Nguyễn Thông
2-2-2024
Hằng năm, tính theo âm lịch, 23 tháng chạp là ngày Tết táo quân (“hằng” chứ không phải “hàng”, rất nhiều người dùng từ sai, vụ này tôi sẽ biên rõ sau). Tức hôm nay đây, 23 tháng chạp Quý Mão 2023 (tây lịch là 2.2.2024). Ngày tây hơi bị đẹp, 4 con số 2, còn ngày mai tiếp theo thì ngày của băng rôn cờ quạt khẩu hiệu đít cua văn nghệ nhảy nhót tivi báo đài tuyên giáo, để kỷ niệm “ấy” ra đời. Tôi chả thích cái vui đó, ồn ào nhức đầu lắm.
Tết ông Táo chứ không phải giỗ ông Táo. Nhân gian tiễn ông ấy lên chầu Ngọc hoàng để báo cáo tình hình sau một năm mần việc. Mỗi nhà một ông, vị chi cả tỉ ông. Người phương Tây không đưa đón táo tiếc chi hết, vậy nhưng họ chẳng làm sao, còn mình vừa tiễn/ đón vừa run, mà cứ lật bật vất vả, yên đâu chả thấy, chỉ thấy rước lo vào người.
Tết ông Táo bắt nguồn từ quan niệm của Lão giáo bên Tàu. Đạo này thờ thần-tiên. Táo là một dạng thần, mà thần tiên thì không thể hình dung cụ thể, cứ tưởng tượng ra thôi, mỗi người tưởng một phách. Cũng như con rồng năm Giáp Thìn 2024 vậy. Làm quái gì có rồng. Thế là mỗi anh tưởng tượng một kiểu. Tôi vừa ra bắc vào nam, nhìn ngó rồng ở một số nơi, chết cười.
Dân ta dễ tính, nhất là về mặt thờ cúng. Càng những anh vô thần, không theo đạo nào, tôn giáo nào, càng thờ sì sụp khấn vái, nhang khói nhiều. Vừa thắp hương bàn thờ Phật, đã thắp tiếp ngay cho ông Táo của đạo Lão, rồi bên cạnh là khẩu hiệu “Mừng đảng mừng xuân”. Chỉ người theo Thiên chúa là rõ ràng hơn, thờ Chúa thôi. Ngày hôm nay người Công giáo vẫn bình thường, không phải tập trung vào táo quân vua bếp gì cả. Đức tin của họ không bị chia sẻ tràn lan.
Người miền Bắc “cúng” ông Táo đơn giản hơn trong Nam. 23 tháng chạp, soạn cái lễ (quy mô đầu tư thế nào thì tùy gia chủ), tiễn ông ấy đi. Thế là xong. Không phải đón về/ lễ đón về, bởi có đi tất có về. Thần tiên cũng như người thôi. Người Nam, có nhẽ do Hoa kiều chỉ vẽ, cúng kiếng rườm rà hơn. Đủ 3 táo, một bà hai ông, tiễn đi hôm nay, tới ngày 30 tháng chạp lại cúng đón về, đồ cúng cũng bày vẽ lắm.
Tôi đồ rằng, phần đông trong thiên hạ cúng Táo theo phong trào chứ ít lòng tin. Người ta cúng, chả nhẽ mình không cúng. Còn đám trục lợi, chúng cứ nhân cơ hội này nọ là bày đặt thêm ra để kiếm tiền, ví dụ bán cá chép sống. Hôm nay chỉ béo mấy đứa bán cá chép và bọn rình vớt cá chép.
Nói thế, chứ tôi cũng phải nhảo ra đầu đường mua miếng thịt ba chỉ về luộc cúng ông táo, ổng dùng xong thì mình chén.
Chưa thời nào mà việc buôn thần bán thánh kiếm bẫm như thời nay, chỉ cần cạo đầu và khoác lên người chiếc áo cà sa là kiếm ăn dễ dàng. Trước đây có vụ đại bịp ở miền bắc, trái bưởi màu vàng vốn dĩ có gốc bên Tàu, chúng nó dám kháo là bưởi vàng xứ bắc dùng để cúng Phật vì cũng có màu vàng. Chuyện này khiến cánh con buôn kiếm bẫm, sau này có người biết chuyện đưa lên mạng cảnh báo chẳng qua đó là một giống bưởi bên Tàu. Loại bưởi này họ xuất khẩu tràn lan trên thế giới và chủ yếu là hái non nên chẳng có mùi vị của bưởi, hết 60% là hái non và bọc trong ni lông cho chín ép. Nguôi việt lừa người việt là chuyện không hề hiếm ở xứ thiên đường xhcn.
Một xã hội bát nháo, rẻ tiền. Mỗi dịp xuân về tết cũng như dịp lớn nhỏ đủ trò nhố nhăng diễn ra từ phố lớn đến xóm nhỏ. Đa phần là ăn nhậu, hò hét hát hò nhố nhăng. Chẳng cần quan tâm đến ai, cứ thế từ trẻ đến già cứ lấy sự say sưa, ồn ào để thể hiện! Thật sự náo loạn và hình như họ cảm thâý hạnh phúc vì điều đó. Xã hội bát nháo đã tạo ra một thế hệ vui vẻ và hạnh phúc với những thứ tào lao vớ vẩn. Và họ hạnh phúc với điều đó
Chuyện táo nói thật ra là sản phẩm không đúng và không nên truyền bá dẫn đến mê tín dị đoan . Làm gì có lên nọ lên kia báo cáo rồi thay mới . Đây là nguy hại cho dân tộc .
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02oQTHjNmwZNuqSsnViSmc3cEEoWAthEzTSLzQJybdUun7MmUtvgPJF7wsadnjKL6hl&id=100024722048900