Vai trò của Mao trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974

FB Trần Trung Đạo

16-9-2017

Mao Trạch Đông và Richard Nixon, cái bắt tay lịch sử năm 1972. Nguồn: internet

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay với Mao ngày 21 tháng Hai 1972. Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào 3 mục đích: (1) hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) giảm ảnh hưởng của Liên Xô. Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của TT Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

Sự gần gũi giữa Mỹ và Trung Cộng đã đẩy CS Việt Nam nghiêng xa hơn về phía Liên Xô. Bắc Việt cho rằng Trung Cộng đã phản bội đảng CSVN khi đặt mối quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ lên trên quyền lợi của Bắc Việt. Xuân Thủy, trưởng phái đoàn đàm phán của Bắc Việt, tố cáo Mỹ “âm mưu chia rẽ khối xã hội chủ nghĩa.” Khoảng cách giữa Bắc Việt và Trung Cộng xa cách dần mặc dù Trung Cộng tuyên bố vẫn tiếp tục “ủng hộ cuộc chiến chống Mỹ đến mục đích cuối cùng.”

Tập Cận Bình, nhân vật vĩ cuồng nguy hiểm

Blog VOA

Bùi Tín

4-11-2017

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Tập Cận Bình, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa sắp sang Việt Nam dự cuộc họp APEC – Hội nghị kinh tế châu Á Thái Bình Dương. Ông Tập xuất ngoại lần này ngay sau cuộc Đại hội đảng Cộng sản Trung quốc lần thứ XIX, được coi như một sự kiện lớn lao nhất của nước lớn này trong năm nay, một thắng lợi to lớn của cá nhân ông.

Trong đại hội, ông Tập đã đọc một bài diễn văn dài hơn 30 ngàn từ, trong 3 tiếng rưỡi, khiến ông Giang Trạch Dân ngồi ở hàng đầu phải ngáp dài và nhiều lần nhìn đồng hồ tay, tỏ ý sốt ruột.

Đẹp mặt: Mạng Trung Quốc lấy sự thừa nhận của sử gia Việt làm nguồn chứng cứ?

FB Chu Mộng Long

4-1-2018

Trước hết, xin nhắc lại, tôi không chống Hán một cách cực đoan. Tôi đã có nhiều bài viết tuyên bố rõ ràng về lập trường này và khuyến khích mọi người nên học chữ Hán, văn hóa Hán, vì đó cũng là văn hóa ngàn năm trước của cha ông. Tôi cũng hoàn toàn ủng hộ chính sách duy trì quan hệ bang giao Việt – Trung. Càng mâu thuẫn thù địch càng gây tổn thương về tinh thần lẫn xương máu của nhân dân hai nước. Nhưng quan hệ đó phải là quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau đúng tinh thần quan hệ quốc tế hiện đại.

Tôi phản biện các vị ủng hộ dự luật bán nước

FB Đỗ Ngà

9-6-2018

Tín chấp là gì? Là dùng uy tín của cá nhân hoặc tổ chức để đảm bảo cho một khoản vay mượn. Nói về vay tín chấp ở ngân hàng thì ai cũng hiểu là không dùng tài sản thế chấp. Ở ngoài đời cũng vậy, có kẻ mượn trăm tỷ dễ như trở bàn tay, nhưng cũng có những kẻ vay một xu không ai cho thì đó là gì? Là dựa vào uy tín của người vay.

Trump đã giúp Trung Quốc như thế nào?

Project Syndicate

Tác giả: Yu Yongding

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-10-2018

LTS: Trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang, để có cái nhìn đa chiều về những gì đang diễn ra và ảnh hưởng tới hai nước, cũng như các nước xung quanh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Yu Yongding, cựu Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Thế giới Trung Quốc, đăng trên tạp chí Project Syndicate.

Bối cảnh ra đời của bản ghi âm hồi ký Triệu Tử Dương

Huzi

Bào Đồng / Hồ Như Ý dịch

15-4-2019

Triệu Tử Dương. Ảnh: internet

Cựu Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thư ký chính trị Ban thường trực Bộ chính trị Trung ương Trung Quốc.

Triệu Tử Dương để lại một bộ băng ghi âm. Đây là di ngôn của ông ấy.

Di ngôn của Triệu Tử Dương thuộc về toàn thể người dân Trung Quốc. Công khai những di ngôn này với thế giới qua hình thức văn tự là chủ trương của tôi, sự tình do tôi chủ trì, tôi chịu trách nhiệm chính trị đối với việc này.

Sự bất bình đẳng của các quốc gia

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

1-8-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Kantapat Phutthamkul/ Getty Images

Lời dịch giả: Theo Michael Spence, sai lầm nghiêm trọng trong mô hình quản lý của Trung Quốc là chính quyền không có trách nhiệm giải trình công khai những vấn đề trọng đại của đất nước và thiện chí cải cách chính trị theo chiều hường dân chủ và tinh thần trọng pháp. Trung Quốc không có triển vọng dân chủ hoá vì chính quyền không bị áp lực do nhu cầu tái tranh cử hay bị kiểm soát gắt gao của báo chí và công luận.

Trung Quốc từ cuộc rước những người hùng

Tâm Chánh

22-3-2020

Trung Quốc chào đón những thầy thuốc như những anh hùng. Hãy nhìn cái cách chào đón ở sân bay, trên đại lộ, trên tàu điện. Trống giong cờ mờ, vừa thu hút sự hiếu kì, lại vừa khoa trương được thanh thế. Ngay đến vẻ ồn ào khoa trương đó người Trung Quốc cũng làm nó một cách lớp lang, chu đáo, và bài bản. Rất đáng gườm.

Một cô giáo bị vào trại tra tấn Trung Quốc và đã trốn thoát đến Hòa Lan như thế nào (Phần cuối)

NU

Tác giả: Harm Ede Botje

Nguyễn Thị Quỳnh Anh, chuyển ngữ

1-5-2021

Tiếp theo phần 1

Từ trái sang phải: Qelbinur Sedik, một người Trung Quốc gốc Hán ngủ ở nhà bà, một bạn đồng nghiệp và chồng bà. Nguồn: Qelbinur Sedik

Một người Trung Quốc gốc Hán mặc quần lót, giở trò quấy nhiễu

Khúc bi kịch bên bờ sông Lương Mã

Yên Khê

2-12-2022

“Họ có phải chúng ta không?”

“Họ cầm giấy trắng, chúng ta đấy!”

“Có cảnh sát kìa, cảnh sát bắt sao!”

“Hay mình đi về?”

“Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian” –  (Lời bài Quốc tế ca của phong trào cộng sản)

Người hùng cầu Sitong muôn năm”

“Đừng, đừng, chúng ta là công dân tốt, chúng ta không bàn chính trị!”

“Hay là mình hoan hô Covid test nhé!”

“Đúng đúng, tiếp tục giới nghiêm đi nào!”

“Khuya rồi, làm gì nữa?”

“Thôi về!”

“Đừng đi lẻ, để còn biết lối nếu bị bắt”.

Đó là những mẫu đối thoại thì thào rời rạc của khoảng 100 người, đa số ở độ tuổi 20-30, tụ tập bên bờ sông Lương Mã, một thắng cảnh của thủ đô Bắc Kinh, tối Chủ Nhật, ngày 27-11-2022. Người quan sát ngoài cuộc hiểu ngay rằng đây là một cuộc biểu tình, trong hàng chục cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc, chống lệnh giới nghiêm Covid, sau bi kịch 10 người thiệt mạng ở Urumqi, Tân Cương, do bị giới nghiêm không thoát được một cơn hỏa hoạn vì nhà cửa bị phong tỏa. Họ lập một cái bàn thờ ngay bên sông để tưởng nhớ những người chết cháy ở Urumqi.

Một số nơi như Thượng Hải, Quảng Châu, người ta hô khẩu hiệu đòi Tập Cận Bình từ chức, Đảng Cộng sản thoái vị!

Nhưng ở cuộc biểu tình bên bờ sông Lương Mã, từ 9 giờ tối tới 2 giờ sáng, người biểu tình cũng không biết mình đang làm gì, chỉ biết rằng họ phải làm gì đó, trong cái không khí xã hội bức bối ngự trị gần một tỷ rưỡi người Trung Quốc.

Họ không có tổ chức, họ nhận ra nhau qua tấm giấy trắng. Họ là cư dân đô thị, họ còn trẻ, họ không phải là tầng lớp khốn cùng nhất trong xã hội Trung Quốc hiện nay. Họ biết rằng chế độ đang cai trị họ là chế độ độc tài, nhưng họ cũng biết rằng họ rất mong manh khi đối đầu với nó.

Họ hát quốc tế ca, bài hát của chế độ độc tài ấy, nhưng lại có nội dung chống độc tài.

Họ mỉa mai hoan hô giới nghiêm dù họ chống giới nghiêm, vì cho rằng nhà cầm quyền không dựa vào đó mà bắt họ. (Họ sai hoàn toàn, công an vẫn có thể đến nhà bắt họ với lý do họ mỉa mai chế độ).

Họ giống như những nhà nho, tổ tiên suốt mấy ngàn năm của họ, cứ phải viết giữa hai hàng chữ để tránh cơn thịnh nộ của thiên tử, của tể tướng, cho đến cơn tị hiềm của bọn … sai nha ở làng xã.

Một người biểu tình nói rằng, người Trung Quốc quen bị trị rồi.

Và bi kịch hơn cả, như mọi cư dân đô thị Trung Quốc, họ hiểu rằng cuộc sống của họ vẫn đang tốt, so với hàng chục triệu công nhân nhập cư từ miền quê nghèo kiếm ăn vất vưởng bên hè phố, quần quật trong các nhà máy. Có thể họ thấy Mao đúng khi dùng… “nông thôn bao vây thành thị”, trong cuộc chiến quốc Cộng năm xưa. Phải chăng là những nông dân ấy vừa đụng độ với cảnh sát ở thành phố Trịnh Châu (công nhân nhà máy sản xuất iPhone), còn họ thì không dám?

Họ đều sinh ra sau thế hệ Thiên An Môn (1989), chắc chắn họ chỉ biết đến Thiên An Môn qua ai đó, là cha chú họ, nhân chứng của sự kiện đẫm máu ấy, vì lịch sử chính thống xóa sạch câu chuyện ấy.

Một thế hệ sau Thiên An Môn đã lớn lên. Và chắc còn lâu lắm, và có thể mãi mãi, họ không vượt qua được Thiên An Môn.

Trong cái lạnh căm đầu đông Bắc Kinh, giữa những hàng liễu rũ vàng tơi tả, họ tan hàng với những tờ giấy trắng.

Lãng mạn, trầm cảm, và đầy bi kịch.

Bắt giam, đánh người biểu tình phản đối giàn khoan

VOA

27-6-2017

Biểu tình ngày 25/6/2017 tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: FB Nguyen Thanh Hung

Một cuộc biểu tình diễn ra tại T.P. Hồ Chí Minh vào sáng ngày 25/6, để phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới gần cửa vịnh Bắc Bộ.

Một người tham gia biểu tình, đề nghị không nêu tên, nói với VOA-Việt ngữ rằng có khoảng 30 người tham gia cuộc biểu tình vào lúc 8g sáng ngày 25/6 tại quận Bình Thạnh.

Khủng hoảng Biển Đông lần thứ hai

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

2-8-2017

Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).

Nếu sự kiện dàn khoan HD 981 (5/2014) tạo ra cú sốc và một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung-Việt, đánh dấu “khủng hoảng Biển Đông lần thứ nhất”, thì đối đầu Trung-Việt đang diễn ra tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) từ giữa tháng 6/2017, có thể là “khủng hoảng Biển Đông lần thứ hai”. Lần thứ nhất, Trung Quốc đã xô đẩy Việt Nam xích lại gần Mỹ, và thúc đẩy Mỹ phải xoay trục sang Châu Á. Lần thứ hai, Trung Quốc đang thúc đẩy Mỹ-Nhât-Ấn-Úc liên minh tại Biển Đông và xô đẩy Việt Nam trở thành đồng minh. Đó là “hệ quả không định trước”, và là cái giá cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Trung Quốc trong “Vietnam War”

FB Mạnh Kim

2-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: thevietnamwar.info

Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến “ủy nhiệm” của Mỹ. Những lập luận và cách giải thích quen thuộc cùn mòn về cái gọi là “lý thuyết domino” là không đầy đủ khi nói đến bản chất cuộc chiến. Tìm hiểu quá trình can dự Trung Quốc, với sự cầu cạnh chủ động của Bắc Việt, mới có thể có thêm cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột này.

Kích cỡ kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau, đừng nói gì tới cạnh tranh thực sự

Guancha

Dịch giả: Nguyễn Trung Thuần

22-11-2017

Lời dịch giả: Mời bà con đọc bài phỏng vấn của trang Người Quan sát TQ với Hứa Lợi Bình Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương và Toàn cầu, Viện KHXH Trung Quốc. Có thể xem đây là quan điểm chính thống của chính quyền Trung Quốc khi nhìn nhận về tình hình Việt Nam và về chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong nay mai. Cần đọc để hình dung trước số phận của Việt Nam trong tay Trung Quốc khi sự kết nối chiến lược “Hai hành lang, Một vành đai” và “Một vành đai, Một con đường” đã trở thành hiện thực.

Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền

Viet-studies

Tác giả: Alina Polyakova Torrey Taussig (*)

Dịch giả: Huỳnh Hoa

2-2-2018

Có thể chăng Putin và Tập phá ngầm sự thống trị của chính họ

Tập Cận Bình và Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, Trung Quốc, ngày 5-9-2017. Ảnh: Reuters

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại. Nga và Trung Quốc – hai cường quốc được lèo lái bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – đang tích cực thử thách độ bền của trật tự quốc tế khi phương Tây dường như đang thoái trào.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, không hề bối rối vì những cuộc cấm vận của phương Tây, không chỉ dẫn dắt một chiến dịch tung tin giả mạo ở các nước dân chủ phương Tây để lũng đoạn các cuộc bầu cử quan trọng mà còn tiếp tục duy trì sự chiếm đóng của Nga ở bán đảo Crimea và vùng Donbas ở miền đông Ukraine.

Chết dưới tay Trung Cộng?

Nguyễn Huy Vũ

11-7-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng (ngồi bên phải) và Chủ tịch nước Tập Cận Bình tại một buổi lễ ký kết. Ảnh trên mạng

Ai chết? Chính là đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao?

Làm thế nào để mua đứt một quốc gia?

FB Mạnh Kim

27-12-2018

Câu chuyện Campuchia

Làm thế nào để mua đứt một quốc gia? Vài “điều kiện” dưới đây sẽ giúp “thỏa mãn” được tham vọng biến một quốc gia thành thuộc địa.

Quan hệ mật thiết giữa Bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ và Trung Quốc

Mai V. Phạm

4-6-2019

“Cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Câu nói này đúng ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt chính trị. Bài viết sau đây được chuyển dịch và tổng hợp từ các tờ báo uy tín của Hoa Kỳ, bao gồm New York Times, New York Post, The Nation, và Pro Publica. Bài viết sẽ chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa bàn tay ngầm, đầy thế lực của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc với các quan chức hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Donald J. Trump.

Joshua Wong tại New York: Nhân quyền và Hồng Kông là hai điều kiện cho thương ước Mỹ-Hoa

Đỗ Kim Thêm

14-9-2019

Joshua Wong trong một buổi hội thảo ở New York. Photo: AFP / TIMOTHY A. Clary

Trong bất kỳ chương trình đàm phán nào với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump phải liên kết với các điều khoản bảo vệ nhân quyền và tương lai của Hồng Kông. Đó là hai vấn đề  tiên quyết nhất”. Joshua Wong, nhà lãnh đạo cho phong trào đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông, đã kêu gọi như vậy trong một cuộc họp về Phong trào chống Dự luật dẫn độ với khoảng 200 sinh viên tại Đại học Columbia ở New York hôm thứ Sáu, ngày 13 tháng 6 năm 2019.

Hàng loạt người Trung Quốc nhập cảnh lậu vào Việt Nam

BTV Tiếng Dân

28-7-2020

Các cơ quan chức năng Việt Nam có thể chặn một số nhóm người nhỏ, lẻ từ Trung Quốc vào VN, nhưng liệu có chặn được các “nhà đầu tư” mang theo những túi tiền mà lãnh đạo CSVN hiện tại không thể chối từ?

Tại sao Bắc Kinh cấm phim đam mỹ?

Trịnh Bình An

31-3-2022

Đầu tháng Giêng 2022, nhà cầm quyền Hoa Lục đã ra lệnh chính thức cấm chiếu các phim thể loại “đam mỹ“.

Trung Quốc đưa ra tiền thưởng bắt người ở nước ngoài, Đức phải hành động

Welt 

Glacier Kwong

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

10-7-2023

Chính quyền Hồng Kông đưa ra tiền thưởng cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ tám nhà hoạt động sống ở nước ngoài. Chống lại sự leo thang lớn về những nỗ lực của Bắc Kinh đàn áp những người bất đồng chính kiến, phương Tây phải hành động cương quyết.

Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba

Nguyễn Huy Hoàng

15-7-2017

Liu Xiaobo in mid-2000s | Photo by Liu Xia

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen

Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên phê đấu thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.

Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông

LTS: Cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc diễn ra đúng một tuần, kể từ ngày 29/8 đến 4/9, trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỗ gần nhất cách bờ biển Đà Nẵng chỉ 75 hải lý!

Nhưng bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối hôm qua, chỉ phản đối các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ, nhưng cuộc tập đó đã kết thúc… 8 ngày trước (TQ tập trận ở Vịnh Bắc Bộ từ ngày 1/8 đến 23/8). Cuộc tập trận của TQ ở Vịnh Bắc Bộ, có chỗ cách bờ biển Móng Cái 50 km, tức 27 hải lý!

Có lẽ khi TQ tập trận ngay trước sân nhà Việt Nam suốt gần một tháng qua nhưng không nhận được bất kỳ phản đối nào, nên Trung Quốc tiếp tục tập trận ngay sát cửa nhà Việt Nam, cách bờ biển Đà Nẵng 75 hải lý, thử xem phản ứng của Việt Nam ra sao.

Cuộc tập trận đã diễn ra 4 ngày, từ ngày 29/8 đến nay, nhưng vẫn chưa nghe lãnh đạo đảng, nhà nước, hay Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối. Hiện chỉ thấy báo Thanh Niên đưa tin này.

_____

Thanh Niên

1-9-2017

Lược đồ vị trí tập trận của Trung Quốc từ 29.8 – 4.9 Đồ họa: S.D

Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự liên tục trong 6 ngày, từ 29.8 – 4.9 tại một khu vực rộng lớn trong vùng biển VN.

APEC 2017: Mỹ – Nga – Trung và quân bài Việt Nam

Hiệu Minh

26-10-2017

Ba nước lớn chơi trò địa chính trị. Ảnh: Dreamstime.com

Trump, Putin và Tập Cận Bình sẽ đến dự APEC không phải vì phát biểu hay chụp ảnh khoác tay selfie. Thương mại toàn cầu hay an ninh khu vực chỉ là chuyện nhỏ. Cái họ cần là có dấu chân tại Việt Nam.

Trump thắng lớn trong bầu cử Mỹ cách đây 1 năm. Năm 2012, Putin khóc như mưa khi được chọn làm tổng thống Nga sau 8 năm trước đó làm tổng thống và 4 năm làm thủ tướng như một bước đệm. Tập chả cần tranh cử vẫn được coi là nhà lãnh đạo ngang hàng với Mao sau ĐH ĐCS TQ lần thứ 19 tuần này.

Bạch thư ngoại giao 2017: Úc phải giảm bớt lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc để không đánh mất chủ quyền

LS Nguyễn Văn Thân

12-12-2017

Vào ngày 23/11 vừa qua, Thủ Tướng Malcolm Turnbull đã chính thức công bố Bạch Thư Ngoại giao 2017 sau hơn 15 tháng tham khảo ý kiến và soạn thảo. Bạch thư dài 122 trang và chia thành 8 chương sẽ là văn kiện kim chỉ nam hướng dẫn đường lối và chính sách ngoại giao của Úc trong một thập niên tới.

TT Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Nguồn: CNN

Dân tộc Việt Nam hãy tỉnh táo với hiểm họa Bắc thuộc!

Đặng Phước

6-4-2018

Xưa nay,
Đất nước mạnh cốt chọn hiền tài,
Lời cổ nhân dạy đâu có sai!
Ngẫm nước Nam ta từ trước
Thời nào vua sáng, tôi hiền hưng thịnh bền lâu,
Hiền sỹ, bia đá khắc ghi, khắp ba miền nơi đâu cũng có!
Các triều Đinh, Lê, Lý thống nhất giang san,
Cùng Trần, Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn bảo vệ độc lập!
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song nhân tài thời nào cũng có!

Vậy nên:
Mạc Đĩnh Chi “Nguyệt cung tinh đan…” (mà), vua Nguyên hồn xiêu phách lạc(1)
Giang Văn Minh “Đằng giang tự cổ …” (ấy), vua Minh mắc nhục giận chém đầu(2) …
Hiền tài xưa xử trí thông minh,
Khí phách hiên ngang, đối đáp lân bang khỏi mang quốc nhục!

Việc xưa xem xét,
Sử sách đã ghi ….
Bao năm qua, từ thời Mao, Đặng gây sự phiền hà,
Xua quân chiếm Hoàng – Trường Sa gây bao oán hận!
Đến Hồ, Tập vẽ đường chín đoạn
Cướp Biển Đông của Việt Nam ta
Bán nước cầu vinh một lũ gian tà
Chúng ngang nhiên cướp cả giếng dầu
Vùi tàu cá dưới biển sâu bao phen chới với
Tàu của “Khựa” cậy khỏe ăn hiếp ngư dân,
Báo chí vẹm cho là “tàu lạ”
Miệng chúng rêu rao “bốn tốt, mười sáu chữ vàng”
Rồi tráo trở dùng nhiều thủ đoạn…
Nay cấm ngư dân đánh cá Biển Đông,
Mai đặt giới hạn đường không, đường biển(!)
Chúng ngang nhiên xây sân bay quân sự trên đảo của ta,
Lại khoa trương dùng máy bay, tàu chiến tập trận…

Trong khi đó:
Lực lượng “hải quân ta” khẩu hiệu “ba sẵn sàng”
Ngày ngày hô vang trước hàng quân thật là dõng dạc…

Thế nhưng:
Tên lửa tầm xa, tàu chiến, tàu ngầm mua ở Nga kể tiền tỉ đô vẫn “án binh bất động”
Tàu cảnh sát biển, tuần dương hạm nhận viện trợ của Huê Kỳ, Nhật Bổn chỉ để làm cảnh khi đón tiếp phái đoàn ….
Nhìn ngư dân bám biển ngày đêm, vũ khí chỉ lá cờ màu đỏ mà quặn lòng, thắt gan…
Gặp giặc Tàu cướp hiếp, ôi xương tan, máu đổ!
Rủi mất mạng xác thây làm mồi cá đau đớn thay!
May mắn về đến bờ trở thành người cơ nhỡ!
Đất nước lầm than, dân tình ta thán vì đâu?
Họa mất nước cận kề, dân nước Nam ai người thấu tỏ?
Hận lũ bán nước cầu vinh…
Ghét phường cam tâm nô lệ!
Đất nước đến cơ sự này là hậu quả của nhiều thế hệ vô tâm,
Thấy cảnh đời ngang trái, bất công mắt ngó lơ, lòng người vô cảm…
Tướng quân đội, ham BOT với golf
Tướng công an, công ty bài bạc
Giáo dục bao lần cải cách vẫn bệ rạc xưa lại hoàn xưa,
Y tế áp dụng “kỹ thuật cao” mà bệnh nhân có khi uống “nhầm” thuốc giả…
Nền kinh tế đất nước “phát triển” bởi mười hai đại dự án quốc gia là những con số ảo, số ma
Nợ công ngày một tăng cao là điều có thật,
Hơn chín mươi triệu dân lao động quần quật đóng thuế phí ngày càng tăng cao,
Mà phúc lợi xã hội, Nhà nước thực thi các ngành bằng “xã hội hóa”
Thực phẩm từ rau củ quả cho đến thịt cá, hóa chất độc hại khắp nơi nơi,
Môi trường hủy hoại khói bụi, rác rưởi đâu đâu cũng có…

Than ôi!
Cha mẹ khóc con, vợ khóc chồng, đầu bạc tiễn đầu xanh vì bệnh ung thư hoành hành khắp chốn,
Đau đớn bấy! Kêu thấu tận trời xanh bởi tai nạn giao thông bất ngờ cướp sinh mạng người thân….
Họa diệt chủng nguy cấp muôn lần,
Dân không thể cam tâm chịu đựng!

Vậy thì:
Nay quyết chí dựng xây lại giang san
Lấy độc lập, dân chủ làm nền cho đất nước
Học theo khối Bắc Âu, Pháp, Mỹ để thăng hoa…
Hãy đoàn kết chống bá quyền Tàu cộng
Diệt lũ tham quan cầu vinh bán nước gian tà!
Chín mươi triệu dân đồng tâm tìm lẽ sống cho chúng ta
Một tất đất tổ tiên lưu truyền cháu con quyết đồng lòng giành lại!
Bao toan tính cá nhân xin gác qua một bên
Mới mong non sông Việt Nam đời đời bền vững!
Hãy vượt qua sợ hãi, đừng sợ, lẽ phải thuộc toàn dân!
Xa gần cùng lên tiếng tỏ bày!

Đặng Phước

____

Chú thích:

(1) Quan nhà Nguyên ra đối “Nhật hỏa vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thố”. Mạc Đĩnh Chi đã đối lại: “Nguyệt cung tinh đan, hoàng hôn xạ lạc kim ô”.

(2) Năm 1638, Cụ Giang Văn Minh đi sứ sang Tàu, Chu Do Kiểm ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”. Cụ đã hiên ngang đối lại: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”.

Bản tin Biển Đông ngày 1/9/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Báo Thanh Niên đưa tin, lực lượng không quân Thái Bình Dương (PACAF) của Mỹ xác nhận, trong hai ngày 27 và 30/8 hai máy bay ném bom B-52H đã thực hiện cuộc diễn tập thông thường ở khu vực Biển Đông.

Đến Đài Loan và ngẫm nghĩ

Lão Tạ

28-3-2019

Lúc máy bay hạ cánh xuống sân bay Đài Bắc, thấy Đài Loan chả khác gì Hà Nội, thậm chí thủ đô Đài Bắc có phần còn kém hiện đại hơn Thăng Long khi nhìn từ trên máy bay, có lẽ vì ít nhà nhiều tầng.

Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc

Nghiên cứu Quốc tế

Biên dịch: Phan Nguyên

7-7-2019

Ảnh minh họa: Joan Wong cho Foreign Policy/ Chụp bởi Stephane Cardinale/Corbis/Getty images

Bắc Kinh nổi tiếng với việc đưa các kỹ sư và nhà khoa học lên làm lãnh đạo. Nhưng điều đó không tạo ra các nhà lãnh đạo tốt hơn.