Giao thông và văn hóa ứng xử

Thạch Đạt Lang

27-2-2018

Một cảnh giao thông hỗn loạn ở Việt Nam. Ảnh: báo TN

Dường như có một quy luật rất ít người để ý đến, đó là tình trạng giao thông, phong cách ứng xử của người đi đường biểu lộ trình độ, nếp sống văn hóa của một dân tộc.

Tuần vừa qua, trong một stt trên Facebook, một người bạn phàn nàn, đúng hơn là bực tức lẫn giận dữ, đưa lên những “sự cố” mà bạn đã gặp trong một khoảng thời gian chưa tới một tiếng đồng hồ “tham gia giao thông” như sau:

Quốc lộ. Một mụ chạy ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm. Đang chạy bỗng lạng lạng ra giữa làn xe đang xuôi chiều, thắng kít, móc điện thoại ra alo alo. Nó lạng ra tránh mụ. Muốn dừng xe lại đạp cho mụ một phát nhưng nó lại chạy luôn.

Quốc lộ. Một thằng có tí tuổi rồ ga từ sau vượt lên, lạng vào trước mặt nó rồi nhả ga. Nó thắng vội. Văng tục, ‘Địt cụ thằng già!’

Quốc lộ. Một thằng có tí tuổi khác rồ ga vượt xe của một bà mẹ chở con nhỏ. Cũng lạng vào đầu xe và giảm ga trước đầu xe họ. Nó muốn rồ ga phóng lên tống cho thằng già một đạp nhưng nó lại thôi.

Ngã tư. Đèn xanh. Xe đang lưu thông. Một thằng tầm tuổi nó băng qua đường, tay huơ huơ lên trời. Một đứa trẻ phải thắng gấp để không tông vào hắn. Hắn chỉ tay vào mặt đứa trẻ chửi địt mẹ địt cha. Nó lại muốn bay xuống xe tát cho thằng nọ một phát, nhưng nó chạy luôn.

Tắc đường. Xe nhích từng chút. Thằng chạy sau đít nó bóp còi tin tin tin tin. Nó muốn bỏ xe lao xuống túm cổ áo tống một đấm vào mặt hắn. Nhưng nó chỉ quay đầu lại đưa ngón tay giữa lên rồi lại tiếp tục nhúc nhích giữa dòng xe cộ.

Dốc cầu. Mụ trẻ chạy xe ga. Thằng con đứng ở trước, chỗ để chân, đầu gục vào cổ xe, ngủ gật. Mụ vừa chạy lên dốc cầu bằng một tay, tay kia thò túi quần móc điện thoại ra, mắt nhìn điện thoại, tay bấm bấm.

Nó chạy trờ tới. ‘Ê, mày muốn tự sát thì dừng xe lại, đặt thằng bé xuống rồi nhảy xuống cầu kia kìa, con dở!’

Con mụ chửi vói theo cái gì chẳng biết. Thằng bạn chạy cùng chứng kiến, vượt lên, bảo: ‘Mày trông hiền lành thế thôi mà có lúc đanh đá gớm!’

Càng ngày nó càng hạn chế ra đường vì nó sợ một lúc nào đó con quỷ trong người nó sẽ không chịu ở yên mà nhảy xổ ra, gây họa”.

Con quỷ trong người bạn chưa nhẩy xổ ra gây họa nhưng rõ ràng chỉ trong 6 ngày nghỉ Tết Mậu Tuất đã xảy ra 231 tai nạn lưu thông trên cả nước, gây thiệt mạng cho 179 người và 183 người khác bị thương, tăng 27% so với cùng thời gian năm 2017.

Tình trạng này thật ra đã có từ lâu dưới chế độ CSVN chứ không phải mới đây nhưng càng ngày càng gia tăng, nhanh hơn tăng trưởng kinh tế hàng năm. Từ lúc dân số ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, thủ đô Hà Nội… tăng lên đến chóng mặt vì dân nhập cư từ các tỉnh khác, do mưu sinh, ào ạt kéo về, cộng với số lượng xe gắn máy, ô tô được nhập cảng, cấp giấy phép lưu hành bừa bãi, không tương ứng với sự phát triển đường xá, cầu cống.

Status của bạn diễn tả khá đầy đủ cách ứng xử kém văn hóa, thiếu ý thức, không được giáo dục, coi thường sinh mạng mình lẫn mạng sống người khác trong một xã hội phát triển không bình thường.

Câu hỏi được đặt ra: Đâu là nguyên nhân chính đưa đến cách ứng xử thiếu văn hóa của người dân trong khi giao thông trên đường phố như vậy?

Thật dễ dàng kết luận: Ồ! Luật pháp không nghiêm minh, người dân không được giáo dục về luật lệ giao thông, bằng lái không được cấp phát đúng tiêu chuẩn thi cử, cảnh sát giao thông không làm tròn phận sự, không có trách nhiệm, đời sống có quá nhiều căng thẳng, dễ sinh ra nóng giận…vân vân và vân vân…

Tất nhiên những nguyên nhân vừa kể không sai, nhưng chưa đủ. Nguyên nhân chính tiềm ẩn trong bản chất của đa số người Việt Nam cần phải nói đến, đó là lòng ích kỷ, muốn vượt lên hơn người khác, sự tự tôn, tâm lý kẻ cả, lúc nào cũng nghĩ rằng mình phải, mình đúng, dù có trái lè ra. Những tính xấu này dễ dàng biểu lộ khi “tham gia giao thông”.

Năm 2008, lần về VN cách đây đúng 10 năm, người viết chứng kiến một tai nạn giao thông. Trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, hai chiếc taxi đụng nhau khá nặng. Hai lái xe bước ra gầm gè chửi nhau, quơ tay múa chân, đổ lỗi cho nhau, bỏ mặc mấy hành khách trong xe đang bị chấn thương, có người bị chảy máu đầu.

Người đi đường thấy thế mới gọi chiếc taxi khác đưa nạn nhân vào bệnh viện. Không biết sự việc sau đó đã được giải quyết như thế nào, nhưng trong các nước có luật pháp nghiêm minh, rõ ràng, hành động bỏ mặc hành khách khi bị tai nạn để tranh cãi phải trái của lái xe, dễ bị truy tố ra tòa về tội thiếu trách nhiệm trong việc vận chuyền hành khách.

Cũng lần về đó, được người anh họ chở vào Chợ Lớn ăn mì hoành thánh. Hai anh em đang chạy chiếc Honda 50 chậm chậm trên đường Trần Hưng Đạo thì một cô gái chạy vọt qua mặt, cắt đầu quẹo phải. Tai nạn xẩy ra, người viết chỉ xây xát nhẹ, người anh trầy đầu gối khá nặng. Cô gái trạc độ 20-22 tuổi không bị ngã, thắng xe lại, nhẩy xuống nói khơi khơi: Sao chú chạy xe kỳ vậy?

Người anh họ vừa đau vừa giận dữ trả lời: Kỳ là sao? Cô chạy cắt đầu tôi, gây tai nạn còn hỏi ngang thế à? Cô gái nhún vai: Cháu tưởng chú cũng quẹo phải!

– Mja! Chạy xe mà tưởng là sao? May là lúc đó có anh bảo vệ một công ty trông thấy tai nạn rõ ràng do cô gái gây ra nên bước đến, nói cô gái đứng đó để anh gọi cảnh sát giao thông đến làm biên bản. Lúc đó cô mới biết sợ và rối rít xin lỗi được bỏ qua nhưng với lý do rất xấc xược là cô phải đi đến trường học ngay bây giờ.

Người viết từng ghé qua Thái Lan, Singapore và nhiều thành phố, thủ đô các nước khác trên thế giới, nhưng có lẽ không nơi nào văn hóa ứng xử khi xảy ra tai nạn giao thông giống như ở Việt Nam. Cách ứng xử biểu lộ sự hung hăng, trốn tránh trách nhiệm, luôn tìm cách giành lẽ phải về mình.

Việc hành xử kém văn minh, thiếu lịch sự nơi nào cũng có, tuy nhiên ở những đất nước luật pháp nghiêm minh, việc biểu lộ thái độ bất chấp an toàn giao thông chỉ là cá thể, dễ bị phạt vạ rất nặng, tương tự như việc nhục mạ người khác bằng lời nói hay cử chỉ khiếm nhã.

Không so sánh Việt Nam với Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Philippines… chỉ so sánh với Bangladesh. Thu nhập bình quân của người Việt Nam cao hơn, dân số VN ít hơn, mật độ dân số thưa thớt hơn, phát triển kinh tế hàng năm cao hơn nhưng văn hóa ứng xử trong giao thông của người Việt còn kém xa người dân Bangadesh ở thủ đô Dhaka. Tại sao?

Lỗi chính tất nhiên do chế độ CS gây ra, bộ Giao Thông-Vận Tải, CSGT, giáo dục học đường, giáo dục xã hội không làm tròn trách nhiệm, nhưng chính người dân cũng góp phần không ít vào tệ nạn cư xử kém văn hóa lúc đi đường.

Nên xử sự như thế nào khi giao thông trên đường phố, khi tai nạn xẩy ra cho đúng với văn hóa mà chúng ta thường tự hào? Độc giả hãy tự tìm câu trả lời cho chính mình bởi vì biểu lộ văn hóa giao thông cũng chính là biểu lộ văn hóa mà chúng ta hấp thụ được từ trong gia đình, giáo dục học đường, xã hội.

Đàn bà Việt khổ?

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

27-2-2018

Tôi là đàn bà, lại là đàn bà ở một đất nước đã trải qua hàng nghìn năm phong kiến, chịu nhiều ràng buộc bởi nền văn hóa Nho giáo, dù tôi đang sống ở thời kỳ đất nước tiền hiện đại nhưng vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo và những rối loạn xã hội, nên tôi khá rõ về những nỗi khổ của đàn bà Việt và nhận ra những trái khoáy ngộ nghĩnh làm tôi nhiều lần tự đặt câu hỏi: Đàn bà Việt khổ vì đâu? Có khổ thật không?

Long mạch hay mạch rùa (đen)?

FB Trương Nhân Tuấn

27-2-2018

Con rùa ở Hồ Gươm với thân thể lở loét. Ảnh: Dân Trí

Ông bạn trên phây có bài viết rất thú vị về “long mạch”. Đại khái nói rằng “Hà Nội với mạch khí sông Hồng là xứng đáng trung tâm long mạch Việt”.

Xin thưa, với tất cả lòng kính trọng của tôi đối với bạn phây, tôi xin được không đồng ý.

Từ lâu câu chuyện huyền thoại nói về nguồn gốc giống dân Việt “con rồng cháu tiên” đã “xưa rồi Diễm”. Bây giờ, thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, câu huyền thoại đã trở thành chuyện thật “con rùa cháu tiên”.

Văn nghệ Chủ Nhật: Cụ Khổng và con cháu

FB Chu Mộng Long

25-2-2018

Cụ Khổng ngồi đọc sách. Sau khi chết đã hơn 2000 năm, cụ vẫn miệt mài đọc sách. Cho nên thiên hạ tôn cụ làm Thánh để con cháu noi gương hiếu học của cụ.

Chủ nhân cao nhất mà cụ Khổng dạy là Thiên triều, thời ấy là nhà Chu. (Không phải liệt tổ liệt tông của Chu Mộng Long đâu à nhen!)

Đất nước lắm thánh thần và tôn giáo, nhưng lại thiếu niềm tin

FB Luân Lê

24-2-2018

Người Hà Nội đứng, ngồi trong gió lạnh dự lễ dâng sao giải hạn. Ảnh: VNE

Tôn giáo duy nhất cần thiết để cứu vớt nhân loại là tình yêu thương. Phép màu hảo diệu nhất là bao dung và làm điều tốt cho người khác. Thánh thần chỉ tồn tại và ngự trị ở trong chính họ khi con người ta luôn có thiện tâm hiện diện trong tâm hồn”.

Đâu là giá trị con người?

FB Mạc Văn Trang

23-2-2018

Vợ chồng tỷ phú Bill Gates – Melinda với trẻ em nghèo Ấn Độ. Ảnh: internet

1. Giá trị con người là gì?

Ngoài đời, nhiều người kêu: “Xã hội bây giờ đảo lộn mọi giá trị”! Ông cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng phải than thở về “thang giá trị” trong việc bổ nhiệm công chức là “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ”; người khác thì bảo, “Tiền và Quyền” chuyển hóa lẫn nhau và chi phối tất cả; một cựu chiến binh ở quê tôi bảo, bây giờ ở địa phương chả ai lãnh đạo đâu, tiền nó lãnh đạo tất!… Vào Google gõ cụm từ “Giá trị của con người”, 30 giây, cho biết có 812.000 kết quả. Càng đọc, càng thấy mung lung, hoang mang, vì giá trị được tiếp cận theo rất nhiều ngành khoa học, dưới nhiều góc độ. Bao nhiêu đề tài nghiên cứu, bao nhiêu hội thảo, bao nhiêu bài viết về “giá trị phổ quát”,“giá trị truyền thống và hiện đại”, “giá trị sống”, ”giá trị bản thân”, “giá trị nhân cách”, “giá trị đạo đức”, “giá trị nghề nghiệp”, “giá trị tôn giáo”,… cần giáo dục cho trẻ em và người lớn, để cho con người có được những giá trị như mong đợi. Nhưng rồi chẳng biết vậy giá trị đích thực của con người là gì? Thế nào là con người có giá trị?

Nguyễn Duy Chính viết lại sử Việt (1)

FB Chu Mộng Long

22-2-2018

Mọi người còn nhớ GS. Trần Đình Sử từng cay đắng dự báo, đại ý: một ngày nào đó Việt Nam thành một khu tự trị của Trung Quốc, bọn Hán nô sẽ viết lại lịch sử Việt. Trong cuốn sử đó, những anh hùng có công chống ngoại xâm phương Bắc sẽ thành tội phạm và những kẻ bán nước cầu vinh sẽ thành những anh hùng.

Kẻ lạm dụng tâm linh

FB Phạm Lưu Vũ

22-2-2018

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh trống khai hội tại chùa Bái Đính. Ảnh: TTXVN

Chùa Bái Đính là 1 ngôi chùa nhỏ, khiêm tốn ẩn mình trên núi hàng ngàn năm nay. Giờ vẫn y nguyên như vậy. Tập đoàn Xuân Trường, một con bạch tuộc khổng lồ ở Ninh Bình, từ khi lọt vào danh sách “sân sau” của 3X, đã bằng nhiều thủ đoạn, thâu tóm hàng ngàn héc ta đất rừng xung quanh đó để xây dựng một tổ hợp “chùa” dập khuôn phong cách Trung Quốc, vận hành theo mô hình “trang trại”, nuôi hàng trăm vị sư, có thứ tự, lớp lang hẳn hoi, mạo xưng là “khu du lịch tâm linh”, mạo nhận 2 chữ “Bái Đính”, biến “Bái Đính” thành một “thương hiệu” của (thực chất là) cỗ máy in tiền khổng lồ đó.

Việt Nam ‘lì xì’ toàn… quan

Lò Văn Củi

22-2-2018

Anh Bảy Thọt hỏi ông Ba Hu:

– Ông Ba có đi chơi, chơi bời gì nhiều chưa ông Ba?

Ông Ba đáp:

– Có chơi gì đâu bây ơi, cháy túi rồi.

– Dạ, làm gì dữ vậy, uýnh bài sao ông Ba? Có thằng ở xóm lên chức ‘bác’ rồi đó nghe, là ‘bác thằng bần’, cầm cố hết sạch tài sản rồi đó.

Con đường sách Sài Gòn và câu chuyện đốt sách

Ngô Thế Vinh

22-2-2018

Hình 1: Trên Đường Sách, cũng là đường mang tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình (1910-1995), bên hông Bưu Điện, chạy dài từ Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, như một tụ điểm sinh hoạt văn hoá và du lịch, đang rộn rã không khí Giáng Sinh 2017 với ban nhạc Santa Claus có lẫn cả một ông Tây béo mập cao ngồng thổi kèn, vây quanh là tấp nập khách đi xem, chụp hình, ngồi tụ tập trong các quán cà phê sách, và một số thì tìm mua sách. Đường Sách Nguyễn Văn Bình ngày nay là hình ảnh một mini-đường sách Lê Lợi của hơn 40 năm trước. Photo tư liệu Ngô Thế Vinh

CON ĐƯỜNG SÁCH LỊCH SỬ

Khởi từ ý tưởng của báo Tuổi Trẻ, ngày 15.10.2015, Sở Thông Tin và Truyền Thông Thành phố đã khởi công xây dựng con Đường Sách trên đường Nguyễn Văn Bình [là tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình] phường Bến Nghé, Quận I TP. HCM. Đây là một con đường nhỏ nằm bên hông Bưu điện Thành phố, nối liền Nhà Thờ Đức Bà và đường Hai Bà Trưng nhưng có ưu điểm là nằm ngay trong khu vực trung tâm Thành phố, đây không chỉ là một không gian sinh hoạt văn hoá mà còn là một tụ điểm du lịch, là nơi thường xuyên có nhiều du khách ghé qua.

Tâm tình với chồng Mỹ vợ Việt David và Tuyết Brown

BBC

21-2-2018

Trở về sau chuyến đi Việt Nam mới đây, ông David Brown, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại VN và vợ là bà Tuyết Lê nói thấy ‘xã hội còn bề bộn’ nhưng ‘khá tốt so với 15 năm trước’ trong dịp thăm văn phòng BBC.

“Một số người bạn ngoại quốc của tôi đến Việt Nam thăm thì họ hỏi “Đâu, chỗ nào cộng sản đâu?”, họ nghĩ nước này cũng khá tốt”, bà Tuyết Lê (tên thật là Bạch Tuyết) nói.

Chân Lạp Phong Thổ Ký đáp thuyền ngược dòng Cửu Long thăm Đế Thiên Đế Thích

Hồ Bạch Thảo

21-2-2018

Trên 700 năm về trước tác giả Chân Lạp Phong Thổ Ký [真臘風土記] đáp thuyền ngược dòng Cửu Long, thăm Đế Thiên Đế Thích.

Chu Đạt Quan, người thời Nguyên, tác giả sách Chân Lạp Phong Thổ Ký là người đầu tiên viết hồi ký về hành trình đến nước Chân Lạp cùng cuộc viếng thăm Đế Thiên Đế Thích. Ông người châu Ôn, Phúc Kiến; đời vua Thành Tông Nguyên Trinh năm thứ nhất [1295] được tham dự sứ đoàn chiêu dụ nước Chân Lạp, đến năm Đại Đức thứ nhất [1297] mới trở về nước. Trong vòng mấy năm tại Chân Lạp, ông có dịp quan sát khá tường tận, lúc về hoàn thành tập hồi ký; Nguyên Sử Kỷ Sự Bản Mạt đã dùng tư liệu trong sách ông để viết về Chân Lạp.

Tâm linh hay tâm thần

Dương Đình Giao

15-2-2018

“Lễ dâng hương cho học sinh giỏi thủ đô” của Sở GDĐT Hà Nội. Ảnh: Facebook Nguyễn Công Thành.

Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về lại tha hồ được nghe, được thấy những chuyện được gọi là “tâm linh”. Hai chữ “tâm linh” đã có từ lâu, Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ năm 1931 đã giải thích đó là “cái trí tuệ tự có trong lòng người” (Đào Duy Anh – Từ điển Hán Việt – Nhà xuất bản Minh Tân – Paris. 1949 – chụp lại bản in năm 1931).

Lại ‘đặt bục Công An giữa trái tim người’

Blog VOA

Bùi Tín

19-2-2018

Hình bìa tác phẩm “Censorship in Vietnam: Brave New World” của giáo sư Thomas Bass. Ảnh: VOA

Đầu năm 2018, nhà báo Hoa Kỳ, Thomas Bass, cho ra mắt cuốn sách mới, “Kiểm Duyệt ở Việt Nam – thách thức thế giới mới” – Censorship in Vietnam – brave new world.

Đây là cuốn sách điều tra nghiên cứu về nạn kiểm duyệt sách báo rất nặng nề, tồi tệ, lạc lõng ở Việt Nam ngay trong thế kỷ XXI này qua kinh nghiệm bản thân của chính tác giả, vi phạm trắng trợn hiến pháp và pháp luật của chính Việt Nam và các cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng quyền con người.

Mậu Tuất, xuân về thương lắm những chồi non ….

Trịnh Vân Luyến

16-2-2016

Đêm ba mươi, giao thừa rồi, trời vẫn tối đen

Canh năm, gà gáy dập dồn

Đinh Dậu qua mau, chửa thấy bình minh đâu, đã … chó

Làn sóng cán bộ khao khát tâm linh

Vũ Thạch

14-2-2018

Lư hương được Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: TD

Năm nào cũng vậy, giữa dòng người lũ lượt chuẩn bị Tết và giữa biển người kiếm lộc đầu năm, có vô số vợ con cán bộ tất bật đến các nơi “linh thiêng”, tôn giáo nào cũng được, dâng cúng rất rộng tay. Và giữa tiếng lâm râm khấn vái đó người ta nghe được cả những câu khuyến mãi: “Nếu Ngài cho chồng con năm mới may mắn, thu nhập khá thì cuối năm con sẽ cúng lớn hơn nữa”.

Nhưng không chỉ trông cậy vào vợ con và cũng không chờ đến cuối năm, nhiều cán bộ cho âm thầm tổ chức cúng “giải hạn” ngay tại cơ quan. Đặc biệt một số đơn vị công an len lén mời thầy cúng đến “hòa giải” với các oan hồn đã chết tại đồn.

Rồi không chỉ cán bộ cấp thấp, đến cả Trung tướng Công an Hữu Ước cũng khoe trên khắp báo đài vừa bỏ tiền túi xây xong một khu văn hóa tâm linh, có tên Tâm Linh Ước, bao gồm đình, chùa, nơi thờ tự, suối giải oan, và tháp giải oan. Và cao nhất mà quần chúng biết được cho đến nay là Đại tướng Công an kiêm Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong thời gian trị bệnh hiểm nghèo năm ngoái, ông cúng chùa Vĩnh Nghiêm một cặp đèn và lư hương trị giá 19 tỷ đồng. Chân đèn còn khắc dòng chữ: Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng.

Sao chưa xóa bao cấp đối với cái chết?

FB Hoàng Hải Vân

14-2-2018

Ảnh: internet

Vụ dùng 1400 tỷ đồng tiền ngân sách xây dựng nghĩa trang dành cho quan chức (Nghĩa trang Yên Trung) không phải là chuyện gì mới. Lâu nay người ta vẫn nghe nói ông nọ bà kia người thì an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, người thì đưa vào Văn Điển, thậm chí nghe nói có danh nhân chết định đưa vào Mai Dịch nhưng do mức lương chưa đủ để được vào nghĩa trang này nên chết rồi mà phải nâng lương để hợp thức hóa. Cũng nghe nói là sở dĩ có cái nghĩa trang 1400 tỷ kia là do Mai Dịch không còn đủ chỗ.

Tâm lý ngày Tết – Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam

LTS: Nhân dịp nhà báo Lê Phú Khải chép tay một đoạn văn hay nói về Tết của học giả Phạm Quỳnh, tặng độc giả Tiếng Dân, chúng tôi xin được giới thiệu toàn bộ bài viết “Tâm lý ngày Tết” và bài “Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam” của cụ Phạm Quỳnh viết năm 1930, đã được phổ biến trên blog Phạm Tôn vài năm trước.

____

Tâm lý ngày Tết

Phạm Quỳnh

Những dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.

Có một thời mùa xuân như thế đó!

Người Việt TD Utah

Thi Phương

12-2-2018

Tết đang phôi pha trong ký ức ngày càng nhạt nhòa theo thời gian. Trong số chúng ta, người đến “vùng đất hứa” này lâu nhất cũng hơn 42 năm, nhưng cái Tết ngọt ngào, ấm cúng, gần gũi của một thời đối với chúng ta đã hoàn toàn chết sau ngày 30-4 năm đó. Đó là một sự thật có thể kiểm chứng rõ ràng.

Không ít người vẫn trở về hàng năm “ăn Tết” tại quê nhà, với lý do bên này có Tết đâu mà ăn, trong khi không có tập quán dân tộc nào gần gũi với chúng ta hơn ba ngày Tết. Nhưng sự thực thì Saigon còn đâu nữa, người Saigon còn đâu nữa mà ăn Tết Saigon. Sự xa lạ của TPHCM ngày nay – đường xá, phố phường, khu xóm, và con người, từ cách ăn mặc đến ăn nói – chỉ làm cho chúng ta thêm ngâm ngùi – nếu còn biết cảm nhận những mất mát như “Thăng Long Thành Hoài Cổ”.

VN: Sách về ‘người đi tù vì hát nhạc vàng’ bị đình chỉ

BBC

13-2-2018

Cục Xuất bản in và Phát hành “yêu cầu xem xét lại tính xác thực của một số chi tiết” trong cuốn sách này. Ảnh: internet

Một nhạc sĩ nói với BBC rằng việc tạm dừng phát hành cuốn hồi ký của ông ‘Lộc Vàng’ cho thấy là phía tuyên giáo vẫn muốn “ôm chặt một hệ thống tư tưởng cố cựu.”

Sách vừa bị tạm dừng phát hành là cuốn ‘Cung Đàn Số Phận’ của tác giả Kỳ Duyên/Kim Dung, do Công ty Alpha Books ở Hà Nội liên kết với Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in và phát hành.

Dalat Palace hôm nay: sự suy vong của một di sản kiến trúc?

Mai Thái Lĩnh

8-2-2018

Vào cuối năm 2017, giữa lúc các nhà quy hoạch công bố một cách ồn ào dự án 3 ngàn tỷ để “hiện đại hóa khu phố trung tâm” Đà Lạt thì ở một vị trí trung tâm khác (trung tâm của toàn thành phố chứ không chỉ là khu phố trung tâm), một sự kiện đã xảy ra một cách khá lặng lẽ nhưng chắc chắn sẽ để lại những hậu quả không thể lường trước cho tương lai của thành phố du lịch nổi tiếng này…

Nguyễn Quang Thạch: “Ngôi mộ Tổng thống Mỹ nhỏ hơn ngôi mộ người nghèo ở làng tôi”

RFA

Hòa Ái

7-2-2018

Anh Nguyễn Quang Thạch viếng mộ Tổng thống John F. Kenedy tại nghĩa trang Arlington, Hoa Kỳ. Hình chụp ngày 27/01/18. Ảnh: Nguyễn Quang Thạch

Nguyễn Quang Thạch, người thành lập chương trình “sách hóa nông thôn” ở Việt Nam, chia sẻ về chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của anh để nhận giải thưởng của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ “Literacy Award” năm 2017 về phổ biến tri thức.

Học hỏi cách truyền tri thức cho trẻ em ở Mỹ

Đi kiếm củi

Lò Văn Củi

7-2-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Mấy bữa nay làm gì hông thấy ghé? Chuẩn bị ăn Tết lớn hả?

Anh Năm Ba gác hỏi tiếp:

– Bữa qua thấy chở lỉnh kỉnh một bao đầy nhóc. Đích thị ăn Tết lớn như ông Hai nói rồi chứ gì.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 19)

Trình Bút

7-2-2018

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13 Phần 14Phần 15Phần 16Phần 17Phần 18

III. Hoang ngôn của các “bậc cao minh, hiền triết, trí thức” và “người của công chúng”

Phần 19: “Người của công chúng”

* Hoang ngôn: Tôi có dịch đâu, tôi bịa mà”.

* Tác giả: MC Lại Văn Sâm – Đài truyền hình Việt Nam

* Hoang ngôn: Bà ấy cũng là người Việt Nam“.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 18)

Trình Bút

5-2-2018

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13 Phần 14Phần 15 — Phần 16Phần 17

III. Hoang ngôn của các “bậc cao minh, hiền triết, trí thức” và “người của công chúng”

Phần 18: 1- Các bậc “cao minh”, “hiền triết”, “trí thức”

* Hoang ngôn: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, đứa cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”

Lãnh đạo cấp cao và người có công trạng

FB Huỳnh Ngọc Chênh

5-2-2018

Ảnh: internet

Các vị lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước tự duyệt đề án xây dựng nghĩa trang trị giá 1.400 tỉ đồng với hằng trăm ha đất đai để “dành chôn cất các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước, các anh hùng, danh nhân” là các vị đã đương nhiên mặc định mình là người có công trạng cho đất nước còn trên cả anh hùng và danh nhân.

Lãnh đạo cao cấp không hề đồng nhất với người có công trạng.

Kiến nghị: chuyển nghĩa trang cho CB cao cấp thành nghĩa trang liệt sĩ 17/2/1979

FB Mạc Văn Trang

4-2-2018

Ảnh: internet

Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,

Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”…

“Chính phủ chi 1.400 tỷ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân…

Những ca khúc về Mậu Thân 68: Tính nhân bản của người miền Nam

RFA

2-2-2018

Bìa nhạc ca khúc Cơn mê chiều của nhạc sĩ Minh Khôi. Ảnh: internet

Bên cạnh những nhân chứng còn sống, bên cạnh những lời ghi chép để lại trong lịch sử vẫn chưa đầy đủ, thì âm nhạc là nơi lưu giữ, là 1 thực thể hiển hiện rõ nhất sự thật về biến cố Mậu Thân 1968.

Nhìn ở 1 góc độ nào đó, 5 ca khúc: “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”; “Những con đường trắng” của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng; “Hát Trên Những Xác Người” hay còn gọi “Bài Ca Cho Những Xác Người” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; Cơn Mê Chiều của nhạc sĩ Minh Khôi là 5 trang sử nhạc ghi lại một cuộc thảm sát dân tộc chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng người dân Việt Nam.

Một chuyện tang ma

FB Mai Quốc Ấn

3-2-2018

Ảnh: internet

“Nghĩa trang quốc gia sẽ được xây dựng khang trang rộng rãi, là nơi an nghỉ, khu tưởng niệm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước sau khi từ trần.”

Dự án 1.400 tỉ đồng để xây nghĩa trang Quốc gia là một dự án rất hay!

Lý do là một trong các yếu tố khoa học trước khi thực hiện là cần khảo sát xã hội học đối với đối tượng thụ hưởng lẫn đối tượng bị tác động của dự án. Hơn một trăm hộ dân cần giải tỏa mà đồng ý thì thuộc nhóm bị tác động bởi dự án đã đồng ý. Nhưng hơn 95 triệu dân cũng bị ảnh hưởng bởi tiền thuế được đóng có lẽ cần được hỏi xem nên đêm ngân sách xây nghĩa trang Quốc gia hay không?

Tiếp nữa là nên công bố khảo sát lãnh đạo Đảng và Nhà nước, anh hùng và danh nhân nào nằm trong nghĩa trang ấy. Họ vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là đối tượng chịu tác động của dự án ấy cơ mà. Về mặt bị tác động, không lẽ ý nguyện được chôn cất ở quê nhà của người được thụ hưởng không được thực hiện. Và có khi nào có cưỡng chế đám ma nên chôn ở đâu không?

Lại nói chuyện tâm linh thì cái nghĩa trang Quốc gia ấy chắc gì là “đất đẹp” để chôn? Tôi biết có rất nhiều người tin phong thủy và tốn tiền tỉ để có một huyệt mộ tốt cho cháu con về sau. Chôn ở đó đẹp phong thủy hay không thì… chưa biết.

Chỉ biết, cuối cùng thì chúng ta sẽ chết! Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước rồi cũng phải chết về mặt sinh học. Họ “sống” trong lòng dân nếu họ biết lo cho dân cho nước chứ có nghìn nghĩa trang với vạn lần tưởng niệm mà dân chắn ghét, oán thán thì nhiều khi mả đẹp mà mồ không yên…

Chỉ là nằm dưới lỗ như xưa nay hay hỏa thiêu đem lên chùa hay rắc sông, rải đồng. Nhưng cách chọn chết thế nào mới là vấn đề….

Ai xem Đạo mộ bút ký mới thấy bọn trộm mộ nhắm tới mộ người giàu ra sao. Nước mình cũng có chuyện quật mộ kẻ thù để trả hận xưa. Lan man chuyện xưa thôi, mọi người đừng nghĩ gì nhiều nha…

Cái nghĩa trang 1.400 tỉ ấy tính ra cũng hay lắm. Nó đo được lòng dân lẫn lòng cán bộ ra sao đấy!

Cán bộ Đảng và Nhà nước chức to (thậm chí rất to) mà tôi biết và hỏi chẳng ai có nhu cầu chui vô nghĩa trang Quốc gia cả. Loại lập dự án ăn tiền dân thì xứng đáng chui vào lỗ hơn. Lỗ của “lò”! Lò đốt bọn tham lam.

Status sau tôi sẽ viết về thần tượng của chị em là thủ môn Tiến Dũng đẹp trai. Và kẻ xoa tay sau khi tung tin làm rộn dư luận để quên chuyện kỳ quan Sơn Đoòng bị xâm phạm. Có kịch bản cả đấy!

Mấy bài học từ U23 Việt Nam

FB Mạc Văn Trang

3-2-2018

Đội hình U23 Việt Nam. Ảnh: internet

Những chiến thắng của U23VN tại vòng chung kết U23 châu Á 1/2018 đã thổi bùng ngọn lửa phân khích tột độ của dân ta. Nhưng hưng phấn tâm – sinh lý thì lên cực điểm nhanh, rồi xẹp cũng nhanh! Vấn đề còn lại, là rút ra bài học gì? Có mấy điều xin cùng chia sẻ…