11-2-2024
Tết năm nay có bánh chưng gia đình và bạn gói tặng. Bánh rất thơm ngon và nhất là vấn đề vệ sinh khỏi phải lo lắng.
11-2-2024
Tết năm nay có bánh chưng gia đình và bạn gói tặng. Bánh rất thơm ngon và nhất là vấn đề vệ sinh khỏi phải lo lắng.
Trần Gia Huấn
9-2-2024
Theo thuyết nhị phân, năm 2024 là năm Dương. Ai có năm sinh âm lịch tận cùng là số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 sẽ là Âm, những người này sẽ gặp thuận lợi hơn, bởi Âm Dương hài hòa.
Đỗ Thái Nhiên
9-2-2024
Ở Việt Nam, nhất là tại vùng thôn quê, để mừng Tết Nguyên Ðán, người ta có tập tục dựng Nêu chiều ngày 30 và hạ Nêu chiều mùng 7 Tết. Cây Nêu là một cây tre cao, dài nguyên vẹn, chỉ cắt bỏ lá. Ở ngọn Nêu người ta cột một lá bùa, dưới lá bùa là một túi tre nhỏ chứa trầu cau, muối và gạo.
Do đâu người Việt Nam có tập quán dựng Cây Nêu nhân dịp Tết? Cây Nêu hàm ngụ bao nhiêu ý nghĩa triết học, nhất là Triết Học Kinh Tế? Muốn giải đáp những thắc mắc vừa kể, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu sự tích Cây Nêu, như sau:
Ngày xưa, thật xưa gọi là buổi cổ thời, dân Việt chỉ mới biết kết hợp thành làng xóm. Lúc bấy giờ giang sơn Việt Nam đang bị một loài Quỷ thống trị. Dưới ách đô hộ của Quỷ, dân Việt Nam rất khốn khổ. Bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên có được do nhân lực đều bị Quỷ cưỡng đoạt. Lời ta thán của người Việt lên tận Trời xanh. Ông Trời bèn cử một vị Thần đến giúp Dân Việt. Thần này gọi là Thần Làng.
Một hôm Thần Làng gọi Dân Việt lại mà bảo: “Ta biết các con rất khốn khổ vì lũ Quỷ, nay ta giúp ý kiến để các con thoát khổ. Các con hãy đến bảo với Quỷ Vương rằng: Loài thực vật gồm có rễ, thân và ngọn. Xin Quỷ Vương hãy cho chúng tôi biết, đối với mùa màng năm nay, các ngài lấy phần ngọn hay phần rễ?”
Sau câu hỏi của Dân Việt, chúa Quỷ hội ý với quỷ con, quỷ cháu rồi quyết định báo cho Dân Việt: “Mùa màng năm nay, Quỷ lấy phần ngọn, còn phần rễ dành cho Dân Việt“. Quỷ Vương quyết định như vậy vì thấy rằng Dân Việt chuyên trồng lúa, hạt lúa nằm ở ngọn cây lúa. Nhằm đương đầu với quyết định này của Quỷ Vương, Thần Làng đã khuyên toàn thể dân Việt Nam năm ấy hãy trồng khoai lang, củ khoai nằm ở rễ, chứ không nằm ở ngọn. Vụ mùa năm ấy Quỷ Vương thua mưu Dân Việt lần thứ nhất.
Do thua mưu lần thứ nhất, Quỷ Vương rất tức giận, gọi đại diện Dân Việt đến vương cung mà bảo: “Mùa màng sang năm, Quỷ Vương sẽ lấy phần rễ, còn phần ngọn dành cho Dân Việt“. Mùa màng sang năm, Thần Làng kêu gọi Dân Việt trồng lúa. Quỷ Vương chỉ thu được rễ lúa, Dân Việt được hưởng lúa vì lúa nằm ở ngọn. Như vậy là Quỷ Vương thua mưu dân Việt lần thứ hai.
Mặc dầu đã thua trí Dân Việt hai lần, Quỷ Vương vẫn không từ bỏ tâm địa tham ác của loài quỷ. Quỷ Vương lại ra lệnh cho Dân Việt: “Mùa màng năm tới, Quỷ Vương sẽ thu cả phần ngọn lẫn phần rễ, chỉ để thân cây lại cho Dân Việt“. Nghe lệnh mới, Thần Làng vội vàng bảo Dân Việt trồng bắp, quả bắp nằm ở thân cây. Như vậy là Thần Làng đã giúp Dân Việt thắng trí Quỷ Vương ba lần.
Sau ba lần thua cuộc, Quỷ Vương không còn nghĩ đến việc đấu trí với Dân Việt nữa. Quỷ Vương bèn ra lệnh cho tập đoàn quỷ tấn công bừa bãi vào Dân Việt để cướp lại lúa, ngô, khoai. Mặt khác, Quỷ Vương cũng từng biết Dân Việt được Thần Làng hỗ trợ, vì vậy Quỷ Vương ra lệnh cho một số quỷ con đội lốt người, trà trộn vào Dân Việt để tìm xem Thần Làng khắc kỵ vật gì. Thần Làng cho Dân Việt phao tin: Thần Làng sợ xôi, sợ chuối. Ngược lại Thần Làng cũng biết Quỷ sợ huyết chó, huyết dê. Do những tin tức vừa kể, một mặt Quỷ Vương chuẩn bị xôi chuối, mặt khác Dân Việt chuẩn bị huyết chó, huyết dê. Cả hai bên đều chờ một cuộc chiến mất – còn.
Thế rồi trận chiến xảy ra. Quỷ đến tấn công người bằng xôi, bằng chuối. Người tấn công Quỷ bằng huyết chó, huyết dê. Cuộc chiến diễn ra không bao lâu, Người no bụng bởi có xôi chuối, còn loài Quỷ chạy dài bởi huyết chó, huyết dê.
Sau trận thảm bại này, Quỷ Vương tìm tới Thần Thành Hoàng bản xã để xin thương thuyết. Quỷ Vương đề nghị: “Ðất của Dân Việt, loài Quỷ chúng tôi xin giao trả cho Dân Việt. Chúng tôi chỉ xin giữ lại một mảnh đất để làm ăn sinh sống“.
Nghe đề nghị của Quỷ Vương, Thần Làng biết ngay là lũ quỷ đang tính kế ngụy hòa, chờ khôi phục lực lượng để tấn công Dân Việt vào dịp khác. Vì vậy Thần Làng trả lời: “Dân Việt hiểu rõ thiện chí của Quỷ Vương. Ðể đáp lễ, Dân Việt chỉ giữ một mảnh đất bằng tấm áo của Thần. Bao nhiêu đất còn lại, Dân Việt nhường hết cho Quỷ“.
Như vậy là giao ước giữa Quỷ và Dân Việt đã thành hình. Thần Làng cởi tấm áo đang mặc trong người ra để xác định lãnh thổ của Dân Việt. Thần tung áo lên trời, áo càng lên cao bóng của chiếc áo càng lớn, bóng áo kia chạy đến đâu thì lũ quỷ lùi dần đến đó, lùi mãi ra tận biển Ðông. Cuối cùng Thần thâu áo lại. Từ đó Dân Việt sống an lạc.
Quỷ ở biển Ðông thiếu ăn, thiếu mặc, rét mướt quanh năm. Vì vậy Quỷ mới xin với Thần hằng năm vào dịp Tết, Thần hãy cho phép Quỷ được vào đất liền để thăm mồ mả và kiếm lương thực. Vì lòng nhân, Thần bằng lòng.
Thế là từ đó đến nay, cứ mỗi độ Xuân về Tết đến, Dân Việt nhớ lời Thần, mở cửa cho Quỷ về thăm đất liền, nhưng không quên cột lá bùa tượng trưng cho áo của Thần trên cành tre cao để nhắc nhở lũ quỷ rằng: “Người Việt cho phép Quỷ được về thăm đất liền, nhưng Quỷ chớ xảo trá, tấm áo của Thần còn đó, sẵn sàng trừng phạt các ngươi“.
Mặt khác, nghĩ đến cảnh đói khổ của Quỷ, trên Cây Nêu, dưới lá bùa, Dân Việt còn treo một cái giỏ tre chứa gạo, muối, và trầu cau, hàm ý cúng cho Quỷ vài bữa ăn nhân dịp đầu Xuân. Ðó là tất cả nội dung sự tích Cây Nêu trong phong tục Việt Nam.
***
Ðọc xong câu chuyện Sự Tích Cây Nêu, người đọc không thể không đặc biệt chú ý tới bốn đối tượng:
– Quỷ Vương
– Thần Làng
– Dân Việt
– Cái giỏ tre chứa gạo, muối, trầu cau.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn bốn đối tượng kể trên dưới lăng kính triết học:
Thông qua sự việc Quỷ Vương tìm mọi cách nhằm đoạt thủ toàn bộ lương thực lúa, khoai, ngô của Dân Việt, mọi người đều đồng ý rằng, Quỷ Vương là một chủ thể tham lam và độc ác. Quỷ Vương tiêu biểu cho mọi thói hư tật xấu của loài người. Thói hư tật xấu lớn nhất, độc ác nhất của loài người là lòng ham muốn độc quyền kinh tế. Do lòng ham muốn đó, thế giới ngày nay bị khống chế bởi hai hệ thống kinh tế:
– Hệ thống tập trung quyền lợi kinh tế vào tay một nhóm tư nhân, đẻ ra chế độ Tư Bản Tư Nhân.
– Hệ thống tập trung quyền lợi kinh tế vào trong độc đảng, đẻ ra chế độ Tư Bản Nhà Nước, còn gọi là chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, tức Cộng Sản.
Cả hai chế độ độc quyền kinh tế vừa nêu đều chống lại xu thế xã hội hóa mọi quyền lợi kinh tế. Quyền lợi kinh tế là quyền lợi của toàn dân, tại sao quyền lợi này lại tập trung vào tay thiểu số tư nhân giàu có, hay vào trong thiểu số tư nhân núp dưới lá bài Vô Sản?
Quỷ Vương chính là đại biểu của chế độ Tư Bản Tư Nhân cũng như chế độ Tư Bản Nhà Nước, gọi chung là chế độ Kinh Tế Ðộc Quyền. Quỷ Vương cũng chính là đại biểu của toàn giới Ðộng Vật.
Sở dĩ Quỷ Vương vừa biểu tượng cho Kinh Tế Ðộc Quyền, vừa biểu tượng cho giới Ðộng Vật, là vì giữa kinh tế độc quyền và nhu yếu tính của động vật đã có sự hội ngộ. Thực vậy, Người cũng như Ðộng Vật đều cần ăn khi đói, cần uống khi khát. Người và Ðộng Vật đều có nhu yếu tính. Ðộng vật thỏa mãn nhu yếu bằng phương cách độc quyền, phương cách mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Người thỏa mãn nhu yếu trên tâm lý yêu chuộng hòa bình. Lòng yêu chuộng hòa bình của loài người hàm chứa sự mơ ước rằng: Mọi người đều phải được hưởng sự bình đẳng về cơ hội trên con đường thỏa mãn nhu yếu.
Khẩu hiệu bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ chỉ là khẩu hiệu có hậu ý ru ngủ quần chúng để giới cầm quyền kinh tế thực hiện giấc mơ kinh tế độc quyền. Mỗi cơ hội sống đều chất chứa quyền lợi và nghĩa vụ. Người ta cam kết ban phát cho bạn sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, nhưng người ta lại – hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm – chèn ép bạn trên con đường đi đến cơ hội.
Sự thể này phải được giải thích rằng: Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ chỉ là cái bánh vẽ, bình đẳng về cơ hội sống mới là bình đẳng đích thực. Bình đẳng về cơ hội trong sinh hoạt kinh tế chính là bình đẳng về cơ hội trở nên hữu sản, gọi tắt là Bình Sản. Trình bày như vậy, mọi người thấy ngay rằng kinh tế Tư Bản Tư Nhân hay Tư Bản Nhà Nước (Cộng Sản) đều là kinh tế phản xu thế. Kinh tế Bình Sản mới là kinh tế thuận xu thế.
Trong Sự Tích Cây Nêu, Thần là biểu tượng của Người Hoàn Hảo, của Nhân. Kinh tế của xã hội Nhân phải là một nền kinh tế trong đó mọi người sinh hoạt sản xuất và tiêu thụ với tương quan hài hòa, không hề có cảnh tượng người bóc lột người, người chèn ép người. Quyền lợi kinh tế là quyền lợi của toàn dân, kinh tế phải được triệt để xã hội hóa. Xã hội hóa tức là Bình Sản.
Bình Sản không hề có nghĩa là bình quân, là chia đều quyền lợi kinh tế theo đầu người. Kinh tế bình quân, loại kinh tế mà Cộng sản và chính quyền khuynh tả thường ca tụng như khuôn vàng thước ngọc, chính là nguồn gốc chủ yếu đưa đến tình trạng người chăm chỉ và kẻ lười biếng, người tự trọng và kẻ vô trách nhiệm đều được hưởng một loại quyền lợi khiêm tốn ngang nhau. Quyền lợi trọng yếu bao giờ cũng rơi vào tay của những kẻ nham hiểm, thường xuyên hành động dưới nhãn hiệu của nghĩa vụ thực hiện kinh tế bình quân. Dĩ nhiên, đứng trên lập trường của Nhân, người ta không bao giờ có thể chấp nhận kinh tế độc quyền hoặc kinh tế bình quân.
Ðó là lý do khiến Thần phản kháng Quỷ, Nhân phản kháng Vật, kinh tế Bình Sản phản kháng kinh tế Ðộc Quyền. Tuy nhiên, phản kháng không có nghĩa là tiêu diệt. Kinh tế độc quyền là một hình thái nhu yếu tính của động vật. Kinh tế độc quyền là kinh tế của vật tính. Vật tính thường hằng theo đuổi, bám sát, hành hạ, đục phá nhân tính trong thực tiễn đời sống. Nhưng Nhân không thể tiêu diệt được Vật. Nhân chỉ có thể chủ động đối với Vật trong cuộc gắn bó đối lập nhưng thống nhất giữa Nhân và Vật. Ðó là ý nghĩa gẫy gọn nhất của chữ Nhân-Vật trong Việt ngữ.
Người sống trong hoàn cảnh đối lập giữa Nhân và Vật gọi là Dân. Dân là gạch nối giữa Nhân và Vật. Trong Dân có khi Nhân chủ động, có khi Vật thắng thế. Nhân chủ động thì Dân ổn định, hạnh phúc. Vật thắng thế thì Dân xáo trộn, đau khổ. Vì vậy Dân bao giờ cũng nỗ lực tìm về với Nhân để có khả năng tạo dựng hạnh phúc. Trong Dân luôn luôn có sự suy tưởng và hướng vọng về Nhân.
Chính vì chân lý này, Sự Tích Cây Nêu mới có vai trò của Dân Việt. Tính kết hợp bền và ổn giữa Thần Làng và Dân Việt vừa hàm ngụ một cách sinh động biện chứng Nhân Dân của Việt Triết, vừa diễn tả một cách tròn đầy cuộc chiến cam go của Nhân đối với Vật, của kinh tế Bình Sản đối với kinh tế Ðộc Quyền. Cuộc chiến cam go không hề đồng nghĩa với cuộc chiến tiêu diệt. Tiêu diệt là một thái độ không thể có trong phạm trù Người.
“Vận động và Kết hợp hỗ tương nguyên nhân” chẳng những là quy luật sống của Nhân mà còn là quy luật vận động và phát triển của toàn bộ vũ trụ. Do quy luật “Vận động và Kết hợp” vừa kể, Dân Việt một mặt với sự hỗ trợ của Thần Làng đã hoàn toàn trở nên chủ động đối với loài Quỷ, mặt khác thay vì nương vào thế chủ động để tiêu diệt loài Quỷ, Dân Việt lại vẫn mở một lối giao hảo với Quỷ: Giao hảo bằng cách cho Quỷ vào đất liền ăn Tết, và nhất là giao hảo bằng cái giỏ tre chứa muối, gạo và trầu cau treo trên Cây Nêu. Tất cả những nhân từ của Dân Việt đối với Quỷ đã đặt để trong cái giỏ tre ấy. Tính phủ định nhưng không tiêu diệt của Nhân đã được cái giỏ tre diễn tả một cách linh động mà chính xác, nhẹ nhàng mà cảm động.
Phủ định nhưng không tiêu diệt chính là tính đãi lọc của lịch sử. Do đãi lọc của lịch sử kinh tế, hình thái kinh tế Bình Sản đã trở thành khát vọng chung của loài người. Kinh tế Bình Sản không phải là sự phủ định toàn phần đối với kinh tế Ðộc Quyền, guồng máy kinh tế này ít ra cũng có khả năng cung cấp cho kinh tế Bình Sản những phương cách quản trị kinh tế có giá trị. Phương pháp kinh tế giữa kinh tế Ðộc Quyền và kinh tế Bình Sản không có sự khác biệt quan trọng, ngoại trừ đối tượng phục vụ: Kinh tế Ðộc Quyền phục vụ Ðảng (tư bản nhà nước) hay phục vụ thiểu số tư nhân (tư bản tư nhân), còn kinh tế Bình Sản phục vụ toàn bộ xã hội. Sự phủ định của kinh tế Bình Sản đối với kinh tế Ðộc Quyền cũng giống như sự phủ định của Dân Việt đối với Quỷ Vương, phủ định nhưng vẫn giao hảo bằng cái giỏ tre.
Tóm lại, Sự Tích Cây Nêu đã đưa dẫn ý nghĩ của chúng ta đến sự nhìn nhận rằng:
Thần là biểu tượng của Nhân, của kinh tế Bình Sản.
Quỷ là biểu tượng của Vật, của kinh tế Ðộc Quyền.
Dân Việt là biểu tượng của Dân, của cuộc đấu tranh giữa Nhân và Vật, giữa kinh tế Bình Sản và kinh tế Ðộc Quyền.
Sự gắn bó giữa Thần Làng và Dân Việt là biểu tượng của biện chứng Nhân Dân, là sự khẳng định rằng Kinh Tế Bình Sản đích thực là kinh tế của xu thế lịch sử.
Chiếc giỏ tre là biểu tượng của liên hệ giữa Nhân và Vật. Liên hệ này bộc lộ rất rõ sự khôn ngoan của Dân Việt qua thái độ phủ định có chừng mực đối với Quỷ, đối với kinh tế Ðộc Quyền.
Sự Tích Cây Nêu là hình ảnh sinh động nhất, lôi cuốn nhất, chỉ cho chúng ta hiểu biết một cách tròn đầy thế nào là liên hệ Nhân – Vật, thế nào là biện chứng Nhân Dân trong lãnh vực kinh tế. Từ biện chứng Nhân Dân, chúng ta không thể không nghĩ đến Vật Tổ Tiên Rồng. Không có sự nghi ngờ rằng Tiên là đại biểu của Con Người toàn hảo. Rồng là đại biểu của sức mạnh, của ý chí đấu tranh, đấu tranh cam go nhất vẫn là đấu tranh giữa Nhân và Vật. Từ đó, Rồng đại biểu cho sức mạnh của Dân, giúp Dân tìm gặp Nhân. Tiên chính là Nhân. TIÊN và RỒNG hiển nhiên là Nhân và Dân.
Kết luận: Chúng ta có thể phân tích câu chuyện Cây Nêu bằng liên hệ Nhân Vật. Chúng ta cũng có thể bình giải câu chuyện Cây Nêu bằng biện chứng Nhân Dân, tức biện chứng Tiên Rồng. Mặt khác, liên hệ Nhân Vật cũng như biện chứng Nhân Dân, biện chứng Tiên Rồng không hề là sản phẩm tưởng tượng của một bộ óc, mà chính là sự trích dẫn từ một hệ thống triết học có tiền đề, có qui luật, có hiệu ứng. Toàn bộ hệ thống triết học này được khám phá bởi Dân Việt, được xác định bởi thực tại, được diễn tả bởi sự phối hợp vi diệu giữa qui nạp pháp và diễn dịch pháp.
Việt Triết đã phản ảnh được tính phản xu thế của kinh tế độc quyền. Việt Triết đã minh chứng được kinh tế Bình Sản là kinh tế thuận hợp với dòng tâm sinh mệnh của Người.
Bài viết này nhằm trình bày ý nghĩa của Triết học Kinh tế trong sự tích Cây Nêu. Vì vậy mọi điểm nhìn đều tập trung vào sinh hoạt kinh tế. Ðiều này không có nghĩa là Việt Triết chỉ hạn hẹp trong lãnh vực kinh tế. Việt Triết bao gồm mọi giải quyết về toàn bộ dòng sống của loài Người mà kinh tế chỉ là một khía cạnh. Việt Triết giải quyết tận gốc rễ vấn đề của mỗi Dân Tộc để từ đó đưa đẩy mọi Dân Tộc tiến tới hòa nhập vào xã hội Nhân Loại. Hòa nhập trên căn bản tôn trọng sinh hoạt Dân Tộc.
Ngày xưa Việt Triết được Tổ tiên Việt Nam diễn tả bằng vật tổ Tiên Rồng, bằng ngôn ngữ dân gian. Ngày nay chúng ta diễn tả Việt Triết bằng văn chương triết học. Văn chương triết học được sự hỗ trợ của Triết học trong vật tổ Tiên Rồng, trong ngôn ngữ dân gian, trong kho tàng truyện cổ đã làm nổi bật hai sự kiện:
1. Việt Triết hoàn toàn khớp đúng với thực tại.
2. Ý kiến cho rằng tư tưởng Việt Nam nghèo nàn, Việt Nam không có triết học chỉ là ý kiến xuất phát từ những người có lối nhìn chưa thoát khỏi hai miếng da che mắt ngựa.
Hai sự kiện vừa nêu đã tổng hợp lại thành đích điểm của bài viết này. Ðích điểm của bài viết chính là món quà đầu Xuân mà người cầm bút kính mến gửi đến toàn thể Quí Vị Ðồng Hương để gợi nhớ Việt Nam. Việt Nam ngàn đời mến yêu. Việt Nam ngàn đời rạng rỡ.
8-2-2024
Chính xác là 5 ngày, từ ngày 26 đến 30/1/2024, có 399 chuyến bay rỗng đến Tân Sơn Nhứt để chở hàng chục ngàn khách về miền Trung, miền Bắc. Tương tự, xe lửa và xe đò cũng chạy xe rỗng đến ga Hòa Hưng và bến xe miền đông để chở khách về hướng Bắc. Nguyên nhân đơn giản là không có người miền Nam đi hướng Bắc để mưu sinh.
Lâm Bình Duy Nhiên
7-2-2024
Nuit Incolore, tên thật là Théo Marclay, sinh năm 2001 tại Việt Nam. Anh được một cặp vợ chồng người Thuỵ Sĩ nhận làm con nuôi lúc chỉ tròn 5 tháng tuổi.
5-2-2024
Trong lịch trình tất niên tối qua, có mục đi tour xe buýt 2 tầng tham quan thành phố. Một tiếng đồng hồ để đi qua hầu hết các điểm di tích, con đường khu vực trung tâm ở quận 1, ghé qua quận 3 cũng đã phần nào cảm nhận được nhịp sống của một thành phố luôn tươi trẻ. Đẹp ngỡ ngàng là đoạn lên cầu Ba Son, ban chiều, những sợi dây văng như tơ kết lấy trời và nước. Còn về đêm, nghe đâu báo chí trách, đã xây được Ba Son, sao không kiếm tiền mà thắp sáng cây cầu, đòi hỏi là một “công trình nghệ thuật” cơ!
Nguyễn Thông
2-2-2024
Hằng năm, tính theo âm lịch, 23 tháng chạp là ngày Tết táo quân (“hằng” chứ không phải “hàng”, rất nhiều người dùng từ sai, vụ này tôi sẽ biên rõ sau). Tức hôm nay đây, 23 tháng chạp Quý Mão 2023 (tây lịch là 2.2.2024). Ngày tây hơi bị đẹp, 4 con số 2, còn ngày mai tiếp theo thì ngày của băng rôn cờ quạt khẩu hiệu đít cua văn nghệ nhảy nhót tivi báo đài tuyên giáo, để kỷ niệm “ấy” ra đời. Tôi chả thích cái vui đó, ồn ào nhức đầu lắm.
Thái Hạo
31-1-2024
Tối qua, sau chuyến đi từ Hà Nội về Thanh Hóa trên xe của nhà xe Đông Lý (Nông Cống – Thanh Hóa), do những bất bình về cách làm việc và ứng xử của nhân viên nhà xe này, tôi đã viết Thư ngỏ gửi nhà xe và sở GTVT Thanh Hóa, phản ánh sự việc. Sáng nay, lúc 9h57’ chủ doanh nghiệp vận tải Đông Lý là ông Lê Văn Đông đã gọi điện cho tôi, trao đổi những nội dung liên quan.
29-1-2024
Mọi năm, VTV1 có chương trình nói về nguy cơ hỏa hoạn do tục đốt vàng mã gây ra. Trong đó VTV khẳng định, đốt vàng mã là “không thể thiếu” và chỉ khuyến cáo người dân cẩn thận. Cuối chương trình, một sĩ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách đốt vàng mã sao cho không gây hậu quả.
Mạc Văn Trang
29-1-2024
Tôi cảm thấy dân ta ở trong nước ngày càng “nhạt” dần với Tết Nguyên đán. Trước đây Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, họ hàng, làng xóm, tưởng nhớ tổ tiên. Nay Tết nhiều bạn trẻ lại coi là dịp đi du lịch.
Bà xã tôi rủ bà bạn hàng xóm ở đơn thân, Tết sang ăn Tết cho vui. Bà bảo, Tết phải vào phố, trông nhà cho con. Cả nhà nó đi du lịch. Có một số người còn đề nghị, bỏ “Tết Ta”, tập trung vào “Tết Tây” để hội nhập với thế giới.
21-1-2024
Sau khi tuyển Việt Nam thua Indonesia 0-1 và bị loại sớm ở Asian Cup 2023, làn sóng đòi sa thải, đuổi HLV Troussier về nước nổi lên rầm rộ trong giới cổ động viên (CĐV), báo và mạng xã hội. Riêng, cá nhân tôi phản đối làn sóng này và thỉnh nguyện VFF giữ lại HLV Troussier, tôi phản đối bầu Đức và nhà báo Nguyễn Hồng Lam dù đã đưa ra các lý do chuyên môn xác đáng để đuổi Troussier.
17-1-2024
Phải nói là kiến thức của tôi về thế giới mạng, thế giới quan chức… rất hạn hẹp. Thế cho nên tôi hoàn toàn bất ngờ với phản ứng của thế giới mạng đối với việc ông Nguyên Công Khế và ông Nguyễn Quang Thông, hai cựu Tổng Biên tập của báo Thanh Niên, bị bắt.
16-1-2024
Sự việc vận động viên (VĐV) Phạm Như Phương, “cô gái vàng thể dục dụng cụ” (TDDC) Việt Nam đang dậy sóng mấy hôm nay, nhất là khi cháu gái lên TikTok nói huỵch toẹt ra những vấn đề – không muốn nói là vấn nạn của thể thao nước nhà. Nếu là người không quan tâm nhiều đến thể thao thành tích cao, nghe cháu nói, chắc chắn sẽ choáng. Chẳng hạn, cháu nói các vận động viên sau khi được tuyển trạch đưa về nuôi nhốt, không được học hành tử tế trở nên “ngu” – chuyện này thực ra là hết sức bình thường.
13-1-2024
Mấy ngày qua, hãng hàng không #JetstarAustralia đã khiến nhiều khách hàng cả trong và ngoài nước nổi giận khi đem tiếng Việt ra để đùa cợt trên page chính thức với gần 800k lượt theo dõi.
10-1-2024
1. Nhiều sự kiện gần đây về các nhà chùa, tăng ni, dấy lên câu hỏi rất lớn: Xã hội ta đã đến thời mạt pháp, rất bê bối mà các sự kiện nhà chùa, tăng ni là biểu hiện? Hay là xã hội ta vẫn tốt đẹp mà các vụ bê bối nhà chùa chỉ là “con sâu bỏ dầu nồi canh”, làm vấy bẩn xã hội?
7-1-2024
Câu được đặt thành tít nói trên không phải của tôi mà là một câu thơ trong bài thơ dòng chính thống nổi tiếng của thi sĩ Vũ Cao, bài “Núi đôi”. Tiện đây nói luôn, tên gọi của cuốn sách, tác phẩm văn nghệ, bài báo… phải dùng từ “tít” (title) mới chuẩn, chứ không như bây giờ người ta dùng tùm lum tà la là “tựa”, “tựa đề”, đọc rất khó chịu. Nói không ngoa, cứ 100 phóng viên chuyên viết về văn hóa văn nghệ thì có tới 99 vị rưỡi sai trong vụ này, hoặc cẩu thả, hoặc dốt.
Krishna Trần
6-1-2024
Giống nòi lỡ bước văn minh chậm
Non nước đang chờ tiết khí cao
(Hoàng thân Vĩnh Sính trích dẫn cho quyển “Nhật Bản cận đại”)
Một chiếc máy bay của hàng không Nhật Bản lâm nạn tại Tokyo và mấy trăm hành khách thoát nạn trong vòng mười mấy phút, trong một tinh thần kỷ luật tuyệt vời, trước khi chiếc máy bay cháy rụi.
Khi tin này loan ra, tôi nghĩ ngay rằng, sẽ có những bài viết nào đó trên mạng xã hội, so sánh người Nhật và … người Việt.
Đúng như vậy. Nhã Duy, một tác giả khá quen thuộc trên trang Tiếng Dân, viết: “Người Nhật, kỷ luật trong tai nạn”, trong đó tác giả ca ngợi văn hóa và kỷ luật Nhật Bản, so với người Việt.
Chuyện tinh thần kỷ luật, trật tự, ngăn nắp của người Nhật, nước Nhật, vẫn thường xuyên làm cho cả thế giới thán phục, đâu riêng gì người Việt, đâu riêng gì Nhã Duy, mà tôi đây cũng thế.
Nhưng đọc bài của Nhã Duy xong, tôi thấy còn lấn cấn cái gì đó, đúng hơn là nhiều cái gì đó, mà không biết bắt đầu từ đâu.
Tôi bắt đầu bằng Samuel P. Huntington.
Một nền văn minh đầy sự riêng biệt
Huntington viết Sự xung đột giữa các nền văn minh (Clash between Civilizations) vào năm 1996, chưa đầy 10 năm sau khi khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Trong quyển sách này ông dự báo rằng, xung đột tương lai của thế giới sẽ không phải là ý thức hệ như cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản tự do và cộng sản toàn trị, mà là giữa các nền văn minh lâu đời khác nhau. Dự báo này chứng tỏ khá chính xác trong trường hợp cuộc chiến Ukraine hiện nay (xung đột giữa hai thế giới Thiên chúa Tin Lành và Chính thống giáo). Dĩ nhiên còn những nguyên nhân khác nữa của cuộc chiến tranh tàn khốc đang diễn ra gần hai năm nay, nhưng mục đích của tôi không phải là nói về xung đột. Điều tôi muốn dẫn từ cuốn sách của Huntington là việc chia ra các nền văn minh trên thế giới, trong đó Nhật Bản đứng riêng biệt.
Nhật Bản là một quần đảo, mặc dù chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng người Hán chưa bao giờ cai trị Nhật Bản. Chỉ có hai lần quân đội nước ngoài đặt chân lên lãnh thổ Nhật Bản, đó là những chiến binh Mông Cổ vào thế kỷ 13, trước khi bị tiêu diệt hết. Lần thứ hai là các đội quân Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản sau khi nước này thua trận chiến thế giới lần thứ hai. Trong lịch sử độc lập rất riêng đó, điều quan trọng là, ảnh hưởng của người Hán không phải là một ảnh hưởng cưỡng bức như đối với Việt Nam, với gần 1000 năm Bắc thuộc.
Sự độc lập đó tạo điều kiện cho Nhật Bản có thể lựa chọn những gì hay của văn minh Khổng giáo, kết hợp với triết học Phật giáo (cũng sang Nhật theo ngã Trung Hoa), tạo nên một nền văn hóa mạnh mẽ, nhiều sự tốt đẹp, cho riêng mình.
Hình ảnh các khán giả Nhật Bản đi nhặt rác trong các sân vận động quốc tế, hình ảnh đoàn người kiên nhẫn xếp hàng chờ cứu trợ sau thảm họa Fukushima, hay những clip ngắn cho thấy người Nhật theo nhau qua cửa thoát hiểm ở sân bay Tokyo, chính là kết quả của hàng ngàn năm độc lập phát triển một cách chọn lọc như thế.
Những điều kiện như thế không có ở Việt Nam, núi liền núi sông liền sông với một đế quốc quá hùng mạnh, có điều hay nhưng cũng lắm cái dở hơi. Nhật Bản cũng thoát nạn thực dân khi các võ sĩ đạo thức thời mở cửa buôn bán với phương Tây, ủng hộ Minh Trị canh tân đất nước, trong khi Thiệu Trị và Tự Đức còn mãi làm thơ chữ Hán khi pháo thuyền thực dân Pháp đã vào đến Đà Nẵng. Thoát nạn thực dân, sau đó thua trận nhưng bị Mỹ chiếm đóng, thay vì Liên Xô, Nhật Bản lại thoát khỏi chế độ toàn trị cộng sản, không như các sĩ phu, trí thức xứ An Nam, phải cậy đến phương pháp cộng sản để giành độc lập, để rồi rơi vào thêm mấy mươi năm lạc hướng.
Quả táo Fuji và trái cam sành
Đương nhiên chẳng có gì để so sánh giữa chúng với nhau cả.
Sau khi xem lại Huntington, tôi vào trang New York Times, để xem người Mỹ nói gì về chiếc máy bay Nhật Bản lâm nạn. Trong bài “Khi ngọn lửa bùng lên, trật tự ngự trị bên trong máy bay của Japan Airlines”, có tới gần 1000 bình luận của độc giả, mà có tới hai phần ba so sánh Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đa số viết rằng, nếu chuyện đó xảy ra ở Mỹ, thì với ý thức quyền lợi cá nhân quá cao, người Mỹ hẳn chết nhiều lắm trong một tai nạn tương tự.
Các độc giả Mỹ này có lý hơn khi họ so sánh hai quả táo, Fuji và Pennsylvania, cùng là táo cả. Hai quốc gia hiện đại tương đương nhau, khoa học kỹ thuật tương đương nhau. Và bên cạnh những người than phiền tính cách văn hóa “Me First”, của người Mỹ, nhiều người khác viết rằng, câu chuyện Nhật Bản là câu chuyện văn hóa, không phải mới dạy dỗ trẻ em hôm kia thì hôm nay có được, mà là nó hun đúc cả ngàn năm.
Mà có khi hai quả táo Fuji và Pennsylvania cũng khó so sánh.
Hai vợ chồng một người quen của tôi, người gốc Việt sống ở Mỹ, đi du lịch Nhật Bản về. Chị vợ ca ngợi hết lời sự sạch sẽ của nước Nhật, chị ca cẩm là nước Mỹ so với Nhật thì dơ bẩn quả, vì nhiều di dân đến từ các nước nghèo khó, và vì thế nên hạn chế di dân như Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc gia rất đồng nhất về sắc tộc, và như thế dễ quản trị hơn một nước đa sắc tộc như Mỹ.
Anh chồng bèn trả lời, rằng Mỹ có nhiều người nhập cư, thế là không thiếu lao động, dân số không già đi như Nhật Bản. Được cái này thì mất cái kia, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.
Quả táo Fuji có sâu không?
Có chứ!
Cách đây hơn 20 năm, tôi thăm đền Đế Thiên Đế Thích, thấy một đoàn du khách Nhật Bản do một anh hướng dẫn viên người Việt hướng dẫn. Một ông cụ đi trước một bà cụ, rồi quay lại nói gì đó với bà cụ mà vẻ mặt có vẻ cáu giận. Tôi bèn hỏi anh hướng dẫn viên người Việt. Anh ấy dịch câu của ông cụ là: Đi nhanh lên đi chứ, cái đồ ngu ngốc! Anh cho biết thêm là, những câu nói của đàn ông Nhật Bản tương tự như vậy, rất thường xuyên được nói với vợ họ.
Chuyện phân biệt đối xử với phụ nữ là chuyện của nhân loại, nhưng chuyện đó đối với nhân loại Nhật Bản trầm trọng hơn nhân loại phương Tây, mà xem chừng có thể là trầm trọng hơn cả nhân loại Việt Nam. Gần đây, quốc hội Nhật bàn xem phải làm thế nào để giải quyết cái gọi là “rape culture” của xã hội Nhật Bản, trong đó người phụ nữ bị hãm hiếp mà không thể, hoặc không dám đưa thủ phạm ra ánh sáng.
Tỷ lệ người tự tử ở Nhật đứng hàng đầu thế giới. Cũng không rõ đó có phải do nguyên nhân tinh thần kỷ luật quá tuyệt đối, sức ép công việc lên cá nhân quá lớn hay không! Nhưng dù gì đi nữa, một dân tộc có tỷ lệ tự tử cao như vậy thì khó mà nói rằng họ hạnh phúc. Một nền văn hóa như thế nào mà dân chúng không được hạnh phúc, thì có lẽ cũng nên xem xét cho tường minh mà sửa đổi.
What if
Ở cuối bài, tác giả Nhã Duy đặt câu hỏi theo dạng… Nếu: Thử hỏi rằng nếu đây là chuyến bay của hãng hàng không Việt hay Trung Quốc trong tình cảnh này thì sẽ như thế nào?
Một độc giả của bài báo trên tờ NYT mà tôi đề cập trên kia, viết rằng, đã đi du lịch nhiều nơi ở châu Á, thấy rằng người Á châu, trong đó có cả người Trung Quốc, rất có kỷ luật.
“Nếu” tức là chưa có, và đang không có. Và mọi sự có thể đổi thay.
Một trong những người Việt Nam am hiểu Nhật Bản là Hoàng thân Vĩnh Sính (1944-2014), là giáo sư lịch sử và văn hóa Nhật Bản tại Canada. Ông viết một quyển sách tên là “Nhật Bản cận đại”, dành cho độc giả người Việt. Mở đầu quyển sách, ông trích dẫn hai câu thơ:
“Giống nòi lỡ bước văn minh chậm
Non nước đang chờ tiết khí cao”
Hai câu thơ này cũng hàm ý một sự so sánh. So sánh giữa nhanh và chậm, cao và thấp, nhưng khi đọc, tôi cảm nhận một sự cảm thông, hơn là lấn cấn.
Nhã Duy
5-1-2024
Có dịp sang Nhật và quan sát thì ắt nhiều người cũng ghi nhận được vài điều gì đó về tính cách chung của người Nhật qua các giao tiếp hay trong các sinh hoạt hàng ngày của họ. Với tôi thì hai điều nhỏ còn lưu lại là sự vệ sinh và trật tự nơi công cộng nhưng chúng lại cho thấy thêm về một tính cách đáng học hỏi từ người Nhật.
Nguyễn Đình Cống
5-1-2024
Vừa qua, tôi theo dõi buổi thuyết trình trên YouTube của thầy Giản Tư Trung, với tiêu đề “Thấu hiểu chính mình để thay đổi bản thân”.
Nguyễn Thông
5-1-2024
Vụ cháy máy bay chở khách ở Nhật Bản rồi sẽ còn âm ỉ trong dư luận nhiều năm sau, không phải bởi “máy bay cháy” mà là “con người”.
4-1-2024
Như tôi đã viết nhiều lần, trong những danh từ kép tiếng Việt, danh từ chính luôn luôn đi trước tính từ, không như trong tiếng Anh hoặc tiếng Tàu. (Tính từ đây bao gồm cả những danh từ hay động từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ chính, chẳng hạn gỗ trong “bàn gỗ” hay ăn trong “dao ăn”.) Tiếng Tàu là “mỹ nhân”, tiếng Anh là “beautiful person” nhưng tiếng Việt là “người đẹp”.
4-1-2024
Tết dương lịch là tết Tây, đương nhiên. Không biết ở bên Mỹ có bao nhiêu thành phố bắn pháo hoa mừng năm mới trong giờ phút count down? Nhưng ở Canada không có một tỉnh bang nào, thành phố nào chi ngân sách cho việc bắn pháo hoa đêm giao thừa năm 2024.
Dương Quốc Chính
4-1-2023
Hôm trước mình có nghe một podcast của Vietcetera, bạn host Thùy Minh nói chuyện với bạn Chi Nguyễn, tiến sĩ về giáo dục đang dạy đại học gì đó bên Mỹ (BTV Tiếng Dân: Đại học Arizona – The University of Arizona), bạn ấy đang nghiên cứu về bất bình đẳng trong giáo dục.
Kim Văn Chính
3-1-2023
1. Vụ máy bay Nhật hạ cánh va vào nhau gây cháy cả hai máy bay hôm qua là vụ tai nạn rất hi hữu ở Nhật Bản. Hồ sơ vụ tai nạn sau này sẽ được công bố. Tuy nhiên, việc toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn sơ tán ra ngoài chiếc máy bay cháy như đuốc cho ta thấy người Nhật đã làm được điều phi thường trong tai nạn.
31-12-2023
Gần đây, qua mạng xã hội thấy có nhiều người đăng rất nhiều ảnh ngôi nhà có bàn thờ các danh tài Tự lực Văn đoàn tại nơi lưu niệm Tự lực Văn đoàn ở Cẩm Giàng, Hải Dương xuống cấp nghiêm trọng, trông quá thê thảm. Sau khi điện thoại trao đổi với một số anh em văn nghệ sĩ quen biết ở Hà Nội và Hải Dương, là KTS và có kinh nghiệm nhất định trong công việc sửa chữa, cải tạo, duy tu các công trình kiến trúc mới và cũ kể cả di tích văn hóa lịch sử … tôi bày tỏ nguyện vọng được sửa chữa ngôi nhà lưu niệm này bằng kinh phí của cá nhân tôi.
30-12-2023
Chỉ trong vài ngày, đại sự kiện được gọi là chiêm bái xá lợi tóc ở chùa Ba Vàng do ông Thích Trúc Thái Minh tổ chức đã để lại muôn vàn suy nghĩ cho nhiều người về đạo Phật hôm nay.