Chuyện uống chè (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

21-12-2023

Tiếp theo kỳ 1

Cần nói ngay điều này: Người bắc quen uống nước chè, còn người nam chuộng cà phê. Chè mang tính cổ truyền, truyền thống, dân tộc đậm đà; còn cà phê văn minh, hiện đại, mới lạ. Chỉ đồ uống đã phần nào thể hiện chất người vùng miền.

Tôi cảm nhận được sự khác biệt ấy khi vào Sài Gòn nhận việc năm 1977. Hai miền tuy cùng một nước nhưng có lẽ do thời thế tác động nên quá nhiều sự khác nhau. Chẳng hạn, ngoài bắc mà mời ăn cơm thì nên hiểu đó là lời chào, còn trong nam đã mời là ăn, không phải mời “rơi”, đừng khách sáo từ chối.

Nhiều nét riêng vậy lắm, để thong thả tôi sẽ kể. Vì vậy, tôi nhắc “chuyện uống chè” thì bạn hãy hiểu rằng đang nghe chuyện bắc, từ một ký ức cũng chưa xa lắm.

Miền Bắc thập niên 1960 – 1970. Nông thôn, nghèo, lại còn bị chiến tranh đòi “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Biết bao nhiêu gạo và người bị ném vào cuộc tương tàn. Sống được đã là sự phi thường bởi hầu như thứ gì cũng thiếu. Kể cả gói chè.

Miền Bắc trước năm 1975 có những vùng trồng chè nổi tiếng là Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang. Câu “chè Thái gái Tuyên” để nói về độ ngon của chè Thái Nguyên.

Đầu thập niên 70, hồi sinh viên, tôi đã lên Phú Thọ (lúc ấy bị gộp với Vĩnh Phúc, thành Vĩnh Phú) chơi nhà bạn, ngó bạt ngàn đồi chè. Ngoài chè, đất bắc những năm đó còn có cả những nông trường chuyên canh như trồng cà phê ở Phủ Quỳ, Quỳ Châu (Nghệ An), hồ tiêu ở Vĩnh Linh.

Ông nhà thơ Tế Hanh từng ca ngợi nông trường cà phê “Nông trường ta rộng mênh mông/ Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài”. Cũng đủ cả, chỉ có điều dân chúng không được hưởng. Lý do, gom hết thu hết xuất bán cho Liên Xô, Trung Quốc mua vũ khí về đánh nhau. Số còn lại bị tuồn vào hệ thống cửa hàng Tôn Đản, Nhà Thờ, Giao tế Intershop… để phân phối cho cán bộ.

Quán cà phê ở Hà Nội suốt mấy chục năm, kiểu “Cà phê Lâm” chỉ đếm trên đầu ngón tay, dành cho tay chơi, người có tiền, văn nghệ sĩ, cán bộ. Dân thường muốn uống chè ngon, chỉ có hai cách: Hoặc lê la quán trà lá vỉa hè (chè mua chui, buôn lậu), hoặc đợi đến tết được mua một gói Thanh Hương.

Món chè dân dã phổ biến nhất của đám đông quần chúng nhân dân vĩ đại là chè bồm. Tôi tra từ điển không có từ “bồm”, chẳng hiểu nó xuất hiện từ bao giờ, ai đặt. Nhưng người nào đã sống ở miền Bắc trước 1975, rồi cả thời bao cấp gần hai chục năm sau đó nữa, cứ nói “chè bồm” thì ai cũng hình dung ra.

Đại loại, được gọi là chè nhưng không phải chè, mà là chè. Nó là phế phẩm thải loại từ quá trình làm ra sản phẩm chè. Ông anh tôi có lần bảo, đ*o phải chè, mà là rác chè. Nó vụn gần như bột, có lẽ do máy móc công nghệ kém nên phế phẩm thứ phẩm hơi bị nhiều.

Nhẽ ra rác ấy, nhà sản xuất hót đem đổ đi, thì họ nghĩ ngay đến dân, cho đóng gói lại, gói vuông to bằng hai bàn tay úp, vỏ giấy xi măng, nặng khoảng hai lạng, cũng chẳng đề chữ nghĩa thương hiệu chi cả, bán cho hệ thống HTX thương nghiệp để bán tiếp cho dân. Chè, thực chất chỉ thay cho nước vối, gọi uống chè cho sang, giấu đi cái nghèo.

Tôi nói thật, sự phân chia đẳng cấp, cách biệt giàu nghèo, coi thường nhân dân một cách công khai xảy ra ở miền Bắc những năm xa ấy thật kinh khủng. Dân chúng, nhất là nông dân, bị mặc nhiên coi là dân loại hai trong chế độ bao cấp, mà gói chè là ví dụ cụ thể.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Nâng chén trà Tàu “sủa hểnh hảo” gâu gâu !…
    ****************

    BẤM VÀO liên kết dưới XEM Vua Đỏ + Vua Lú “nốc” TRÀ TÀU

    https://sohanews.sohacdn.com/zoom/540_340/160588918557773824/2023/12/13/photo1702454428103-17024544283941368902404.gif

    Nâng chén trà Tàu “sủa hểnh hảo” gâu gâu !…
    Có không đồng vị Ba Lan phóng xạ đỏ ngầu ???
    Chẳng lợi tiểu bệnh đái đường đổ dắt
    Béo phì vẫn mạnh khỏe có hề chi đâu !
    Thế mà nguyễn bá thÁnh đang khoẻ đá bóng
    Chiều về da như Vua Cóc mụn đầy đầu
    Chưa hết trần đại quang chủ tiệm bán Nước
    Vừa công du T(b)ắc Kinh về ngã bệnh rên đau !
    Chưa xong Hèn tướng phành quang thung đổ ốm
    Mặt chú lợn con bỗng thành lão heo nọc đỏ ngầu !
    Cũng chỉ từ chén trà Tàu ô chắc tẩm thuốc độc :
    Chắc lại mụ xẩm không bằng bác sĩ chân đất chớ đâu
    Tài đánh phóng xạ Ba N..an đồng vị còn hơn sư phụ
    Hoa Đà Biển Thước thua mệ Nửa Nô-beo khó sánh đâu !
    Chưa kể tuyệt chiêu đánh mê bao Thế hệ Bắc Việt
    Toa thuốc Bắc đánh cú lừa Thiên kỷ “chống Mỹ cứu Tàu” !
    Bộ đồ kụ HÙ Nguyên Ngọc đã hóa thành nguyên ngỐc
    Cùng cả Thế hệ bác ấy gây Nội chiến tạo tương tàn đánh nhau

    Kết quả Hôm nay rành rành nhãn tiền hiện ra trước mắt
    Hồng đế Tập qua “sủa hểnh hảo Vận mệnh Chung ” gâu gâu !…

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Ghi chú để tránh tội khi quân trảm cả BA HỌ vì bảo Vua Đỏ là gâu gâu

    Động từ “SỦA” là động từ có nghĩa là “NÓI” trong tiếng Quan Th..ọi
    “Nỉ huầy “SỦA” tung của hoa ???”

    “Bạn có biết “NÓI” tiếng Tàu không ??”
    Chớ Hồng đế TẬP Tành tạch chẳng phải nhậu thịt cầy nhiều hóa thành ngô cẩu đâu nhé !!!

  2. Đọc chuyện chính trị, chuyện quan tham mãi cũng nặng cái đầu . Những chuyện của bác cũng vui vui, làm phong phú cho các tiết mục của baotiengdan . Bác cứ viết thoải …con gà mái . Thằng cha nào ngứa mũi , chi chiết , bác cứ mặc xác , bác nhé .

  3. Hề… hề…
    1. Cái mà Nguyễn Thông gọi là CHÈ BỒM, thực ra nó là CHÈ CÁM, là vụn chè sinh ra trong công đoạn sao chè. Ngày xưa, các cụ sao chè bằng tay (thủ công – xoa tay trực tiếp lên các lá chè trên chảo nóng), thì, vụn chè không đáng kể, nhưng kể từ khi việc chế biến chè được cơ giới hóa thì vụn chè có khá nhiều và nó vẫn được bán cho người tiêu dùng với giá rẻ hơn nhiều so với chè thành phẩm. Và hiện nay, có khá nhiều quán trà vỉa hè dùng CHÈ CÁM để phục vụ khách hàng đấy. Nhân tiện, xin hỏi Nguyễn Thông: Các loại CHÈ PHA LIỀN theo kiểu túi lọc, như Lipton chẳng hạn, thì ông goi nó là thứ gì!?
    2. Còn, CHÈ BỒM là loại trà được sản xuất nhưng không dùng riêng rẽ mà nó tham gia với tư cách là một thành phần trong một thức uống dưỡng sinh nào đó (Chè Bồm Lâm Đồng chẳng hạn, nó có cả cọng chè được sao cùng lá chè, uống riêng nó thì cực chán). Chỗ này lại phải hỏi riêng Nguyễn Thông: Ông có biết nước CHÈ BỒM, ngoài việc các anh Bắc kỳ buộc phải uống ở thời ngăn sông cấm chợ, thì nó có tác dụng hay nhất là gì không!?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây