Trung tá cảnh binh Arnaud Beltrame

Phạm Toàn

24-3-2018

Báo mạng Le Monde ngày 23 tháng 3 năm 2018, hồi 21 giờ 55, đưa tin ngắn gọn mà gây đau lòng. Trung tá cảnh binh Arnaud Beltrame đã bị thương nặng hôm trước, ngày thứ sáu. Và sau khi ông chết, tổng cộng số thương vong trong cuộc khung bố bắt con tin tại siêu thị Trèbes ở vùng Aude nước Pháp đã “nặng thêm thành bốn người chết và 15 người bị thương”.

Về một tai nạn giao thông

Thạch Đạt Lang

21-3-2018

Một tai nạn giao thông xẩy ra ngày 18.03.2018 ở Việt Nam, trên đường cao tốc hướng về Hà Nội, làm thiệt mạng ít nhất 3 người – trong đó có một lính cứu hỏa – và nhiều người khác bị thương.

Tai nạn do một xe cứu hỏa trong khi đi làm nhiệm vụ đã (liều mạng) chạy ngược chiều vào đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ rồi bị một xe chở khách tông thẳng, gây ra một cuộc tranh luận khá ồn ào trên facebook.

Một tấm hình – Ui! Thiệt tình

Lò Văn Củi

19-3-2018

Anh Bảy Thọt mở điện thoại, rồi cười haha:

– Ui! Thiệt tình. Ui vui quá xá là vui.

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Vụ gì mà cười khan cười khìn một mình vậy bây?

Thông báo về các hoạt động vinh danh chữ quốc ngữ

Nguyễn Đăng Hưng

18-3-2018

Ngày 31/12/2017, lo lắng về đợt tấn công liên tục chữ Quốc ngữ của một vị nguyên PGS.TS – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, tôi có nêu một đề nghị khá táo bạo trên Facebook:

Tôi đề nghị người Việt chúng ta trong và ngoài nước đồng tâm hiệp sức tạo điều kiện di dời hài cốt của cụ f về Việt Nam, chọn một địa điểm chôn cất thật trang trọng, để dân Việt có điều kiện thăm viếng, thắp hương, tri ân vị đại ân nhân này của toàn dân tộc”.

Món quà của người đàn bà bán ve chai

FB Phạm Thanh Tòng

16-3-2018

Chủ nhân bức ảnh chú thích: “Bức ảnh này chụp vào trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000 đồng, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11 (SG). Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

Tướng công an trong đường dây ‘đánh bạc’ triệu đô cúng tiến chuông chùa

Người Việt

16-3-2018

Chuông do Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa cúng dường. (Hình: Facebook Trương Duy Nhất)

BÌNH ĐỊNH, Việt Nam (NV) – Ngày 15 Tháng Ba, Facebooker Trương Duy Nhất cho hay, tại chùa Thiên Hưng ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, đang có một quả chuông đồng “khủng” do Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa, cựu cục trưởng Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao (C50) – Bộ Công An, cúng tiến, như một cách “chăm lo công đức.”

Trên chuông này có dòng chữ màu đỏ khắc ghi: “Chuông đúc tại Ý Yên, tỉnh Nam Định vào ngày rằm Tháng Tám năm Ất Mùi (2015). Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa và gia đình phụng cúng.”

“Thiên Hưng là một ngôi chùa mới xây dựng, nhưng ‘nổi tiếng’ và được dư luận, dân tình biết đến nhiều, sau chuyến viếng thăm trong hành trình tập làm ‘người tử tế’ của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hai năm trước. Một ngôi chùa được biết là có nhiều gắn bó, tình thân khá đặc biệt với hai nhân vật đặc biệt: Nguyễn Tấn Dũng, Trần Bắc Hà,” Facebooker này viết.

Dù CSVN chủ trương “vô thần” nhưng việc các tướng công an đúc chuông đồng cúng tiến, cúng dường, trồng “cây công đức” cho nhà chùa tại các địa phương, tổ chức dâng sao giải hạn không còn xa lạ.

Có lẽ người đi đầu trong “phong trào” này là Đại Tướng Công An, Chủ Tịch Trần Đại Quang. Hồi Tháng Chín, 2017, mạng xã hội rộ tin tại chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn có trưng bày một cặp đèn trị giá 19 tỷ đồng (hơn $835,205) do “gia đình Đại Tướng Trần Đại Quang cúng tiến.”

Chuông do Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa cúng dường. (Hình: Facebook Trương Duy Nhất)

Bình luận về vụ Tướng Nguyễn Thanh Hóa bảo kê đường dây đánh bạc triệu đô, nhà báo Hoàng Hải Vân, cựu tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, viết trên trang Facebook cá nhân: “Đánh bạc công nghệ cao mà được các quan chức công an cao cấp phòng chống tội phạm công nghệ cao cỡ như thế này bảo kê thì còn gì là quốc gia dân tộc? Nhưng bắt được là dấu hiệu tốt rồi. Còn vụ Vũ ‘Nhôm’ nữa. Một loạt cán bộ cao cấp bảo kê cho đường dây này lũng đoạn đến cả cơ quan đảng và chính quyền thành phố Đà Nẵng (và có thể còn cao hơn) vẫn chưa thấy bắt. Nếu không bắt thì cũng còn gì là quốc gia dân tộc! Có lẽ đang bắt lần lượt. Cứ tạm tin vậy đi!”

Vụ án đường dây “đánh bạc” triệu đô đang được Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra-Công An tỉnh Phú Thọ mở rộng điều tra, thì mới đây báo Tiền Phong tiết lộ, Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa đã nhận hơn 17 tỷ đồng (hơn $747,289) từ ông Nguyễn Văn Dương, con rể ông Phạm Quang Nghị, cựu bí thư Thành Ủy Hà Nội.

Theo báo Tiền Phong, “khoản tiền này đang được làm rõ mục đích, để từ đó cơ quan tố tụng xem xét khởi tố bổ sung tội danh,” và “tiền được chuyển khoản qua nhiều tài khoản lòng vòng dưới dạng hợp đồng kinh tế và cuối cùng được rút ra bằng tiền mặt.”

Ông Hóa hiện đã bị khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng để điều tra tội “Tổ chức đánh bạc.”

Ông Dương được cơ quan điều tra xác định là một trong hai người “cầm đầu” đường dây đánh bạc ngàn tỷ xuyên quốc gia, cùng với ông Phan Sào Nam, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, giám đốc Công Ty Cổ Phần VTC Truyền Thông Trực Tuyến – VTC Online.

Trùng khớp với những tin lan truyền trên mạng xã hội trước khi vụ này vỡ lở, báo Tiền Phong viết: “Sự việc ông Hóa vào nằm Viện 198 Bộ Công An tại Hà Nội sau khi bị đình chỉ công tác, được cho là cái cớ thể hiện sức khỏe kém, còn thực tế ông không bệnh tật gì. Cơ quan điều tra đã có những căn cứ xác định tình trạng sức khỏe của ông Hóa mà chưa cần thực hiện giám định y khoa để phục vụ quá trình điều tra. Ngay sau khi bị bắt tại Viện 198, ông Hóa được di lý về Trại Tạm Giam Công An tỉnh Phú Thọ, nhốt tại khu vực biệt giam. Tình trạng sức khỏe và tinh thần của ông Hóa được đánh giá là phù hợp để cơ quan điều tra tiếp tục lấy lời khai.” (T.K.)

Vì sao nước Hàn phát triển?

FB Nguyễn Tiến Dũng

14-3-2018

Học sinh Hàn Quốc. Ảnh: internet

Những ngày qua tôi ở Hàn Quốc, do một trung tâm thuộc IBS (Viện nghiên cứu cơ bản Hàn Quốc) mời sang làm việc. Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một ấy. Nên đây là dịp để tôi sống và làm việc cạnh người Hàn và tìm hiểu về xã hội của họ, để hiểu rõ hơn vì sao nước Hàn lại phát triển, và đâu là những mặt trái?

Ô danh quốc thể

Bá Tân

12-3-2018

Bát nháo ở chùa Đồng, Yên Tử, Quảng Ninh. Nguồn: internet

Ít nhất trong khu vực, không quốc gia nào hỗn độn bát nháo nơi đền, chùa như Việt Nam.

Phản văn hóa nơi đền, chùa trở thành điểm nóng của báo chí quốc doanh cũng như bạt ngàn mạng xã hội.

Đồ lô-can và óc vọng ngoại

Thạch Đạt Lang

11-3-2017

Thuở nhỏ, đầu thập niên 60, khi còn ở tiểu học, thỉnh thoảng nghe người lớn nhận xét về một vài món đồ dùng trong nhà: Ôi! Đồ lô-can! Hư là phải rồi! Tôi thật sự không hiểu lô-can là gì nhưng không hỏi thêm. Mãi đến khi lên trung học, bắt đầu học tiếng Pháp, tôi mới biết hai chữ lô-can (local) có nghĩa là địa phương. Đồ lô-can là đồ sản xuất tại địa phương, đồ nội địa, làm trong nước.

“Tính trung thực” bán được bao nhiêu?

FB Vũ Kim Hạnh

11-3-2018

Ảnh: internet

Tối qua trước khi đi ngủ, tôi đọc được một tin không vui, người Việt Nam xếp cuối bảng về tính trung thực. Một cuộc khảo sát tâm lý chứ không phải phỏng vấn và kết quả không nêu tên riêng một ai. Cuộc khảo sát có tính khách quan từ cách tiến hành và chọn mẫu. Link đây: Người Việt Nam ở nhóm cuối bảng về tính trung thực.

Văn hóa quỳ

FB Từ Thức

9-3-2018

Hiện tượng một phụ huynh đảng viên bắt cô giáo quỳ không phải là một tin vặt. Đó là hình ảnh một xã hội băng hoại, một văn hóa suy đồi trầm trọng mà Gramsci gọi là “những hiện tượng quái dị” của một thời đại tranh tối tranh sáng.

Tan Thành C…!

Lò Văn Củi

9-3-2018

Chú Tám Thinh là người mở đầu câu chuyện, chuyện này khá lạ, biệt danh của chú là vậy thì khắc rõ rồi:

– Lại có chuyện xảy ra. Chuyện cô giáo bắt quỳ và bị quỳ chưa yên thì tới học trò lớp 8 chửi bới và bóp cổ cô giáo. Chuyện học sinh lớp 7 ở Hợp Lý, Lý Nhân, Hà Nam trêu đùa và cậu học sinh phóng dao vào trán nữ sinh. Rồi chuyện nhân viên quán ăn Bích Thủy ở chợ đêm Đà Lạt uýnh du khách ngất xỉu.

Tôn sư trọng đạo không có nghĩa là bắt quỳ gối

FB Lê Ngọc Luân

9-3-2018

Ảnh: internet

Phải khẳng định, đạo lý “tôn sư trọng đạo” có một ý nghĩa đẹp mà chúng ta cần gìn giữ nhưng không có nghĩa là chúng ta cổ súy cho những biện pháp giáo dục hà khắc. Tôi hiểu nhiều Thầy/Cô vì mục đích giúp trò nên người nhưng chắc chắn có không ít đã sử dụng “quyền uy” vì mục đích nào đó.

Tôi hoàn toàn bất ngờ và không đồng ý với lập luận “xưa kia, bố, mẹ, ông, bà…bị Thầy/Cô đòn roi nhưng cũng nên người, có sao đâu. Nếu không hà khắc, bao nhiêu học sinh hư, lớn lên giết người, trộm cướp…”. Mới nghe qua có vẻ đúng nhưng đó là một sai lầm có tác hại “ẩn mình”.

Nhiều thế hệ học sinh, ngay cả bây giờ, nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp không có chính kiến, lập trường của mình, mọi thứ rập khuôn đến kỳ lạ. Tất nhiên, tôi không có ý phán xét hay chê bai, tôi chỉ muốn chia sẻ và trải lòng để cho thấy nền giáo dục đã đạt “đỉnh đáy”.

Ngày phụ nữ, một lời an ủi

Báo Trẻ

Phạm Thị Hoài

8-3-2018

Chưa một ngày là đàn ông Việt Nam, song tôi thường xuyên cảm nhận những áp lực đè lên toàn bộ kiếp nam nhi của họ. Kiếp nam nhi ở một xã hội chậm tiến triển hạn, lúc nào cũng lẽo đẽo đi sau, cố gắng ngẩng cao đầu từ tư thế so vai rụt cổ. Làm trai ở một nơi như thế chẳng có gì đáng ghen tị.

Rồi ai “kiến tạo” đạo đức quốc gia đây?

FB Mạnh Kim

8-3-2018

Ảnh: internet

Những cái chết lãng nhách, những vụ đánh đập trẻ em tàn nhẫn trong trường mẫu giáo, những vụ giết người man rợ, những vụ bát nháo trong học đường, những vụ thờ cúng mông muội… Tất cả đều gây ra phẫn nộ và dẫn đến tranh cãi gay gắt, để rồi ngày mai sẽ có vài sự kiện kinh khủng tiếp theo, gây ra cơn phẫn nộ tiếp theo. Đất nước này giờ hệt như một bộ phim bi ai kéo dài bất tận. Đừng nói tôi bi thảm hóa vấn đề hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Những câu chuyện ấy xảy ra hàng ngày và được báo chí tường thuật hàng ngày. Sẽ là rất vô tri nếu vẫn nghĩ những sự việc kinh khủng ấy là đơn lẻ và không ảnh hưởng đến xã hội nói chung.

Trí thức về đâu?

Người Đô Thị

Huỳnh Trọng Khang

7-3-2018

Bác sỹ bị đánh tại bệnh viện. Cô giáo bị bắt quỳ ngay tại trường học. Hai nghề nghiệp được tôn trọng nhất nước Việt từ thuở xa xưa đến giờ. Hai nghề nghiệp mà nhắc đến chúng ta thường gán cho từ tôn kính, xem như cha mẹ: “lương y như từ mẫu”, “cô giáo như mẹ hiền”… Rồi một ngày mở mạng lên ta thấy người ta lôi “mẹ hiền” ra giữa sàn bắt “mẹ hiền” quỳ gối vì “mẹ hiền” lỡ phạt “quý tử”.

Quỳ luận: Tổng quan về văn hóa quỳ

“Quỳ là hình thức đồng hóa sâu sắc nhất của văn hóa thống trị đối với kẻ bị trị. Kẻ thống trị biến kẻ bị trị thành thấp bé đến mức ngang hàng động vật đi bốn chân để chăn dắt. Ngược lại kẻ bị trị quỳ lâu sẽ nhầm tưởng mình là động vật không còn đủ khả năng đi hai chân và đáng bị cho kẻ khác chăn dắt. Nó là sản phẩm đặc trưng của thể chế độc tài không thể chối cãi. Quỳ làm cho con người nhu nhược mất hết khả năng phản kháng. Ở đâu có sống quỳ, ở đó có độc tài. Sự vĩ đại của chế độ độc tài là tạo ra thói quen sống quỳ cho mọi công dân để phục tùng cho lòng tham vô hạn của nó”.

_____

FB Chu Mộng Long

7-3-2018

Văn hóa không bao giờ là sản phẩm thuần nhất. Trong một cộng đồng, ít nhất luôn tồn tại hai thứ văn hóa đối lập: văn hóa của kẻ thống trị và văn hóa của kẻ bị trị. Kẻ thống trị tạo ra trật tự tôn ti để đè đầu cỡi cổ kẻ bị trị. Ngược lại, kẻ bị trị luôn nuôi mầm phản kháng để vươn lên thoát khỏi thế bị đè đầu cỡi cổ. Văn hóa của dân gian, văn hóa của những dân tộc thiểu số, kể cả văn hóa của các nước thuộc địa phản kháng, văn hóa thực dân đều thuộc văn hóa bị trị. Hai thứ văn hóa đối lập này, theo Foucault, sẽ luôn tương tác và tạo ra thế quân bình trong tổng thể văn hóa chung.

Tại sao cô giáo Nhung phải quỳ?

FB Nguyễn Ngọc Chu

7-3-2018

Tranh: DAD

Chiều 6/11/2017, tại trung tâm Hội nghị Quốc gia, hình ảnh chàng thanh niên quỳ lạy Jack Ma đã làm cho người Việt hổ thẹn, gây ra một làn sóng phẫn nộ trong xã hội, dư âm cho đến giờ vẫn còn chưa nguôi.

Vậy mà ngày 28/2/2018, lại thêm tin cô giáo Nhung (giáo viên trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An) bị phụ huynh bắt quỳ 40 phút, đã như cơn địa chấn làm rung động cả xã hội.

Nói thêm về nỗi nhục của nhà giáo

FB Chu Mộng Long

6-3-2018

Tranh: NOP

Tôi từng nói, nghề giáo là nghề khốn nạn nhất trong những nghề khốn nạn. Phát ngôn này không dưới một lần trong các đợt rầm rộ kỷ niệm Ngày Hiến chương Nhà giáo.

Những người không biết nhục hay lấy nhục làm vinh tỏ ra bất bình, vì tại sao tôi là một nhà giáo mà không biết tự tôn cái nghề của mình.

Cái quỳ gối của nền giáo dục

FB Lê Ngọc Luân

6-3-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ trong một buổi tọa đàm cùng GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: VNN

Câu chuyện cô giáo quỳ trước mặt phụ huynh bởi, trước đó phạt học sinh quỳ khiến chúng ta không chỉ xót xa về tình cảm con người dành cho nhau mà xa hơn, chính là nền giáo dục đang nát bét. Ở đó, những con người “vỗ ngực tự sướng” có hàng ngàn giáo sư và tỷ lệ đậu tốt nghiệp gần 100%.

Cộng sản Việt Nam và chuyện khai ấn, hái lộc

Thạch Đạt Lang

4-3-2018

Trong khoảng thời gian 5-7 năm gần đây, một số hoạt động xã hội mang nặng tính chất mê tín, dị đoan chợt bộc phát mạnh mẽ với những lễ hội, những buổi cúng sao giải hạn, đăng đàn cầu phước, khai ấn, dâng hương, hái lộc đầu năm… ngày càng nhiều hơn, số lượng người tham gia đông hơn, từ vài ngàn lên đến hàng chục rồi hàng trăm ngàn.

Vì sao người ta tranh ấn, cướp lộc, chen nhau cầu cúng…?

FB Mạc Văn Trang

4-3-2018

Ảnh: internet

Mình thử đoán mò xem nhá:

1. Tranh ấn thường là các quan chức, hy vọng có Ấn của Đức Thánh Trần sẽ được thăng quan, tiến chức to hơn, nhiều bổng lộc hơn; có Ấn, có uy của Đức thánh yểm trợ sẽ không sợ các đồng chí hại mình, kiểu như mấy đồng chí Yên Bái xử nhau, hay như anh Thăng, Thanh… thì khốn. Một số dân làm ăn, muốn nhờ uy Đức Thánh để làm ăn lớn, gian tham mà không sợ bị trừng phạt…

Đâu chỉ là củi…

Lò Văn Củi

4-3-3018

– Ê Củi, bữa qua thấy đi đâu á, đi kiếm củi tươi, củi khô gì nữa hả? – Ông Hai Xích lô hỏi.

Củi tui đáp lời:

– Dạ, bớt giỡn đi ông Hai. Bữa qua dẫn mấy đứa nhóc đi chơi. Dạ, vô chỗ khu du lịch này cũng hay, có trưng bày các loại ông táo, ông lò, người lớn giải thích cho sắp nhỏ biết sanh hoạt bếp núc ngày xưa của ông cha ta mà mới đây thôi còn phổ biến, nay y như rằng đã thành như thời… cổ đại. Họ cũng kể những sự tích, chuyện cổ tích về ông táo, ông lò, để cho con cháu hiểu rõ nguồn cội, nhớ ơn nguồn cội là việc nên làm lắm lắm.

Chính trị cúng bái

FB Hoàng Hải Vân

4-3-2018

Ảnh: internet

Chưa bao giờ đất nước hỗn loạn trong đồng bóng dị đoan mê tín như ngày nay. Chuyển sang kinh tế thị trường thì nhà nước bé lại, không còn nắm giữ sứ mệnh chăm lo miếng ăn giấc ngủ của dân nữa, bởi vậy dân không còn tin nhiều vào nhà nước. Lẽ ra đó là điều tốt nếu như thay vì tin vào nhà nước thì người ta tin vào chính bản thân mình. Nhưng đằng này không. Người ta tin vào mọi thứ thần linh đồng cốt.

Mê tín: Trạng thái tâm lý bất an, tuyệt vọng?

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

4-3-2018

Hình ảnh người dân về tổ đình Phúc Khánh dâng sao giải hạn đầu năm. Ảnh: VNN

Tối qua, anh bạn ở nước ngoài gọi điện hỏi thăm, nói chuyện một lúc thì câu chuyện chuyển qua hiện tượng dâng sao giải hạn đầu năm ở Việt Nam. Từ câu chuyện với anh và từ mấy hôm nay mạng xã hội tràn ngập hình ảnh hơn trăm ngàn người tập trung ở một ngôi chùa để xin lễ bị không ít người chửi mắng là ngu muội, tôi viết bài này để đi tìm lời giải cho một hiện tượng xã hội.

Tôi nhớ cách đây sáu hay bảy năm gì đó, vào ngày mùng 1 tết, tôi chạy cái xe máy cà tàng từ Hà Nội về nhà ông anh kết nghĩa ở Bắc Ninh chơi. Nhà anh có điện thờ và đầu năm thường có đông con nhang phật tử đến dâng sao giải hạn và hầu đồng khai xuân. Anh biết tôi không mê tín, anh bảo: “Cô về chơi để biết về một nét văn hóa tâm linh của miền Bắc.” Năm nào tôi không về miền Nam ăn tết thì tôi thường về đó ăn tết với anh chị. Và tôi thích thú với cách người ta trang trí điện thờ, cách người ta hát, gõ, đàn và múa hầu đồng.

Tôi về đó chơi nhiều vì mỗi khi anh câu được cá ở sông Như Nguyệt thì đều gọi điện bảo tôi về ăn, những cuộc nói chuyện trong các bữa cơm, trong các dịp lễ tết…làm tôi tuy không tin nhưng có một sự hiểu biết chút chút về tâm linh, về văn hóa cúng kiến. Lại nói về ngày mùng 1 năm đó, tôi chạy từ Hà Nội về, còn cách khoảng 5km thì tới nhà anh chị thì xe dở chứng. Đề, đạp mãi mới nổ máy, vào số 1 là tắt, không chạy được. Mùng 1 nên không một tiệm sửa xe nào mở cửa. Đường phố vắng vắng, chẳng có ai giúp. Tôi, mặc váy, đi đôi bốt cao gót, hết đề tới đạp, hết leo lên rồi tuột xuống mà vẫn không thể làm cho cái xe chạy, tôi dắt bộ.

Trời lạnh mà mồ hôi mồ kê ướt hết cái áo váy và thấm ra cái áo khoác ở ngoài, đôi giày bốt cao gót làm cho việc đẩy xe trở nên khó nhọc gấp bội. Tôi lê lết được hơn 1km, đẩy xe lên được cái dốc ở gần chợ thì đứng thở, mệt đuối. Gọi cho ông anh không được. Tuyệt vọng. Trong lúc đó, tự nhiên trong đầu tôi lại nảy ra cái ý nghĩ van vái thổ công, và sau đó tôi khấn lầm bầm đại khái là xin thần thổ công cho nổ được máy xe để về được tới nhà! Xong, tôi đạp máy xe, vô số, ok. Mừng quá, chạy về tới nhà ông anh mà vừa thấy ngộ nghĩnh vừa không giải thích được. Câu chuyện đó bị quên lãng cho tới khi tôi viết bài này.

Ngược về vài chục năm trước, năm tôi 9 tuổi, ba vừa mất được vài tháng. Hôm đó, mẹ bị cảm sốt, bà nằm trên giường rên hư hư. Tôi rất sợ hãi vì sợ mẹ lại chết giống ba. Tôi không biết làm cách nào để mẹ khỏi bệnh, khỏi đau đớn. Trong cái cơn bấn loạn đó tôi chợt nhớ ra tôi hay thấy mọi người hái lá nấu nước xông để chữa cảm. Tôi điểm lại trong đầu những loại lá cần phải hái: Là chanh, lá bưởi, lá sả, hương nhu, lá tre, húng, gừng và dây lá giác.

Tôi cắp cái rổ tre vào hông, đi một vòng hái được các loại lá, chỉ thiếu mỗi dây lá giác. Lá giác là loại dây leo mọc hoang, thường bò ở hàng rèo hoặc bám trên các cây cao. Kiếm khắp vườn không có, tôi đi loanh quanh xóm để tìm. Tôi gặp một dây lá giác leo trên một cành cây chìa ra đường đi. Tôi lấy cây khều, nhẩy lên vói, vừa nhảy lên vừa dùng cành cây nhỏ để vói tới dây giác… nhưng không được. Loay hoay rất lâu mà vẫn không hái được, tôi ngồi bệt xuống đất muốn khóc. Cái đầu đứa con nít chỉ biết là phải có lá giác kèm vào các loại lá khác để nấu xông, chỉ có như vậy thì mẹ mới khỏi bệnh, nó không biết rằng thiếu dây giác cũng không sao.

Nó cũng không biết là phải chạy đi lấy ghế, lấy thang hay nhờ người lớn. Nó ngồi đó ngước mắt nhìn chùm dây giác lủng lẳng trên cao một cách tuyệt vọng. Nhớ tới khuôn mặt nhăn lại và tiếng rên vì đau của mẹ, nỗi sợ mẹ chết lại bao trùm lấy nó. Và nó cho rằng nếu mẹ chết thì đó là lỗi của nó vì nó đã không hái được chùm dây giác về nấu nồi xông cho mẹ. Nó thấy cô đơn và tuyệt vọng. Bất giác, nó nhớ các bà các chị hay vái trời vái phật mỗi khi họ gặp chuyện gì đó không giải quyết được. Nó lẩm bẩm vái trời phật cho mẹ nó hết đau, nó xin chịu đau cho mẹ, nó xin nó hái được chùm dây giác.

Đoạn, nó đứng dậy, cầm cái nhánh cây, cố sức bật nhảy lên, vung tay cầm nhánh cây với chùm dây giác. Tới rồi. Được rồi. Nó rớt xuống kéo theo chùm dây giác. Nó té bệt xuống đất, cơn đau buốt bất ngờ ở cổ chân chạy lên tới óc làm nó điếng người mất một lúc. Nó vơ chùm dây giác, vui mừng, nhẩy cò cò về nhà. Gom hết các loại lá hái được, rửa sạch, cho vào nồi nấu cho mẹ nồi xông. Dù rất đau mỗi khi bước đi, nhưng về đến nhà nó cố ý tỏ vẻ bình thường không cho mẹ biết. Mẹ nó sau khi xông thì khỏe hơn (chắc cũng do uống thuốc gì đó nữa nên khỏi bệnh) và con bé đinh ninh cơn đau nó đang chịu ở chân là nó đang gánh cái đau cho mẹ nó và lời van vái của nó đã có hiệu nghiệm! Câu chuyện trên cũng chẳng bao giờ được kể.

Qua hai câu chuyện ở hai hoàn cảnh và độ tuổi với tầng hiểu biết, nhận thức rất khác nhau của chính tôi kể trên, ta thấy có một điểm chung duy nhất: Trạng thái bất an, tuyệt vọng.

Ở câu chuyện thời tuổi thơ, ta có thể lý giải là do con nít thiếu hiểu biết và ngây thơ nên tin vào những điều tâm linh, mê tín. Nhưng ở câu chuyện thời tôi đã lớn, mới cách đây chưa tới chục năm, ta giải thích thế nào? Rõ ràng là tôi lúc bấy giờ đã có nhận thức, có hiểu biết và không tin vào tâm linh, chỉ tin vào khoa học và những gì có thể chứng minh, nhưng trong một trạng thái cô đơn, tuyệt vọng, tôi đã khấn vái một thế lực siêu nhiên không có thực ban cho mình một điều may mắn để tôi giải quyết tình huống của mình.

Trong cái đám đông hơn trăm nghìn người ngồi chờ dâng sao giải hạn, trong đám đông cả triệu người đi lễ bà chúa Xứ, trong đám đông hàng nhìn người đi lễ bà chúa Kho và khắp các chùa, đền, miếu mạo trên cả nước… ta thấy có rất nhiều thành phần từ người lao động, nông dân, kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân, người kinh doanh, người làm nghề, công chức, quan chức… đủ cả, với các tầng hiểu biết, nhận thức, kiến thức khác nhau, họ có một điểm chung duy nhất: Tâm trạng bất ổn. Dù họ là ai, nghành nghề nào thì rõ ràng họ đều cảm thấy bản thân và gia đình đang sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều bất ổn, tâm trạng họ không hề có được sự bình an. Họ phải luôn nơm nớp lo sợ, sống trong trạng thái bất an, không biết ngày mai chuyện gì xảy đến với mình. Và với khả năng của bản thân, họ không thể giải quyết được vấn đề nên họ buộc phải tìm đến với thế lực siêu nhiên.

Một xã hội mà ăn cái gì cũng sợ nhiễm độc, sợ bệnh tật, đi ra đường thì không biết chết vì tai nạn giao thông lúc nào, con cái ra đường thì không biết chúng sẽ bị lôi kéo vào các thói xấu nào đang đầy rẫy ngoài kia, công việc, làm ăn có thể bị mất trắng, phá sản chẳng theo một quy luật nào, thậm chí cái nhà mình đang ở cũng không phải của mình mà có thể mất bất cứ lúc nào chỉ vì một thằng có tiền nào đó nó cứ hứng muốn giải tỏa để xây cái mả mẹ gì đó và nó chỉ cần đền bù giá rẻ mạt là xong, cãi kiện nó đánh, nó bỏ tù.. Thậm chí, nói cái gì cũng phải lựa lời mà kheo khéo nếu không muốn bị đám đông chửi, đánh, đâm… nhìn nhau cũng bị đánh chết cơ mà. Và những đứa cố gắng thay đổi cái môi trường xã hội đó bằng cách phản biện xã hội, bằng cách đấu tranh với chính quyền thì bị trù dập, bị kiểm soát, bị kết an, bỏ tù và tù ngày càng nặng… thì con người ta biết trông vào đâu, bấu víu vào đâu để vượt qua nỗi sợ và nỗi bất an để tồn tại ngoài trông chờ vào thế lực siêu nhiên?

Con người khi được sống trong một môi trường xã hội có sự bình ổn nhất định, được phát triển, làm việc, cống hiến, được nói, được bảo vệ bằng một nhà nước có luật dành cho mọi người chứ không ngoại lệ, an sinh xã hội được đảm bảo một cách tương đối thì họ có cần phải trông chờ vào một thế lực siêu nhiên nào không? Về văn hóa, niềm tin tâm linh vào một tôn giáo nào đó chắc chắn là có nhưng mê tín, ngông muội, trông chờ hoàn toàn vào đó thì không.

Lý giải như thế để thấy, chửi mắng họ là một điều rất dễ, nhưng việc chửi mắng thậm tệ đó thật ra không giải quyết được vấn đề. Họ-chúng ta-là những kẻ thật đáng thương biết mấy trong xã hội, trong thời cuộc này. Nghĩ cách để niềm tin vào tâm linh kia biến thành niềm tin vào một điều cụ thể, chuyển hóa nó thành động lực để thúc đẩy, làm thay đổi xã hội từ bất an thành bình an là một việc rất khó và cần rất nhiều thời gian lẫn công sức, trí tuệ. Trong quá trình đó, chửi mắng thậm tệ đám đông không làm cho họ nhận ra vấn đề, chỉ làm cho họ xa lánh thêm. Họ cần sự thấu hiểu và hướng dẫn, không cần sự phán xét.

Nhân đọc “Con đường sách Sài Gòn …” của Ngô Thế Vinh, nghĩ về tính lương thiện cần thiết của tri thức

T.Vấn

4-3-2018

Địa điểm First News và Trí Việt (cùng với NXB Hồng Đức) giới thiệu ấn bản Việt ngữ “Điệp Viên Hoàn Hảo – X6”. Ảnh: Ngô thế Vinh

Từ nhà sách đến đường sách…

Nhà sách (như nhà sách Khai Trí trước đây) vốn là một nơi chứa sách, kho tàng tri thức của nhân loại, được trân trọng theo tinh thần “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” truyền thống Việt Nam. Thế nên, nói đến sách, người ít học, người cả đời không được cầm lấy quyển sách, trân quý sách đã đành. Mà những người có học, người viết sách, càng phải trân quý sách hơn nữa, vì chính mình đã tự mang trong mình thiên chức làm giàu có thêm kho tàng tri thức của nhân loại, một thiên chức không phải ai cũng có thể hoàn thành được.

Tâm thiện là phật

FB Luân Lê

3-3-2018

Mua bán và hối lộ thánh phật. Họ đã bị ngăn giới bởi chính đức Phật vì tâm họ vẫn bị những tham lam, dục vọng cầm tù. Ảnh: internet

Có một điều mà có khi hỏi người dân, nhất là những người hay đi Chùa lễ bái là Phật ở đâu thì chưa chắc họ đã biết và trả lời nổi câu hỏi đó.

Phật không ở Chùa. Phật trước đây trước khi hành hương và đi truyền giáo lý, đạo pháp đã ngồi 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề để tự triết nghiệm và tu đạo, để thấu hiểu các giá trị về đời sống, nhân sinh, quả nghiệp, luân hồi,…sau đó vì thấy những cảnh sống khổ cực của dân chúng và sai lạc của những đạo phái khác (như đạo Bà La Môn, dành cho tầng lớp quý tộc, tăng lữ; hay đạo Kỳ Na giáo mà tu khổ hạnh kiểu hành xác) nên Đức Phật mới hành khất khắp nơi để truyền thụ giáo lý do mình giác ngộ nhằm diệt khổ đau và tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho nhân sinh.

Hà Nội cũng lén lút khai ấn ở Hoàng thành Thăng Long

FB Nguyễn Xuân Diện

3-3-2018

Ảnh: FB Nguyễn Xuân Diện

Tôi vừa được một người bạn cho xem cái lá ấn mà bạn có được từ Hoàng Thành Thăng Long.

Đây là lá ấn do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long lén lút khai ấn và phát ấn trong ngày 9 tháng Giêng âm lịch mới rồi. Nói lén lút, là bởi vì không có báo chí nào đưa tin về việc Khai ấn, chịch ấn và Phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long. Vậy nhưng vẫn có ấn.

Lá ấn có mấy chữ: SẮC MỆNH CHI BẢO, Thăng Long Hoàng Thành, Tích Phúc Vô Cương. Ấn Sắc Mệnh Chi Bảo được đóng từ một quả ấn gỗ đặt làm tại phố Hàng Quạt.

Có một mảnh giấy màu vàng, sáng màu hơn có chữ TRẦN bằng chữ Nho, rồi các chữ tiếng Việt: Hoàng Thành Thăng Long, Tân Xuân Khai Ấn, Lộc Phúc Muôn Nhà. XUÂN MẬU TUẤT.

Xã hội nào con người ấy

FB Trung Bảo

3-3-2018

Các cựu Thiếu sinh quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đứng nghiêm chào vĩnh biệt người anh cả của mình – cố Đại tá, nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông. Ảnh: internet

Không thể kiềm được niềm xúc động khi xem tấm ảnh một hàng cựu Thiếu sinh quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đừng nghiêm chào vĩnh biệt người anh cả của mình – cố Đại tá Nguyễn Văn Đông. Cuộc binh lửa đã qua 43 năm, những Thiếu sinh quân năm ấy giờ đây đầu đã bạc nhưng quân phong quân kỷ vẫn không có gì khác khi họ đứng trước đàn anh của mình. Đó không chỉ là kỷ luật nhà binh, đó còn là sự tự hào của những người từng được thụ hưởng một nền giáo dục tử tế. Họ chào kính người anh cả của mình, cũng là chào chính những giá trị tốt đẹp của một chế độ xã hội mang lại được cho các thành viên của nó.

Cúng lễ vì mất niềm tin vào ‘cõi dương’?

BBC

Minh Thư

2-3-2018

Nhiều người đi lễ đầu năm để cầu tài cầu lộc. Ảnh: HOANG DINH NAM/Getty Images

Hiện tượng người dân đi lễ cầu an, giải hạn, cúng bái trong những năm gần đây đang “tăng dần đều” vì người dân mất lòng tin vào ‘cõi dương’ nên tìm chỗ dựa ở ‘cõi âm’, một chuyên gia về minh triết Phương Đông trong quản trị nói với BBC.