Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Nên xem ‘Ranh giới’ để thấy họ bạc bẽo thế nào

Blog VOA

Trân Văn

9-9-2021

VTV1 – Kênh Tin tức của VTV (Đài Truyền hình Việt Nam) vừa phát “Ranh giới” – phóng sự dài 50 phút, ghi lại một phần hoạt động của Khu K1 thuộc Bệnh viện Hùng Vương ở TP.HCM. Theo sắp xếp của Bệnh viện Hùng Vương, K1 là “tầng thứ tư” trong mô hình điều trị năm tầng. “Tầng thứ tư” là nơi tiếp nhận những bệnh nhân vừa bị nhiễm COVID-19 trở nặng, vừa mắc các bệnh khác, nhân viên y tế vừa phải điều trị COVID-19, vừa phải giải quyết những vấn đề sức khỏe liên quan đến chuyên khoa của họ.

Về kết quả giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, luật sư Trần Văn Tạo: “Tôi lo phiên tòa đã kết thúc nhưng vụ án chưa chấm dứt”

Phụ nữ TPHCM

Nghi Anh, thực hiện

13-5-2020

PNO – Sáu năm trước, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc – Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP.HCM (giai đoạn 1992 – 1995), từng gọi điện xin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho lệnh tạm hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải (tử tù trong kỳ án sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An).

Cuộc gọi điện thoại của ông Tư Tạo (tên thường gọi của luật sư Trần Văn Tạo) và lệnh hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải của Văn phòng Chủ tịch nước đã khiến biết bao người tin tưởng, mong chờ một trang mới mở ra cho vụ án ly kỳ trong lịch sử tư pháp nước nhà, rằng một phiên tòa mới đại diện cho tinh thần thượng tôn pháp luật sẽ được mở ra, những sai sót về tố tụng của vụ án sẽ được khắc phục, chỉ ra đúng người, đúng tội…

Luật sư Trần Văn Tạo. Ảnh: PNTP

Thế nhưng hôm nay, sau gần một tuần phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, ông Tư Tạo mất ngủ… Một lần nữa ông tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án bởi trăm sự hãy còn ngổn ngang…

Những chứng cứ trực tiếp rất quan trọng đã bị bỏ qua

Phóng viên: Thưa ông, dưới góc nhìn một cựu thủ trưởng cơ quan điều tra, ông nhận định gì về vụ án Hồ Duy Hải?

Luật sư Trần Văn Tạo: Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ trên các chứng cứ gián tiếp để đi đến kết án tử hình Hồ Duy Hải. Đã vậy, những chứng cứ ấy lại sai, thiếu và yếu (như ý kiến của Ủy ban Tư pháp và của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Đây là sai sót nghiêm trọng về tố tụng.

Ở vụ án này, trên báo chí có nêu mà Hội đồng Thẩm phán cũng đã công khai hỏi và thể hiện trong nội dung bản án có những chứng cứ trực tiếp như cái thớt dính máu, con dao là hung khí gây án. Bây giờ con dao thể hiện trên lời khai là con dao có trên hiện trường nhưng đã bị tiêu hủy. Đây là chứng cứ trực tiếp, bởi giết người phải có hung khí hoặc hành động trực tiếp. Thứ hai, tấm thớt cũng chẳng còn.

Tòa trưng lời khai Hồ Duy Hải có tình tiết đập đầu nạn nhân bằng tấm thớt, điều đó được đinh ninh rằng vết máu đó là của người bị hại không cần giám định. Không giữ con dao, tấm thớt từ hiện trường. Vết máu nếu giám định đến nơi đến chốn sẽ ra được máu của ai, có phải chỉ là máu của bị hại, của Hồ Duy Hải hay còn ai nữa không?

Rõ ràng, cơ quan điều tra không thu thập được gì từ hiện trường, đây là một thiếu sót lớn, không tuân thủ nguyên tắc khám nghiệm hiện trường. Toàn bộ chứng cứ trực tiếp của vụ án đều không có. Chỉ thu thập được lời khai của Hồ Duy Hải, mà lời khai lúc nhận tội, lúc không.

* Những chứng cứ trực tiếp đã bị bỏ qua ấy theo ông có chứng minh Hồ Duy Hải vô tội không? 

– Tôi không biết Hồ Duy Hải có oan hay không, nhưng đã không có chứng cứ chứng minh tội phạm, tố tụng sai, mà mang một người đi tử hình, sau này nếu sai, chúng ta không sửa được bởi người đó đã chết rồi. Theo quan điểm của tôi, muốn định tội Hồ Duy Hải một cách thuyết phục, bắt buộc phải điều tra lại từ đầu. Phải khắc phục ngay từng sai sót trong tố tụng.

Tôi thấy thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trả lời báo chí: “Không phải sai phạm tố tụng nào cũng hủy án. Mà chỉ có những sai phạm tố tụng nghiêm trọng, thay đổi bản chất mới hủy án, điều tra lại” – đó là quan điểm Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và cả Chánh án Tòa án tối cao nữa đã thể hiện rõ ràng trước phiên tòa.

Sẽ có nhiều người chấp nhận, đồng tình quan điểm này. Nhưng với tôi, là người làm điều tra nên mọi thứ phải theo luật. Bộ luật Tố tụng hình sự là bộ luật hình thức, Bộ luật Hình sự là bộ luật nội dung. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định hết sức chặt chẽ để không sai phạm trong quá trình thực hiện nội dung và buộc phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt. Cho nên nói như vậy có nghĩa tố tụng thì không được sai sót.

Hỏi cung cũng không được sai sót. Hỏi cung mà mình làm thay đổi tính khách quan của lời khai của bị can, bị cáo là không được. Từ đó mới quy định không được mớm cung, không được ép cung, không được nhục hình… Vì sao? Vì bằng những cái đó sẽ thay đổi tính khách quan lời khai của bị can, bị cáo. Về thủ tục tố tụng, việc thu thập chứng cứ, cũng buộc phải tuân thủ đúng quy định tố tụng hình sự.

Trong đó, chứng cứ phải là cái thật, là khách quan, là trực tiếp gây ra hành vi phạm tội thì mới gọi là chứng cứ trực tiếp, chứng cứ có giá trị thật sự trong vụ án hình sự. Chứng cứ gián tiếp cũng cần thu thập, nhưng đã nói là “gián tiếp” thì giá trị nó nhẹ, nó chưa phản ánh đầy đủ tính chất hành vi. Chứng cứ trực tiếp mới là cái phản ánh đầy đủ tính chất của hành vi. Cơ quan điều tra ban đầu đã bỏ hết chứng cứ trực tiếp mà vẫn đi đến kết luận và chỉ ra được bản chất vụ án cứ như là chuyện không tưởng!

Phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án Hồ Duy Hải

* Ông nói trong tố tụng hình sự, đây là sai sót nghiêm trọng, nhưng Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao nói rằng những sai sót này không thay đổi bản chất vụ án và hành vi phạm tội của Hồ Duy Hải?

– Bởi vậy mới thật kỳ lạ. Sai sót của cơ quan điều tra đã được Tòa án tối cao “dung thứ”. Bản chất bao giờ cũng gắn liền chứng cứ. Nguyên tắc tố tụng hình sự từ chứng cứ đánh giá bản chất, soi ra bản chất. Không bao giờ từ bản chất sinh chứng cứ được. Tôi làm điều tra cũng soi tố tụng mà làm. Ở vụ án này, tất cả những chứng cứ không thu thập từ đầu mà lại nói về bản chất vụ án, cứ như trò đùa. Nhận định của tôi, đây là sự thất bại, khiến người dân không tin tưởng vào kết quả phiên tòa.

Theo luật, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm. Đã ra phán quyết rồi thì chỉ có 4 cơ quan gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền được yêu cầu Hội đồng Thẩm phán tối cao xem lại quyết định của mình. Còn xem như thế nào thì thuộc quyền của Hội đồng Thẩm phán chứ các cơ quan nhà nước không can thiệp được quyết định này.

Tuy nhiên thực tế ở vụ án này, Chánh án Tòa án tối cao nằm trong Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã là người kháng nghị. Nếu phiên tòa không chấp nhận kháng nghị thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có thể bảo lưu quan điểm. Ông cũng không có quyền yêu cầu xét lại. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã kiểm tra và cũng có ý kiến đề nghị giám đốc thẩm rồi.

Như vậy, cả 3 đơn vị này đã tham gia trước, trong và khi mở phiên tòa. Chỉ còn một cơ quan “chưa làm gì hết” lần này, chính là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngoài quyền được yêu cầu xem xét lại còn có quyền giám sát lại phán quyết của Hội đồng Thẩm phán.

Phiên tòa không cho thấy sự tiến bộ của nền tư pháp 

* Cho đến hôm nay, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng trên báo chí, truyền thông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án…

– Bởi đã theo dõi vụ án, chắc chắn họ sẽ không thể không lên tiếng. Vụ án gì mà bày ra bao nhiêu thứ sai sót, xã hội thấy những sai sót này là không thể chấp nhận được, nhưng ông Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thản nhiên nói “sai sót này không thay đổi bản chất vụ án”. Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vừa rồi có những chi tiết và lập luận không đủ sức thuyết phục.

Dân chúng chỉ còn chờ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thôi. Nhờ cải cách tư pháp, chúng ta mới có việc xem xét lại vụ án, giám đốc thẩm của Tòa án tối cao (việc này, trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chưa có). Tôi mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đừng bỏ qua vai trò của mình trong thời điểm này, trong vụ án này.

Kết quả điều tra và tố tụng có thể lại tiếp tục khẳng định Hồ Duy Hải là thủ phạm, hoặc có thể minh oan cho anh ta, nhưng điều tra và tố tụng lại sẽ thể hiện tính nghiêm minh và tính nhân văn của nền tư pháp trước một bản án tử hình có nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều từ các cơ quan cao cấp của nhà nước ta.

* Nếu có thể, ông có tiếp tục xin cho Hồ Duy Hải thêm lần nữa?

– Ngày trước, việc tôi gọi điện cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để xin hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải không phải để kêu oan giùm anh ấy mà là nhận ra những sai sót trong tố tụng ở vụ án này. Khi đó, tôi là người giữa đường thấy điều không phải rồi làm vậy thôi.

Nhưng hôm nay, sau nhiều năm suy nghĩ, phân tích thấu đáo về vụ án, dõi theo phán quyết của phiên giám đốc thẩm, thông qua bài báo này, tôi gửi lời xin Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện vai trò giám sát của mình với vụ án. Có thể, trong thời gian đó, hoãn thi hành án tử hình với Hồ Duy Hải thêm lần nữa. Mọi người đang hy vọng, tôi cũng đang hy vọng xem xét lại vụ án. Đừng vội tử hình anh này. Nếu người ta đã chết rồi thì xem xét làm gì.

Tôi lo là lo phiên tòa đã khép lại nhưng vụ án chưa kết thúc. Dư chấn của phiên tòa sẽ còn rất rộng, rất lâu. Nhiều người, dĩ nhiên trong đó có tôi chưa phục. Đây không phải câu chuyện một phiên tòa mà là câu chuyện tư pháp. Nhiều người nhận ra phán quyết của Hội đồng Thẩm phán hoàn toàn không thuyết phục. Tôi cũng không hiểu tại sao lại tuyên án một cách dứt dạt như vậy khi vụ án còn bao nhiêu thứ không giải đáp được. Hệ quả của việc tuyên án này sẽ dẫn ra bao nhiêu câu hỏi nữa, câu chuyện nữa cho toàn ngành tư pháp…

Riêng với Hồ Duy Hải, anh vẫn còn một con đường sống là gửi đơn xin lệnh và chờ đợi lệnh ân xá từ Chủ tịch nước.

* Chúng ta luôn tự hào về công tác cải cách tư pháp, nói theo lẽ nào đó, phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải cũng là minh chứng cho cải cách tư pháp?  

– Phải nói ngành tư pháp đến hôm nay được cải cách nhiều. Chúng ta luôn nhận định luật chúng ta tiến bộ. Tuy nhiên, soi qua phiên tòa này thì người dân không hiểu nó tiến bộ chỗ nào mà nó làm người ta vấn vương, phân vân và còn mãi lo âu. Phiên tòa thu hút sự quan tâm của toàn dân, bởi mười mấy năm rồi mới có một phiên giám đốc thẩm như vậy.

Người ta trông chờ 17 vị ở hội đồng thảo luận như thế nào, phân vân ra sao, đặt vấn đề gì ra nhưng không thấy. Chỉ nghe Chánh tòa hỏi, Viện Kiểm sát trả lời rồi giơ tay phán quyết. Một phiên tòa được mong đợi, thế mà, chúng ta lại công khai một nền tư pháp lỏng lẻo, thiếu thuyết phục, thậm chí làm mất lòng tin nơi nhân dân…

* Làm sao để thu phục lòng dân trong khi việc sai tố tụng, vi phạm tố tụng từ nho nhỏ như thời gian điều tra bị kéo dài, chứng cứ chứng minh chưa thuyết phục, khuất tất trong việc trưng cầu giám định pháp y… đã và đang xảy ra trong tố tụng của không ít vụ án?

– Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chặt chẽ như vậy mà anh em đi làm tố tụng hình sự chúng ta lại thường coi hơi nhẹ cái này. Cho nên sai phạm hết cái này đến cái kia, mình cũng bỏ qua. Nếu cứ bỏ qua như vậy nó sẽ gây ra tiền lệ về tư pháp của mình, rất nguy hiểm. Vì nó sẽ tạo ra những cán bộ điều tra, cán bộ làm công tác tố tụng thờ ơ, cẩu thả trong việc kết luận hành vi phạm tội của người khác. Từ đó sẽ dẫn đến oan sai. Quan điểm của tôi: điều tra, tố tụng không được sai sót, dù là nhỏ. Đừng tạo tiền lệ xấu, làm ảnh hưởng lòng tin của người dân đối với hoạt động tư pháp.

* Làm thế nào để chúng ta củng cố lòng tin đó?

– Muốn củng cố nó thì phải sửa hết cái này, sửa ngay từ vụ án Hồ Duy Hải. Bởi bất cứ sai sót về tố tụng nào cũng phải được đánh giá thật nghiêm khắc.

* Xin cảm ơn ông. 

Bình đẳng thuế?

Mai Quốc Ấn

9-5-2019

Ảnh: internet

Tp.HCM đề xuất đánh thuế dân Sài Gòn dùng smartphone hay son môi của chị em. Sáng nay có người hỏi ngược: “Giờ mua ở Bình Dương (Đồng Nai hay Long An, Tây Ninh) rồi đánh thuế vào đâu?”

Lúc đó, nguồn thu từ thuế hiện hữu và thuế phát sinh như đề xuất sẽ chẳng còn. Các tỉnh lân cận sẽ cảm ơn Tp.HCM rối rít. Cái đề xuất tưởng khôn bỗng hóa dại.

Thật ra đây là một hiểu lầm lớn, Tp.HCM đề xuất thu như vậy đối với cả nước. Nghĩa là biến thứ hàng hóa không thuộc nhóm xa xỉ phẩm phải chịu thuế giống njsu.

Chói tai và vỡ vụn

Tạ Duy Anh

29-4-2023

Một bộ luật không cho phép kẻ bắt trộm một con vịt thoát sự trừng phạt, là cần thiết. Nhưng một bộ luật mà khiến kẻ bắt trộm một con vịt phải lĩnh án tới 7 năm tù, thì bộ luật ấy nhất định phải xem lại.

Trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật”, tôi từng để nhân vật nói với mình thế này: “Tôi tự nhủ là mình không được mủi lòng. Còn những tiếng kêu khác của đồng loại, thê thảm hơn, chói tai hơn mà ta buộc phải làm ngơ”.

Khi nào đổi vận?

FB Đỗ Ngà

6-5-2018

Nếu một khối 10.000 kg đặt trên vai bạn, bạn sẽ bị nó đè chết. Nếu nó được đặt trên vai 1.000 người thì mỗi người sẽ cảm thấy khỏe re như con ngựa kéo xe vì mỗi người chỉ gánh được 10kg, rất nhẹ nhàng. Đấy là hình ảnh đơn giản về sự chia sẻ trách nhiệm, hoặc có thể gọi là sức mạnh số đông. Tại sao mỗi người lại không cùng lên tiếng cho một xã hội tốt đẹp? Vài người lên tiếng, CS nó đè bẹp. Nhưng triệu người lên tiếng xem? CS sẽ lùi bước. Nếu vài triệu người xuống đường, CS sẽ sụp.

Ba sự thật, một thách thức

Nguyễn Đắc Kiên

14-9-2021

Bất kể đã có bao nhiêu loại app đã được trình làng, cho đến nay, người dân đi xét nghiệm, đi chích ngừa, khai báo y tế, hay qua chốt giao thông… tất cả đều bằng công nghệ “cơm chấm cơm” (giấy & bút).

Tòa án Hiến pháp không thể là giải pháp cho vụ án oan

Đặng Đình Mạnh

17-5-2020

Nhân dịp đọc bài viết “Tòa Hiến Pháp” của tác giả P.H.N có nêu ý kiến về sự cần thiết thành lập Tòa án hiến pháp qua “tình huống phát sinh pháp lý trong vụ án xét xử giám đốc thẩm” Hồ Duy Hải, để giải quyết hai tình huống pháp lý:

– Thứ nhất, giả định VKSNDTC không đồng ý với Quyết định ngày 08/05/2020 của Hội đồng thẩm phán TANDTC nên tiếp tục kháng nghị (lần 2). Do đó, TANDTC tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm mới (lần 2) và tiếp tục bác kháng nghị với lý do quyết định kháng nghị của VKSNDTC là không đúng pháp luật.

Theo đó, tác giả cho rằng: “Vậy trong tình huống pháp lý này rất cần có Tòa Hiến pháp đứng ra phán xét tranh chấp pháp lý giữa TANDTC và VKSNDTC”.

– Thứ hai, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã bác kháng nghị, giữ nguyên bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bị cáo Hồ Duy Hải sẽ bị thi hành án tử hình trong bối cảnh giả định rằng Quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC là sai lầm, thì cần có Tòa Hiến pháp để công dân khiếu nại về quyết định giám đốc thẩm ấy.

Trước hết, chúng ta cần ghi nhận những nỗ lực tìm kiếm cơ hội pháp lý để giải quyết vụ án mà công chúng đang tin rằng bất công, oan ức cho bị án Hồ Duy Hải. Cho nên, mọi nỗ lực theo hướng nào cũng đều cần thiết và hữu ích. Kể cả giải pháp thiết chế Tòa án hiến pháp để thực thi nghĩa vụ lương tâm là giải cứu một nạn nhân án oan. Tuy rằng, giải pháp ấy chưa được thuyết phục lắm về một số phương diện học thuật và pháp lý, như sau:

Tòa án hiến pháp, hoặc Tòa/Viện bảo hiến chỉ có một mục đích được xác định trong như chính tên gọi của thiết chế này: Bảo vệ hiến pháp.

Đối tượng của Tòa án hiến pháp nhắm đến là các đạo luật, nghị quyết của cơ quan lập pháp, các nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị của cơ quan hành pháp để bảo đảm hành vi lập pháp hoặc lập quy của các cơ quan này luôn luôn tuân thủ hiến pháp. Đương nhiên, theo đó thì mọi hành vi vi phạm hiến pháp sẽ đều bị Tòa án hiến pháp hủy bỏ. Tuyệt nhiên, về học thuật, pháp lý thì đối tượng nhắm đến của Tòa án hiến pháp chưa bao giờ là phán quyết của cơ quan tư pháp cả.

Các cơ quan tư pháp gồm viện kiểm sát và tòa án. Trong hoạt động tư pháp, sự khác biệt quan điểm giải quyết về một vụ án giữa hai cơ quan này là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng sự khác biệt quan điểm này không phải là một tranh chấp cần phân xử bởi một cơ quan khác (như tác giả đề xuất là Tòa án hiến pháp). Vì lẽ, căn cứ vào chức năng, thì VKS là cơ quan công tố, có thẩm quyền truy tố và kháng nghị. Nhưng tòa án mới là cơ quan xét xử các vụ án, kể cả phán quyết về kháng nghị của VKS (như vừa bác kháng nghị của VKSNDTC trong vụ án Hồ Duy Hải). Do đó, nếu có khác biệt về quan điểm giữa họ, thì chính tòa án sẽ giải quyết bằng một phán quyết. Cho thấy, thẩm quyền của tòa án có ưu thế hơn so với VKS, vì họ có thẩm quyền quyết định chung cuộc về một sự vụ cụ thể.

Thế nên, việc cho rằng sự khác quan điểm giữa hai cơ quan này là một dạng tranh chấp cần được giải quyết bằng giải pháp thiết chế Tòa án hiến pháp là chưa đúng với chức năng, mục đích và đối tượng của thiết chế này.

Trong giai đoạn hiện nay, khi luật pháp thường bị công chúng đùa tếu táo là rừng luật và luật rừng, thì việc thiết chế Tòa án hiến pháp là hết sức cần thiết và hữu ích. Nó giúp bảo đảm sự hoạt động lành mạnh của tất cả các cơ quan công quyền, giúp đưa những nguyên tắc tốt đẹp về nhân quyền được hiến pháp công nhận đi vào cuộc sống…

Thế nên, tôi rất tán thành về ý kiến nên thiết chế Tòa án hiến pháp, nhưng không thể xem như là một giải pháp để giải quyết vụ án oan mà công chúng đang quan tâm.

Thư của bà con Vườn Rau Lộc Hưng gửi Bí thư Thành ủy TPHCM

LS Trần Vũ Hải

14-5-2019

V/v Người dân Vườn rau Lộc Hưng mong muốn được gặp Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh để cùng tìm ra giải pháp cho vụ VRLH.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 5 năm 2019

Kính gửi: Ông Nguyễn Thiện Nhân,
Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh,
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh.

Những quốc gia có thể loại bỏ vua Charles III với tư cách là vua của nước họ

Time

Tác giả: Simmone Shah

Cù Tuấn, biên dịch

6-5-2023

Người dân Jamaica kêu gọi Anh bồi thường cho các tội ác của chế độ nô lệ ở nước này qua cuộc biểu tình bên ngoài lối vào của Cao ủy Anh trong chuyến thăm của Công tước và Nữ công tước xứ Cambridge ở Kingston, Jamaica vào ngày 22-3-2022. Ảnh: AFP

Lễ đăng quang ngày 6 tháng 5 của Vua Charles III sẽ là khoảnh khắc ăn mừng của hoàng gia Anh. Nhưng đối với nhiều quốc gia trong số 14 quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung vẫn gắn liền với chế độ quân chủ Anh, đây có thể là thời điểm mà những lời kêu gọi từ bỏ chế độ quân chủ lại trỗi dậy, sau cái chết của Nữ hoàng nổi tiếng Elizabeth II.

Chủ trương mù

FB Ngô Trường An

9-5-2018

Ảnh: internet

Nhiều người biện hộ rằng, chủ trương của đảng luôn luôn đúng, nhưng trong đó chỉ có một vài cá nhân thực hiện sai. Ông đừng có thấy một vài con sâu đó mà đỗ lỗi cho cả hệ thống!

Buồn cười! Trước hết ta phải xem đảng là ai, từ đâu hình thành nó? Có phải đảng là một tổ chức được tập hợp bởi nhiều đảng viên cộng lại? Và chủ trương của đảng có phải là chủ trương của đa số đảng viên kia, mà người đứng đầu đảng đại diện thực hiện? Như vậy, chủ trương đưa ra đúng, nhưng hầu hết các đảng viên làm sai thì có phải là chủ trương sai? Bởi, cái mớ lý thuyết đưa ra, cho là đúng đắn đó. Chẳng ma nào thực hiện được. Đúng không?

Đẳng cấp và năng lực quản trị quốc gia đâu phải qua một đêm mà có được

Nguyên Tống

17-9-2021

Cá nhân mình rất sợ khi nghe những quyết định vào phút chót, khi phải đối mặt với cửa tử và trong tình thế bắt buộc thế này. Mừng thì ít mà lo thì nhiều. “Không thể không mở cửa” rõ ràng là bị động chứ không phải là chủ động mở. Nghe như kiểu bất lực, buông xuôi hay là “thả nổi” khi không kiểm soát được nữa vậy. Không khéo lại rơi vào thái cực khác, dẫn đến dịch còn toang mạnh hơn mà kinh tế vẫn sập theo kiểu đổ ụp chứ không từ từ như bây giờ nữa!

Một án văn nghệ ít người biết (kỳ 2)

Nguyễn Thông

21-5-2020

Tiếp theo Kỳ 1

Nước Nam ta xưa nay, án văn nghệ thời nào cũng có. Không kể đến những án ghê gớm liên quan tới Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát…, chỉ riêng thời cộng sản nắm quyền đã nẩy sinh nhiều vụ oan sai, tai tiếng, vẩn đục cả làng văn nghệ.

Sửa đổi điều lệ đảng là đòi hỏi bức bách của cuộc sống

Nguyễn Ngọc Chu

18-5-2019

Mọi sự sửa đổi Điều lệ Đảng đều phải đặt quyền lợi của Dân tộc là quyền lợi toàn cục – trên tất cả mọi quyền lợi địa phương; Phải lấy Hiến pháp là quyền lực tối cao – bao trùm trên mọi quyền lực.

Kẻ thù của Đảng và Nhà nước là ai?

Song Chi

12-5-2023

Đối với đảng cộng sản Việt Nam, kẻ thù lớn nhất trong suốt bao nhiêu năm qua của đảng không phải là Pháp, Mỹ hay Trung Cộng mà chính là nhân dân Việt Nam. Bởi vì họ có thể bỏ qua quá khứ, bắt tay và hoan hỉ đón nhận sự giúp đỡ từ các cựu thù Pháp, Mỹ, Trung Cộng (đặc biệt với kẻ thù truyền kiếp đã và vẫn sẽ tiếp tục xâm chiếm đất, đảo, lãnh thổ lãnh hải của VN là Trung Cộng thì họ mau mắn nhất, cuộc xung đột biên giới giữa VN-Trung Quốc trên thực tế kéo dài từ 1979 đến năm 1988, 1989, và đảo Gạc Ma bị chiếm là năm 1988, nhưng đảng cộng sản VN đã vội vã bình thường hóa quan hệ với đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1991!), nhưng với nhân dân Việt Nam thì họ không bao giờ bỏ qua.

Chúng ta sẽ làm gì nếu bác sỹ Lương bị tuyên có tội?

FB Võ Xuân Sơn

11-5-2018

Ảnh: internet

Tôi tin rằng đây là câu hỏi mà nhiều nhân viên y tế đang đặt ra cho bản thân. Một thời gian dài, quá dài, chúng ta đã chỉ biết câm nín, vì nghĩ rằng, nếu mình sống tốt, thì sẽ chẳng có tai ương nào đổ xuống đầu mình cả, nếu mình thương yêu người bệnh, thì sẽ chẳng có ai hại mình.

Tôi đã từng không quan tâm đến những gì người ta nói trên mạng, tôi đã từng luôn tìm cách làm tốt cho bệnh nhân, tôi cũng đã từng luôn chấp hành các qui định. Tôi là một trong các bác sĩ đầu tiên ở Việt nam này không bán thuốc, chỉ thu tiền khám ở phòng mạch. Tôi cũng là một trong số ít các bác sĩ mổ cho bệnh nhân ở bệnh viện tư, nhưng là mổ từ thiện, không lấy tiền công mổ. Nhưng người ta không để yên cho tôi trở thành người tốt, người ta không để yên cho tôi chấp hành các qui định.

Sài Gòn, Hà Nội: Cái gì nắm, cái gì buông

Huy Đức

22-9-2021

Hình ảnh “đêm Trung Thu” ở Hà Nội cho thấy ý thức của dân chúng cũng rất là vấn đề. Tuy nhiên, điều này không chỉ lỗi ở dân chúng mà còn vì thông điệp mà Chính quyền cả Hà Nội và Sài Gòn gửi đi mấy tháng qua đã làm cho cách hiểu của người dân trở nên méo mó.

Men theo lời nhận tội

Đoàn Kiên Giang

25-5-2020

Đây được cho là giường ngủ ở tầng trệt của nạn nhân. Ảnh: internet

Suốt tháng 5/2020, trên MXH xuất hiện những lời nhận tội, đơn xin giảm án, đơn xin đi chết,… của bị án Hồ Duy Hải. Lạ, là không ít kẻ hả hê, mà chẳng biết hả hê vì điều gì?

BLTTHS: “Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ NẾU phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.”

Ông Linh ấu dâm không đáng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ!

Lê Xuân Thọ

24-5-2019

Khi thông tin ông Linh ấu dâm sẽ được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ với một câu hỏi to đùng: Những người thực thi pháp luật đang cố tình lách luật để giảm nhẹ tội trạng cho một người am hiểu luật?

Mặc nhiều quần áo có khả năng tốn điện nước

Chu Mộng Long

18-5-2023

1. Lãnh đạo thành Hồ vừa có phát kiến: cần hạn chế mặc áo vest, đồ trang trọng để tiết kiệm điện.

Tại sao lại là Hiệp sĩ? Công an để làm gì?

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

14-5-2018

Thông tin về việc một nhóm người được mệnh danh là Hiệp sĩ đi bắt cướp, bị cướp tấn công lại, 2 người bị đâm chết và 3 người bị thương nặng phải vào bệnh viện vào đêm 13/5/2018 đã đặt lại một vấn đề mà bấy lâu nay đã có nhiều tiếng nói phản ứng, nhưng nhà nước bỏ ngoài tai: “Hiệp sĩ”.

Lan man lắm chuyện (Phần 9)

Đỗ Duy Ngọc

25-9-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7 — Phần 8

Đã có những dấu hiệu từ Thủ tướng cho tới các lãnh đạo thành phố cho thấy đầu tháng 10, Sài Gòn sẽ mở cửa, giảm giãn cách, “bình thường mới”. Đó là kế hoạch không thể không thực hiện. Thủ tướng nêu mục tiêu cố gắng từ nay đến 30.9 từng bước nới lỏng giãn cách xã hội có kiểm soát để khôi phục phát triển kinh tế-xã hội.

Câu nói ngu nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam

Vũ Hữu Sự

30-5-2020

Trong bản án giám đốc thẩm vụ án “giết người” và “cướp tài sản” xẩy ra ở Bưu điện Cầu Voi năm 2008, do ông Nguyễn Hòa Bình, chánh án TANDTC, chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm, tuyên vào ngày 8/5/2020, có câu “trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án có một số sai sót, nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ án”. Nhận định đó là một yếu tố quan trọng để dẫn đến quyết định của bản án giám đốc thẩm: Bác kháng nghị của VKSNDTC, giữ nguyên hình phạt tử hình mà hai bản án sơ, phúc thẩm đã tuyên đối với Hồ Duy Hải.

Kỹ năng hùng biện của đại biểu Quốc hội ngày càng tồi!

Mai Bá Kiếm

29-5-2019

Cựu Chủ tịch QH Lê Quang Đạo. Ảnh: Wiki

Tôi được báo PN cử đi tường thuật từ kỳ họp 7, Quốc hội khóa 8 (tháng 6- 7/1990). Lúc đó, chỉ có truyền hình trực tiếp buổi khai mạc và bế mạc. Các buổi chất vấn thành viên hội đồng bộ trưởng (của ông Đỗ Mười) ở hội trường, hoặc các buổi thảo luận tổ đại biểu không được truyền hình và truyền thanh trực tiếp, nên các đại biểu (ĐB) phát biểu không phải để “diễn” với cử tri giống các kỳ họp sau này.

Bớt bệnh hoang tưởng “tôn sư trọng đạo” đi!

Chu Mộng Long

25-5-2023

Để không bị nhà giáo thù và ném đá, tôi phải rào trước rằng, tôi không phủ nhận truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Ông vua độc tài xưa bị lật đổ và xã hội có thay đổi như thế nào đi nữa thì người thầy cũng luôn được xếp vào hàng cha mẹ. Thầy đồng hành cùng cha mẹ dạy dỗ con trẻ. Con trẻ, kể cả phụ huynh, phải trọng thầy.

Càng lúng túng càng gây thảm họa

FB Vũ Kim Hạnh

17-5-2018

Blogger Mẹ Nấm từng bị công an Khánh Hòa sách nhiễu khi mặc áo phản đối đường lưỡi bò của TQ. Ảnh: internet

Các viên chức Khánh Hòa báo cáo là vì luật không quy định nên không biết xử sao với 18 cái áo thun thè lè cái lưỡi bò ngạo ngược khiêu khích mà du khách Trung Quốc (TQ) thản nhiên mặc và vào chơi VN qua cửa khẩu Cam Ranh. Đi du lịch, đi chơi, có cần đồng loạt ăn mặc cắc cớ thách thức chủ quyền lãnh thổ người ta vậy không? Vậy đi du lịch hay đi “làm nhiệm vụ”? Tiếp đoàn khách quái chiêu này, tôi thấy phải xử nhanh. Bắt họ nộp áo làm tang vật. Rút giấy phép hoạt động cái công ty du lịch Aladin tiếp tay phá hoại chủ quyền. Nếu nó nói không biết thì càng nên cấm vì…nguy hiểm quá cái sự không biết. Cứ lúng túng hoài, ắt sinh 3 điều tai hại:

Hãy khoan sức cho dân

Huy Đức

29-9-2021

Tôi không hiểu vì sao Chính quyền lại phức tạp hóa kế hoạch khôi phục từng bước trạng thái bình thường (sống và làm việc). Coi tivi, thấy Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mấy tháng qua vẫn bay vào, bay ra; hôm trước ông ở “vùng đỏ” Bình Dương, mấy hôm sau đã thấy ông ở Hà Nội, ngồi trong phòng họp với các thành viên nội các.

Chấn động: Người phát hiện vụ án Cầu Voi không ký tên trong hồ sơ vụ án

Trương Châu Hữu Danh

6-6-2020

Anh Phùng Phụng Hiếu – bưu tá phát hiện thi thể 2 nạn nhân tại bưu điện Cầu Voi đã lập tức trèo rào quay ra và báo công an. Anh vừa là bưu tá, vừa là anh bà con của 2 cô gái. Thông tin về anh báo chí xuất hiện rất nhiều, nhưng dư luận cứ băn khoăn: Rốt cuộc cánh cổng bưu điện sáng hôm đó mở hay đóng? Có khóa hay không? Vì sao Hồ Duy Hải lại trèo rào ra phía trước lấy xe và hồ sơ vụ án không hề nói Hải sau khi lấy xe thì đóng cổng lại?

Bảo vệ nhóm lợi ích phá rừng, lấp sông, lấn biển là nhiệm vụ của báo QĐND?

Nguyễn Anh Tuấn

3-6-2019

Biếm họa về báo QĐND

Hôm nay, tiếp nối Báo Tổ Quốc, tờ Quân đội Nhân dân (QĐND) đã lên bài tấn công những người phản biện các dự án phá rừng, lấp sông, lấn biển. Hai bài viết tương tự nhau về ý tứ, câu chữ, thậm chí nhiều đoạn còn được chép nguyên văn của nhau, nhất là đoạn nhắc tới những địa điểm có dự án của Sun Group. [1]

Thầy Cãi ở xứ Đông Lào/ “Mời” ra lúc cãi, cho vào lúc nghe!

Blog RFA

Gió Bấc

29-5-2023

Luật sư – hay nói theo dân gian là Thầy Cãi – là định chế bảo đảm quyền được bào chữa của bị can, bị cáo. Để đảm bảo sự công bằng, minh bạch của hoạt động tư pháp, luật sư phải được tham gia ngay giai đoạn đầu tiên và đồng hành với các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong suốt quá trình tố tụng.

“Khu dồn” và “khu tái định cư”

FB Hoàng Hải Vân

20-5-2018

Hồi chiến tranh, đồng bào ta ở nông thôn bị Mỹ lùa vào những nơi, quân địch gọi là “khu định cư”, quân ta gọi là “khu dồn”. Ngoài các “khu dồn” và vùng do chính quyền VNCH kiểm soát, mọi nơi khác ở nông thôn đều là vùng bắn giết tự do của quân đội Mỹ. Đời sống ở các khu dồn là vô cùng cơ cực, không đất không ruộng, nhiều người phải đi lượm rác của Mỹ mà sinh sống. Giải phóng các khu dồn, đưa dân về với ruộng đồng làng mạc là nhiệm vụ của quân giải phóng và chính quyền cách mạng.