Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Xử phúc thẩm người được Liên Hợp Quốc kêu gọi trả tự do

FB Phạm Lê Vương Các

18-3-2019

Sáng nay 18/3, Toà án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM mở phiên toà phúc thẩm xét xử 5 bị cáo phạm tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 10/2018, những người này bị buộc tội thành lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền, phạm vào điều 79 Bộ luật Hình sự VN năm 1999.

Ai ra lệnh cho phi công nhảy dù thoát hiểm và “văn hoá cứu máy bay”?

Mai Bá Kiếm

2-2-2023

Lễ tang Thiếu tá Trần Ngọc Duy diễn ra vào sáng nay 1/2 tại Yên Bái. Ảnh: Phạm Cường

Tối 31/1/2023, các báo đưa tin “Đại úy phi công Trần Ngọc Duy hy sinh trong tai nạn máy bay Su-22 lúc 12h27 ngày 31/1 tại Yên Bái, dù rằng anh đã “nhận được lệnh nhảy dù” nhưng vẫn cố cứu máy bay”.

Tướng Cục trưởng phòng chống tội phạm công nghệ cao tổ chức đánh bạc công nghệ cao. Có lạ không?

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

12-3-2018

Ông Nguyễn Thanh Hóa. Ảnh: internet

Nhiều tháng qua, những thông tin trên mạng đã dồn dập nói về một đường dây cá độ bóng đá liên quan đến tướng tá ngành công an. Lâu lâu trước đây, tin đồn Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát bị bắt lan tràn trên mạng, buộc bộ công an phải đính chính thông tin rằng thì là đó là tin đồn sai, ác ý.

Đám bồi bút và những trò chạy tội

Thư kêu cứu tình huống nhân đạo khẩn cấp

Trần Huỳnh Duy Tân

21-7-2021

Kính gửi: Ngài Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam PHẠM MINH CHÍNH

“Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” – Một vài ngộ nhận

Boristo Nguyễn

21-3-2020

Covid-19 là một đại dịch, có diễn biến vô cùng phức tạp và chưa biết rồi sẽ như thế nào. Đó là một đại họa và là điều chẳng ai muốn.

Vụ nhà báo Trương Duy Nhất rất… đơn giản (!)

RFA

Nguyễn Ngọc Già

22-3-2019

Blogger Trương Duy Nhất trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ, năm 2016. Ảnh: Trương Duy Nhất

Ngày 25/1/2019, ông Nhất được cho là xuất hiện tại UNHCR tại Thái Lan.

Ngày 26/1/2019, ông Nhất được coi là mất tích tại một khu mua sắm trên đất Thái.

Tình nghĩa cộng sản và “cao quý” có… “thời”

Đồng Phụng Việt

9-2-2023

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đến phát biểu tại Đại hội đồng LHQ ở New York hôm 22/9/2021. Nguồn: AFP

Giờ, chỉ còn có thể tìm thấy tuyên bố của ông Nguyễn Xuân Phúc: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng”… trên website của các cơ quan truyền thông quốc tế (1).

Thảm sát Mỹ Lai, 50 năm nhìn lại

Luật Khoa

Café Luật Khoa

16-3-2018

Vụ thảm sát Mỹ Lai do đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Hoa Kỳ gây ra cách đây 50 năm đã để lại vô số những chấn thương tâm lý không thể xóa nhòa, và những bài học lịch sử không được phép quên.

Cuốn sách “Mỹ Lai: Việt Nam, 1968, và cuộc chìm sâu vào bóng tối” vừa được xuất bản năm ngoái có lẽ là một trong những tác phẩm đầy đủ, đa diện, và có cập nhật nhất hiện nay về thảm kịch này.

Giáo sư Howard Jones – Ảnh: history.ua.edu

Tác giả cuốn sách, Howard Jones, là giáo sư sử học thuộc trường Đại học Alabama (Mỹ). Ông có 39 năm kinh nghiệm dạy và nghiên cứu sử học, đồng thời từng làm cố vấn chuyên môn cho một số đạo diễn điện ảnh nổi tiếng như Steven Spielberg.

Có lẽ nhờ có kinh nghiệm với Hollywood như thế nên trong cuốn sách viết về Mỹ Lai, giáo sư Jones có thể dẫn dắt câu chuyện bằng một cấu trúc kịch tính và cách hành văn khá cuốn hút, như thể đã sẵn sàng để được chuyển thể thành kịch bản cho một bộ phim tranh giải Oscar trong tương lai gần.

Song Jones không hy sinh quá nhiều tính chuẩn mực và khắt khe học thuật để làm nên tính hấp dẫn cho cuốn sách. Vừa tổng hợp từ các tài liệu, nghiên cứu sẵn có về thảm kịch Mỹ Lai, giáo sư Jones vừa có các nghiên cứu điền dã của chính mình: ông phỏng vấn cả những người cựu binh Mỹ, lẫn những nạn nhân người Việt may mắn sống sót qua thảm họa.

Sự đa dạng góc nhìn đó vừa góp phần làm cuốn sách thêm lôi cuốn, vừa giúp người đọc phần nào bớt cái cảm giác lo lắng mông lung rằng có khi thông qua cuốn sách này họ đang vô tình nhìn vào lịch sử chỉ bằng lăng kính của những người Mỹ đầy dằn vặt và ưu tư về những thương đau quá khứ.

Tuy có vẻ không quá thể hiện sự đồng cảm một cách rõ rệt và sâu sắc với nỗi đau xót tột cùng của những nạn nhân Mỹ Lai, tác giả cuốn sách đã cho thấy một sự thẳng thắn đáng ngưỡng mộ khi dám nhìn vào những góc khuất của vụ việc. Ông cũng bình thản chỉ ra nhiều khía cạnh cho thấy hệ thống luật pháp và chính trị Mỹ đã bị người Mỹ níu kéo, thao túng đến mức nào để có thể góp phần đưa ra những phán quyết thiên vị cho binh lính Mỹ ra sao.

Chính sự thẳng thắn đấy sẽ giúp người đọc nhìn ra những bài học lịch sử giá trị cho tương lai.

Trích đoạn “Mỹ Lai: Việt Nam, 1968, và cuộc chìm sâu vào bóng tối” (My Lai: Vietnam, 1968, and the Descent into Darkness) – Nhà xuất bản Đại học Oxford 2017 – Tác giả: Howard Jones

Luật Khoa trích đoạn và dịch từ bản tiếng Anh (đầu đề nhỏ và cách dòng do người trích, hình minh họa không thuộc nội dung trong sách).

Trước giờ thảm sát

[…] Các chỉ thị mơ hồ của [Đại úy, chỉ huy Đại đội Charlie – ND] Medina liên quan đến những dân cư sống ở thôn Mỹ Lai số 4 khiến người ta có thể diễn giải chúng theo nhiều cách khác nhau.

Ông ta thú nhận rằng đã bảo lính của mình đốt cháy ngôi làng sau khi lục soát, nhưng ông ta phủ nhận việc ra lệnh cho họ giết người dân.

Trong một lời khai sau này, Medina nhấn mạnh rằng ông ta biết rõ quy trình tác chiến chuẩn mực là kêu bất kỳ người dân nào có mặt lúc đó tìm đường lên trụ sở chính quyền tỉnh, với chỉ dẫn rằng họ phải vào đó khai báo với vị cố vấn khu vực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Nếu thật là thế, thì theo nhiều người khác, ông ta đã không làm rõ điều này tại buổi họp phân công nhiệm vụ.

“Tôi không bao giờ có ý nghĩ là sẽ có dân thường ở đó,” Medina sau này nhấn mạnh.

Một người lính đòi xác minh. “Nếu chúng tôi thấy một người đàn bà hay cái gì giống thế thì sao? Chúng tôi có bắn không?” “Không,” Medina sau này khai rằng ông ta đã trả lời như thế. “Chỉ bắn khi họ tấn công các anh hay khi họ có vũ khí. Các anh phải cực kỳ cẩn thận và dùng lương thức (common sense); nếu họ đe dọa các anh hay họ có vũ khí hay là đang lẩn trốn, thì các anh có thể bắn họ.”

Medina sau này nói với báo giới rằng ông ta không đưa ra chỉ thị nào liên quan đến phụ nữ và trẻ con, bởi vì quân đội Mỹ đã không hề cho rằng sẽ có phụ nữ và trẻ con tại đó.

[Thiếu úy, chỉ huy Trung đội 1] Calley và những người khác có mặt tại đó đều có các cách hiểu khác nhau về hồi đáp của Medina.

“Công việc của chúng tôi,” Calley nhớ lại lời mình đã nói khi đó, “là vào đó thật nhanh và vô hiệu hóa mọi thứ. Giết mọi thứ.”

Khi được hỏi rằng mọi thứ này có bao gồm “cả phụ nữ và trẻ con” không, Medina đã trả lời rằng – theo Calley và khoảng 20 sỹ quan binh lính khác – “Ý tôi nói tất cả mọi thứ.”

Các binh sỹ có các hồi ức khác nhau về mệnh lệnh từ Medina, nhưng nhiều người trong số họ sau này, trong nhiều lời khai, đã liên tục đề cập đến một mệnh lệnh hay một lời nói ẩn ý khá rõ rằng họ phải giết tất cả những gì chuyển động.

[…]

Mọi người đều hiểu rằng họ đang tham gia một chiến dịch tìm và diệt. Như thế có nghĩa là, theo trung sỹ Earl Rushim, bất kỳ ai cũng sẽ là kẻ thù. Hạ sĩ nghiệp vụ bậc 4 Lawrence Congleton sau này kể rằng khi rời buổi họp phân công nhiệm vụ, những người lính đều cảm thấy chắc rằng họ sẽ đến đó để hủy diệt ngôi làng.

Hai người khác từ Trung đội 1 tin rằng họ sẽ phải bắn vào tất cả. Một người lính nhớ lại rằng hoặc là viên sỹ quan Michles hoặc là vị trung đội trưởng của người đó đã tuyên bố rằng, “Đây chính là thứ các cậu chờ đợi – ‘tìm và diệt’”.

Đối với những người lính trẻ thiếu kinh nghiệm nhưng đầy sợ hãi và hận thù đó, tìm và diệt có nghĩa là tìm, và diệt

Lính và trực thăng Mỹ tại Mỹ Lai ngày 16/03/1968 – Ảnh: Ronald S. Haeberle/The LIFE Images/Getty Images

[…]

Trong lời cung khai với CID (Phòng điều tra hình sự Quân đội Mỹ) hơn hai năm sau đó, Medina vô ý thú nhận rằng ông ta có biết đến khả năng sẽ có người không tham chiến (non-combatant) tại địa điểm, trong lúc ông ta đang giải thích về việc tại sao không đưa ra chỉ thị liên quan đến người bị tạm giữ và thường dân. Medina cho là bởi vì binh lính trong đại đội đã được huấn luyện trước đó, và trong các tài liệu họp hành cũng đã cung cấp các quy trình rõ ràng rồi.

Trên thực tế, ý Medina là một sỹ quan có thể ngầm cho rằng binh lính dưới quyền đã đủ quen thuộc với các khía cạnh quan trọng trong tác chiến, tới mức họ không cần phải được nhắc lại lần nữa.

Nhưng nếu thật vậy thì đây là một giả định đầy rủi ro. Medina thừa biết rằng ông ta đang chỉ huy một đám thanh niên chủ yếu là người ít kinh nghiệm chưa hề tham chiến bao giờ và thật sự lúc đó còn chưa nhận ra mặt quân thù trông thế nào.

Medina đã tiến hành công việc dựa vào tin tức tình báo từ [đại úy, trưởng bộ phận tình báo] Kotouc, vốn khẳng định rằng một tiểu đoàn Việt Cộng có khoảng hai trăm người sẽ có mặt tại Pinkville [biệt danh khu vực Mỹ Lai – ND] và rằng phụ nữ trẻ em tại thôn Mỹ Lai 4 khi ấy đều đã đi ra chợ từ lúc bảy giờ sáng. Medina không hề nghĩ sẽ có việc phải sơ tán ai trong nhiệm vụ này – và theo đó không đưa ra chỉ thị xử lý thích hợp nào – và ông ta cảm thấy không cần cảnh báo binh lính mình rằng họ không được làm hại thường dân bởi vì sẽ không có thường dân nào có mặt ở đó.

[…]

Phần lớn các nỗi lo sợ của các binh lính đều đã chỉ là tưởng tượng. Họ đã không hề biết rằng Việt Cộng quyết định không đặt mìn và bẫy tại thôn Mỹ Lai 4 bởi vì họ không muốn làm hại chính người dân của mình.

Trong phần lớn các trường hợp, mìn và bẫy ngụy trang được đặt ở bìa ngoài ngôi làng. Thế nên khi họ đã vào trong làng, những người lính Mỹ xông vào đến nơi đều đã an toàn.

Vấn đề tất nhiên là gần bốn trăm người dân trong làng lúc đó đều chưa hề đi ra chợ, hay tuân theo lời loa cảnh báo mà rời làng – vốn được cho là một phần của kế hoạch chiến dịch. Phần lớn bọn họ đang ngồi ăn sáng và không hề mong đợi sẽ có lộn xộn gì, ngay cả với đạn pháo và trực thăng trước đó. Một trong những bí ẩn của vụ việc này chính là vì sao họ đã không rời đi mà ở lại làng.

[…]

Nhưng dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mọi thứ đang diễn biến cực kỳ tệ hại là khi trung đội của Calley phải dừng hành quân, họ bị vướng vào một đoàn người dân trong làng đông hơn mong đợi rất nhiều – gần 40 người đàn ông, phụ nữ và trẻ con được binh lính của Calley gom lại, cùng với một số người dân khác do Trung đội 2 dẫn vào từ đường đi ra Quốc lộ 521.

Đại úy Ernest Medina (phải), người chỉ huy đại đội lính Mỹ đi vào làng Sơn Mỹ ngày 16/03/1968 – Ảnh: flickr.com/photos/97930879@N02/

Từ trạm chỉ huy bên ngoài làng của mình, Medina kể lại rằng ông ta đã thấy bực dọc rõ ràng với tiến độ chậm chạp của nhiệm vụ. Kịch bản xấu nhất là một cuộc tấn công của Việt Cộng từ phía sau lực lượng quân Mỹ đang tiến sâu vào làng.

Vài phút sau lúc tám giờ, Medina gọi bộ đàm cho Calley, hỏi tại sao trung đội của viên sỹ quan này lại tốn quá nhiều thời gian đi qua ngôi làng để sắp xếp đội hình chờ lúc chạm trán với lực lượng Việt Cộng theo đúng kế hoạch. Cuộc trao đổi này được tường thuật lại trong cuốn sách của [nhà báo] Sack.

“Anh đang ở đâu?”

“Tôi đang ở rìa phía Tây ngôi làng, tôi đang cho người khám mấy cái hầm.”

“Chết tiệt! Tôi không bảo anh khám mấy cái hầm. Đưa người của anh vào vị trí đi.”

“Tôi có rất nhiều người Việt Nam ở đây.”

“Giải quyết bọn họ đi (get rid of ‘em). Đưa người của anh vào vị trí ngay.”

“Rõ.” Calley trả lời.

Calley hiểu tại sao chỉ huy của mình đang giận dữ. Tốc độ là một yếu tố quan trọng của một trận càn, và khâu dọn dẹp của Trung đội 3 sẽ bắt đầu trong nửa tiếng nữa. Họ là các tiểu đội Zippo – gọi vậy vì họ dùng bật lửa Zippo để đốt nhà – vốn sẽ bắt đầu đốt ngôi làng, theo đúng kế hoạch của Trung tá Barker nhằm hủy diệt hang ổ Việt Cộng này, và lúc đó tất cả mọi người phải rời ngôi làng.

Trong buổi phỏng vấn với phóng viên Mike Wallace của chương trình truyền hình 60 Phút, Binh nhất Meadlo kể lại rằng Calley lúc đó bèn tiến lại gần Meadlo khi anh ta đang đứng gần canh chừng đám người đàn ông, phụ nữ, trẻ em Việt Nam – kể cả trẻ sơ sinh – đang run rẩy vì sợ hãi.

“Anh biết phải làm gì với chúng chứ hả?”

“Dạ vâng,” Meadlo trả lời, đinh ninh rằng Calley đang nói đến việc canh chừng đám người.

[…]

Sự phân biệt chủng tộc là thứ làm nền tảng cho cái nhìn của Calley và Medina về người Việt Nam. Nhân tính không phải là một thứ được họ lưu tâm.

Bây giờ dưới áp lực từ Medina, người đang thét chửi rằng Calley đang đe dọa thành công của chiến dịch, Calley đưa ra quyết định mang tính lịch sử nhất trong cuộc đời y.

Mọi thứ y đã được huấn luyện đều ủng hộ cho quyết định đó. Các thượng cấp tại trại tập huấn và khóa huấn luyện sỹ quan lục quân đều đã phi nhân hóa (dehumanized) và ác quỷ hóa (demonized) kẻ thù.

Họ đã dạy cho y việc giết chóc và mong đợi y sẽ áp dụng nó trong tác chiến.

Calley tin rằng y có thể lấy lòng Medina và theo đó là cả đại đội bằng cách giết được nhiều kẻ thù nhất. Và chắc chắn rằng không có gì sai trái về pháp lý hay đạo đức khi tiến hành bất cứ việc gì giúp chiến thắng cuộc chiến này.

Calley đã diễn giải các chỉ thị từ buổi họp với Medina là họ sẽ giết tất cả mọi người dân trong làng để trả thù cho những binh sỹ Mỹ đã hy sinh, giành được một chiến thắng ấn tượng, và sống sót để chiến đấu tiếp – để cuối cùng sẽ được về nhà.

Bởi vì không thể phân biệt được bạn với thù, kết luận duy nhất là cho rằng mọi người Việt Nam là Việt Cộng và ra tay giết chúng.

Nếu lúc đó Calley cần thêm động lực cho quyết định của y, thì động lực đó đến từ cuộc điện đài thứ hai từ Medina, không lâu sau cuộc gọi thứ nhất, và lần này cũng theo lời Calley kể lại với [nhà báo] Sack:

“Anh đang làm gì đó?” Medina hỏi Calley.

“Tôi sẵn sàng để đi đây.”

“Ngay bây giờ, đồ chết tiệt! Tôi bảo anh: Kêu lính anh vào vị trí ngay! Sao anh bất tuân cái mệnh lệnh chó chết của tôi hả?”

“Tôi có mấy cái hầm ở đây.”

“Mặc cha mấy cái hầm!”

“Và mấy người này, họ không di chuyển nhanh lẹ gì cả.”

“Tôi không muốn nghe cái thứ chết bầm đó. Ngay bây giờ, chết tiệt thật, xử đám người chết dẫm ấy đi (waste all those goddamn people)! Và vào vị trí ngay!”

“Rõ.”

Trung úy William Calley, người ra lệnh nổ súng thảm sát tại Mỹ Lai – Ảnh: thesunchronicle.com

Calley chưa bao giờ nghĩ đến việc chất vấn mệnh lệnh, đặc biệt khi tác chiến.

Sau này y nhớ lại, rằng y căm ghét việc bị Medina quở mắng qua tần sóng radio, nhiều người khác nghe được như thế không chỉ một mà đến hai lần.

“Tôi ngán việc nghe chửi lắm rồi. Medina ở ngay sau lưng tôi giật dây. Và ông đại tá thì chắc ngay sau lưng hắn?”

Số lượng quá đông dân làng làm cho việc di chuyển họ ra khỏi làng không thể nhanh gọn đến mức làm hài lòng Medina. Calley không thể dắt họ theo và cũng không thể để họ lại.

“Chúng ta không được để ai đi ra phía sau lưng mình,” Medina đã cung khai rằng ông ta đã liên tục dặn người của mình như thế. “Công việc là xông vào nhanh và vô hiệu hóa mọi thứ. Giết chết mọi thứ.”

Khi Calley quay lại đường làng vào khoảng 15 phút sau đó, y thấy [Binh nhì] Conti đứng cạnh Meadlo, người vẫn đứng nguyên chỗ cũ khi nãy, và đám dân làng thì đang ngồi dưới đất.

Meadlo kể lại rằng Calley quắc mắt nhìn anh ta. “Sao anh chưa giết chúng đi?”

“Tôi không nghĩ rằng sếp muốn giết chúng, tôi tưởng sếp chỉ kêu tôi canh chúng thôi mà.”

“Không,” Calley gằn giọng. “Tôi muốn chúng chết.”

Meadlo và Conti liếc mắt nhìn nhau và đứng tránh ra gần đó với hai hay ba người lính khác.

“Quay lại đây,” Calley ra lệnh, bấy giờ đã giận điên lên vì hai thuộc cấp từ chối thi hành mệnh lệnh.

“Tới đây, đẩy chúng vào hàng, chúng ta sẽ giết chúng.”

[…]

Phanh phui vụ việc khi bị giới lãnh đạo sư đoàn tại Việt Nam che đậy

[…] Những gì xảy ra tại Mỹ Lai 4 và Mỹ Khê 4 có thể đã mãi là bí mật nhà nước nếu như người lính xạ thủ trực thăng Ronald Ridenhour thuộc Lữ đoàn bộ binh số 11 không tình cờ gặp một người quen từ thời huấn luyện ở Hawaii – Binh nhất Charles “Butch” Gruver của Đại đội Charlie.

Vào khoảng gần cuối tháng 04 [năm 1968], Ridenhour và Gruver cùng vừa uống bia vừa nói chuyện cập nhật tình hình với nhau tại sân bay Chu Lai.

[Ridenhour nghe chuyện thảm sát Mỹ Lai một cách không đầy đủ từ Gruver, sau đó Ridenhour điều tra thêm từ một số thành viên khác của Đại đội Charlie]

[…]

Ngày 29 tháng 03 năm 1969, hơn một năm sau vụ Mỹ Lai, Ridenhour gửi bưu điện dạng bảo đảm một lá thư năm trang cho ba mươi lãnh đạo quân đội, hành chính, và Quốc hội. Trong thư đó, Ridenhour vạch trần những gì anh cho là đã diễn ra tại Pinkville, như đã được Gruver và bốn người tham gia thảm sát khác kể lại.

Hình ảnh thảm khốc tại Mỹ Lai – Ảnh: democracynow.org

Trong lá thư của mình, Ridenhour kêu gọi Quốc hội tiến hành một cuộc điều tra “sâu rộng và công khai” các cáo buộc trong thư, và tiến hành “các hoạt động mang tính xây dựng”.

Anh đánh động vào tinh thần ái quốc của những người nhận thư bằng cách trích dẫn một lời nói của vị Thủ tướng Anh Winston Churchill: “Một đất nước không có lương tâm là một đất nước không có tâm hồn, và một đất nước không có tâm hồn không thể sống sót.”

Tổng thống Nixon – người đã lên thay Lyndon Johnson từ tháng 01/1969, cùng Ngoại trưởng William Rogers và Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân tướng Earl Wheeler đều nhận lá thư của Ridenhour. Các bản sao khác được gửi cho một số thành viên Quốc hội, bao gồm Thượng nghị sỹ Everett Dirksen của bang Illinois, J. William Fulbright của bang Arkansas, Edward Kennedy của bang Massachusetts, Eugene McCarthy của bang Minnesota, George McGovern của bang Nam Dakota, và Barry Goldwater từ bang nhà của Ridenhour bang Arizona, cùng với Morris Udall, Hạ nghị sỹ bang Arizona.

[…]

Thanh tra quân đội vào cuộc

[…] Đại tá William Wilson là một cựu sỹ quan Lực lượng đặc biệt, lúc đó vừa mới (theo một cách không vui vẻ lắm) được thuyên chuyển về văn phòng tổng Thanh tra quân đội đóng tại thủ đô Washington, không lâu trước khi lá thư của Ridenhour được gửi tới vào một buổi sáng cuối tháng 03/1969.

Đại tá Wilson đọc đi đọc lại lá thư bốn lần, ông hồi tưởng lại như thế trong một bản cung khai. Rằng ông đọc “với một sự ngỡ ngàng và kinh tởm.” Chi tiết đặc biệt đau xót là chi tiết một đứa bé bị giết.

Wilson là một cựu binh Thế chiến thứ Hai có nhiều thành tích. Ông từng tham gia cuộc đổ bộ trên bờ biển Normandy và đã từng chứng kiến hàng loạt người dân thường bị giết trong chiến trận. Tuy nhiên ông chưa bao giờ nghe đến những tội ác tày trời như đã diễn ra tại Pinkville theo lời cáo buộc. Ông nhớ lại rằng ông đã cố gắng tự thuyết phục bản thân mình rằng các cáo buộc đó vô căn cứ. Nhưng nếu xác minh được chứng cứ, ông tự bảo bản thân rằng sẽ lần cho ra xem những gì xảy ra ở Việt Nam có phải là “giết người máu lạnh” hay không.

[…]

Uẩn khúc pháp lý

[…] Trong cuộc điều tra của Wilson, quân đội đã xác định được người tên “Kalli” (mật danh thứ ba của Calley) bị cáo buộc giết người trong lá thư của Ridenhour chính là Trung úy William Calley. Calley bèn nhận được lệnh phải bay từ Việt Nam về Washington.

Y đến trình diện tại văn phòng Thanh tra quân đội và được Đại tá Norman Stanfield phỏng vấn vào ngày 09 tháng 06 năm 1969, chỉ ba tháng trước khi đến ngày chấm dứt kỳ hạn quân ngũ của y vào ngày 06 tháng 09 năm 1969.

Việc chọn thời điểm như thế rất quan trọng, bởi vì nếu quân đội Mỹ muốn kết tội giết người với Calley thì họ phải làm điều đó trước khi Calley giải ngũ, thể theo một phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ.

Trong vụ Nhà nước Hoa Kỳ (liên quan đến Toth) kiện Quarles (1955), tòa án đã quyết định rằng quân đội không có quyền tài phán với những thường dân đã phạm tội hình sự trong thời gian tại ngũ.

Bị cáo trong vụ này, Robert Toth, bị tố cáo đã giết một người Hàn Quốc trong thời gian Toth còn tại ngũ trong lực lượng không quân Hoa Kỳ. Cho dù đã giải ngũ trong danh dự, Toth vẫn đã bị không quân Hoa Kỳ bắt giữ khoảng năm tháng sau đó tại nhà ông ta ở Pittsburgh. Toth bị áp giải về Hàn Quốc để tòa án binh tại đó xử lý.

Trong ý kiến phe đa số của Tối cao Pháp viện, thẩm phán Hugo Black chỉ ra rằng Bộ trưởng không quân Hoa Kỳ Donald Quarles đã có hành vi xâm phạm hiến pháp Mỹ khi áp dụng Điều 3(a) của Đạo luật về Bộ luật Công lý Quân sự Thống nhất (Uniform Code of Military Justice Act) năm 1950 nhằm đưa một cựu chiến binh ra tòa án quân sự vì một tội phạm diễn ra khi người đó còn tại ngũ.

Điều 3 Hiến pháp Mỹ ngăn chặn “sự xâm phạm khu vực tài phán của các tòa án liên bang” và đồng thời bảo đảm quyền được xử án bằng bồi thẩm đoàn của mọi công dân Mỹ.

Tuy nhiên, tòa án dân sự Hoa Kỳ không có thẩm quyền xử các tội phạm đã gây ra ở nước ngoài. Toth theo đó không thể được xử cho dù là tại tòa án binh hay tòa án dân sự.

Thẩm phán Black lúc đó kêu gọi Quốc hội Mỹ giải quyết khúc mắc này bằng cách xem xét kiến nghị của chỉ huy trưởng quân đoàn quân pháp (judge advocate general) về việc trao thẩm quyền cho các tòa án liên bang xử lý các kiểu tội phạm giống như trường hợp của Toth. Quân đoàn quân pháp không có động thái gì thêm.

Không có bằng chứng cho thấy William Calley nhận thức được về những tội ác của y hay những luận điểm pháp lý liên quan đến chúng. Nếu y giải ngũ thì y sẽ không bao giờ phải ra tòa cả.

[Văn phòng Thanh tra quân đội gấp rút điều tra và truy tố Calley ngay trước khi y hết hạn quân ngũ vào tháng 9/1969. Calley được xử bởi tòa án binh với một bồi thẩm đoàn sáu thành viên, bao gồm năm sỹ quan quân đội cấp cao.]

[…]

Calley bị tòa án binh kết án

Vào chiều muộn ngày 29 tháng 03 năm 1970, hơn bốn tháng sau phiên xử mở màn và 13 ngày sau khi nhận được các hướng dẫn từ thẩm phán, bồi thẩm đoàn đã thảo luận gần 80 tiếng đồng hồ và giờ sẵn sàng trình bày bản tuyên án trong vụ xử tội ác chiến tranh dài nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.

Latimer [luật sư của Calley] hay phàn nàn trong lúc chờ đợi về khoản tiền ông ta bị mất vì không tham gia được một số vụ việc khác. “Cuối cùng cũng có tuyên án rồi”, Calley nói khi được gọi quay lại phòng xử án. Kennedy [thẩm phán tòa án binh] gọi Calley và các luật sư của y lên đứng gần chủ tịch bồi thẩm đoàn, Đại tá Ford.

Sau khi đứng nghiêm chào, Ford bắt đầu đọc quyết định bằng một giọng từ tốn. Bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu kín và hai phần ba số bồi thẩm viên đã bỏ phiếu buộc tội Calley.

Calley bị tuyên có tội sát hại có mưu tính ít nhất 22 người dân thường Việt Nam.

[Calley bị loại ngũ, lĩnh án chung thân. Y kháng án và được giảm xuống 20 năm tù. Tổng thống Nixon sau đó không ân xá hoàn toàn (pardon) mà dùng quyền khoan hồng (clemency) giảm án thêm cho Calley xuống còn 10 năm tù.

Nhiều sỹ quan cấp cao khác bao gồm Medina hoặc được xử trắng án, hoặc bên công tố không truy tố tiếp được, đều vì lý do không có đủ nhân chứng, bằng chứng. Nhiều nhân chứng là cựu binh sỹ từ chối hợp tác với bên công tố quân đội.

Án tù nhẹ cho Calley và việc truy tố thất bại các sỹ quan cao cấp khác có liên quan đến thảm sát Mỹ Lai chính là nguyên nhân khiến cho cách xử lý của chính quyền Mỹ trong vụ việc này bị phê phán là thể hiện họ cố ý giải oan xóa tội (whitewash) một vụ việc tày đình.]

[…]

Di sản 50 năm của thảm sát Mỹ Lai

[…] Tháng 06/2015, sau gần hai thập niên nghiên cứu, Bộ Quốc phòng Mỹ đã hoàn thành phiên bản cập nhật và mở rộng  Cẩm Nang Chiến Trường Quân Lực Hoa Kỳ số 27-10. Tài liệu này được xuất bản dưới tên Cẩm Nang Luật Chiến Tranh Bộ Quốc Phòng.

Dày hơn 1.200 trang, cuốn sách đề cập đến một loạt các vấn đề, bao gồm một số nỗ lực cải thiện các thiếu sót đã khiến dẫn đến những vụ việc ngày 16 tháng 03 năm 1968.

Âm vang từ vụ Mỹ Lai (và cả vụ Abu Ghraib) có thể dễ dàng nhận ra.

Tất cả các thành viên lực lượng vũ trang phải “từ chối tuân theo các mệnh lệnh rõ ràng là trái pháp luật (clearly illegal orders)” vi phạm luật chiến tranh – đặc biệt là những “mệnh lệnh giết người không thể tự vệ” vốn đang “được kiểm soát thể lý hiệu quả”.

Mệnh lệnh, chỉ thị, và diễn văn không bao giờ nên “được hiểu” là những sự cho phép ngấm ngầm việc vi phạm luật chiến tranh. Sỹ quan chỉ huy có trách nhiệm ngăn chặn thuộc cấp vi phạm luật chiến tranh.

Cẩm nang chiến trường mới này nhắc lại “những sai phạm nghiêm trọng” được liệt kê trong Công ước Geneva 1949, các tội ác chiến tranh theo định nghĩa của Quân lệnh MACV số 20-4, và các hình phạt được nêu trong Bộ luật Công lý Quân sự Thống nhất.

Cẩm nang này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo “các vi phạm luật chiến tranh có thể có, bị nghi vấn, hay bị cáo buộc”, tiếp theo sau đó là việc điều tra cẩn thận. Tài liệu này cũng lập lại điểm chính trong Đạo luật Quyền lực chiến tranh (War Powers Act) năm 1996: tuyên bố các tội ác chiến tranh gây ra bên ngoài nước Mỹ có thể được xử án và tuyên phán bằng hệ thống luật pháp liên bang.

Sau vụ Abu Ghraib, quân đội Hoa Kỳ tiếp tục các nỗ lực khác nhằm bảo vệ người không tham chiến (non-combatants) trong thời chiến. Năm 2016, Quốc hội Mỹ ban hành Luật về Đụng Độ Vũ Trang (Law of Armed Conflict). Luật này giới hạn việc giao chiến tác chiến vào các mục tiêu quân sự.

Tuy nhiên việc có nhiều tội ác khủng khiếp diễn ra thời hậu Mỹ Lai đã tỏ rõ một điều rằng vấn đề chính trong công cuộc cải thiện cách quân đội đối xử với thường dân không nằm ở việc viết thêm luật hay quy định mới, mà nằm ở việc buộc các sỹ quan áp dụng những luật đang có.

[…

Tìm đọc thêm:

“Các con vật đều được bình đẳng, nhưng có một số con được bình đẳng hơn”

Dương Quốc Chính

25-7-2021

Mấy hôm nay nhân dân cãi nhau inh ỏi về việc phân bổ vaccine, miền nọ cãi miền kia, ý là không công bằng, miền Nam đi trước về sau…

TS Nguyễn Tường Bách: “Corona: Biến cố của thế kỷ”

Giác Ngộ

Nguyễn Tường Bách (CHLB Đức)

20-3-2020

Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

Là chúng ta, nhân dân hoan hỉ

Nguyễn Đắc Kiên

27-3-2019

Lẽ thường một con giòi cũng có thể mặc áo vest, ngồi ngôi cao và nói lời nhân đức. Lẽ thường, bất cứ xã hội nào cũng có thể có một vài con giòi khoác được áo vest, chiếm được ngôi cao và đi rao giảng lời nhân đức.

Tình hình Ukraine ngày thứ 357

Phan Châu Thành

16-2-2023

1. Tổng thống Moldova Maia Sandu vừa ra thông báo về một âm mưu đảo chính, lật đổ chính quyền dân sự mà người dân Moldavia bầu lên, thay thế bằng một chính quyền thân Putin mà phía Nga định tổ chức, bắt đầu bằng vụ bạo loạn sẽ được nổ ra giữa các cổ động viên đội bóng Partizan Belgrad của Serbia và Sheriff Tyraspol của Moldavia. Các biệt kích Nga được cho là sẽ trà trộn vào giữa các cổ động viên, gây ra những vụ xung đột cố ý khiến bạo lực bùng phát, lợi dụng việc các cổ động viên Partizan Belgrad vốn có xu hướng ủng hộ Nga để tạo ra những rối loạn cần thiết, rồi cướp chính quyền.

Sam Rainsy là ai?

FB Trần Trung Đạo

20-3-2018

Ông Sam Rainsy. Ảnh: internet

Giới thiệu: Tháng 2, 2018, chính phủ Mỹ cắt một số viện trợ quân sự cho chế độ Hun Sen, Đức trì hoãn việc cấp thông hành nhập cảnh dành cho các viên chức chính quyền Hun Sen và các biện pháp gây áp lực khác có thể sắp được công bố từ phía cộng đồng Âu Châu. Những điều này đã giúp cho vai trò đối lập của Sam Rainsy gia tăng ảnh hưởng trong chính trị quốc tế. Bài viết tóm tắt về Sam Rainsy để các bạn quan tâm đến chính trị Đông Nam Á, nhất là các bạn “like” Sam Rainsy trong Facebook, hiểu hơn về một chính trị gia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn tới sự thay đổi tại Cambode.

Corona và những ông vua (Phần 1)

Thọ Nguyễn

27-7-2021

Tên gọi Covid bắt nguồn từ chỗ con virus Corona có hình giống cái vương miện của vua. Tiếng La tinh = Coronam, tiếng Pháp= Couronne, tiếng Tiệp = Koruna, tiếng Thụy Điển = Krona.

Giáo sư Trần Văn Thọ và sự cố truyền thông

Vũ Kim Hạnh

31-3-2020

Đài truyền hình quốc gia VN, trong bản tin 7g tối qua 30/3/2020, đã đưa tin GS Trần Văn Thọ gửi về tặng VN 2.000 máy trợ thở. Nghe tin, tôi đã thấy ngờ ngợ vì mỗi máy này trị giá cũng gần 1 tỷ đồng. 3 giờ khuya thức dậy, Facebook cũng còn nhiều bài cám ơn ông về nghĩa cử này. May mà cùng lúc tôi kịp đọc thông tin từ anh Hoàng Tư Giang đã xác minh trực tiếp từ GS Thọ.

Oan cho giáo dục quá

FB Phạm Việt Thắng

31-3-2019

Nhà cháu cực lực lên án mọi hành vi đổ lỗi cho ngành giáo dục!

Dù có thế nào thì ngành giáo dục vẫn cứ rực rỡ, không có lỗi gì. Giáo dục đã bao giờ được như thế này chưa, mà cứ hơi một tí là “do giáo dục”. Này nhé:

Trung Quốc đang trỗi dậy hay sắp suy tàn?

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

19-2-2023

Có lẽ đây là một câu hỏi cần thiết mà giới nghiên cứu và hoạch định chính sách đặt ra để giải đáp, vì cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung vẫn là yếu tố quan trọng nhất tác động tới quan hệ quốc tế và trật tự thế giới trong những thập kỷ tới của thế kỷ 21. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó giải đáp nhưng lại dễ gây tranh cãi, vì trong một thế giới “hậu sự thật”, có nhiều tin vịt và quan niệm trái chiều, người ta rất dễ nhầm lẫn và khó nhất trí.

Luật Sư Phạm Công Út tố chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Sài Gòn

Người Việt

24-3-2018

Luật Sư Phạm Công Út (người đứng phía trước). Ảnh:h: Facebook Phạm Công Út

Vụ Đoàn Luật Sư Sài Gòn bất ngờ khai trừ Luật Sư Phạm Công Út, trưởng Văn Phòng Luật Phạm Nghiêm, hôm 12 Tháng Ba, đến nay vẫn gây xôn xao trong giới luật sư vì ông Út được nhiều người biết đến qua các vụ oan sai ở nhiều địa phương.

Ông Út cũng được cho là người có phát ngôn “mạnh miệng” về chính quyền trên báo đài hải ngoại.

Những sai lầm lớn về kỹ thuật pháp lý của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

Ngô Huy Cương

3-4-2020

Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật thường được xem là “luật làm luật” của Việt Nam. Nó là một đạo luật mang tính hiến pháp (một loại nguồn của luật hiến pháp). Đạo luật như vậy đã xuất hiện từ lâu ở nước ta và đã được sửa đi, đổi lại nhiều lần. Ấy thế mà Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2015 hiện hành vẫn còn nhiều chỗ sai lớn về mặt kỹ thuật pháp lý.

Ưu tiên cho ai?

Mai Quốc Ấn

3-4-2019

Tại các quốc gia phát triển, thứ tự ưu tiên là trẻ em, phụ nữ, chó và cuối cùng mới là đàn ông.

Ở đất nước mình, khẩu hiệu quen thuộc là “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” nhưng trên thực tế thì sao?

Các cơ quan bảo vệ bà mẹ và trẻ em đang ở đâu sau khi một con yêu râu xanh “nựng” đứa trẻ trong thang máy? Ở đâu không thấy, dù lương, thưởng và các điều kiện làm việc đều từ thuế của nhân dân…

Ông Ca chỉ là thêm một… ‘ca’! (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

24-2-2023

Tiếp theo phần 1

Trung tướng Phan Văn Vĩnh từng mất chức vì dàn nhãn ‘bình phong’ cho một công ty tổ chức đánh bạc qua internet. Ông Ca chỉ là thêm một… ca. Nguôn: Reuters

Tư tưởng mãi quốc đang thời thịnh

FB Đỗ Ngà

28-3-2018

Thực sự những típ người thuộc loại quỳ gối leo cao trong chính quyền này đang chiếm tỷ lệ rất cao. Vì không minh bạch và chỉ xét lý lịch, điều đó tạo thành một tiền đề, đó là nó loại bỏ người ngay thẳng và người tài giỏi ra khỏi bộ máy nhà nước. Mà khi người giỏi và ngay thẳng vắng bóng, thì cuộc chơi trong môi trường chính trị là dành cho những level của thứ “nghệ thuật quỳ gối”. Thằng nào quỳ gối cầu xin đạt tới một trình độ thượng thừa, kẻ đó có triển vọng leo cao.

Suy nghĩ về một món quà vắc-xin

Văn Việt

Lê Học Lãnh Vân

2-8-2021

1) Nhà tài trợ là Vạn Thịnh Phát. Đây là công ty rất mực giàu có và sở hữu nhiều mảnh đất vàng tại trung tâm Sài Gòn. Giàu có thì đương nhiên có quan hệ lớn, cách đây gần chục năm tên tuổi Vạn Thịnh Phát được đề cập ồn ào trên truyền thông vì có mối quan hệ với lãnh đạo cao cấp thành phố Sài Gòn và với giới tài phiệt địa ốc Trung Quốc.

Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu gạo

Trương Châu Hữu Danh

6-4-2020

Năm 1996, cô giáo dạy Hóa Võ Thị Ánh Xuân chuyển sang làm chuyên viên văn phòng, sau 4 năm dạy học rất tốt tại An Giang.

Sự đớn hèn có từ bao giờ?

FB Nguyễn Ngọc Chu

6-4-2019

Trung tá CSGT đứng nhìn nam thanh niên sát hại bạn gái. Ảnh: internet

Một sĩ quan công an giao thông liều mạng lao lên đầu xe, bám vào gương xe, quyết không từ bỏ người sai phạm luật giao thông, phải trừng trị bằng được kẻ phạm luật, dẫu lỗi vi phạm rất nhỏ nhưng hành động lại nguy hiểm đến tính mạng, mà vẫn liều chết.

Ngược lại, là hình ảnh viên trung tá công an chứng kiến cảnh một nam thanh niên quật ngã người con gái, dùng kéo đâm nhiều lần, không phải vô ý mà cố tình cướp đi mạng sống, vậy mà viên sĩ quan công an không lăn xả vào cứu giúp, lại đứng xa sợ chết, cầm điện thoại gọi người khác đến mạo hiểm thay mình.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Phan Châu Thành

28-2-2023

Trước chiến tranh, đại đa số người Việt không nghe tới Ba Lan, thậm chí còn trường xuyên nhầm với Phần Lan, bản thân Ba Lan cũng rất ít ồn ào, lẳng lặng tập trung phát triển xã hội của họ. Sau 30 năm thay đổi chế độ, GDP của Ba Lan tăng gấp 10 lần (chính xác là 1030% – từ 66 tỷ USD năm 1990 lên 680 tỷ USD năm 2020), xã hội yên bình, ổn định, ít tội phạm thuộc loại nhất châu Âu, trong khi các điều kiện phúc lợi xã hội, miễn học phí, y tế, giáo dục cho toàn dân ngày càng được cải thiện.

Cửu bộ luận đàm

FB Luân Lê

4-3-2018

Ảnh: internet

Đại diện Bộ Tài chính nói rằng, tăng giá xăng lên 4.000 đồng/lít là để người dân sẽ chuyển dần sang dùng xăng E5. Quả thực là một tâm lý quản lý và điều hành khốn nạn, khi họ coi dân là bù nhìn, trước đó họ còn nại ra là đa phần dân chúng đồng ý với mức tăng này, mặc dù là không có người dân nào được tham gia khảo sát khống đó. Giờ thì họ ngang nhiên quay sang khẳng định trơ trẽn như vậy vì dân không có lựa chọn nào khác. Việc chọn giá xăng tăng hay giảm cũng không có quyền, chuyện dùng xăng A92 hay xăng E5 cũng là không có cơ hội nào khác ngoài sự áp đặt từ phía bộ máy điều hành.

Còn 300 cá thể hổ, bạn có thể làm gì?

WWF – Việt Nam

7-8-2021

Một trong số các cá thể hổ trong chuồng nuôi nhốt trước khi được giải cứu tại Nghệ An. © Lam Anh

Ước tính có 300 cá thể hổ đang bị nuôi nhốt tại Việt Nam và khoảng 8.000 cá thể khác đang bị nuôi nhốt tại trên dưới 300 cơ sở trên khắp châu Á.

Chuyện nhận quà: Đừng lấy mất phần của người khác

Sói Thảo Nguyên

9-4-2020

Chưa có một điều luật nào quy định tội danh về hành động của các vị, cũng như chưa có một chế tài nào để xử phạt hành động đấy. Nhưng tôi nghĩ rằng toà án lương tâm và lòng tự trọng sẽ phán xét các vị. Con cháu các vị sẽ nhìn vào hành động của các vị để mà trưởng thành đấy!!!