Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Phát triển điện than do thích… lệ thuộc hay còn lý do khác?

Blog VOA

Trân Văn

30-3-2021

Báo giới và các chuyên gia đang tiếp tục mổ xẻ Đề án Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Dự thảo Quy hoạch điện VIII).

Bóng đá, thần dân và Thủ tướng

Tâm Chánh

15-12-2019

Thật khó có thể không lao theo cơn háo hức đỏ, khi cùng lúc cả hai đội tuyển bóng đá nam và nữ đều đoạt cúp vô địch.

Chùa và Chợ

Thái Hạo

18-2-2024

Nhìn biển người tại sân chùa Ba Vàng ngày mùng 8 Tết, tôi lại nhớ vụ việc thu phí dã man như cướp ở [các] chợ những ngày qua mà mình đã phản ánh.

Trần Bắc Hà và chuyện ở xứ thần tiên

Blog VOA

Trân Văn

30-11-2018

Một ngày sau khi nhiều người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam chuyển cho nhau thông tin ông Trần Bắc Hà, 61 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), bị bắt tại Lào, hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam đồng loạt loan báo, ông Hà cùng với ba thuộc cấp đã bị khởi tố và tạm giam vì có dấu hiệu “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” (1).

Putin, Gorbachev và hai tầm nhìn về sự vĩ đại của nước Nga

Financial Times

Cù Tuấn, dịch

6-9-2022

Tóm tắt: Điện Kremlin đã quay trở lại với các phương pháp và mục tiêu dựa trên việc chinh phục, sự tàn nhẫn và nỗi sợ hãi.

LS Võ An Đôn: Tôi đã khiếu nại lên Liên đoàn Luật sư

6-12-2017

(Tiếng Dân) — Ngày 26/11/2017, LS Võ An Đôn đã bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên ra quyết định xóa tên khỏi danh sách đoàn luật sư tỉnh này.

Mới đây, trong một status trên Facebook, LS Võ An Đôn cho biết, sáng 06/12/2017, ông đã gửi đơn đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam, khiếu nại về việc Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên loại ông ra khỏi danh sách Đoàn luật sư “một cách tùy tiện, tiến tới việc thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư” của ông.

Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo tình trạng nhân quyền thế giới

Blog VOA

Phạm Phú Khải

5-4-2021

Vào ngày 30 tháng Ba vừa qua, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo tình hình nhân quyền năm 2020 cho quốc hội Mỹ, công dân và người dân khắp nơi.

Đòi lại tiền dân

Vũ Kim Hạnh

20-12-2019

Ảnh: internet

Mình đang ở Hà Nội. Có anh bạn gửi cho tấm ảnh này, đố mình tiền thật hay giả. Mình trả lời. “Tui là người Bắc nói giọng Nam, tui không lừa gạt bà con đâu”. Xe chở tiền đó là tiền thật đó, không phải tiền “âm phủ” (thực sự thì bố mình người Ninh Bình, má người Long An, mình sinh ra và sống ở Saigon nên toàn nói tiếng Nam). Sao mình nghĩ là tiền thật?

Tiền này đích thị là tiền chở đi giao đúng địa chỉ cần “Khắc phục hậu quả” đó. Gia đình đó được tòa cho chỉ có một ngày hôm nay. Tính nát óc rồi, con gái không nhận là ông bố đưa 3 triệu ông Tơn, để sau khi bố ra tòa thì trích 3/4 khắc phục hậu quả cho vẹn cả đôi ba đường: Bố khỏi tiêm thuốc, nhà nước lượm lại được tiền rơi vãi mà con gái vừa chính thức giữ lại được 750 ngàn ông Tơn và còn được giang hồ khen là “sống hành động đúng pháp luật”, khoản c điều 40 luật HS 2015.

Chúng ta còn bị khinh rẻ đến bao giờ?

FB Nguyễn Anh Tuấn

5-12-2018

Trong khi dự án Công viên Đại dương dưới chân núi Sơn Trà đang bị cộng đồng phản đối quyết liệt, một dự án khác, ở khúc đẹp nhất của sông Hàn cũng đang được tiến hành âm thầm và cấp tập, nhằm né tránh búa rìu dư luận. [1]

Án văn

Nguyễn Thông

10-9-2022

Vụ ông Hoàng Hải Vân hoặc hồ đồ, hoặc có dụng ý xấu, lôi móc từ “đống rác cũ” cái bài nhà văn Nguyên Ngọc viết từ năm 24 tuổi (1956) phê bình nhà văn Phùng Quán, mà ông Vân gọi là “đánh”, “đánh một cú chết tươi”, tôi thấy rất buồn cười.

B14

Blog RFA 

Trương Duy Nhất

10-12-2017

Ảnh: internet

Vậy là anh em nhà Đinh La Thăng- Đinh Mạnh Thắng cùng vào B14. Trước đó, anh em Dương Chí Dũng- Dương Tự Trọng cũng ở trại này.

Đây, cũng là nơi giam tôi suốt 240 ngày đầu, từ khi bị bắt (26/5/2013 đến 20/1/2014), thuộc đoạn điều tra lấy cung. Nó là một trại đặc biệt, dành cho các án an ninh đặc biệt, thuộc Cục an ninh điều tra, Tổng cục an ninh, Bộ Công an, nằm trên địa bàn xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.

Đại hội Đoàn luật sư thành phố Hà Nội – Cuộc hội ngộ hay buổi phân tranh?

Ngô Anh Tuấn

10-4-2021

Sáng 10/4, Đoàn Luật sư Hà Nội đã khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ X (nhiệm kỳ 2020 – 2025). Ảnh: Báo Kinh tế đô thị

Đại hội Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đang diễn ra ngày thứ nhất. Tới phần bầu Ban Chủ nhiệm, Ban điều hành đại hội đã đưa ra danh sách 16 ứng viên do đại hội giới thiệu, sau đó, tới phần tự ứng cử và đề cử.

Dài dòng báo chí

Báo Sạch

Trung Bảo

24-12-2019

Thế giới của báo chí chưa khi nào thiếu những tay phóng viên “nghiện rượu, biếng nhác, vô công rồi nghề” như cách của một vị Hiệu trưởng Đại học Harvard từng mô tả. Thế giới của báo chí cũng tràn đầy những thông tin rác rưởi, bẩn thỉu mà người ta chỉ đọc để rồi cười nhếch mép khinh bỉ người viết lẫn tờ báo đăng nó. Chưa kể, sự khinh bỉ còn đến khi người ta phải gặp những “nhà báo” dùng lợi thế của ngòi bút để kiếm tiền bất chính.

Nhưng, trong cái thế giới ấy cũng đầy những nhà báo mạo hiểm mạng sống của mình để kể lại những câu chuyện bi thảm nơi chiến trường, chấp nhận tù đày để bảo vệ các quyền tự do của người dân.

Chiến tranh Việt Nam sẽ còn diễn biến thế nào nếu ngày đó không có những bài viết về bê bối Watergate của hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein. Hay, bức ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan xử tử người Việt cộng trên đường phố của phóng viên ảnh Eddie Adams. Và một số thông tin thời hậu chiến cùng những sắp xếp, tính toán sẽ mãi mãi nằm trong vòng mờ ảo của tin đồn cho đến khi hai tập sách Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức ra đời.

Đừng tưởng chỉ tiếng Việt mới có thành ngữ “báo chí ba xu” đầy chế nhạo. Bắt đầu từ khi ông chủ bút Benjamin Day bán tờ báo New York Sun chỉ với giá 1 xu (one penny) vào năm 1833, thuật ngữ “The penny press” đã ra đời, dùng để chỉ những tờ báo chuyên đăng các chuyện cướp – giết – hiếp và có những biên tập viên rất giỏi giật tít đẩy câu chuyện trở nên… khủng khiếp từ những chuyện không có gì quá ghê gớm. Nó dùng để phân biệt với “Ordinary newspaper” chuyên đăng tải các đề tài nghiêm túc về chính trị, kinh tế, thơ văn… và có trị giá khoảng 6 xu (thời đó).

Nếu có thứ gì đó thay đổi nhanh thì nhanh nhất hẳn là báo chí. Ngày nay, khi báo mạng phát triển ồ ạt, thậm chí một tờ báo mạng còn… không bán được 1 xu. Mọi người đều được đọc miễn phí thì gánh nặng tài chính càng lớn hơn bởi sức ép cạnh tranh thông tin và thực tế là không thể nào bảo vệ được bản quyền khi đưa nội dung lên mạng.

Người Việt ta có thể hãnh diện một cách tự trào rằng chúng ta không có bất kỳ một tờ báo lá cải nào đúng nghĩa. Hầu hết các tờ báo, trừ những tờ quá sức bảo thủ, đều chen lẫn giữa thông tin nghiêm túc và thông tin giật gân. Thậm chí, ở những tờ báo chọn đường đi là khiêu gợi sự tò mò thấp kém bên trong người đọc, thì vẫn chưa phải là lá cải đúng nghĩa.

Nếu từng đọc qua những tờ báo lá cải về giới nổi tiếng, chính trị, biếm… sẽ thấy hầu hết các phóng viên và biên tập viên ở những tờ báo giật gân của ta chưa đủ trình độ để làm báo lá cải. Những người này rất giỏi dùng ngôn từ của lá cải, thậm chí là mạt hạng, nhưng hoàn toàn không có được tư duy và khả năng tác nghiệp của các nhà báo làm cho những tờ báo lá cải thực thụ.

Bất chấp còn những nhà báo chọn con đường làm báo ngay thẳng, vẫn có người bĩu môi khi nghe người đối diện tự giới thiệu họ làm nghề báo. Cứ tưởng, chỉ có nhà báo tại Việt Nam mới nghèo nếu chọn con đường làm báo thật sự, hóa ra những đồng nghiệp tại Mỹ cũng có cùng… cảnh ngộ. Mặc dù, cái nghèo tại Mỹ chắc hẳn khá hơn cái nghèo tại Việt Nam.

Trong số những người bĩu môi chê bai nghề báo tại Việt Nam, có lẽ giới kinh doanh chiếm đa số vì những tác động qua lại giữa báo chí – kinh doanh. Thế nhưng, khi những người kinh doanh nhớ đến báo chí thường là khi họ có uất ức, bị chèn ép hoặc cần quảng bá tên tuổi, sản phẩm. Nhưng, phổ biến nhất trong ngày nay đó là dùng tiền để “bịt miệng” những tờ báo khi xuất hiện thông tin bất lợi và ngược lại, nhiều nhà báo rất “thính” khi ngửi ra mùi tiền từ những thông tin kiểu như vậy.

Những người làm kinh doanh ít khi nghĩ rằng, nếu họ muốn, họ cũng có khả năng khiến cho nghề báo đỡ nhiễu nhương đi một phần. Đòi hỏi tất cả đều ngay thẳng trong kinh doanh là vô vọng trong một nền kinh tế như Việt Nam nhưng đâu đó vẫn có những doanh nhân có lòng với xã hội, những người này hoàn toàn có thể dùng đồng tiền lương thiện của mình để quảng cáo, tài trợ cho những chuyên mục hay tờ báo có nội dung tử tế trong nghề báo hiện nay. Cách làm đó không chỉ giúp những tờ báo vượt qua cơn bĩ cực, giúp đưa một ít thông tin trong sạch đến xã hội mà còn khẳng định rằng những doanh nghiệp này chỉ “chơi” với những tờ báo thật sự là báo. Đồng thời, để thiên hạ thấy rằng không cứ phải bám vào quần lót, siêu xe, khoe ngực, cộng đồng mạng phát sốt…, thì mới có thể sống được

Cách nói này có thể gặt lại sự chỉ trích rằng đây là một loại ngụy biện. Không thể đòi hỏi người ta trả tiền để nhà báo làm báo tử tế. Nhưng, quả thật, trong “cuộc chiến” hiện nay giữa nghề báo tử tế và thợ viết trá hình thì cũng cần có sự tiếp sức của nhiều người. Để cho thấy rằng không bao giờ là hết đất sống cho cái nghề nghiệp đặt những điều như ngay thẳng, công chính, trung thực… làm tôn chỉ hành nghề.

Còn có một nước Nga khác

Nguyễn Thọ

2-3-2024

Người Việt có nhiều cách nhìn khác nhau về nước Nga, về người Nga. Nhiều người gắn bó với Liên Xô khi xưa vẫn hay nói về “Tâm hồn Nga”. Họ kể cho tôi nghe những kỷ niệm thật của họ với các gia đình, bạn bè, với các bà mẹ Nga. Tôi rất tâm đắc với những kỷ niệm đó. Họ tự hào, ngưỡng mộ một cách chính đáng về “Văn hóa Nga”. Những đóng góp của âm nhạc, văn học, nghệ thuật, điện ảnh v.v… và cả kỹ nghệ Nga vào kho tri thức nhận loại là điều không thể phủ nhận.

Chống tham nhũng không bằng giải phóng nội lực

FB Nguyễn Ngọc Chu

10-12-2018

Người dân đang đợi chờ hàng ngày danh sách kéo dài tên tuổi những kẻ tham nhũng bị tống vào nhà lao. Hả dạ nghe tên của chúng bị xướng lên, càng nhiều càng tốt. Bất cứ dưới lý do nào, bỏ tù thêm một tên tham nhũng là bớt đi một kẻ hại nước, hại dân.

CÓ TỐNG VÀO TÙ ‘TRÙM SÒ’ THAM NHŨNG KHÔNG?

Bỏ tù Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài, Tất Thành Cang là điều nhân dân mong đợi. Nhưng Tín, Tài, Cang chỉ là cấp phó, phó chủ tịch, phó bí thư. Rõ ràng phải bò tù kẻ trùm sò – cấp trưởng của Tín, Tài, Cang thì mới bớt sót tội phạm.

Thiên hạ khen quá thì ta phải… chửi?

Blog VOA

Trân Văn

17-9-2022

Một áp phích tưởng nhớ nữ hoàng Elizabeth II, tại London, 11 tháng Chín. Nguồn AP

Chẳng riêng dân Anh, công chúng Việt Nam cũng dành cho Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị sự tiếc thương và cảm phục hiếm thấy. Thậm chí những thông tin, hình ảnh liên quan đến bà trên hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam khiến nhiều người ngạc nhiên bởi “dày đặc” khác hẳn bình thường.

Sau khi quan sát, Trần Đông A – một blogger của VOA đã thử lý giải tại sao lại thế và không ít người đồng tình với ông khi ông cho rằng, việc nhiều người dùng mạng xã hội, kể cả hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam bày tỏ sự trân trọng đối với Nữ hoàng bởi bà là một vị “vua hiền” vốn vẫn là ước mơ của nhiều người Việt (1)…

Có thể vì vậy mà một số cá nhân… nóng mặt! Trong “Ngạc nhiên đến bất ngờ: Tin tức dày đặc về Nữ hoàng trên truyền thông Việt Nam”, Trần Đông A có kể chuyện một facebooker là Chau Bui bị nhiều người lên án là… “sính ngoại, quên lịch sử nước nhà” do dám gọi Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị là… NGƯỜI!

Tuy nhiên chuyện chưa ngừng ở đó…

***

Đã và đang có một làn sóng trên mạng xã hội Việt ngữ nhằm… “hạ bệ” Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị của Vương quốc Liên hiệp Anh. Nếu thử dõi theo sẽ rất dễ nhận ra làn sóng đó dường như theo kế hoạch và được tổ chức với mục tiêu nhằm bảo vệ… các giá trị của nhà nước XHCN ở Việt Nam.

Thay vì chửi đổng, đưa ra những lập luận ngu ngơ và khi diễn đạt thường sai chính tả khi tham gia “hạ bệ” Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị, trên trang facebook có tên là Tifosi có một bài được chuẩn bị khá công phu để gắn Nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh mới qua đời với việc “gây ra đau thương cho nhân dân Việt Nam”.

Theo đó, Nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh chính là người đại diện cho Hoàng gia Anh trao tặng “The Vietnam Medal – Huân chương Việt Nam” để vinh danh cho những binh lính, sĩ quan Úc, New Zealand trực tiếp tham chiến tại Việt Nam trong giai đoạn 1964 – 1973.

Sau khi mô tả huân chương (mặt trước khắc chân dung Nữ hoàng Elizabeth II, mặt sau mô tả một người đàn ông có hành động đẩy 2 quả cầu sang hai bên giống như mô tả cuộc chiến tại Việt Nam như là một cuộc chiến ý thức hệ và còn mục đích khác được các học giả nhận định là hàm ý “chia tách hai phần Việt Nam”) kèm theo nhiều thông tin liên quan đến “tội ác” của các quân nhân thuộc những quốc gia là thành viên Vương quốc Liên hiệp Anh tham chiến tại Việt Nam, nên bị những người phản đối chiến tranh Việt Nam chỉ trích, Tifosi cố gắng biến Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị thành người đã “động viên, ủng hộ các lực lượng tham chiến, gây đau thương và tàn sát người Việt Nam” (2).

***

Bài viết trên Tifosi về Nữ hoàng Elizabrth Đệ nhị của Vương quốc Liên hiệp Anh có khoảng 4.100 người bày tỏ sự tán thưởng và hơn 180 người chia sẻ… Không ít người tỏ ra hả hê, chê trách những người “đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và thương tiếc mụ già đại diện chủ nghĩa thực dân” hoặc khẳng định những quốc gia, cá nhân không đứng cùng bên với đảng ta trong cuộc viến 1954 – 1975 “đều cùng một giuộc – xã hội đen quốc tế”! Nếu xem Tifosi và những phản hồi nhằm “hạ bệ” Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị rất khó tin Việt Nam thiếu… “tự do ngôn luận” khi cần luận về… kẻ thù, kể cả những kẻ thù vốn được thiên hạ kính trọng thật sự như Nữ hoàng Elizabrth Đệ nhị!

Song ngay sau đó có không ít người phân tích về việc Tifoli cung cấp thông tin sai lạc và có dụng ý xấu. Một trong những phân tích đáng chú ý là của Nguyen Quoc Tan Trung – thành viên của Hội đồng Cừu. Theo Trung, Hội đồng Cừu hình thành với mong muốn cùng nhau giúp mọi người có thể có cái nhìn khách quan nhất về các thảo luận liên quan đến công pháp quốc tế hay quan hệ quốc tế khác, tránh việc người đọc bị nhiễu loạn bởi hệ thống thông tin nửa thật nửa giả vốn có tính khiêu khích, bài trừ, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao lành mạnh của Việt Nam và các nước. Đây cũng là lý do Trung lên tiếng về The Vietnam Medalcác thông tin cáo buộc Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị mà điển hình là Tifoli…

Trung giải thích: The Vietnam Medal nằm trong hệ thống huân chương do Nhà nước Úc và Nhà nước New Zealand thiết kế năm 1968 nhằm vinh danh các quân nhân của hai nước này đã từng tham chiến tại Việt Nam (giai đoạn 1964 – 1973). Trước năm 1975, Úc và New Zealand chưa có hệ thống huân chương riêng cho khen thưởng. Vì vậy, cơ chế khen thưởng của họ nằm chung với hệ thống khen thưởng truyền thống của Vương quốc Anh – Hoàng gia Anh. The Vietnam Medal nhận được Uỷ nhiệm Hoàng gia (tạm dịch từ Royal Warrant) vào tháng 6 năm 1968. Một điểm quan trọng cần lưu ý là The Vietnam Medal không được lưu hành tại Vương quốc Anh. Đây là huân chương riêng của Úc và New Zealand, hai quốc gia có chủ quyền hoàn toàn độc lập với Anh. Họ chỉ nằm chung dựa trên danh nghĩa hệ thống khen thưởng Hoàng gia mà thôi. Trên cơ sở này, Elizabeth II sẽ không thể đi lòng vòng mà trao huân chương này bừa bãi, vì bà không đại diện cho chủ quyền quốc gia của hai nước này. Người trực tiếp trao huân chương này cho các quân nhân Úc, New Zealand là Bộ Quốc phòng của hai quốc gia. The Vietnam Medal là huân chương thứ hai trong lịch sử hệ thống khen thưởng quân sự của Úc và New Zealand (sau các huân chương dành cho Đệ nhị Thế chiến). Cho đến nay, chính quyền Úc và New Zealand vẫn đang tiếp tục nhận hồ sơ xét tặng The Vietnam Medal và vẫn đang VINH DANH CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM.

Từ làn sóng nhân danh “yêu nước” để hạ bệ Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị, Trung hiến kế “cho các nhóm yêu nước” để những nhóm này có thể thực hiện ngay một số hành động như đã và đang “hành động” trên mạng xã hội Việt ngữ: Nếu cho rằng Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị đáng lên án và đáng bị nguyền rủa vì Hoàng gia đã từng uỷ nhiệm hình thức một lần cho việc hình thành The Vietnam Medal vào năm 1968, đây sẽ là một số hành động tiếp theo mà chúng ta nên dành cho các chính phủ thù địch Úc và New Zealand – những kẻ thù trực tiếp và vẫn đang còn tiếp tục vinh danh quân nhân tham chiến tại Việt Nam thì cần…

– Lên án chương trình Olympia của VTV là “phản bội Tổ quốc” vì cử nhân tài Việt Nam sang học ở các trường đại học công lập của chính phủ Úc thù địch (?!).

– Gọi người Việt Nam di cư sau 1975 đang làm việc ở các cơ quan công quyền Úc và New Zealand là Việt gian (?!).

– Gọi mặt chỉ tên những người Việt trẻ (khá nhiều) đang học tập, làm việc tại các trường đại học công lập Úc và New Zealand (như Australian National University, La Trobe University, Queensland University of Technology, University of Melbourne, UNSW…) là “bọn vong quốc” (?!).

– Điểm mặt người Việt xếp hàng xin visa đi Úc và New Zealand ở các đại sứ quán, lãnh sự quán là “bọn vọng ngoại” (?!).

– Kêu gọi từ bỏ hợp tác quốc tế với Úc và New Zealand (?!).

***

Dẫu Nguyen Quoc Tan Trung có cầu chúc các cá nhân, các nhóm đang bày tỏ lòng… “yêu nước”, kêu gọi “yêu nước” và chúc họ “may mắn” nhưng có cá nhân, nhóm đang trình bày lòng “yêu nước” nào dám thực hiện những “kế” mà Trung “hiến” không? Chắc chắn là không. “yêu nước” kiểu đó là ngoài… “kế hoạch”, ngoài “dự kiến”, không những không được ghi công mà còn có thể bị phạt hành chính, thậm chí bị phạt tù. Các cá nhân, các nhóm “yêu nước” như tình yêu dành cho CNXH chắc chắn không… dại!

Chú thích

(1) https://www.voatiengviet.com/a/ngạc-nhiên-đến-bất-ngờ-tin-tức-dày-đặc-về-nữ-hoàng-trên-truyền-thông-vn/6740748.html

(2) https://www.facebook.com/tifosi.hpo/posts/pfbid022us1ruZMFqfiskwmQhJErXXJee7z4dncrvJFXRCKMBuE4uXmmvgmZs51huUoFG42l

(3) https://www.facebook.com/t2nguyenquoc/posts/pfbid02UrERzf2qYnbKAuV3vYYioCNaQCeFohPq8E5J6ZYWemo44UuP6mGpPJyrktxkW2kjl

Công an đang phân hóa?

Blog VOA

Trân Văn

15-12-2017

BOT Cai Lậy hỗn loạn ngày 30/11/2017. Ảnh chụp màn hình báo TT

Tuy trạm thu phí cho Dự án BOT đường tránh Cai Lậy đã tạm ngưng hoạt động nhưng thiên hạ vẫn còn bàn luận sôi nổi về những vấn đề có liên quan tới dự án này và công an – lực lượng thực thi pháp luật, bảo vệ trật tự, trị an – đột nhiên trở thành một trong những đối tượng chính…

Nghĩ về nỗi sợ hãi và hòa giải dân tộc

Thái Hạo

14-4-2021

Vài ngày trước, một người bạn vong niên của tôi, người từng tham gia trong cuộc “20 năm nội chiến từng ngày” với tư cách một người lính của Miền Nam VN, kể rằng khi phóng viên hỏi ông: “Làm thế nào để hòa giải dân tộc?”, ông trả lời “Chỉ có thể hàn gắn khi cả hai bên đều hiểu rõ tính chất của cuộc chiến tranh này, một cuộc chiến tranh mà bên nào cũng là nạn nhân của trò chơi chính trị trong tay các siêu cường”.

Chúng tôi cần những cái đầu và con tim nhìn thấy sự thật và biết cải thiện hiện trạng

Đoàn Bảo Châu

30-12-2019

Tôi ngơ ngác không lý giải nổi. Tính trung bình trong 26 năm qua, mỗi năm có chừng 100 ngàn người Việt di cư ra nước ngoài và Việt Nam được xếp vào top 10 các quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Điều này thì các bạn có thể hỏi ông bạn vô cùng uyên bác của tôi là bác Google.

Bắt

Võ Xuân Sơn

9-3-2024

Cả ngày nay bận, giờ mới vô facebook. Hồi xưa, cuối ngày thứ Sáu là lại hóng, xem có kẻ nào bị bắt không. Chẳng biết từ bao giờ, đã mất đi thói quen đó.

Hà Nội nên quên ông Cù Huy Hà Vũ đi

FB Huy Đức

14-12-2018

Không hiểu tại sao chính quyền Hà Nội cho tới bây giờ vẫn “gây sự” với ông Cù Huy Hà Vũ. Và, lại không phải bằng cách ngay thẳng của chính quyền.

Ngày 12-12-2018, ổng Vũ và con trai ông bị “Đội quản lý trật tự xây dựng quận Ba Đình” gửi giấy mời làm việc với “Đội” về việc “thực hiện Quyết định của phường Điện Biên, tiến hành kiểm tra, xác minh hiện trạng các công trình xây dựng tại 24 Điện Biên Phủ”.

Kiến nghị bãi bỏ biện pháp cùm chân trong giam giữ

Ngô Ngọc Trai

21-9-2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

Hiểu về Thúy Nga trong 5 phút

Luật Khoa

Đoan Trang

18-12-2017

Thúy Nga. Ảnh: Lân Thắng.

Tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2017 được đánh dấu bằng hai bản án nặng – 10 và 9 năm tù – cho hai blogger, nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm) và Trần Thị Nga (tức Thúy Nga). Bạn đọc hẳn đã đều đã nghe nói về Mẹ Nấm, nhưng còn Thúy Nga và các hoạt động của người phụ nữ này thì có lẽ chưa được biết đến nhiều, và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu những điều đó.

Tóm lược vụ án cố ý giết người của sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin

Khách Huyền Đao

21-4-2021

Derek Chauvin: Kẻ phạm tội giết người (trái), khi còn là cảnh sát (phải), đã giết chết ông George Floyd. Ảnh: NYP

I. Ngày 25 tháng 5 năm 2020

Nhân viên thu ngân của một tiệm tạp hóa ở thành phố Minneapolis gọi cho tổng đài cảnh sát và tố cáo nghi phạm George Floyd sử dụng tờ 20 đô-la giả để thanh toán cho tiệm.

Ba thách thức trong thập niên mới

Nguyễn Đắc Kiên

3-1-2020

Thay vì nhìn lại, chúng ta thử nhìn tới xem, trong thập niên thứ ba của thế kỷ 21 này, đâu sẽ là những thách thức lớn nhất mà Việt Nam chúng ta sẽ phải đối mặt.

Ơn Trời, nó đã lộ ra!

Nguyễn Huy Cường

18-3-2024

Câu cảm thán này thường phát ra từ tâm cảm vui vẻ khi nhận được ơn huệ hay kết quả gì đó sau bao nhiêu hy vọng, khát vọng mà nay hé mở ánh sáng của sự tốt lành.

Thật đáng tò mò: Có thật họ muốn mua hết, chiếm hết, giám sát hết?

FB Vũ Kim Hạnh

20-12-2018

1/ Trong khi cả nước đi bão, và mấy hôm rồi ta còn say sưa với thành tích “Việt Nam vô địch” thì vẫn đang có “ngư lôi do Hải quân nước ngoài tập luyện” xuất hiện ở bờ biển Phú Yên, cách đất liền của ta có 4 hải lý. Nổi da gà không, 4 hải lý?

Tình hình Ukraine ngày thứ 217

Phan Châu Thành

29-9-2022

1. Quân Nga bắt đầu rút lui khỏi Lyman, sau khi bị đánh tập hậu và cắt đường rút lui về phía bắc:

10 điểm cốt lõi trong giải quyết mâu thuẫn cho vấn đề Công giáo tại Nghệ An

FB Nguyễn Ngọc Chu

20-12-2017

Cảnh sát được huy động đến giáo xứ Kẻ Gai. Ảnh: internet

Trong bài ngắn CHIA RẼ TÔN GIÁO LÀ PHẢN QUỐC, có bạn đã đặt câu hỏi, băn khoăn rằng nếu có người lợi dụng tôn giáo để chống phá, không dùng bạo lực thì không có lẽ nhẫn nhịn để họ làm càn. Nhân tiện đây xin đăng lại câu trả lời, để những ai chưa đọc có dịp tham khảo. Cũng là cách để cho những ai tham gia xung đột tĩnh tâm mà tìm ra lối thoát. Dưới đây là 10 điểm cốt lõi cần được soi sáng khi giải quyết mâu thuẫn tôn giáo đang nổi cộm ở Nghệ An.