Phác thảo cách hợp tác sản xuất dầu khí ở Biển Đông

CSIS

Nhóm công tác chuyên gia Biển Đông

Dịch giả: Song Phan

25-7-2018

Cạnh tranh về các nguồn tài nguyên dầu khí đã nhiều lần châm ngòi cho các vụ bế tắc giữa các bên tranh chấp ở Biển Đông trong những năm gần đây, đặc biệt là giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Nỗ lực nghiêm túc cuối cùng trong việc hợp tác trên mặt trận này là hoạt động tiến hành thăm dò địa chấn biển chung (JMSU) ba bên từ năm 2005 đến năm 2008, đã được để cho hết hạn trong bối cảnh tranh cãi chính trị và các câu hỏi về tính hợp hiến của nó ở Philippines.

Trung Quốc, Nhật Bản và Trump của Mỹ

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

4-10-2018

Thủ tướng Nhật Shinzō Abe và TT Donald Trump. Nguồn: Cheriss May/ NurPhoto/ Getty Images

Nỗi lo của Nhật Bản về các chính sách theo định hướng và bảo vệ cho “nước Mỹ trên hết” của Donald Trump là không ngạc nhiên. Khi hai năng lực phòng thủ của hai đồng minh không đối xứng, thì phe phụ thuộc nhiều hơn sẽ phải lo nhiều hơn về mối quan hệ đối tác.

Mỹ – Trung đang chơi trò chơi nguy hiểm – Sắp tới, điều gì sẽ xảy ra?

BTV Tiếng Dân

Trung Quốc sẽ là một đối tác trung thành với trật tự quốc tế tự do hay là cường quốc theo chủ nghĩa xét lại? Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài viết của Stacie E. Goddard, đăng trên báo Washington Post ngày 3/10/2018, phân tích câu hỏi trên.

***

Tuần này, các tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ đã chơi trò chơi nguy hiểm “Ai là gà” (game of chicken) ở Biển Đông, càng làm tăng thêm những căng thẳng vốn đã gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề thương mại và những cáo buộc Trung Quốc đã can thiệp vào bầu cử ở Hoa Kỳ. Mối quan hệ Mỹ – Trung đang rung chuyển, nhưng câu hỏi đặt ra là, những căng thẳng này sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?

Ô tô Việt Nam công nghệ Đức của Vinfast – Đó là xe BMW made in Vietnam

LTS: Việt Nam xây dựng thương hiệu xe ô tô đầu tiên của mình với kỹ thuật hoàn toàn dựa vào công nghệ Đức với dây chuyền sản xuất gần như 100% của Đức. Hàng tỷ USD từ của các đơn đặt hàng chảy vào các công ty Đức để sản xuất xe. Đó là nội dung bài viết của Frederic Spohr ngày 30.9.2018, đăng trên báo Handelsblatt, một tờ báo Đức chuyên về thương mại và có uy tín quốc tế. Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch cùng quý độc giả:

Tiến Triển Của Toàn Cầu Hóa

Project Syndicate

Tác giả: Erik Berglöf

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

21-9-2018

Vào khoảng cuối thế kỷ vừa qua, các nhà phê bình về tự do hóa thương mại và thị trường tư bản có lý do chính đáng để lo ngại rằng các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi sẽ tụt hậu hơn sau thế giới phát triển. Nhưng trường hợp ngược lại đã xảy ra và hiện nay thế giới phải lo lắng về quỹ đạo của các nền kinh tế đã tiên tiến và sự căng thẳng của các thỏa ước đa phương.

Phô Diễn Răng Rồng: Những Cảnh Báo của Trung Quốc trên Biển Đông

Viện NC Chính sách Đối Ngoại HK

Tác giả: Felix K. Chang

Dịch giả: Nhật Minh

20-9-2018

Ngày 31 tháng 8, tàu tấn công đổ bộ Albion của Hải quân Hoàng gia [Anh] thực hiện quyền tự do hải hành bằng cách đi qua quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Đã thành thông lệ, Bắc Kinh chỉ đạo các tàu chiến Anh rời khỏi và Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban hành tuyên bố, yêu cầu Vương quốc Anh kết thúc những “hành động khiêu khích” như vậy.

Quang chết, mở ra một khoảng trống ở Việt Nam

Asia Times

21-9-2018

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Lê Quốc Tuấn

Cái chết của chủ tịch Trần Đại Quang sẽ mở rộng sự cạnh tranh giữa các phe đối lập bên trong Đảng Cộng sản cầm quyền trước một quá trình chuyển đổi lãnh đạo ngày càng không chắc chắn.

Khi Dân Chủ Nga Gục Chết

Wall Street Journal

Tác giả: David Satter

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

20-9-2018

Vi phạm trắng trợn hiến pháp mà ông tuyên thệ bảo vệ, Tổng thống Boris Yeltsin đã ký một sắc lệnh bãi bỏ Quốc hội Nga có tên Liên Xô Tối Cao (Supreme Soviet) ngày 21/9/1993. Điều này là tiền đề cho cuộc nội chiến kéo dài hai ngày vào tháng 10, làm chết ít nhất 123 mạng nguời, và dẫn đến sự nổi lên của chế độ độc tài. Đến tháng 12, một hiến pháp mới được áp dụng với việc hình thành tổng thống siêu quyền lực và một Quốc hội bỏ túi có tên State Duma, không có năng lực cân bằng quyền hành pháp.

Chính sách Trung Quốc của Tổng thống Duterte đã không thành công

East Asia Forum

18-9-2018

LTS: Đây là bản dịch bài viết của một học giả có uy tín người Philippines, GS Renato Cruz De Castro, đánh giá hiệu quả chính sách Trung Quốc của Tổng thống Philippines Duterte từ góc nhìn của một giáo sư trong lãnh vực nghiên cứu quốc tế và quan điểm của công chúng Philippines. Đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các học giả Việt Nam trong cuộc tranh luận, liệu ông Duterte có thật sự đang có một chính sách khôn khéo khi ứng xử với Trung Quốc. 

Quyền của người lao động và sự ổn định xã hội

Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

8-9-2018

Các công nhân ở Thâm Quyến đã đình công, tình đoàn kết và hỗ trợ trên khắp đất nước tiếp tục được thể hiện, với cả hai bên tả và hữu đều đến nơi này để bày tỏ sự ủng hộ, dù họ không liên quan đến cuộc tranh chấp. Điều này cho thấy rằng những người hiểu biết từ mọi tầng lớp xã hội ở Trung Quốc đã có một bước tiến quan trọng trong việc hiểu biết quyền của người lao động. Đây là dấu hiệu quan trọng về sự thức tỉnh liên tục của xã hội TQ.

Thông minh nhân tạo để kiểm soát toàn dân

Süddeutsche Zeitung

Tác giả: Kai Strittmatter, Bắc Kinh

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

10-4-2018

Ai là ai? Camera hiện đại nhận diện một cách tự động dân chúng ở Trung Quốc. Cho đến năm 2020 nhà nước dự trù sẽ có 600 triệu camera giám sát trong toàn quốc. Ảnh: Strittmater

Công ty Sensetime ở Bắc Kinh thu vào được cả thảy 600 triệu đô la Mỹ để phát triển công nghệ trí thông minh nhân tạo. Ngành này đóng một vai trò trung tâm trong chiến lược của nhà nước.

Biến đổi khí hậu, cuộc chiến của Việt Nam ngày nay (Phần 3)

Chúng tôi đã lấy tất cả những thứ gì chúng tôi tìm được để lót ra ngủ, rất nhiều người phải ngủ thẳng trên mặt đất. Nhưng hầu hết chúng tôi không ngủ được. Chúng tôi chỉ nằm đó mà khóc thôi. Nhà cửa chúng tôi đã mất sạch, những người thân yêu của chúng tôi đã mất biến không còn dấu tích, chúng tôi biết là chúng tôi đã mất tất cả. Toàn cơ thể tôi mệt rã rời, đầu óc tôi hoang mang. Ai sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả những khổ đau này đây?

Biến đổi khí hậu, cuộc chiến của Việt Nam ngày nay (Phần 2)

Trên các mạng xã hội đầy rẫy những thông tin như khúc video hồi tháng 4 năm 2017, chiếu thảm nạn sạt lở kinh hoàng với một loạt 14 ngôi nhà đã bị nhào xuống sông Vàm Nao chỉ trong vòng một phút. Cũng trên Facebook, các hành vi phá hoại môi trường ngày càng bị lên án gay gắt.

Nhưng bên cạnh các tiến bộ này trong ý thức của dân chúng, thì cũng vào tháng Tư năm đó, một tòa phúc thẩm đã tuyên bố y án 14 năm tù cho blogger Hoàng Ðức Bình, chỉ vì ông Bình đã quay phim một cuộc biểu tình phản đối của ngư dân đối với các hành động ô nhiễm môi trường của Formosa. Theo phán quyết của tòa án này thì ông Bình đã “lạm dụng quyền tự do dân chủ để phá hoại lợi ích công cộng”.

____

Phóng sự của đài truyền hình Arte

Tác giả: Laure Siegel, Luke Duggleby Hugo Leenhardt

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

1-9-2018

Tiếp theo Phần 1

Phần 2: Việt Nam giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi sinh

Cả châu Âu đang rên rỉ dưới cái nóng của mùa hè này, còn California thì phải chống chọi với những vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử của nó: Biến đổi khí hậu đang là đề tài bàn luận khắp nơi.

Biến đổi khí hậu, cuộc chiến của Việt Nam ngày nay (Phần 1)

Phóng sự của đài truyền hình Arte

Tác giả: Laure Siegel, Luke Duggleby Hugo Leenhardt

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

1-9-2018

Sau những kinh hoàng của chiến tranh, Việt Nam ngày nay phải đối mặt với thử thách lớn nhất của thế kỷ 21: thích nghi với biến đổi khí hậu. Dải đất hình chữ S kéo dài từ Bắc chí Nam này đang phải vật lộn với các đợt hạn hán, mưa bão và lũ lụt ngày càng khắc nghiệt, cũng như với những thay đổi dài hạn như ngập mặn vùng ĐBSCL, xói lở bờ biển và mực nước biển dâng lên. Nhịp tăng trưởng kinh tế nhanh, đô thị hoá và công nghiệp hóa thiếu kiểm soát, mà chẳng lưu tâm gì đến môi trường, tất cả đều là những gánh nặng rất lớn cho các hệ sinh thái.

Diễn văn khai mạc của ông Phạm Bình Minh tại hội thảo Ấn Độ Dương lần thứ ba

LTS: Sau đây là nội dung bài phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bằng tiếng Anh. Rất tiếc là không thấy báo nào trong nước đăng bản tiếng Việt, nên chúng tôi xin dịch bài phát biểu này để giúp các chuyên gia và các nhà quan sát biết được quan điểm của phía Việt Nam đối với những chính sách về Ấn Độ Dương mà Mỹ và các nước tuyên bố.

Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam

New York Times

Các tác giả: John McCain (1936- 2018), John Kerry & Bob Kerrey

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

27-8-2018

Lời người dịch: Thượng Nghị Sĩ John McCain vừa nằm xuống và để lại bao luyến tiếc và kính trọng cho mọi người khắp nơi. Nhân dịp này, người dịch xin giới thiệu lại bài viết “Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam” của người quá cố và hai tác giả khác là John Kerry và Bob Kerry trên nhật báo New York Times đăng trước đây nhân dịp Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam.

‘Chiến tranh khốn nạn hết chỗ nói’: các câu đáng trích dẫn của John McCain

AP/ ABC News

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

27-8-2018

John McCain 1936-2018

John McCain, với nụ cười có vẻ cáu kỉnh và tính can trường của một phi công chiến đấu, đã tạo cho mình tên tuổi riêng của một chính khách ăn nói thẳng thắn. Đôi khi ông khôi hài chua chát, tự chế nhạo mình không thương tiếc, và bày tỏ lòng yêu nước một cách hùng hồn.

Âm thanh Liên Xô sụp đổ đang vang trong vành đai và con đường của Trung Quốc

Bloomberg

Tác giả: David Fickling

Dịch giả: Lê Văn

12-8-2018

Dồn sức phát triển Siberia giúp châm ngòi cho Liên Xô.sụp đổ. Photographer: Oleg Nikishin/Getty Images

Điều gì khiến cho đế quốc sụp đổ?

Theo một quan điểm có ảnh hưởng, câu hỏi cuối cùng vẫn là về đầu tư. Các cường quốc lớn là các quốc gia khai thác tốt nhất tiềm năng kinh tế của họ để xây dựng sức mạnh quân sự. Khi nó trở nên quá mức thì việc chia nhỏ các chi tiêu để duy trì lợi thế chiến lược sẽ khiến nguồn vốn cho các lảnh vực sản xuất năng động của nền kinh tế bị cắt giảm nó sẽ dẫn đến sự suy vong không thể tránh khỏi.

Slovakia muốn cung cấp chuyên cơ bay đến Hà Nội, nhưng Việt Nam không muốn

Hiếu Bá Linh, biên dịch

24-8-2018

Ông Robert Kalinak, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia trong bài báo của báo Dennik N, số ra ngày 23/08/2017

Tin nóng về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Tòa án Đức cho biết Slovakia ngỏ ý cung cấp một chiếc chuyên cơ bay thẳng đến Hà Nội, nhưng phía Việt Nam không muốn.

Bộ trưởng Tô Lâm không muốn là vì “cách này cũng bao gồm việc vận chuyển về Việt Nam, nhưng nó sẽ phải được chuẩn bị nhiều hơn, cần khoảng 2 ngày để có được tất cả hộ chiếu giấy tờ cho việc quá cảnh một nước thứ ba”, các nhà điều tra Đức viết trong báo cáo đầu năm nay.

Sập bẫy Trung Quốc trong đàm phán khung COC

Philstar

Tác giả: Renato Cruz De Castro 

Biên dịch: Nhật Minh

17-8-2018

Trung Quốc sử dụng cả hai cách tiếp cận trực tiếp và gián tiếp để theo đuổi mục tiêu chiến lược bành trướng Biển Đông.

Cách tiếp cận trực tiếp liên quan đến việc xây dựng một “hải quân biển xanh”, tạo ra các hòn đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này bằng cách triển khai các máy bay ném bom và hệ thống tên lửa.

Thời đại bất thường – Nền dân chủ lâm nguy?

Deutschlandfunk

Thomas Kretschmer phỏng vấn Yascha Mounk

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

25-3-2018

Tương lai của nền dân chủ tự do đang lâm nguy? Đa số người dân Anh đồng ý rời khỏi cơ quan liên Âu, chuyện hầu như bất khả, nhưng họ đã làm được. Donald Trump là Tổng thống Mỹ? Không, chuyện không ngờ xảy ra, nhưng đã đến.

Cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Séc: “Việt Nam là tâm điểm của tội phạm có tổ chức”

LTS: Trong chương trình phát thanh ngày 9/8/2018 của Đài Phát thanh Praha, Cộng hoà Séc, có một bài tường thuật về việc Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc quyết định ngừng cấp visa (thị thực/ chiếu khán) lao động cho người  Việt Nam. Sau đây là bài lược dịch những phần chính yếu của bài tường thuật trên và bổ sung những tin tức khác về đề tài này.

____

Hiếu Bá Linh, lược dịch

15-8-2018

Ông Lubomír Zaorálek, Ngoại trưởng Cộng hòa Séc và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh

Đại tá Bùi Tín, là người đã chấp nhận sự đầu hàng của chính quyền miền Nam Việt Nam, qua đời ở tuổi 90

New York Times

Tác giả: Mike Ives

Dịch giả: Trúc Lam

13-8-2018

Bùi Tín, thứ hai từ phải sang, với một trung sĩ Không quân Mỹ, khi quân đội Mỹ sơ tán khỏi Sài Gòn năm 1973. Ảnh: Bettmann Archive / Getty Images

Bùi Tín, một đại tá Bắc Việt, là người đóng vai trò nổi bật trong những giờ phút cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam, nhưng sau đó bỏ chạy khỏi đất nước và trở thành một nhà phê bình không ai nghĩ đến về Đảng Cộng sản cầm quyền, đã qua đời hôm thứ Bảy tại Pháp. Ông ấy hưởng thọ 90 tuổi.

Huyền Thoại về Chiến Tranh với Trung Quốc

LTS: Mới đây, học giả Richard Heydarian của Philippines có bài viết trên The Philippine Daily Inquirer, bình luận về khả năng chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông. Nguy cơ Trung Quốc có thể leo thang đến bước chiến tranh nếu chọc giận Trung Quốc, cũng là nỗi lo sợ tồn tại trong nhiều người Việt, thể hiện trong nhiều tranh luận hẹp về lựa chọn giải pháp cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Hàng chục ngàn người biểu tình chống tham nhũng ở thủ đô Rumani bị giải tán

Le Monde

Tác giả: Mirel Bran

Dịch giả: Phạm Toàn

11-8-2018

Ở thủ đô Bucarest, người ta dùng gas làm chảy nước mắt và súng bắn nước để giải tán một cuộc biểu tình của người Rumani sinh sống ở nước ngoài.

Nhiều chục ngàn người Rumani sinh sống ở nước ngoài đã tập hợp nhau hồi chiều ngày thứ Sáu trước trụ sở chính phủ để lên án nạn tham nhũng tại quê hương bản quán mình.

Tranh chấp thương mại: Mỗi khi Trump thảy tin đồn ra là Đông Nam Á chịu trận

Süddeutsche Zeitung

Tác giả: Christoph Giesen

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

8-8-2018

Các nước như Mông Cổ, Lào hay Campuchia phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. Việc Mỹ tăng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc đồng nghĩa với sự phá sản, thất nghiệp và bất ổn tại một loạt các nước Đông Á.

Nhà nước Slovakia bị khủng hoảng vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

6-8-2018

Bản tin của hãng thông tấn Đức ngày 6/8/2018, đăng trên báo mạng Merkur.de

Theo bản tin của hãng thông tấn Đức DPA, lúc 16 giờ chiều ngày 6/8/2018, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đang thực sự gây ra một cuộc khủng hoảng cấp quốc gia ở Slovakia. Quan hệ Đức – Việt cũng bị căng thẳng.

Đi tìm nguyên nhân đưa đến thảm họa tuyển sinh

FB Trần Đình Thu

6-8-2018

Dù xảy ra thảm họa tuyển sinh kinh hoàng nhưng hiện nay do ông bộ trưởng Nhạ vẫn khăng khăng phương án Bộ ông ấy làm là đúng, nên cộng đồng mạng cần có những bài phân tích để vạch ra cái sai lầm của bộ ông ấy để ông ấy bớt ngủ gục trong quốc hội đi.

Và đây là một bài như thế.

“Uy tín của Tập Cận Bình bị sứt mẻ”

Zeit Online

Steffen Richter phỏng vấn Willy Lam

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

3-8-2018

Lần đầu tiên, nhà lãnh đạo độc đoán Tập Cận Bình của Trung Quốc đang bị chỉ trích từ trong nước: Ông ta bị cho là đã không có đối sách thỏa đáng với Trump. Chuyên gia Willy Lam cho chúng ta biết chuyện gì xảy ra phía sau hậu trường chính trị Trung Quốc.

Một Cái Nhìn Kỹ Hơn Dự Thảo Duy Nhất Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông của ASEAN

Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Nhật Minh

3-8-2018

Bài báo hé lộ vài nội dung trong Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất của ASEAN – Trung Quốc.

Vào ngày 3 tháng 8 vừa rồi, Ngoại trưởng của 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng người đồng cấp Trung Quốc đã loan báo sự đồng thuận về một Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quỵ tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất (sau đây gọi là Văn Bản) làm cơ sở cho việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Văn Bản này dài 19 trang khổ A4. Nó được cấu trúc gồm 3 phần chính theo Thoả thuận Khung Bộ quy tắc Ứng xử đã được thông qua trước đây – những điều khoản tiền đề, những điều khoản chung, và những điều khoản cuối cùng. Văn Bản được mã hoá theo màu sắc như sau: màu đen cho nội dung được lấy từ Khung COC, màu xanh da trời cho nội dung đã được thống nhất, và màu xanh lá cây là những ý kiến mà 11 bên đưa vào.

Văn Bản lặp lại những từ ngữ trong Khung COC rằng đây “không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển.” Ở phần 2 của Những Nguyên tắc Chung, Malaysia thêm vào một cảnh báo pháp lý như sau:

Các Bên tiếp tục công nhận rằng COC không giải quyết hoặc không ảnh hưởng đến lập trường của các Bên về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, ranh giới biển, hoặc các quyền lợi hàng hải các Bên được cho phép theo luật quốc tế về biển và được ghi nhận / phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Giới hạn về độ dài không cho phép bài viết phân tích và tổng kết đầy đủ Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất này. Bài viết này tập trung vào 5 vấn đề chính được đề cập trong Văn Bản: phạm vi địa lý áp dụng COC; vấn đề giải quyết tranh chấp; nghĩa vụ hợp tác; vai trò của các bên thứ ba; và tình trạng pháp lý của Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

Phạm vi địa lý

Văn Bản không xác định rõ ràng phạm vi địa lý trên Biển Đông được áp dụng. Ở phần Những Điều Khoản Chung, Việt Nam đề xuất rằng, “Bộ quy tắc Ứng xử hiện tại sẽ áp dụng cho tất cả các thực thể đang trong tranh chấp và những vùng biển chồng lấn do những yêu sách theo UNCLOS 1982 ở Biển Đông.” Indonesia thì thêm vào, “các Bên cam kết tôn trọng Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo quy định trong UNCLOS 1982.

Malaysia đề xuất, “tuỳ thuộc vào các yếu tố/nội dung của COC, phạm vi địa lý/phạm vi áp dụng có thể cần phải được xác định,” trong khi Singapore thì bình luận “các Bên có thể sẽ muốn cân nhắc về sự tiện ích của việc thêm một phần về định nghĩa các thuật ngữ sẽ được sử dụng trong đây.”

Giải quyết Tranh chấp

Một phần lớn Văn Bản được dành cho các vấn đề phòng ngừa, quản lý và giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa các bên. Tuy nhiên Văn Bản không có bất kỳ tham chiếu cụ thể nào đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc có trong Phụ lục VII UNCLOS.

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, Indonesia đề xuất như sau:

Các Bên nhất trí, khi thích hợp, sẽ sử dụng Hội đồng Cấp Cao của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với sự đồng ý của các Bên liên quan, để giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến các sự cố có thể xảy ra trên Biển Đông.

Các Bên đồng ý rằng bất kỳ sự cố nào chưa được giải quyết sẽ được chuyển tới một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp của quốc tế, với sự đồng ý của Các Bên liên quan.

Việt Nam đề xuất rằng các bên giải quyết tranh chấp “thông qua đàm phán hữu nghị, điều tra, trung gian, hoà giải và những biện pháp khác theo thoả thuận của các Quốc gia Ký kết (Contracting States).” Nếu những biện pháp đó không thành công, Việt Nam đề nghị các bên tranh chấp “sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo những điều khoản tương ứng của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á.”

Việt Nam kết luận rằng không có bất kỳ điều gì trong COC “sẽ ngăn cản” việc giải quyết tranh chấp một cách hoà bình phù hợp theo Điều 33(1) của Hiến chương Liên Hợp quốc. Điều 33 bao gồm “các biện pháp [giải quyết tranh chấp] khác” như trọng tài, Toà án quốc tế, sử dụng các cơ quan hay thoả thuận khu vực, hoặc những biện pháp hoà bình khác được quyết định bởi các bên liên quan.

Văn Bản có hai lựa chọn để giám sát việc thực hiện. Lựa chọn thứ nhất, được ủng hộ bởi Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Malaysia, và Singapore, đặt trách nhiệm vào Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc. Lựa chọn thứ hai, được đề xuất bởi Việt Nam, kêu gọi việc thiết lập một Uỷ ban lãnh đạo bởi các Ngoại trưởng hoặc đại diện của các quốc gia.

Nghĩa vụ Hợp tác

Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất có nguồn gốc từ những điều khoản trong UNCLOS rằng các quốc gia ký kết có nghĩa vụ hợp tác bảo vệ môi trường biển trong một biển nửa kín và trong khi đang chờ giải quyết tranh chấp, các quốc gia ký kết cần tham gia vào những  thoả thuận có tính thực tiễn.

Phần 2 (Các Điều Khoản Chung), tiểu mục c (Những cam kết cơ bản) gồm 6 điểm: i (Nghĩa vụ hợp tác), ii (Đẩy mạnh hợp tác hàng hải có tính thực tiễn), iii (Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm), iv (Phòng ngừa sự cố), v (Quản lý sự cố), và iv (Các cam kết khác, phù hợp với luật quốc tế, để đáp ứng các mục tiêu và nguyên tắc của COC).

Phần 2.c có lẽ là phần được tranh luận nhiều nhất trong Văn Bản. Ví dụ, phần này bao gồm giải thích dài tỉ mỉ 4 lựa chọn về nghĩa vụ hợp tác và thúc đẩy hợp tác hàng hải thực tế, nối tiếp bởi hai bộ chọn lựa về tự kiềm chế/thúc đẩy lòng tin, và kết thúc là thảo luận về ba điểm còn lại. Tiếp sau đó Văn Bản còn chứa đựng một đề xuất bởi Việt Nam thay thế toàn bộ phần 2.c (Những cam kết cơ bản) với 27 điểm quy định những điều các quốc gia phải làm và không được làm.

Trong phần 2.c (i và ii), Philippines, Indonesia và Singapore, Trung Quốc và Campuchia, đã lần lượt đề xuất bốn lựa chọn riêng biệt về nghĩa vụ hợp tác. Ngoại trừ lựa chọn Trung Quốc đề xuất, tất cả các lựa chọn khác về cơ bản đều bao gồm năm lĩnh vực hợp tác trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng bao gồm: bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn giao thông và liên lạc ở biển, và chống tội phạm xuyên quốc gia. Đề xuất của Indonesia bổ sung đánh bắt trái phép vào danh sách của DOC về tội phạm xuyên quốc gia – bao gồm buôn bán ma túy trái phép, cướp biển và cướp vũ trang trên biển, và giao thông có vũ trang bất hợp pháp. Campuchia thì đề xuất kết nối biển.

Đề xuất của Trung Quốc thì có phần chồng chéo với những lựa chọn khác nhưng đáng chú ý ở chi tiết mà nó cung cấp trên sáu lãnh vực hợp tác – bảo tồn nguồn cá, hợp tác an ninh và luật biển, đi lại và tìm kiếm cứu nạn trên biển, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường, kinh tế biển bao gồm hợp tác trong lãnh vực thuỷ sản và dầu và khí, và văn hoá biển.

Quan trọng nhất là về hợp tác kinh tế biển, Trung Quốc đề xuất là sự hợp tác chỉ được thực hiện bởi các quốc gia ven biển “và không được hợp tác với các công ty từ những nước ngoài khu vực.” Ngược lại, Malaysia lại đề nghị rằng không có gì trong COC “sẽ ảnh hưởng… quyền hoặc khả năng của các Bên tiến hành các hoạt động cùng với nước ngoài hoặc các tổ chức tư nhân do họ tự lựa chọn.”

Hai lựa chọn được đề xuất ở phần 2.c.iii với tiêu đề “Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm. Lựa chọn đầu tiên được liệt kê bởi Indonesia gồm bốn biện pháp: đối thoại giữa các quan chức quốc phòng và quân đội, đối xử nhân đạo với người gặp nạn, tự nguyện thông báo về các cuộc tập trận chung hay kết hợp sắp diễn ra, và thường xuyên trao đổi thông tin liên quan.

Lựa chọn thứ hai trong phần 2.c.iii có 7 điểm, trong đó 5 điểm được đề xuất bởi Trung Quốc, một được đề xuất bởi Philippines và điểm cuối cùng được đề xuất chung bởi Trung Quốc và Philippines.

Điểm đầu tiên Trung Quốc đề xuất là “các hoạt động quân sự trong khu vực là để dẫn tới tăng cường lòng tin lẫn nhau.” Trong đề xuất thứ hai Trung Quốc kêu gọi giao lưu giữa các lực lượng quốc phòng và quân đội bao gồm “tàu quân sự ghé thăm cảng của nhau và tuần tra chung một cách thường xuyên.” Đề xuất thứ 3 kêu gọi thường xuyên tập trận chung giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.”

Điểm thứ tư Trung Quốc đề xuất:

Các Bên sẽ thiết lập một cơ chế thông báo các hoạt động quân sự, và thông báo cho nhau các hoạt động quân sự chính nếu thấy cần thiết. Các Bên không được tập trận chung với các nước ngoài khu vực, trừ khi các bên liên quan đã được thông báo trước và không phản đối.

Điểm đề xuất thứ năm của Trung Quốc lưu ý rằng các tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền miễn trừ quốc gia và được “miễn trừ tài phán bởi bất cứ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu đăng ký.” Hơn nữa, tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền tự vệ “nhưng phải có sự lưu tâm thích đáng đến các tàu và máy bay quân sự của bên còn lại..”

Trung Quốc và Philippines cùng thêm vào điểm thứ sáu gọi là “đối xử công bằng và nhân đạo cho tất cả những ai đang gặp nguy hiểm hoặc gặp nạn ở Biển Đông.”

Cuối cùng, Philippines đề xuất điểm thứ 7 bao gồm “tôn trọng việc ngư dân thực hiện những quyền đánh cá truyền thống… [và] tiếp cận các thực thể địa lý và ngư trường truyền thống.”

Việt Nam đã đưa ra một bảng đề xuất riêng của mình thay thế toàn bộ những điều trên trong Phần 2.c. Việt Nam đề nghị rằng các Quốc gia Ký kết tôn trọng “các vùng biển được quy định và thiết lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.” Việt Nam cũng đề xuất rằng Các Quốc gia Ký kết cần cung cấp thông báo trước 60 ngày về cuộc tập trận chung/kết hợp sắp diễn ra” ở Biển Đông.

Việt Nam cũng đề xuất một hướng dẫn cụ thể về những gì Quốc gia Ký kết không nên làm, bao gồm xây dựng trên bất kỳ đảo nhân tạo nào, quân sự hoá các thực thể, phong toả tàu chở lương thực hay luân chuyển nhân sự, tuyên bố Khu vực Nhận diện Phòng không, và tiến hành các các cuộc mô phỏng tấn công tàu và máy bay của các quốc gia khác.

Vai trò của Các Bên Thứ Ba

Các bên thứ ba là những quốc gia không tham gia ký COC. Không có tham chiếu nào trong Văn Bản về việc gia nhập COC của các bên thứ ba. Brunei đề xuất rằng “sau khi COC có hiệu lực, các Bên có thể đề xuất Nghị quyết Đại hội đồng Liên hợp quốc hai năm một lần để đảm bảo tất cả các quốc gia khác tôn trọng những nguyên tắc có trong COC.

Như lưu ý ở trên, đề xuất của Trung Quốc trong Văn Bản là nhằm ràng buộc các quốc gia thành viên ASEAN trong COC và giới hạn nếu như không phải là loại trừ sự tham gia của các bên thứ ba.

Tình trạng pháp lý

Văn Bản không có tham chiếu nào cho thấy COC là một hiệp ước theo luật quốc tế. Mặc dù nó có một đề xuất của Việt Nam rằng Các Quốc gia Thành viên “đã đồng ý ràng buộc bởi Bộ Quy tắc Ứng xử hiện hành…” Việt Nam cũng đề nghị COC “phải được phê chuẩn theo thủ tục nội bộ tương ứng của các Quốc gia ký kết” và văn bản phê chuẩn sẽ được gửi cho Tổng thư ký ASEAN – người “sẽ đăng ký” COC theo đúng điều 102 Hiến chương Liên Hợp quốc.

Cả Brunei và Việt Nam đã đề nghị một cách độc lập rằng không Quốc gia Thành viên nào có sự bảo lưu nào đó khi ký kết COC.

Nội dung hiện tại của Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất là đầy đủ theo tham chiếu luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng. Nhưng nó không đề cập đến nghĩa vụ của nhà nước các bên đối với UNCLOS là phải lập tức tuân thủ những phán quyết đã được ban hành thông qua các trình tự trọng tài thành lập theo Phụ lục VII.

Văn Bản này vẫn đang là một “tài liệu sống,” nghĩa là các bên vẫn có thêm hoặc bớt trong văn bản dự thảo. Nội dung của Văn Bản bao gồm khả năng sẽ bổ sung thêm các hướng dẫn và quy trình trong phụ lục

Văn Bản này cũng là một công trình vẫn còn đang trong tiến trình mà dự kiến sẽ trải qua ít nhất ba lần thảo luận trước khi tiến tới một Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt