài viết đã tạo được sự chú ý nào đó và gợi lên một lọat những ý kiến phản hồi. Riêng tôi thì xin đề cập đến chuyện cốt lõi: Tại sao ông VVT lại sợ chủ nghĩa dân túy và tin giả đến như vậy? Tôi sẽ không góp ý theo cách đối đáp “một đối một” quen thuộc là mà là đưa ra những ý chính.

Thế nào là một bài báo?

Trung Bảo

4-7-2019

Trong vụ Big C hôm qua, khi tôi viết ra những gạch đầu dòng sườn bài cho một bài báo, có lẽ nhiều bạn đã chia sẻ rằng để trở thành một bài viết hoàn chỉnh đăng báo sẽ cần sự gia công nhiều hơn nữa. Quá trình gia công đó được gọi là Lao động phóng viên.

Sinh nhật Tiếng Dân: Đẩy lui độc tài, xua tan bóng đêm toàn trị!

Hoàng Tự Minh

4-7-2019

Thấm thoát báo Tiếng Dân đã tròn 2 tuổi. Dù chỉ mới lên hai với 730 ngày tuổi, nhưng Tiếng Dân đã cho ra đời gần một vạn bài viết!

Đường xa vẫn bước: khai dân trí – xướng dân quyền

Trung Nguyễn

4-7-2019

Thấm thoắt đã hai năm kể từ khi báo Tiếng Dân ra đời. Những người sáng lập báo đã khéo léo chọn ngày Quốc khánh Hoa Kỳ 4/7 để cho ra đời tờ báo mạng nhằm thực hiện mục tiêu dang dở của cụ Phan Châu Trinh là “khai dân trí”, từ đó mới có thể “chấn dân khí” và “hậu dân sinh”.

Tiếng Dân là tiếng nói của người dân

Hồ Phú Bông

4-7-2019

Trang báo mạng Tiếng Dân vừa tròn 2 tuổi. Cũng là lúc trang Ba Sàm vắng bóng hơn 2 năm. Thời gian vắng bóng của Ba Sàm trước khi Tiếng Dân ra đời tuy không dài lắm, chỉ hơn 2 tháng, nhưng với tâm trạng người ngóng tin thời sự nóng lòng về hiện tình đất nước thì quả thật rất dài.

Cảm ơn báo Tiếng Dân

Mạc Văn Trang

4-7-2019

Nhân Kỷ niệm hai năm ngày ra số báo Tiếng Dân điện tử đầu tiên ra đời (4/7/2017 – 4/7/2019), tôi xin có lời cảm ơn đến Ban Biên tập báo Tiếng Dân, trực tiếp là chị Ngọc Thu, vì những lý do sau:

Financial Times & Vin – Nhìn theo nền báo chí tự nguyện gỡ bài

Tâm Chánh

29-6-2019

Viết về Vin, Financial Times chỉ trình bày lại một cách tiếp cận từ dư luận xã hội, không hơn, không kém.

Nó làm cho tôi bối rối thực sự khi trông chờ nghe thấy tiếng nói của những nhà đầu tư từ bên ngoài, coi họ hiểu những gì làm ra sức mạnh tài chính và năng lực huyền thoại của Vin trong việc biến các khu đất vàng thành vàng, biến từ vàng của đất thành chất xám Việt kiều, thành quản trị chiến lược, thành văn hoá doanh nghiệp, hay ít ra cũng thành Vin trong bán lẻ, y tế, giáo dục, xe hơi, xe máy, điện thoại đi động hay thời đại 4.0. Mà đất của Vin trong luận lí ấy cũng chỉ từ mì gói trong nước.

Nói cách khác để hiểu Vin phải hiểu dòng tiền vào ra ở Vin. Chính các nhà đầu tư bên ngoài là một phần hình ảnh của dòng tiền đó.

Tôi cũng tưởng có thể hiểu trung thực hơn về sự nhạy cảm luôn tồn tại cùng với Vin, không chỉ trong giới báo chí, mà còn cả ở chuyên gia, quan chức, nghị sĩ, lãnh đạo…

Từ sự dè dặt ban đầu, Vin đã như một biểu tượng hàm ý cho cuộc thù tạc về đổi mới mà cơ bản chẳng khác gì một tình duyên ngang trái có được khúc kết hậu hĩnh giữa những người Cộng sản và giới chủ Tư bản.

Thú thật, đọc bài của Financial Times (FT) qua các đối chiếu bản dịch trên mạng xã hội và những còm cỡ trình chuyên gia, tôi lại nuôi dưỡng “thú tính” của mình, “nhốt” từ Võ Văn Thưởng tới các vị “tư lệnh”, tham mưu “mặt trận báo chí” trong vị trí một “nhà báo cách mạng”, sau khi đọc bài ấy của báo bạn, triển khai cho “báo mình” đề tài điều tra “thực hư bí ẩn về đế chế Vin, những điều FT chưa biết”. Yêu cầu có đề cương nghiệp vụ trễ nhất đến 19h thứ hai, 01.07.2019 nộp.

Chỉ có như vậy mặc may các vị ấy mới thấy sự ưu việt của nền báo chí tự do theo chỉ đạo của các vị ấy thực chất đã giết chết năng lực báo chí.

Nhiều điều còn mơ hồ khi FT lên báo về Vin có lẽ đã dễ rõ ràng khi việc cản trở thực thi luật báo chí bị ngăn chận từ những hành vi nhỏ nhất. Cứ lôi ra những tin nhắn, những lời khuyên của kẻ có thẩm quyền đã nhào nặn ra Vin như một vùng cấm của truyền thông chí ít cũng là một hướng nghiệp vụ có được thông tin cụ thể, rõ ràng.

Thực sự những kiểu chỉ đạo tin nhắn hay kiểu đại gia “giám sát” báo chí để nền báo chí tự nguyện tháo gỡ tin bài nhạy cảm là thủ phạm chính yếu làm băng hoại nền tảng chuyên nghiệp của báo chí, là sát nhân số một thủ tiêu báo chí điều tra một cách nhất loạt sau 2008. Đó chẳng khác gì một thứ ngáo đá về quyền lực thông tin mà đi cùng với nó là cuộc rượt đuổi chống chạy, càng chống càng chạy, đến khi chống để chạy là trận đồ cơ bản hoàn thành.
Cứ như vậy, chiến công lớn lao nhất của chúng ta là hoàn thành việc chuyển đổi báo chí cách mạng, từ công cụ cách mạng của nhân dân thành công cụ của tầng lớp, thậm chí là của không ít lãnh đạo cầm quyền. Còn tệ hơn ở Thủ Thiêm, nhân dân trong trường hợp này thậm chí không có một đồng đền bù.

Một nền báo chí cứ hết vụ này đến vụ khác, hết thực tiễn này đến thực tiễn khác, xoay mù trong ảo giác nhạy cảm để rồi các đồng nghiệp bên ngoài điều tra ra được kết quả vốn tồn tại trong dư luận xã hội đã từ lâu mà báo chí trong nước không khó gì để có thể phát hiện ấy.

Rồi bất chợt một ngày người ta nhất loạt viện đến lòng dũng cảm, nhất loạt chê trách nền báo chí yếu kém, suy đồi, thậm chí còn thổi phồng báo chí như một thứ sức mạnh hoang dã, tanh hôi, ghê tởm.

Và rất hoan hỉ chờ đợi lòng dũng cảm quốc tế “vào cuộc” tìm ra cái điều mà sự yếu kém trong nước đã không nói ra từ cỡ 10 năm trước.

Sẽ không cần một cảm giác FT về đế chế Vin mặn mòi đến thế, nếu sự thật những điều bí ẩn làm nên sự thần kì của Vin cần nhiều hơn cái tưởng là lòng dũng cảm “dám đụng đến Vin”.

Không tin hãy chờ chuyến đi thực tế mà “thú tính” của tôi muốn điều động một số nhân sự trong ba ngày cho một chiến dịch đặc biệt “hưởng ứng” không khí FT.

Tản mạn về chuyện viết báo và làm báo

Tương Lai

25-6-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 69

Nhà báo là người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại”.

Người viết câu ấy là một nhà báo từng có mặt ở những vùng nóng bỏng nhất trên hành tinh. Vì sứ mệnh cao cả của báo chí, nhiều nhà báo vẫn đang dấn thân vào những vùng chết chóc ấy. Viết một bài báo dở, bạn có thể mất việc, viết một bài báo hay, bạn có thể mất mạng”, New York Times từng giật một cái tít đậm như vậy. Thế thì vì sao nhà báo vẫn dấn thân? Francesca Borri, nữ phóng viên chiến trường người Italia từng bị bắn vào đầu gối khi tác nghiệp ở Syria nói rằng cô đến đấy vì “có gì đó bóp nghẹt lương tâm tôi“.

Báo chí đánh doanh nghiệp

Dương Quốc Chính

23-6-2019

Báo chí cách mạng bây giờ sống bằng tiền quảng cáo là chính, trừ mấy tờ gói xôi còn có ngân sách nuôi. Nói cách khác là các doanh nghiệp nuôi các báo. Báo càng to, càng nổi tiếng, quan hệ rộng, thì càng được nuôi nhiều. Vì thế nên có sự mâu thuẫn về lợi ích trong việc làm báo.

Trump và báo chí

Trịnh Hữu Long

21-6-2019

Bị tước hết tự do báo chí như ở Việt Nam hay Trung Quốc thì người ta dễ nhận biết, vì nó hiển hiện, trực tiếp và có hậu quả nhãn tiền.

30 năm báo Lao Động Chủ Nhật, vài gương mặt thân thiết

Hoàng Hưng

21-6-2019

Nhân 21/6, ngày được gọi là “ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”, tôi nhớ lại những ngày sát cánh với các đồng nghiệp trong tờ báo đầu tiên đã làm “cuộc Cách mạng nền báo chí Cách mạng” vào tháng 12 năm 1989.

Ngày Báo chí Cách mạng 21/6

Phạm Đình Trọng

21-6-2019

Truyền thông chính thống của nhà nước cộng sản Việt Nam đầy tự hào khi gọi ngày 21 tháng sáu là ngày Báo Chí cách mạng. Xác định 21 tháng sáu chỉ là ngày Báo chí cách mạng cũng là sự rạch ròi, sòng phẳng cần thiết. Nhưng trên mạng xã hội nhiều người lại gọi ngày đó là ngày Nhà Báo Việt Nam. Không, ngày 21 tháng sáu chỉ là ngày báo chí của cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam chứ không phải là ngày báo chí của đất nước Việt Nam, của đời sống văn hóa Việt Nam.