Miền Bắc dân đánh công an, miền Nam công an đánh dân

Quốc Anh

10-5-2024

LGT: Bài viết này đưa ra một số nhận xét khá thú vị của blogger Quốc Anh, về ý thức chấp hành luật pháp, cũng như phản ứng khác nhau của người dân hai miền Nam – Bắc đối với công an. Giới thiệu bài này, chúng tôi mong bạn đọc nếu có bình luận thì đi vào chủ đề chính, tránh đưa ra những bình luận mang tính phân biệt vùng miền.

***

Ảnh: Ông Lại Quốc Đạt, Chi cục trưởng Dân số Tuyên Quang túm áo, tát CSGT khi bị yêu cầu đo nồng độ cồn. Vụ việc xảy ra ngày 11-1-2021. Ảnh chụp màn hình

Vụ hai cậu choai choai bị bốn đồng chí công an giao thông ở Sóc Trăng đánh cho “lên bờ xuống ruộng” được một số người trong cộng đồng mạng đặt câu hỏi: Tại sao các đồng chí công an ở các tỉnh phía Nam lại hay đánh dân hơn các đồng chí công an ở các tỉnh phía Bắc?

Thực ra cũng chưa có thống kê nào chính thức về câu hỏi này, nhưng theo thông tin nhặt trên báo chí, có vẻ các đồng chí công an phía Nam gây ra nhiều vụ đánh dân hơn các đồng chí công an ở phía Bắc.

Họ nhận xét rằng, dân Nam hiền lành và sợ pháp luật, công quyền hơn dân Bắc. Dân Bắc lôi thôi còn xiên luôn công an giao thông, khối đồng chí công an nhìn thấy mấy cậu xăm trổ vượt đèn xanh đèn đỏ, đi ngược chiều là mắt lảng đi chỗ khác như không nhìn thấy.

Ở miền Bắc, chuyện công an bị dân đánh cũng không phải là hiếm, cho thấy việc chấp hành luật pháp của dân Bắc thua xa dân Nam.

Đây là một thực tế có thật, nó có nguồn gốc sâu xa. Trước khi đất nước thống nhất, miền Bắc chỉ có một giai cấp, một thành phần kinh tế, nhà nào cũng có người làm công an, quân đội, họ nào cũng có người làm quan cách mạng – “nhà mày có cán bộ, sĩ quan; họ nhà này cũng không thiếu”.

“Tất cả đều là con cháu Bác Hồ. Có chuyện gì tao mách, tao bảo ông chú, ông bác… ” Nhiều khi vi phạm pháp luật, va chạm với nhau đều do các ông chú, ông bác dàn xếp bằng tiệc rượu, tiệc trà, bằng đồng hương, đồng khói… Pháp luật nào cũng chẳng bằng quan hệ, bằng “cụ Hồ” đi trước dẫn đường.

Cùng thành phần, giai cấp, thằng nào hơn thằng nào? “Pháp luật của nhà mày, nhà tao thiếu chó gì pháp luật…” Chính vì thế mà ngoài miền Bắc chỉ vặt tiền lẫn nhau, công an giao thông vặt tiền người vi phạm, y tế vặt bệnh nhân, giáo dục vặt y tế, ngành nọ vặt ngành kia… chẳng đứa nào thương đứa nào, đứa nào sợ đứa nào.

Trong khi đó, miền Nam nhiều giai cấp, nhiều thành phần kinh tế, đảng phái chính trị, tôn giáo… người ta phải quản lý đất nước bằng pháp luật, bằng quyền tự do, dân chủ thông qua bầu cử.

Vì vậy người dân phải tuân thủ pháp luật, sợ người công quyền. Người làm công quyền bị giám sát của báo chí, dư luận không thể lạm quyền, hống hách … Người vi phạm pháp luật khó có thể chạy chọt, xin xỏ.

Khi đất nước thống nhất, các chú công an trong chế độ mới với tư cách là người chiến thắng, thành phần cách mạng chiến khu, tập kết, bưng biền tiếp quản miền Nam, nên có phần hống hách, bắt nạt dân.

Người miền Nam bị phân biệt, bị đối xử là ngụy quân, ngụy quyền, với tâm lý là kẻ thua cuộc, nên càng sợ. Nỗi sợ hãi cùng với bản chất tuân thủ pháp luật, người miền Nam thường chấp hành cán bộ công quyền hơn người miền Bắc.

Cho dù không quá nhiều chuyện công an đánh dân, nhưng chuyện dân đánh công an hiếm có ở các tỉnh phía Nam.

Sự hình thành một xã hội mới sau biến cố năm 1975 dù đã gần 50 năm, tâm lý của người thắng cuộc và người thua cuộc dù đã bị xoá bỏ đi phần lớn, nhưng dấu ấn sợ hãi trong tiềm thức của một bộ phận không nhỏ người miền Nam vẫn còn.

Và tình trạng chống đối người thi hành công vụ ở miền Bắc có xu hướng nhiều hơn ở miền Nam vẫn diễn ra.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Hề… hề…, có gì đâu mà phải ngạc nhiên.
    1. Dân miền Bắc thuộc loại DÂN NGU KHU ĐEN mọi việc nhất nhất phải làm theo ý chỉ của CÁC TIÊN CHỈ trong làng, có điều gì đó bị các đấng nói trên phán sai thì cũng đành phải chấp nhận và luôn nhận cái thua thiệt về mình, uất ức trong lòng mà không được khiếu nại!!
    2. Vì thế, trong quá trình TÂY PHƯƠNG HOÁ NỬA VỜI thì ở MIỀN BẮC đã xuất hiện các CHỊ DẬU sẵn sàng vặc lại lũ trương tuần, còn, ở MIỀN NAM thì coi các ông 30/04 là THÁNH SỐNG và sẵn sàng nghe các ông ấy chỉ bảo (có thể là dùng cẳng tay cẳng chân để mình hoạ). Vậy thôi!!!

    • Hề… hề….Sảng khoái nhất là chị Dậu, là người đại diện cho dân chúng của MIỀN BẮC VIỆT, dám VÉN VÁY ĐÁNH TRƯƠNG TUẦN đó

  2. “Họ nhận xét rằng, dân Nam hiền lành và sợ pháp luật, công quyền hơn dân Bắc”. ( Trích QA )
    Thật ra thì, không phải đến lúc Q.A nêu vấn đề nầy ra, mọi người mới thấy . Mà từ lâu, mọi người đều thấy , người mB “cứng cựa” hơn , còn người mN “ngoan hiền” hơn trước pháp luật nhất là với CA . Đó là do thói quen, do tập quán của người từng vùng miền .
    Trước 1975, người mN có thói quen rất tuân thnủ pháp luật, thấy cảnh sát giao thông, quân cảnh đứng xét xe, xét giấy ngoài đường là mọi người đều sửa sang lại tư thế , nghĩa là tự mình “kiểm duyệt” mìn trước, xem liệu có vi phạm gì không ? Xét giấy tờ tùy thân, xét giấy xe chỉ là cảnh sát thôi , không bao giờ có CA . CA, họ làm nhiệm vụ rất riêng của họ và thường mặc đồ dân sư ( civil ) .
    Còn ở mB, hình ảnh CA đứng đường quá quen thuộc , quen đến độ xem là bình thường ( và cả xem thường ) . Nhìn cảnh anh CA đứng trước đầu xe để chận một chiếc xe du lịch đậu trái phép, do một quý cô nương lái, cô này không thèm bước xuống mà cứ rấn tới định tông vào anh CA khiến anh này sợ hãi phải nhảy vào lề , mà muốn chết cười .
    Chuyện thứ hai, những câu ca dao mới để châm biếm chế độ, hoặc châm biếm , mỉa mai một nhân vệt nào đó mà người dân không ưa hoặc một việc gì đó không hay, không tốt cũng thường sản sinh từ mB ( hiếm hoi có ở mN ) . Ví dụ, câu: “CA, thuế vụ, kiểm lâm/ Trong ba thằng đó thì đâm thằng nào ? /Suy đi tính lại trước sau / Trong ba thằng đó, thằng nào cũng đâm” . Hoặc câu nói về đời sống sinh viên thời bao cấp :” Ăn như tù, ở như tu, nói như lãnh tụ”, còn nhiều, rất nhiều những câu kiểu như thế. . .( kể cả từ Trọng lú”, không bao giờ có ở mN ) .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây