Đổi chiến lược thôn tính

FB Đỗ Ngà

9-5-2018

Lịch sử đất nước chúng ta từ ngàn năm qua, chưa có thế lực bán nước nào thành công lên nắm quyền nên chúng ta không có bài học lịch sử cho trường hợp này. 2 nhân vật mang vết nhơ bán nước cầu vinh ngàn đời sau, vẫn chưa một lần nắm quyền cai trị đất nước thực sự.

Cuộc cờ mà người chơi là Nhân dân

FB Lưu Trọng Văn

12-9-2018

Tưởng Giới Thạch (trái) gặp Mao Trạch Đông thập niên 1960. Ảnh: China History Podcast

Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa khi tìm hiểu vì sao Mao Trạch Đông lại thắng Tưởng Giới Thạch thì ngạc nhiên phát hiện ra rằng cái gọi là nghệ thuật quân sự của Mao chính là nghệ thuật đánh cờ vây. Mao và các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc rẩt giỏi chơi cờ vây.

Tự chui vào bẫy

Đỗ Ngà

2-4-2019

Một đại ca giang hồ chuyên nghề cho vay nặng lãi, hắn lục tìm các anh nhà nghèo, có nhà cửa là tài sản duy nhất và thích đua đòi khoe khoang. Hắn gạ cho vay một cách dễ dãi. Ai thích mua ô tô, hắn cho vay. Ai thích SH sang chảnh hắn cho vay để mua con SH vi vi cùng bạn cùng bè. Ai muốn gì hắn cũng cho vay, miễn sao giá trị gói vay ấy thấp sơn rất xa giá trị căn nhà mà con nợ đang ở.

Tuổi thơ và cái đầu chính trị

Courrier International

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

Số tháng 5-7/2019

Tư tưởng chính trị của Tập Cận Bình sẽ trở thành một phần của chương trình học sau khi được đưa vào Hiến pháp của ĐCSTQ. Nguồn: Bloomberg

Tập Cận Bình trong thời gian gần đây kêu gọi các khóa học chính trị phải được tăng cường ở mọi lứa tuổi.

Chuyên gia TQ: Đối phó với virus corona chậm có thể thấy trong 100.000 ca

SCMP

Nhóm tác giả: Gigi Choy, Teddy Ng, Bhavan Jaipragas, Josephine Ma và Zhuang Pinghui

Dịch giả: Trúc Lam

27-2-2020

Chuyên gia hô hấp nói rằng, dịch bệnh bùng phát có thể tồi tệ hơn nếu hành động bị trì hoãn chỉ vài ngày

Ông cũng kêu gọi cơ quan kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cần được trao quyền lớn hơn

Cho giặc mượn đường

Đỗ Ngà

15-2-2021

Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 16 tỷ đô so với năm 2019. Thực chất giá trị xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam vào thị trường Mỹ chủ yếu là do khối FDI, vì khối doanh nghiệp trong nước hoặc yếu đi, hoặc bị rụng rất nhiều năm 2020. Được biết năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của FDI là 202 tỷ đô, tăng 21 tỷ đô so với năm 2019. Vậy là tổng số giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng lên ấy thì hết 76% là rót vào thị trường Mỹ.

Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (Phần 3)

Nguyễn Thọ

31-10-2022

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Tuần qua chính phủ Đức đã quyết định cho phép công ty hàng hải COSCO của nhà nước Trung Quốc được mua 24,9% cổ phần của một trong 4 bãi container (terminal) ở cảng Hamburrg, bất chấp sự phản đối của 6 bộ trưởng trong liên minh cầm quyền, của cả phe đối lập, thậm chí của cả ba cơ quan tình báo. Thủ tướng Scholz cho rằng với mức tham gia dưới 25% (không phải 35% như dự định) Cosco không được phép đưa người vào ban lãnh đạo, không được phép phủ quyết và tham gia các quyết định. Ngược lại, sự có mặt của nó sẽ giúp cho sức cạnh tranh của Hamburg tăng lên đáng kể so với hai đối thủ Antwerpen (Bỉ) và Rotterdam (Hà-Lan), vốn đã có đầu tư của Cosco.

“Đồng minh Việt Nam nên sớm cắt đứt quan hệ với Ấn Độ”

LTS: Bài báo này đưa những thông tin quan trọng nhưng không thấy nó xuất hiện trên những tờ báo “lề phải” lớn như Tuổi Trẻ, Thanh niên, VnExpress…, chỉ thấy báo Pháp Luật đăng bài này. Cứ tưởng đây là báo của “thế lực thù địch”, tung tin thất thiệt, nhưng thấy tờ báo có ghi, “cơ quan chủ quản: Sở Tư Pháp Thành phố Hà Nội“. Tiếng Dân xin được giới thiệu bài này để quý độc giả có thêm thông tin.

____

Pháp Luật

Huy Nam

25-7-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội quân danh dự trong lễ đón tiếp tại Hà Nội, ngày 03/09/2016. Ảnh: báo PL

Trong khi căng thẳng biên giới giữa Trung- Ấn kéo dài từ tháng 6 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, báo chí Trung Quốc như thường lệ, liên tục xuất hiện các luận điệu đe dọa dùng vũ lực với Ấn Độ. Đồng thời có những lời lẽ kích động gây chia rẽ mối quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã, ngày 24/7 xuất hiện bài viết: “Đồng minh Việt Nam nên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ấn Độ trước khi Trung Quốc tiến hành chiến tranh”.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 4)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1 ; phần 2phần 3

VII. Nước Kim

Nước Kim do dân tộc Nữ Chân tại phía đông bắc Trung Quốc kiến lập, dân tộc này buổi đầu chuyên sống về săn bắn, đánh cá; thời Ngũ đại có các bộ lạc Hoàng Nhan thần thuộc nước Bột Hải (1). Sau khi nước Liêu đánh dẹp Bột Hải, thu phục Nữ Chân phương nam thành Thục Nữ Chân, phương bắc thành Sinh Nữ Chân; những dân tộc này đều là tổ tiên của Mãn Châu sau này.

Việt – Trung: Trong là thủ thế, ngoài là anh em

Blog VOA

Lê Anh Hùng

15-11-2017

Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội. Ảnh: Reuters

Không ai chọn được láng giềng, nhưng ai cũng có quyền chọn cách chơi với láng giềng của mình.

“Quan hệ hữu nghị” Toracanxi – Hopantomola

Những ai hâm mộ Aziz Nesin, nhà văn trào phúng nổi tiếng thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ, hẳn đều biết đến câu chuyện “Quan hệ hữu nghị” của ông. Nội dung câu chuyện là về mối quan hệ giữa Toracanxi và Hopantomola, hai quốc gia láng giềng có mối thâm thù với nhau và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh.

Chuyện hai anh em: Cả – Hai

Lò Văn Củi

19-1-2018

Ông Ba Hu ghé quán uống cà phê mà người còn uể oải, giọng khàn khàn. Anh Bảy Thọt hỏi:

– Chà, bữa qua ông Ba họp hành, liên hoan ở đâu đa?

Ông Ba lắc đầu:

– Hông, tao đi Tất niên nhà thằng Cả.

Định nghĩa lại Made in China?

FB Vũ Kim Hạnh

1-7-2018

Logo của Made in China 2025. Và bãi xỉ than nhà máy nhiệt điện TQ ở Trà Vinh. Ảnh: VOV

Hôm thứ sáu 29/6, nói chuyện tại SURF 2018 Đà Nẵng, ông Đại sứ Israel nhấn mạnh, người Do Thái rất tò mò, tôi chúc các bạn thanh niên Việt Nam luôn tò mò. Và sau một thời gian tò mò với nhiều tài liệu, tôi xin cung cấp đôi điều của đề tài mà tôi đang rất tò mò: Made in China 2025.

Lâu nay, made in China là một tên gọi nhạy cảm. Thực phẩm ư? Không, không đáng tin. Người TQ cũng không tin luôn. Hàng công nghệ ư? Thường rẻ, nhanh cập nhật kiểu nhờ… sao chép. Nhiều năm qua, là công xưởng và cũng là trung tâm xuất khẩu của thế giới, người Trung Quốc chỉ được hưởng khoảng 5% giá bán một chiếc iPhone (từ 5 $ đến 10$ trên giá bán từ $500 đến $1000 mỗi chiếc).

Thoát Trung trong một cuộc chiến toàn diện và tổng hợp!

Hà Sĩ Phu

18-12-2019

Tôi thật vui mừng được thấy GS Lê Xuân Khoa đã hoàn toàn đồng cảm khi khơi dậy một cách ngắn gọn và khúc chiết cái chủ đề quan trọng bậc nhất mà tôi đã đề cập ròng rã hơn 10 năm nay: Muốn thoát Trung buộc phải thoát Cộng, nhưng hai việc ấy phải làm đồng thời!

Một góc nhìn về Trung Quốc – Phần 2

Đặng Duân

28-5-2019

Tiếp theo Phần 1

PV: Xin hãy tiếp tục cuộc trao đổi của chúng ta. Ở phần trước chúng ta đang bàn đến “Mô thức Trung Quốc” và những vấn đề của nó sau vài ba thập niên.

BLV: Vâng. Trước khi tiếp tục hãy để tôi hỏi anh một câu. Anh có từng nghe đến tên của Tiến sĩ William Overholt hay chưa?

Nhân cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông – Hồng Kông, một lần tôi đã gặp

Lê Phú Khải

15-8-2019

Hai triệu người đã xuống đường ở Hồng Kông. 350.000 người đã đình công. Xe lửa, xe tải, phi trường đang tắc nghẽn… Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có một Thiên An Môn sẽ diễn ra ở Hồng Kông hay không?

Người ta hay nói đến Hồng Kông là một thị trường tài chính, chứng khoán, giao dịch thương mại lớn… Nhưng ít người hiểu rằng, Hồng Kông còn là một thị trường tin tức lớn nhất thế giới. Ở Hồng Kông, anh có thể biết những gì đã xẩy ra đêm qua khi thức dậy. Những cuốn sách mới ra lò, kể cả những cuốn tiểu thuyết ăn khách nhất trên thế giới cũng được người ta tóm tắt ngay nội dung để bán cho anh.

Có tiền ở đây là có thể mua được tất cả mọi tin tức trên thế giới, có cả những “hãng” sản xuất ra những thứ hàng hóa thông tin này để bán cho anh đặt mua hàng tháng, hay hàng tuần, hàng ngày… Vì thế, các hãng thông tấn lớn nhất trên thế giới đều đặt phóng viên thường trú tại đây. Mật độ nhà báo trên thế giới ở đây vào loại cao nhất. Năm 1960, Thông tấn xã Việt Nam có điều đình nhiều lần để đặt phóng viên thường trú tại đây nhưng không thành.

Chính vì vậy mà khó có thể xẩy ra một vụ đàn áp như Thiên An Môn ở Hồng Kông lúc này. Vì Hồng Kông không phải là Trung Quốc. Hồng Kông không nằm gọn trong lục địa Trung Hoa. Ống kính của một rừng báo chí thời kỹ thuật số, thời @ 4.0 chỉ chờ có biến động là bao phủ thông tin, hình ảnh lên toàn cầu.

Chính xã hội tự do và nhà nước pháp quyền đã tạo nên một Hồng Kông phồn vinh, vì thế nếu từ bỏ pháp quyền là Hồng Kông sụp đổ và không thể đảo ngược xu thế đã có bề dầy 100 năm này.

Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản doanh công ty của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kinh tế Hồng Kông chủ yếu là dịch vụ. Tỷ trọng của khu vực này trong GDP của Hồng Kông lên đến 90%.

Trong quá khứ, chế tạo là khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế do Hồng Kông đã tiến hành công nghiệp hóa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Với xuất khẩu làm động lực, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hằng năm là 8.9% trong thập niên 1970. Hồng Kông đã trải qua một quá trình chuyển dịch nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ trong những năm 1980, khi tốc độ tăng trưởng đạt 7.7% bình quân mỗi năm. Phần lớn các hoạt động sản xuất được chuyển qua Trung Hoa đại lục trong thời kỳ này và công nghiệp hiện nay chỉ chiếm 9% nền kinh tế.

Khi Hồng Kông đã lớn mạnh để trở thành một trung tâm tài chính, tăng trưởng chậm lại xuống còn 2.7% mỗi năm trong những năm 1990. Cùng với Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, Hồng Kông được gọi là một trong Bốn con hổ châu Á do tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời kỳ từ thập niên 1960 đến thập niên 1990.

Cái “con hổ” châu Á ấy, người dân tiêu đồng đô-la Hồng Kông có tỷ giá 7.75 đến 7.85 một đôla Hồng Kông ăn 1 đôla Mỹ, sinh sống trên 262 hòn đảo có tổng diện tích 1103 km2 với hơn 5 triệu dân, nói tiếng Anh và tiếng Quảng Đông, không nói tiếng Quan Thoại như Trung Hoa lục địa. Cái “con hổ” ấy vào đêm 1 tháng 7 năm 1997 đã trở về với… đất mẹ Trung Hoa!

***

Những ngày tôi ở Hồng Kông, các nơi công cộng đều gắn những đồng hồ chạy ngược rất lớn. Những đồng hồ đó chạy giật lùi đếm những giây còn lại cho đến thời điểm Hồng Kông trở về với Trung Hoa lục địa. Một làn sóng di dời khỏi Hồng Kông diễn ra trong những ngày đó. Người ta đã làm một cuộc thăm dò sau này ở Đại học Hồng Kông vào năm 2012 thì thấy 70% người được hỏi, nói họ tự nhận là người Hồng Kông chứ không phải là người Trung Quốc.

Làm sao lại di tản trước 1 tháng 7 năm 1997? Làm sao lại muốn ly dị với chính tổ tiên cuả mình là người Hán và đất mẹ Trung Hoa, nếu không phải đó là khát vọng của Tự do và Dân chủ- xu hướng của thời đại?

Do Hồng Kông đất hẹp người đông nên việc xây dựng nhà cửa rất hợp lý. Người ta có thể bạt một triền núi đá để san một mặt bằng rồi làm nhà cao tầng bên vách núi chênh vênh, giải quyết nạn thiếu nhà. Nhưng cả Hồng Kông là một công viên cây xanh lớn, với 40% đất được dành cho công viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên. Người đến mua sắm, du lịch ở Hồng Kông nườm nượp.

Hồng Kông thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này được phản ánh trong hạ tầng kinh tế, giáo dục và văn hóa đường phố. Trên một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung Hoa bán thảo dược Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hay bát súp vi cá mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp theo, người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các bộ phim ăn khách của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo hoặc một quán thức ăn nhanh MacDonald’s.

Ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông là tiếng Hoa và tiếng Anh; các biển hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát, và phần lớn các nơi làm việc đều sử dụng cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc hai thập kỷ trước nhưng văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và tồn tại liền một mạch với triết lý và phong tục phương Đông.

_____

Một số hình ảnh tác giả gửi tới:

Nhà hàng nổi có sức phục vụ 3000 thực khách một lúc trên vịnh Victoria ở Hồng Kông – Năm 1997
Nhịp sống hối hả ở Hồng Kông. Ảnh: Lê Phú Khải
Tác giả ở Hồng Kông hồi tháng 2 năm 1997

Lạm bàn về văn bia ở tháp Kim Lăng, Trung Quốc

Nguyễn Thái Nguyên

6-7-2020

Chuyện đập Tam Hiệp thì cả ở Trung Quốc và Thế giới đã bàn tán nhiều năm rồi. Kẻ bảo không nên làm mà tiêu biểu nhất là chuyên gia Thủy lợi Hoàng Vạn Lý, người mà nếu ở vào triều đại vua chúa có thể xếp vào hàng “Gián nghị Đại phu”.

Hiểm họa kinh tế Trung Quốc từ bong bóng bất động sản

Nghiên cứu Việt – Mỹ

Vũ Văn Lê, dịch từ Financial Times

8-10-2021

Những khó khăn của Evergrande, công ty bất động sản nợ nần nhất thế giới, và giờ đây là “chúa chổm” Fantasia, sẽ nghiêm trọng đe dọa kinh tế TQ tới mức nào? Câu trả lời không phải là TQ sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính khốc liệt. Mà sự thực là nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư bất động sản phải chấm dứt. Sự thể đó đang đòi hỏi một điều chỉnh cực lớn khiến giới cầm quyền phải đau đầu. Bởi lẽ, lấy gì đây để thay thế đầu tư vào bất động sản, hầu tạo ra nhu cầu?

Binh pháp trường kỳ cho Đài Loan: Tại sao giải pháp tốt nhất là không có giải pháp (Phần cuối)

Tác giả: Jude Blanchette & Ryan Hass

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 1/tháng 2-2023

Tiếp theo phần 1phần 2

Bảo toàn lực lượng

Ngay cả khi ông Tập chưa xét đến việc thống nhất bằng vũ lực, Mỹ vẫn phải thể hiện việc chắc chắn khả năng của mình trong việc bảo vệ lợi ích ở eo biển Đài Loan. Trong khi đó, các quyết định quân sự không được phép xác định phương sách tổng thể của Hoa Kỳ, như giới phân tích và hoạch định chính sách đang tích cực đề xuất rằng họ nên làm như vậy.

Những ‘căn cứ ‘ nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công?

BBC

15-8-2017

Hình ảnh so sánh cho thấy quy mô cải tạo đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS/ AMTI

Việt Nam hiện có 48 cơ sở trên 27 đảo, bãi đá và bãi ngầm ở khu vực Quần đảo Trường Sa, theo Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), một tổ chức chuyên nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích và trao đổi chính sách về các vấn đề an ninh hàng hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS).

Con số này không bao gồm hai cơ sở xây cất trên Đá Núi Le (tên tiếng Anh là Cornwallis South Reef) vốn bị bão gây hư hại hồi cuối năm 2015 và hiện không rõ bị bỏ hoang hay là không, bài viết đăng đầu tháng Tám 2017 của AMTI nói.

Bài phát biểu của Tập Cận Bình: năm điều cần biết

The Guardian

21-10-2017

Dịch giả: Song Phan

Tập Cận Bình phát biểu hôm 18/10 tại lễ khai mạc ĐH Đảng CSTQ lần thứ 19. Nguồn: Ng Han Guan, AP

Chủ tịch Trung Quốc đã phát biểu trong 3 giờ và 23 phút – sau đây là những điểm thú vị nhất

Tập Cận Bình (TCB) đã khai mạc cuộc họp đảng Cộng sản lịch sử ở Bắc Kinh với một bài phát biểu 3 giờ và 23 phút, báo trước một “kỷ nguyên mới” trong chính trị Trung Quốc. Một phát biểu hầu như đơn điệu, TCB trở nên biểu cảm ở một số điểm, và khối trung thành trong cử toạ đáp lại bằng loạt vỗ tay ở những chỗ dừng thích hợp.

Tư liệu: Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo nhà cầm quyền Trung Quốc 38 năm trước

Ngọc Thu

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Một bài báo đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân, số 6345, ngày 15 tháng 2 năm 1979, có tựa đề: “Bị vong lục của Bộ Ngoại giao ta về việc nhà cầm quyền Trung Quốc tăng cường những hoạt động vũ trang ở biên giới Việt Nam và ráo riết chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam“.

Trong văn bản này, Bộ Ngoại giao CSVN đã lên án Trung Quốc là kẻ cướp, xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, như đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Hơn 38 năm sau, những vùng lãnh thổ, lãnh hải đó vẫn đang bị Trung Quốc chiếm đóng, thế nhưng, Trung Quốc đã được lãnh đạo đảng CSVN xem là “bạn vàng”, “bạn tốt”.

Xin được đánh máy và chụp lại toàn bộ nội dung văn bản ngoại giao này từ Thư viện Quốc gia, giới thiệu với độc giả, để người dân có thêm thông tin về những gì đã diễn ra trên đất nước ta gần bốn thập niên qua:

***

“Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hoạch định trong các Công ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) trong những năm 1887, 1895 và đã được chính thức cắm mốc.

Văn nghệ Chủ Nhật: Cụ Khổng và con cháu

FB Chu Mộng Long

25-2-2018

Cụ Khổng ngồi đọc sách. Sau khi chết đã hơn 2000 năm, cụ vẫn miệt mài đọc sách. Cho nên thiên hạ tôn cụ làm Thánh để con cháu noi gương hiếu học của cụ.

Chủ nhân cao nhất mà cụ Khổng dạy là Thiên triều, thời ấy là nhà Chu. (Không phải liệt tổ liệt tông của Chu Mộng Long đâu à nhen!)

Một ngày ba vụ án, mà kẻ gây án đều đến từ “nước lạ”!

Khoa Duy

9-8-2018

Một sự trùng hợp đến kì lạ, chỉ trong ngày 7/8/2018, đã xảy ra 3 vụ án trải dài từ ngoài biển đảo xa xôi Hoàng Sa, đến thủ đô Hà Nội và tỉnh biên giới Quảng Ninh, là tỉnh mà sắp tới đây có thể sẽ có đặc khu kinh tế Vân Đồn. Trùng hợp thì đã rõ, còn kỳ lạ vì cả 3 vụ án (2 trong 3 vụ là trọng án) thì thủ phạm đều là người đến từ “nước lạ”.

Công nghiệp Đức kêu gọi đấu tranh hệ thống

DPA/ FAZ

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

10-1-2019

Các tập đoàn Đức đã kiếm được nhiều tiền ở Trung Quốc. Bây giờ sự cạnh tranh được nhà nước hậu thuẫn từ Viễn Đông trở nên quá mạnh mẽ đối với họ. Trong một bài viết chi tiết, ngành công nghiệp đòi hỏi giới chính trị, phải đối phó với nước Cộng hòa Nhân dân này.

Bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh, Thủ tướng Nhật nêu chủ đề nhân quyền Trung Quốc tại G20

Thiên Thảo

28-6-2019

Bất chấp các cảnh báo thô bạo của Bắc Kinh, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không ngần ngại nêu lên chủ đề nhân quyền Trung Quốc và biểu tình Hồng Kông với ông Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka.

Giải nhân quyền Sacharow được trao cho nhà phê bình chế độ Ilham Tohti

Vũ Ngọc Yên

25-10-2019

Nhà hoạt động nhân quyền Ilham Tohti. Photo Courtesy

Nghị viện Âu châu công bố giải nhân quyền Sacharow 2019 được trao cho nhà phê bình chế độ Trung cộng Ilham Tohti. Tohti là một nhân sĩ nổi tiếng, đại biểu cho dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở Trung Quốc. Cách đây 5 năm Tohti đã bị án chung thân vì dấn thân tranh đấu cho dân tộc của ông.

Một đảng thất bại (Phần 1)

Foreign Affairs

Đặng Sơn Duân dịch

5-12-2020

Lời giới thiệu: Hẳn mọi người còn nhớ giáo sư về hưu Thái Hà của Trường Đảng Trung ương ở Trung Quốc. Vào tháng 8, bà bị khai trừ đảng sau khi một đoạn băng ghi âm phát biểu của bà về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Tập Cận Bình bị rò rỉ. Trong đó, bà gọi ĐCSTQ là “thây ma chính trị” và kêu gọi Tập từ chức.

Bao giờ chúng ta nhìn thẳng vào sự thật?

T-Online

Tác giả: Fabian Reinbold, Phóng viên chính trị CHLB Đức

Thuc Quyên, phỏng dịch

17-10-2022

Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) của Trung Quốc: Bắc Kinh đang theo đuổi chủ nghĩa dân tộc và tích cực tái vũ trang. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nhật Bản / Reuters

Người Việt có thực sự hiểu Trung Quốc

Huy Đức

6-12-2023

Cho đến bây giờ, vốn tiếng Hoa của tôi, chỉ còn có thể nói gần đúng một câu: “Wo shi ba nian ji xue sheng 我是八年级学生 (Tôi là học sinh lớp Tám)”. Vì, năm tôi học lớp Chín, quan hệ Việt – Trung đã rất căng thẳng. Trường có hai giáo viên dạy tiếng Trung Quốc thì thầy Cát phải nhập ngũ còn cô Thủy phải chuyển sang làm thủ thư kiêm đánh trống. Thầy hiệu trưởng cũng gặp không ít khó khăn do họ “Quách” của mình.

Biển Đông sau bảy năm

East Asia Forum

Tác giả: Michael McDevitt, CNA

Dịch giả: Song Phan

19-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tháng này, 7 năm trước, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton đã thực hiện một sự can thiệp vào biển Đông công khai và gây ngạc nhiên cho Trung Quốc. Hành động này ngầm cho thấy, Washington theo cách có lẽ không lường trước được ở Washington và trong khu vực vào lúc đó.

Trong khi mục tiêu của tuyên bố của bà Clinton là để chỉ ra rằng, hòa bình và ổn định ở biển Đông là lợi ích của Hoa Kỳ, khi nhìn lại, qua việc chọn cách can dự thật công khai — luôn kêu gọi Trung Quốc hành xử theo luật lệ; ngừng xây dựng và quân sự hoá các đảo; và tuân theo các phán quyết của Tòa Trọng tài — Washington tự tìm cách định hình hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn không dùng đòn bẫy thực tiễn nào (thiếu việc sử dụng vũ lực hoặc áp dụng các hình phạt về thương mại hoặc kinh tế – những hành động mà Washington không muốn có).