Fact hay fake?

Khải Đơn

10-1-2020

Ảnh: internet

Nhân vụ cháy rừng ở Úc, bạn Donald Trump Jr. đăng lại cái status bắt 183 người phóng hỏa đốt rừng ở New South Wales. Đọc xong tin này, những ai vốn có niềm tin kiên định rằng không có biến đổi khí hậu sẽ rất tâm đắc: ” Đấy thấy chưa, đã bảo rồi mà, người đốt chứ làm gì có biến đổi khí hậu!”

Tuy nhiên, sau đó thì cảnh sát Queensland phải đính chính lại là con số này là nói quá, nó là con số của cả năm 2019 (nghĩa là tính từ tháng 1/2019 – 12/2019. Nghĩa là các con số từ tháng 8/2019 trở về trước chả liên quan gì đến vụ cháy rừng thảm khốc này. Nghĩa là, con số 183 vờ vịt giả hiệu kia không thể làm thay đổi thực tế là thời tiết quá khô hạn, nắng, dễ bắt lửa và gây cháy rừng.

Các con số thường được yêu thích mỗi khi người ta muốn khẳng định hay dập tắt một ý kiến nào đó. Vì nó là số, nó nghe có vị “không thể sai được” hoặc có mùi “chắc chắn là thế rồi. Ví dụ trên cho thấy số có thể giả và lừa đảo thế nào.

Tương tự, tôi thật sự không đồng ý với việc đưa tin “có 3 công an bị chết” trong vụ Đồng Tâm hôm qua. Có lẽ vì lý do bị ngăn chặn thông tin quá chặt, chả ai có tin để đưa mà báo thì cần lên tin, chả bới đâu ra tin để nói nên tất cả đều dùng những cụm từ như “Tin ban đầu cho biết”, “tin đã đưa”, “Tin từ bộ công an cho hay”, thậm chí có người còn tỏ ra nguy hiểm kiểu “tôi sẽ không nói các chiến sỹ hi sinh vì sao”.

Thông báo của Bộ công an Việt Nam về sự việc Đồng Tâm ngày 9/1/2020. Ảnh: internet

Cuối cùng sau khi nhai lại 1 ngàn lần từ những KOL công an cộng với người bất đồng chính kiến, toàn thể thiên hạ tin rằng có 3 thằng chết thật.

Tôi viết cái stt này dành cho người đọc bình thường, như tôi, như bạn: Tôi sẽ không đưa tin có thằng nào chết cho đến khi người phóng viên trực tiếp (cùng với uy tín của công ty tin tức của họ) đến và tường thuật về 3 người chết đó như những vụ án thông thường.

Mà vụ án thông thường là sao?

– Là không đưa ảnh người chết minh họa (moáh, chết mà còn minh họa là hay vl không đỡ được ròi đó).

– Là không xài ảnh từ mạng xã hội xong xóa mặt xóa mõm.

– Là có phóng viên đến nhà, gặp gỡ gia đình nạn nhân (người thật, mặt thật không phải ảnh lấy từ stock).

– Là không úp mở kiểu “tao biết có mấy chiến sĩ hi sinh tội lắm mà tao ko nói tụi mài nghe đâuuuuu”.

Nếu mấy bạn KOL mà quan tâm phục vụ người đọc, yêu người đọc quá chịu không nổi thì hãy công tâm với họ, hãy dẫn nguồn là thằng nào nói, thằng đó nói có ai tin không thì để bạn đọc tự quyết định, chứ đừng có nói như đúng ròi vại. Được không? Còn mà nhiệt huyết đầy lol thì các bạn đến lun nhà 3 bạn nạn nhân kia đi ròi viết tường thuật cho nó chân tình và người đọc tin tưởng.

Còn lại, tất cả những hành động đăng lại con số người chết không có kiểm chứng, ám chỉ, nói bóng gió đều gây ra hiệu ứng tương tự như vụ cháy rừng ở trên.

** Con số tuy từ đâu rớt xuống éo ai biết nhưng thường có tính thông tin nên sẽ được bốc lấy xài ngay (nhất là trong tình trạng thiếu thông tin) vì nó dễ giật tít, dễ tạo cảm tưởng sự việc đang được tường thuật.

** Con số không có nguồn đáng tin cậy kiểm chứng gây hiểu sai khác về sự việc và đảo chiều dư luận.

** Con số có tính khái quát hóa rất cao, dễ bốc ra khỏi bối cảnh và chỉ cần vài lần lặp lại nó lập tức trở thành sự thật.

À thuật này gọi là 36 kế misleading trong nghề tuyên truyền nha các mẹ. Kiểu anh trai dùng súng trường bắn rơi tám máy địch vại á.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây