18-2-2020
Ai đã chỉ đạo báo Tuổi Trẻ đăng không đúng diễn biến phiên toà phúc thẩm xử vụ trốn thuế 280 triệu ngày 17/2/2020? Thực chất diễn biến phiên toà như thế nào?
18-2-2020
Ai đã chỉ đạo báo Tuổi Trẻ đăng không đúng diễn biến phiên toà phúc thẩm xử vụ trốn thuế 280 triệu ngày 17/2/2020? Thực chất diễn biến phiên toà như thế nào?
Hoàng Tự Minh
14-2-2020
Thêm một lần nữa, giai cấp ăn cướp đã chiến thắng giai cấp ăn mày. Đồng Tâm được giải quyết chỉ sau một đêm với bốn cái xác không còn giữ được hình hài. Bên thắng huy hoàng với ba huân chương cho những kẻ té giếng, bên thua tang thương trong phẫn uất và kinh hoàng, lẫn kinh ngạc trong gương mặt người chết, người ở lại, người ra đi không tung tích.
10-2-2020
Đoàn Việt nam công tác tại Wuhan có 8 người, về đến Việt nam, đến nay đã có 6 người được xác định nhiễm coronavirus. Một trong số những người này đã lây cho 3 (có thông tin là 4) người khác tại Việt Nam.
10-2-2020
Có mấy điều tôi cần hỏi tác giả của bài báo này:
1. Dòng đầu tác giả gọi đây là vụ án “giết người, chống người thi hành công vụ và tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép”:
Trong tất cả những cuộc người dân xuống đường bảo vệ môi trường, chống sự xâm hại lãnh hải của Trung Quốc hay những vụ cưỡng chế đất đai, tôi thấy có rất nhiều người của chính quyền cầm máy quay, trong ấy có nhiều người bịt mặt, chắc là để có bằng chứng buộc tội và dùng khi cần thiết. Vậy một sự việc nghiêm trọng như thế này, tại sao chính quyền không đưa ra bằng chứng về sự “giết người” của người dân Đồng Tâm?
31-1-2020
Báo Jyllands-Posten của Đan Mạch vừa thay mấy ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc bằng hình mô phỏng vi rút corona. Ngay lập tức Đại sứ quán Trung Quốc tại Copenhagen lên tiếng, cho rằng đây là hành động “xúc phạm đất nước Trung Quốc” và làm “tổn thương người dân Trung Quốc”.
Linh Nhân
21-1-2020
Hôm nay, trên facebook của ông Hồ Ngọc Thắng – một cựu bộ đội từng được tặng danh hiệu Dũng Sĩ – có bài viết “Tại sao các chiến sĩ công an không cần văn bản quyết định khi bắn chết ông Kình?” (Xem ảnh):
13-1-2020
Thời sự 19h của VTV tối nay 13/1/2020 đăng tin về vụ Đồng Tâm. Hôm nay chủ yếu là lấy lời khai từ thân nhân của ông Kình. Những người này mặt mũi đều bị thâm tím, xây xước không rõ bị lúc ẩu đả hôm 9/1 hay do bị nhục hình sau khi bị bắt? Có vẻ ông Công bị nặng nhất. Ngay một bà con nuôi ông Kình cũng bị thâm tím mắt. Mọi người đều “nhận tội” như thông lệ các vụ án khác, nghi phạm đều nhận tội trước VTV, trước đồng bào cả nước! Kiểu định hướng có tội này có lẽ là đặc sản của VN hoặc các nước Cộng sản, có lẽ không tồn tại ở bất cứ thể chế dân chủ nào.
12-1-2020
Mấy ngày qua, tôi vẫn chờ thông tin chính thức từ nhà nước về vụ tấn công đêm 9/1/2020, trong đó có thông tin liên quan cái chết của 3 người lính và 3 người đàn ông (2 con và cháu nội cụ Lê Đình Kình) mà không thấy. Các thông tin được đưa “đồng phục” trên báo đài khá nghèo nàn không đáp ứng nhu cầu lớn và cấp bách hiện nay: MINH BẠCH.
11-1-2020
Để có được một cái nhìn công bằng và toàn diện về vụ việc rất cần một hội nghị mở rộng và công khai để tranh luận. Tôi nói điều này cũng là để khẳng định rằng cho dù tôi có nỗ lực đến đâu thì những điều tôi nêu ra ở đây cũng chỉ có tính tương đối. Bởi một cá nhân với nguồn lực, tài liệu hạn chế thì nếu có thể cũng chỉ là tả được vài bộ phận chứ không vẽ được trọn vẹn cả con voi.
10-1-2020
Ngoài VTV đưa thêm một vài thông tin ít ỏi về vụ Đồng Tâm, cho đến nay cơ bản tất cả các tờ báo của nhà nước đều sử dụng bản tin của Bộ Công an phát đi sáng 9/1/2020. Đây là bản tin đã khiến tôi lặng người, thảng thốt, ám ảnh, dằn vặt suốt cả ngày hôm qua, và cho đến tận bây giờ khi viết những dòng này.
Bây giờ, chúng ta sẽ thử ngồi đọc lại bản tin này một lần nữa, xem có thể biết được sự thật hay vạch rõ được sự dối trá nào đó trong bản tin này hay không.
1. Trích bản tin: “Từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn.”
10-1-2020
Nhân vụ cháy rừng ở Úc, bạn Donald Trump Jr. đăng lại cái status bắt 183 người phóng hỏa đốt rừng ở New South Wales. Đọc xong tin này, những ai vốn có niềm tin kiên định rằng không có biến đổi khí hậu sẽ rất tâm đắc: ” Đấy thấy chưa, đã bảo rồi mà, người đốt chứ làm gì có biến đổi khí hậu!”
Tuy nhiên, sau đó thì cảnh sát Queensland phải đính chính lại là con số này là nói quá, nó là con số của cả năm 2019 (nghĩa là tính từ tháng 1/2019 – 12/2019. Nghĩa là các con số từ tháng 8/2019 trở về trước chả liên quan gì đến vụ cháy rừng thảm khốc này. Nghĩa là, con số 183 vờ vịt giả hiệu kia không thể làm thay đổi thực tế là thời tiết quá khô hạn, nắng, dễ bắt lửa và gây cháy rừng.
9-1-2020
Từ sáng đến giờ đã có mấy bạn giục tôi viết về Đồng Tâm. Tôi cảm ơn sự tin tưởng của các bạn nhưng tôi đã viết là phải có thông tin, phải đọc và phải có góc nhìn khác với mọi người đã viết và nhất là phải có thời gian.
Nhưng tuy không có thông tin đầy đủ bởi là một người ngoài cuộc và không tham dự những cuộc họp của thanh tra thành phố HN và thanh tra NN nhưng tôi hứa sẽ viết khi có thời gian.
Nhưng giờ thì tôi phải chỉ ra mấy điểm cần lưu ý với phóng viên như cậu Phạm Gia Hiền này. Một sự việc quan trọng không thể phán trong vài dòng một cách vô trách nhiệm như thế này được. Tôi viết bài này cũng bởi một bạn gửi link đến cho tôi.
1-1-2020
Từ chiều 31/12/2019 đến rạng sáng 1/1/2020, ông H.Đ.C – nguyên cán bộ Thanh tra Chính phủ đã liên tục gọi điện thoại cho anh Hữu Danh – thành viên Báo Sạch để… dọa giết. Trước đó, ông C gọi nhiều cuộc với lý do cần gặp vì có việc quan trọng. Đến nửa đêm, thì ông bắt đầu gọi thóa mạ và đòi mỗi người một dao để lụi nhau…
Theo hồ sơ, ông C nhận hàng trăm triệu đồng của gia đình mẹ liệt sỹ Lê Thị Tích (SN 1928, trú tại xã Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) để xử lý một vụ việc liên quan đến đất đai. Ông nhận 15.000 đô la, 80 triệu đồng tiền mặt, tổng giá trị quy đổi khoảng 435 triệu đồng (chưa kể các món quà khác).
Bá Tân
27-12-2019
Kể cả sau khi tuyên án, vẫn còn những “ẩn số “của đại án AVG chìm trong bóng tối. Cán cân công lý bị chi phối, ánh sáng sự thật bị chắn che, vì thế đúng với sai, thật với giả, vẫn còn lẫn lộn bởi ý thức chủ quan. Không phải cá biệt, đó là tình trạng “phổ cập” khi xét xử tội phạm là quan chức và bọn lợi ích nhóm lắm tiền nhiều của.
Trung Bảo
24-12-2019
Thế giới của báo chí chưa khi nào thiếu những tay phóng viên “nghiện rượu, biếng nhác, vô công rồi nghề” như cách của một vị Hiệu trưởng Đại học Harvard từng mô tả. Thế giới của báo chí cũng tràn đầy những thông tin rác rưởi, bẩn thỉu mà người ta chỉ đọc để rồi cười nhếch mép khinh bỉ người viết lẫn tờ báo đăng nó. Chưa kể, sự khinh bỉ còn đến khi người ta phải gặp những “nhà báo” dùng lợi thế của ngòi bút để kiếm tiền bất chính.
Nhưng, trong cái thế giới ấy cũng đầy những nhà báo mạo hiểm mạng sống của mình để kể lại những câu chuyện bi thảm nơi chiến trường, chấp nhận tù đày để bảo vệ các quyền tự do của người dân.
Chiến tranh Việt Nam sẽ còn diễn biến thế nào nếu ngày đó không có những bài viết về bê bối Watergate của hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein. Hay, bức ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan xử tử người Việt cộng trên đường phố của phóng viên ảnh Eddie Adams. Và một số thông tin thời hậu chiến cùng những sắp xếp, tính toán sẽ mãi mãi nằm trong vòng mờ ảo của tin đồn cho đến khi hai tập sách Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức ra đời.
Đừng tưởng chỉ tiếng Việt mới có thành ngữ “báo chí ba xu” đầy chế nhạo. Bắt đầu từ khi ông chủ bút Benjamin Day bán tờ báo New York Sun chỉ với giá 1 xu (one penny) vào năm 1833, thuật ngữ “The penny press” đã ra đời, dùng để chỉ những tờ báo chuyên đăng các chuyện cướp – giết – hiếp và có những biên tập viên rất giỏi giật tít đẩy câu chuyện trở nên… khủng khiếp từ những chuyện không có gì quá ghê gớm. Nó dùng để phân biệt với “Ordinary newspaper” chuyên đăng tải các đề tài nghiêm túc về chính trị, kinh tế, thơ văn… và có trị giá khoảng 6 xu (thời đó).
Nếu có thứ gì đó thay đổi nhanh thì nhanh nhất hẳn là báo chí. Ngày nay, khi báo mạng phát triển ồ ạt, thậm chí một tờ báo mạng còn… không bán được 1 xu. Mọi người đều được đọc miễn phí thì gánh nặng tài chính càng lớn hơn bởi sức ép cạnh tranh thông tin và thực tế là không thể nào bảo vệ được bản quyền khi đưa nội dung lên mạng.
Người Việt ta có thể hãnh diện một cách tự trào rằng chúng ta không có bất kỳ một tờ báo lá cải nào đúng nghĩa. Hầu hết các tờ báo, trừ những tờ quá sức bảo thủ, đều chen lẫn giữa thông tin nghiêm túc và thông tin giật gân. Thậm chí, ở những tờ báo chọn đường đi là khiêu gợi sự tò mò thấp kém bên trong người đọc, thì vẫn chưa phải là lá cải đúng nghĩa.
Nếu từng đọc qua những tờ báo lá cải về giới nổi tiếng, chính trị, biếm… sẽ thấy hầu hết các phóng viên và biên tập viên ở những tờ báo giật gân của ta chưa đủ trình độ để làm báo lá cải. Những người này rất giỏi dùng ngôn từ của lá cải, thậm chí là mạt hạng, nhưng hoàn toàn không có được tư duy và khả năng tác nghiệp của các nhà báo làm cho những tờ báo lá cải thực thụ.
Bất chấp còn những nhà báo chọn con đường làm báo ngay thẳng, vẫn có người bĩu môi khi nghe người đối diện tự giới thiệu họ làm nghề báo. Cứ tưởng, chỉ có nhà báo tại Việt Nam mới nghèo nếu chọn con đường làm báo thật sự, hóa ra những đồng nghiệp tại Mỹ cũng có cùng… cảnh ngộ. Mặc dù, cái nghèo tại Mỹ chắc hẳn khá hơn cái nghèo tại Việt Nam.
Trong số những người bĩu môi chê bai nghề báo tại Việt Nam, có lẽ giới kinh doanh chiếm đa số vì những tác động qua lại giữa báo chí – kinh doanh. Thế nhưng, khi những người kinh doanh nhớ đến báo chí thường là khi họ có uất ức, bị chèn ép hoặc cần quảng bá tên tuổi, sản phẩm. Nhưng, phổ biến nhất trong ngày nay đó là dùng tiền để “bịt miệng” những tờ báo khi xuất hiện thông tin bất lợi và ngược lại, nhiều nhà báo rất “thính” khi ngửi ra mùi tiền từ những thông tin kiểu như vậy.
Những người làm kinh doanh ít khi nghĩ rằng, nếu họ muốn, họ cũng có khả năng khiến cho nghề báo đỡ nhiễu nhương đi một phần. Đòi hỏi tất cả đều ngay thẳng trong kinh doanh là vô vọng trong một nền kinh tế như Việt Nam nhưng đâu đó vẫn có những doanh nhân có lòng với xã hội, những người này hoàn toàn có thể dùng đồng tiền lương thiện của mình để quảng cáo, tài trợ cho những chuyên mục hay tờ báo có nội dung tử tế trong nghề báo hiện nay. Cách làm đó không chỉ giúp những tờ báo vượt qua cơn bĩ cực, giúp đưa một ít thông tin trong sạch đến xã hội mà còn khẳng định rằng những doanh nghiệp này chỉ “chơi” với những tờ báo thật sự là báo. Đồng thời, để thiên hạ thấy rằng không cứ phải bám vào quần lót, siêu xe, khoe ngực, cộng đồng mạng phát sốt…, thì mới có thể sống được
Cách nói này có thể gặt lại sự chỉ trích rằng đây là một loại ngụy biện. Không thể đòi hỏi người ta trả tiền để nhà báo làm báo tử tế. Nhưng, quả thật, trong “cuộc chiến” hiện nay giữa nghề báo tử tế và thợ viết trá hình thì cũng cần có sự tiếp sức của nhiều người. Để cho thấy rằng không bao giờ là hết đất sống cho cái nghề nghiệp đặt những điều như ngay thẳng, công chính, trung thực… làm tôn chỉ hành nghề.
23-12-2019
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng bị Cơ quan An ninh Điều tra – Công an TP.HCM bắt tạm giam hình sự vào ngày 21/11/2019. Ông bị khởi tố về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật hình sự.
18-12-2019
Vụ quả xe đổi biển như xe của Jame Bond hôm qua giờ thì ai cũng biết cả rồi.
Cũng là một thói chơi ngông của vợ VIP thôi, nhưng cũng may cho anh là anh cũng về hưu rồi. Chứ anh còn tại chức thì dù thế nào cũng khá là phiền toái khi phải báo cáo, giải trình với tổ chức. Còn vụ này, chắc ồn ào vài hôm rồi có vụ khác xảy ra, lại chìm đi thôi.
18-12-2019
Từ sự phát hiện của “ai đó” (có thể là dân, và cũng có thể… Gia ve) cùng thông tin trên mạng, hôm qua 17.12 rất nhiều tờ báo quốc doanh đã chen lấn đưa tin về chiếc xe kỳ lạ có hai biển số, trong đó có một biển số đặc biệt, biển xanh, 80B, chỉ dành cho trung ương, cán bộ cao cấp.
Sáng nay, không biết được sự chỉ đạo của ai, đứa nào, cấp nào, các báo đều đã đồng loạt hạ cái tin độc ấy xuống, mất hút con mẹ hàng lươn. Đố bác nào tìm ra được sợi lông tơ của nó.
10-12-2019
– TRƯỜNG HỢP 1: Bài viết dưới đây đang được lan truyền trên Facebook, do nhiều người share lại:
9-12-2019
Bà Gloria Glenda, Tổng thư ký tòa soạn Rappler, đã chia sẻ câu chuyện báo chí bị thử thách như thế nào dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte.
Tính sơ, Rappler đã 11 lần bị kiện, bị điều tra hoặc đối mặt các đơn tố cáo. Bà Maria Ressa, sáng lập viên và là Tổng biên tập Rappler, bị bắt đôi lần với các cáo buộc liên quan đến thuế và vấn đề sở hữu của công ty Rappler Inc. Phóng viên Rappler từng bị cấm đến dự họp báo tại Dinh Tổng thống.
Nguyễn Tiến Dân
24-11-2019
Đôi lời: Ban lãnh đạo CS Việt Nam, đứa nào tính cũng giống nhau: “nhất dốt, nhị hèn, tam tham, tứ ác”. Chính vì thế, chúng bị thôi miên và sợ Tàu cộng đến vãi linh hồn. Từ ông Tổng trở xuống, câu cửa miệng của chúng: “Mình yếu hơn Trung Quốc về tất cả mọi mặt. Nếu làm Trung Quốc nổi giận, chúng gây can qua, lấy gì mà chống?”
22-11-2019
Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự ra đời vào tháng Bảy năm 2014 đã bị bắt ngày 21 tháng 11 năm 2019.
21-11-2019
Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam vừa bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giam với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 – Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cổng thông tin điện tử Công an TPHCM cho hay, ngày 21-11, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng (53 tuổi; quê quán: Tỉnh Đồng Tháp; thường trú tại phường 1, quận Tân Bình, TPHCM).
Mạc Văn Trang
18-11-2019
Tối 17/11 vào lúc hơn 20h, trên VTV1 có Chương trình “Thay lời tri ân 2019”. Vốn là một cựu giáo chức, tôi cũng quan tâm xem Nhà đài có món gì hay…
Mạc Văn Trang
14-11-2019
Hôm nọ cô Em của mình bảo: Anh ơi, anh già rồi, đừng viết lách làm gì nữa. Các cháu bảo, thấy bọn nó chửi bác trên mạng mà xót xa lắm… Xã hội thì đầy chuyện xấu xa, đầy bọn tham nhũng… Cứ để kệ các phe nhóm tranh quyền, đoạt lợi đấu đá với nhau, Bác dính vào làm gì cho cực thân. Bác ngoài 80 tuổi rồi, còn ham hố gì nữa đâu mà đấu tranh?
8-11-2019
Việc tác giả Võ Thạnh – Vnexpress viết bài “Ba bảo vệ trạm thu phí đập phá xe ôtô” sai sự thật, lệch lạc bản chất sự việc, vu khống người bị hại đang gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.
Đầu tiên là việc đăng tải thông tin TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế “không chấp nhận đề nghị của nạn nhân về việc tăng hình phạt với các bị cáo” sai sự thật.
Bởi thực tế, nạn nhân (Trương Châu Hữu Danh) đã quyết liệt xin giảm án cho các bị cáo, chỉ kháng cáo yêu cầu làm rõ vai trò chủ mưu của ông Hùng – được biết là Trưởng CA thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Jackhammer Nguyễn
8-11-2019
Một phóng viên của đài Á châu Tự do là ông Hoàng Đức Chân Như bị phản đối mạnh mẽ vì những phát biểu mang tính chất phân biệt chủng tộc của ông ta trên Facebook.
3-11-2019
Nhiều năm trước, có lần GS David Dapice của trường Kennedy, ĐH Harvard, hỏi tôi trong một buổi cơm trưa. Này tôi đang hướng dẫn cho một chính khách Việt Nam. Anh ấy là người Tây học, thực sự có học thức, hiểu biết sâu rộng. Viết về đề tài cấu trúc kinh tế, tôi vô cùng khó hiểu khi thấy anh ấy phê phán kinh tế tư nhân thậm tệ quá. Lẽ nào?