Từ vụ Thủ Thiêm, lại nói về điều 62 Luật Đất đai

FB Hoàng Hải Vân

11-5-2018

Vụ thu hồi đất và đền bù giải tỏa trái luật ở Thủ Thiêm một lần nữa chỉ ra thủ phạm gốc vẫn là Điều 62 Luật Đất đai – điều luật cho phép chính quyền thu hồi đất của dân để giao cho các đại gia làm dự án. Về điều luật này, tôi đã viết bài có thể xem ở dưới.

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

5-3-3033

Sau 25 năm cầm quyền, Putin đã có công dẫn dắt nước Nga trỗi dậy từ đống tro tàn của Liên Xô cũ, trở thành một siêu cường quân sự, nhưng chưa đủ mạnh về kinh tế (GDP chỉ bằng 1/6 Trung Quốc). Putin là một nhà “độc tài kiểu mới”, tham vọng phục hưng “Nước Nga Thần thánh” của Pierre Đại đế, và mở rộng “khu vực ảnh hưởng”. Sau khi chiếm được Crimea (2014) Putin định dùng vũ lực thâu tóm Ukraine, vì thấy Mỹ đang suy yếu và EU bị phân hóa, trong khi Nga liên kết được với Trung Quốc. Nhưng tham vọng đó đang thất bại.

Chẳng lẽ thiên hạ ngu hết cả?

Blog VOA

Trân Văn

20-12-2017

Biệt phủ Yên Bái của Phạm Sỹ Quý. Ảnh chụp màn hình

Những đề nghị, quyết định kỷ luật, thậm chí tống giam để điều tra – truy cứu trách nhiệm hình sự một cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN như ông Đinh La Thăng cho thấy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (BCH TƯ Đảng CSVN) vẫn tiếp tục xem hàng trăm triệu người Việt như một lũ đần!

***

Tuần rồi, Ủy ban Kiểm tra của BCH TƯ Đảng CSVN công bố rộng rãi hàng loạt đề nghị kỷ luật đảng viên cao cấp, chẳng hạn ông Lê Phước Thanh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam), ông Đinh Văn Thu (Chủ tịch kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam), ông Nguyễn Khánh Toàn (Phó Chủ tịch kiêm Tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Nam)…

Thấy gì qua diễn tập chống khủng bố ở TP. HCM?

Nguyễn Ngọc Chu

16-12-2019

TP. HCM diễn tập chống khủng bố. Ảnh: internet

1. “Sáng 15.12, Chính quyền TP HCM tổ chức diễn tập xử lý tình huống an ninh trật tự trên địa bàn thành phố với sự tham gia của nhiều đơn vị như Công an TP.HCM, Bộ tư lệnh TP.HCM, UBND TP.HCM, Cảng quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết cuộc diễn tập sẽ xử lý 4 tình huống giả định.

Ông Chung còn nhớ hay đã quên?

FB Trần Vũ Hải

8-1-2019

Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TPHN vừa ký quyết định ban hành Nội quy tiếp công dân của Hà Nội. Theo đó người dân không được ghi hình, ghi âm nếu không được người tiếp công dân cho phép.

Chánh án TAND Tối cao phải tuyên Hồ Duy Hải vô tội

Nguyễn Đức

2-5-2020

Với tinh thần cải cách tư pháp mà Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã ghi nhận: “Mọi chứng cứ còn hoài nghi thì phải hiểu theo hướng có lợi cho người phạm tội; Chứng cứ không rõ thì Tòa án phải tuyên bị cáo không phạm tội”. Phiên giám đốc thẩm “lịch sử” tới đây, ông Nguyễn Hòa Bình – chánh án TAND Tối cao và Hội đồng thẩm phán liệu có tuyên Hồ Duy Hải vô tội? Tuyên vô tội hay lại tiếp tục hủy án để đùn đẩy?

Nóng: Không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát xuống biển!

Pháp luật TP

Phương Nam

9-8-2017

Ảnh: Pháp luật TP

Bộ TN&MT thống nhất phương án mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề xuất, toàn bộ khối lượng vật chất gần 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sẽ được đổ vào khu vực Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

Vụ Trịnh Xuân Thanh, Trịnh Vĩnh Bình và Repsol: Bàn về pháp trị

FB Trương Nhân Tuấn

29-8-2017

Ảnh cắt từ internet.

Nguyên tắc của “pháp trị – rule of law” (hay nhà nước pháp trị – Etat de Droit) là quan chức nhà nước “làm gì thì cũng phải theo luật mà làm”. Còn người dân thì “được quyền làm mọi thứ mà luật không cấm”.

Đơn giản chỉ có vậy nhưng quan chức nhà nước CSVN không bao giờ ý thức được. Bởi vì, nguyên nhân là Việt Nam chỉ có “pháp quyền” và “nhà nước pháp quyền”. Học giả Việt Nam đến bây giờ còn loay hoay tìm cách định nghĩa hai từ khái niệm này. Mỗi người diễn giải mỗi ý, theo cái cách của mình. Rốt cục ý ngày càng đi xa các khái niệm “the Rule of Law” và “l’Etat de Droit”.

Bức thư đầu tiên của chồng gửi vợ

Đỗ Thị Thu

24-10-2022

Tôi rất mừng hôm nay chồng tôi vừa gọi về và tôi cũng nhận được bức thư đầu tiên chồng gửi về từ trại giam.

Vương Nghị sang Hà Nội: ‘Cuộc đua tam mã’

VOA

Hoàng Trường

13-9-2021

Cuộc đua giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ nhằm giành giật ảnh hưởng ở Đông Nam Á và trên toàn cầu đang vào hồi quyết liệt. Cuộc đua này được quy định bởi mục tiêu, phương thức tiến hành chiến lược của mỗi nước và phần quan trọng nữa là ở sự xoay chuyển ứng xử của Việt Nam. Nếu các quốc gia tự do/dân chủ vượt trội lên được so với các nhà nước độc tài/toàn trị thì “mẫu số chung” của hoà bình, an ninh và thịnh vượng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, mới được bảo đảm và bền vững.

Xuất khẩu gạo: Có nên ngưng lúc này hay không?

LTS: Hôm nay, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo, với lý do bảo đảm an ninh lương thực do có thông tin Trung Quốc đang thu gom lúa gạo ở Việt Nam. Quyết định này, trước mắt ảnh hưởng rất lớn đến nông dân. Chiều nay, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu tạm ngừng việc cấm xuất khẩu.

Quá nhiều lỗ hổng, hay là sự thất bại toàn diện

Nguyễn Thông

9-4-2019

Các nhà lý luận thường bảo đừng đánh đồng hiện tượng với bản chất, đừng vội quy một sự việc hoặc hiện tượng nào đó thành bản chất, v.v… Khuyên thế không sai, bởi lý luận không phải sinh ra từ ý chí chủ quan của con người, mà được đúc rút từ thực tiễn.

Lưu Vân Sơn, lãnh đạo cao cấp TQ sẽ thăm Việt Nam tuần tới

LTS: Theo tin từ Tân Hoa xã, ông Lưu Vân Sơn, quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sang thăm Việt Nam tuần tới, chúng tôi xin đăng lại bài viết: “Thường ủy Lưu Vân Sơn tìm đường rút lui trước Đại hội 19“, để độc giả hiểu thêm về nhân vật đứng vị trí thứ 5 trong Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc.

____

Tinh Hoa

Thường ủy Lưu Vân Sơn tìm đường rút lui trước Đại hội 19

Lê Hiếu biên dịch

13-9-2017

Thường ủy Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn đang tìm đường rút lui trước Đại hội 19. Ảnh: Bannedbook

Thường ủy Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn trong bài phát biểu tại lễ khai giảng của trường Đảng Trung ương, đã bày tỏ “lòng trung thành” với ông Tập Cận Bình. Đây được cho là hành động nhằm tìm con đường rút lui trước Đại hội 19.

Cống hiến – Hy sinh

Trương Châu Hữu Danh

27-4-2019

Ở Thanh tra Chính phủ, có rất nhiều cán bộ đang nhận mức lương ba cọc ba đồng đúng nghĩa, tầm 6 -7 triệu đồng/tháng. Rất nhiều người trong số này xuất thân từ những doanh nghiệp lớn, lương tháng vài chục đến cả trăm triệu đồng. Họ từ bỏ vinh hoa phú quý, để làm công chức.

Hồi ký Đồng Bằng của nhà văn Nguyên Ngọc (Kỳ 9)

Văn Việt

Nguyên Ngọc

26-9-2020

Tiếp theo Kỳ 1  — Kỳ 2Kỳ 3Kỳ 4Kỳ 5Kỳ 6Kỳ 7Kỳ 8

Tôi còn có một chuyến đi thấm thía ở Cà Mau, chắc chỉ là Cà Mau thuở ấy nay khó còn. Chuyến này Nguyễn Trọng Tín bận, tôi đi với Nghĩa, em ruột Tín, trắng trẻo, đẹp trai và cao lớn hơn anh.

Bóng nhỏ… khám đường

Nguyễn Văn Miếng

23-12-2020

Cô Đinh Thị Thu Thủy. Ảnh: internet

Ngày 17/12/2020, tôi và luật sư Trịnh Vĩnh Phúc đã về Vị Thanh để nghiên cứu hồ sơ vụ án và tiếp xúc cô Đinh Thị Thu Thủy.

Dân cần lãnh đạo như Võ Văn Kiệt

Lưu Trọng Văn

29-6-2020

Ảnh: FB tác giả

Hôm qua 8.5 âm, 12 năm ngày mất ông Sáu Dân-Võ Văn Kiệt.

Ông Trương Minh Tuấn: Anh lính tư tưởng bị khóa miệng!?

VNTB

Ánh Liên

19-3-2018

Ảnh: internet

Điều cay đắng nhất của một chính trị gia là gì? Đó là phải đối diện và bị trừng phạt bởi những nguyên tắc và quan điểm mà mình đặt ra.

Ông Trương Minh Tuấn (Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông – Bộ TT&TT) là một trong những trường hợp điển hình như vậy.

Mẹ Nấm tuyệt thực vì bị bạn tù đe dọa

VOA

7-7-2018

Blogger Mẹ Nấm vẽ biểu tượng con cá trên mặt để đòi quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được biết các thông tin minh bạch sau khi xảy ra thảm họa môi trường Formosa. Ảnh: FB Mẹ Nấm

Trong cuộc gọi điện thoại bất ngờ về nhà cho mẹ vào sáng 6/7, blogger Mẹ Nấm tuyên bố bắt đầu tuyệt thực cho đến khi nào trại giam giải quyết việc cô liên tục bị bạn tù đe dọa đến mức phải cầu xin mẹ “hàng tháng thăm con để biết sinh mạng con còn hay đã mất”.

Lạm bàn về con quan và… bình đẳng cơ hội!

Blog VOA

Trân Văn

1-3-2021

Lãnh đạo Ban Tổ chức của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa khẳng định: Con dân, con quan đều bình đẳng về cơ hội phát triển (1). Sở dĩ con dâncon quan lại trở thành đề tài giữa dân và quan vì hệ thống công quyền tỉnh Vĩnh Phúc vừa chọn – bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang, 31 tuổi làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư (KHĐT) của tỉnh này…

Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực, từ chối đổi ‘nhận tội’ lấy ‘đặc xá’

VOA

20-8-2018

Ông Trần Huỳnh Duy Thức tại một phiên tòa cách đây 8 năm. Ảnh: VOA/ EPA

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực mười ngày từ 14 đến 23/8 để phản đối sự hạn chế mới về thư tín cũng như sức ép từ nhà chức trách buộc ông phải nhận tội, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức, cho VOA biết hôm 20/8.

Ông Tân cho hay ông và vợ của ông Thức hôm 18/8 đã đến một trại giam ở Nghệ An để thăm tù nhân lương tâm đang thi hành án 16 năm tù giam về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tính từ khi bị bắt, đến nay ông Thức đã bị giam hơn 9 năm.

Trong cuộc thăm mới đây, quan sát thấy sức khỏe ông Thức yếu khác thường, qua gặng hỏi, em trai và vợ ông Thức mới được nghe người tù 52 tuổi cho biết ở thời điểm đó ông đang tuyệt thực vào ngày thứ năm.

Ông Tân nói với VOA rằng một trong những lý do ông Thức có hành động quyết liệt này là từ sau tháng 6, trại giam có đội trưởng giáo dục mới, tên là Trần Duy Phong, và người này đã gây nhiều khó khăn cho ông Thức “trong mọi vấn đề”, nhất là việc gửi thư tín ra ngoài.

Theo hạn định mới, một tháng tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức chỉ được gửi ra 2 lá thư, mỗi lá thư chỉ được gửi đến 1 người, ít hơn nhiều so với trước. Bên cạnh đó, ông cũng không được gửi người thân, bạn bè các tác phẩm nhạc, thơ, văn của ông như trước nữa.

Ngoài việc phản đối các hạn chế nêu trên, ông Thức có lý do lớn hơn để tuyệt thực. Người em trai của ông nói cụ thể với VOA:

“Anh nói anh tuyệt thực lần này thì anh yêu cầu nhà nước thượng tôn pháp luật, yêu cầu trả tự do và miễn hoàn toàn án còn lại cho tất cả những người phạm tội chuẩn bị hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể là Khoản 3 Điều 109”.

Hồi cuối tháng 4, gia đình ông Thức đã làm việc cùng một luật sư để gửi đơn đến Chủ tịch nước Việt Nam, thủ tướng và một số nhà chức trách liên quan, đề nghị họ xem xét việc đặc xá cho tù nhân lương tâm này chiểu theo các điều khoản của luật hình sự mới.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng 5, luật sư Ngô Ngọc Trai, người tư vấn pháp lý cho gia đình ông Thức, cho VOA biết nỗ lực mới đây xin đặc xá cho ông dựa trên cơ sở là sự thay đổi về luật pháp được xem là “có lợi” cho ông Thức.

Bộ luật Hình sự mới của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày đầu năm 2018, có điểm thay đổi trong điều luật về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Một khoản bổ sung của điều luật nói về “chuẩn bị phạm tội” với mức hình phạt 1 đến 5 năm tù, nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi phạm tội.

Theo luật sư Trai, nếu căn cứ vào luật mới, toàn bộ hành vi của ông Thức chỉ có thể bị quy là “chuẩn bị phạm tội” và Nhóm nghiên cứu Chấn do ông Thức lập ra “không hẳn là một tổ chức chính trị để lật đổ chính quyền”.

Từ những lập luận này, vị luật sư nói với VOA rằng bản án nặng hồi năm 2010 dành cho ông “rất cần được xem xét lại”.

Sau cuộc thăm hôm 18/8 vừa qua, ông Trần Huy Duy Tân nói cá nhân ông nhận thấy anh trai mình đang bị nhà chức trách ép buộc phải nhận tội mới được đặc xá. Nhưng ở phía ông Trần Huỳnh Duy Thức, tù nhân này cương quyết không nhận tội. Ông Tân cho biết thêm:

“Trong buổi thăm gặp, anh nhắc lại rất nhiều lần anh không chấp nhận ký nhận tội để được đặc xá. Không bao giờ anh chấp nhận như vậy vì đơn giản là anh không có tội. Anh khẳng định rằng cho dù anh có phải ở hết án của anh đi nữa, hoặc là có rục xương trong tù, anh cũng không bao giờ chấp nhận việc đặc xá như vậy”.

Cho đến ngày 6/8, theo các văn bản phúc đáp từ Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của Việt Nam gửi đến luật sư Ngô Ngọc Trai và được ông công bố qua Facebook cá nhân, các cơ quan này nói hiện nay nhà nước “chưa có chủ trương đặc xá” năm 2018 nên “không có căn cứ để xem xét, đề nghị đặc xá cho phạm nhân Trần Huỳnh Duy Thức”.

Trong cuộc phỏng vấn với VOA hôm 20/8, ông Trần Huỳnh Duy Tân nói gia đình ông hết sức lo lắng và bức xúc về tình hình sức khỏe rất yếu của ông Thức.

Theo lời ông Tân, ông Thức nhấn mạnh rằng đến hết ngày 23/8, nếu nhà tù vẫn còn gây khó khăn, ông sẽ tiếp tục tuyệt thực.

Đại diện của gia đình ông Thức nói họ yêu cầu nhà tù chấm dứt hành hạ ông và quan trọng hơn là chính quyền Việt Nam cần thực hiện điều luật phù hợp trong Bộ luật Hình sự mới để trả tự do cho ông Thức ngay.

Cần bao nhiêu mạng người nữa?

FB Bạch Hoàn

4-1-2018

Ông Đặng Văn Hiến. Ảnh: internet

Cần bao nhiêu mạng người nữa? Các người cần thêm bao nhiêu mạng người nữa mới vừa lòng? Câu hỏi này tôi xin dành cho Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Tháng 10-2016, một thảm án gây bàng hoàng dư luận cả nước xảy ra tại Đắk Nông. Công ty Long Sơn, một công ty đã nhiều lần đe doạ, đã từng có hành vi côn đồ với người dân có tranh chấp đất rừng, đã huy động công nhân, với máy ủi, với áo giáp, với đá cục… hùng hổ tiến vào khu đất trồng điều, cafe của dân, với dã tâm hòng cướp đất của dân. Hành vi ăn cướp giữa ban ngày này được họ gọi là tự cưỡng chế, tự giải toả.

Làm mưa, cầu mưa được không?

Chu Mộng Long

13-4-2024

Thế giới tư bản với khoa học kỹ thuật tự cho là hiện đại nhưng không làm được công việc của Trời. Nhưng các nước xã hội chủ nghĩa thì làm được tất. Làm mưa làm gió là chuyện nhỏ.

Bút ký luật sư: Phiên tòa “Liên minh Dân tộc Việt Nam” ngày 5/10/2018

LS Nguyễn Văn Miếng

7-10-2018

Bắt người tùy tiện

Từ Công văn số 99/CV-IP ngày 04/11/2016 của Trung tâm Viễn thông IP thuộc Công ty Cổ phần dịch Bưu chính Viễn thông Saigon, ngày 06, 07 và 16/11/2016 Cơ quan ANĐT – Công an thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc bắt bớ hàng loạt: Nguyễn Quốc Hoàn, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Nguyễn Vi L., Từ Công Nghĩa và Phan Trung (một tu sĩ Phật giáo pháp danh Thích Nhật Huệ).

Mùi sữa hay mùi máu?

Bạch Hoàn

16-4-2019

Những người làm công tác thông tin, truyền thông, từ thời ông Nguyễn Bắc Son, đến Trương Minh Tuấn, đều luôn trong tâm thế đứng đối đầu với mạng xã hội, coi mạng xã hội là nơi chứa tin rác cần kìm kẹp, xử lý. Trong khi đó, những tờ báo lá ngón, ngập ngụa tin tức độc hại, họ lại dung túng, làm ngơ để chúng lộng hành.

Chúng ta chiến đấu vì Nhân phẩm và Tự do

Nataliya Zhynkina, dịch

22-11-2023

Bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhân Ngày Nhân phẩm và Tự do 21/11:

Đưa dân đi làm mướn để khẳng định… ‘vị thế, cơ đồ’?

Blog VOA

Trân Văn

18-1-2023

Theo một nghị quyết của Chính phủ Việt Nam vào tháng 7/2022, những người tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc được vay tiền ký quỹ 100 triệu đồng. Photo Cổng thông tin Chính phủ.

Một vụ cưỡng chế kỳ lạ

Nguyễn Đức

25-6-2020

Sáng 5-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm vụ án hành chính giữa người khởi kiện là bà Trần Thị Minh Trang, chủ Gia Trang quán – Tràm Chim resort, xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, TP.HCM và người bị kiện là chủ tịch UBND huyện Bình Chánh.

ST 25, tam nông và chính phủ… quáng gà!

Blog VOA

Trân Văn

28-4-2021

Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ – Môi trường (Bộ KHCNMT) vừa lên tiếng về sự kiện gạo ST25 có nguy cơ bị cưỡng đoạt thương hiệu tại Mỹ. Theo đó, ST25 là tên một giống cây nên không cá nhân, tổ chức nào có thể đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam hay tại Mỹ. Nếu “ST25” được đăng ký để tìm kiếm sự bảo hộ nhằm độc quyền về nhãn hiệu thì các cá nhân, tổ chức liên quan đều có thể phản đối trên cơ sở dấu hiệu “ST25” là tên giống cây (1).

Đừng bỏ cuộc khi vẫn còn hy vọng!

Đoàn Kiên Giang

12-6-2020

Mẹ và em gái Hồ Duy Hải cùng đồ thăm nuôi mang vào trại tạm giam. Bà Loan làm rất nhiều đồ ăn, để bị án có thể chia sớt với bạn tù. Ảnh: Lê Thế Thắng.

Sáng 12/6, mẹ và em gái Hồ Duy Hải vào trại tạm giam tỉnh Long An thăm nuôi bị án theo định kỳ hàng tháng.

Trại hôm nay không tiếp nhận đồ ăn gửi cho bị án như những lần trước, nhưng mẹ – con, anh – em họ lại được gặp gỡ, trao đổi rất thoải mái, điều hiếm khi xảy ra trong 12, 13 năm trước đó.

Theo bà Nguyễn Thị Loan, con trai bà biết nội dung phiên toà Giám đốc thẩm diễn ra từ 6/5/2020 và rất bức xúc. Bị án thậm chí còn bất ngờ hỏi về “nhân chứng Đinh Văn Còi” khiến gia đình ngã ngửa.

Khi được biết về những bút lục được rút khỏi hồ sơ vụ án, những lá đơn kêu oan nay mới được hé lộ, kiến nghị của VKSND Tối cao,… thì bị án nói với gia đình rằng sẽ làm đơn khiếu nại tòa.