Những bí ẩn xoay quanh cái chết của Lý Khắc Cường

Nikkei Asia

Tác giả: Katsuji Nakazawa/ NCQT

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

2-11-2023


Một bức ảnh của ông Lý Khắc Cường được đặt giữa những bó hoa gần nơi ông lớn lên ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, ngày 28-10-2023. Cái chết của ông và sự cạnh tranh giữa ông với Tập Cận Bình đang làm nảy sinh các thuyết âm mưu. Nguồn: Kyodo/ Nikkei

‘Đối thủ truyền kiếp’ của Tập Cận Bình là người đứng sau những sóng gió ở Bắc Đới Hà mùa hè vừa qua.

Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách

Tác giả: Katsuji Nakazawa/ Nikkei Asia

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng/ Nghiên cứu Quốc tế

5-9-2023

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc ở G-20 đã gợi ý về tình trạng hỗn loạn trong chính trị nội bộ nước này.

Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tập bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

Nguyên nhân dường như đến từ mật nghị Bắc Đới Hà mùa hè này, vốn là cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo đương nhiệm và đã nghỉ hưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Nội dung các cuộc thảo luận không chính thức này chưa bao giờ được công bố, nhưng chi tiết của cuộc thảo luận năm nay lại vừa xuất hiện. Nói ngắn gọn, mật nghị Bắc Đới Hà lần này có cảm giác khác biệt đáng kể so với 10 cuộc họp trước đó, diễn ra kể từ khi Tập trở thành Tổng bí thư vào năm 2012.

Các nguồn tin cho biết, tại cuộc họp năm nay, một nhóm đảng viên lão thành đã khiển trách nhà lãnh đạo cấp cao theo những cách mà họ chưa từng làm cho đến bây giờ. Theo thông tin thu thập được, Tập sau đó đã bày tỏ sự thất vọng với các trợ lý thân cận nhất của mình.

Tập Cận Bình dường như đang tránh các hội nghị quốc tế, nơi nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc có thể bị đưa ra thảo luận. © Reuters

Bắc Đới Hà năm nay được tổ chức mà không có sự hiện diện của những nhân vật lão thành quyền lực nhất trong đảng. Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã qua đời ở tuổi 96 vào tháng 11 năm ngoái, trong khi người tiền nhiệm trực tiếp của Tập, Hồ Cẩm Đào, hiện 80 tuổi, hiếm khi được nhìn thấy kể từ khi bị hộ tống ra khỏi Đại lễ đường Nhân dân tại đại hội đảng toàn quốc hồi tháng 10 năm ngoái.

Sự vắng mặt của những nhân vật này có thể đã tạo ra một tình huống có lợi cho Tập. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy.

Trung Quốc ngày nay không ở trong tình trạng tốt nhất. Nền kinh tế nước này đang suy thoái theo những cách chưa từng thấy kể từ khi quá trình “cải cách và mở cửa” bắt đầu vào cuối những năm 1970. Lĩnh vực bất động sản sa sút nghiêm trọng, với ví dụ tiêu biểu là những khó khăn mà Tập đoàn Evergrande phải đối mặt. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao đến mức chính quyền Trung Quốc phải ngừng công bố số liệu trong mùa hè này.

Quân đội cũng chìm trong hỗn loạn sau khi hai tướng lĩnh hàng đầu của Quân chủng Tên lửa bị thanh trừng. Vụ sa thải được đưa ra ánh sáng hồi tháng 7.

Ngoại trưởng Tần Cương đã bị cách chức mà không rõ lý do, với những nghi ngờ tiếp tục lan rộng trong Bộ.

Tình trạng hỗn loạn đã khiến nhiều đảng viên lão thành từng điều hành đảng trong thời kỳ kinh tế Trung Quốc đi lên lo lắng.

Các nguồn tin cho biết, trước Bắc Đới Hà, các đảng viên lão thành đã triệu tập một cuộc họp riêng để tóm tắt ý kiến của mình trước khi chuyển đến các nhà lãnh đạo đương nhiệm. Cuộc họp đó có thể đã được tổ chức ở ngoại ô Bắc Kinh.

Sau đó, chỉ một vài người trong nhóm đảng viên lão thành đến Bắc Đới Hà để truyền đạt thông điệp mà họ đã đồng thuận cho các nhà lãnh đạo đương nhiệm. Các nguồn tin cho biết, cuộc gặp mặt trực tiếp với các nhà lãnh đạo đương nhiệm, gồm cả Tập, diễn ra chỉ trong một ngày.

Nội dung chính của thông điệp là nếu tình trạng hỗn loạn chính trị, kinh tế, và xã hội tiếp tục diễn ra mà không có biện pháp đối phó hiệu quả nào được thực hiện, đảng có thể mất đi sự ủng hộ của công chúng, gây ra mối đe dọa cho sự cai trị của đảng.

“Chúng ta không thể có thêm hỗn loạn nữa,” những người này chỉ ra.

Nhân vật trung tâm trong nhóm đảng viên lão thành là Tăng Khánh Hồng, nguyên phó chủ tịch nước và là một trong những phụ tá thân cận nhất của cố chủ tịch Giang.

Tăng đóng vai trò quan trọng nhất trong

Tăng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc mở đường cho Tập, một nhân vật ít được biết đến, nhanh chóng thăng tiến vào vị trí lãnh đạo đảng.

Năm nay đã 84 tuổi, Tăng vẫn có ảnh hưởng trong đảng và có mạng lưới quan hệ cá nhân rộng khắp. Một số người nói rằng sau cái chết của Giang, Tăng thậm chí còn có vai trò lớn hơn.

Thế là mùa hè khó khăn của Tập đã bắt đầu. Sau khi bị các đảng viên lão thành bất ngờ chỉ trích gay gắt, Tập đã hội ý với các trợ lý thân cận mà ông đã bố trí vào các chức vụ chủ chốt. Theo thông tin bị rò rỉ, Tập đã thể hiện sự thất vọng của mình, chỉ trích ba người tiền nhiệm – Đặng Tiểu Bình, Giang và Hồ.

Ông được cho là đã nói rằng, “Tất cả những vấn đề mà ba nhà lãnh đạo tiền nhiệm để lại đều đè lên vai tôi. Tôi đã dành cả 10 năm qua để giải quyết chúng, nhưng chúng vẫn chưa được giải quyết. Vậy tôi có phải là người đáng trách không?”

Ông cũng được cho là đã nói với các trợ lý của mình rằng nhiệm vụ của họ bây giờ là giải quyết những vấn đề còn sót lại này.

Hành động trút giận khiến các trợ lý của ông lo sợ, đặc biệt là Thủ tướng Lý Cường, người đứng thứ 2 trong hệ thống cấp bậc của đảng.

Thủ tướng Lý Cường sẽ thay mặt Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi vào ngày 9-10/9.

Lý đang phụ trách một nền kinh tế phải đối mặt với những cơn gió lớn.

Một trong những cơn gió đó là mối quan hệ ngày càng xấu đi của Trung Quốc với phần lớn thế giới bên ngoài. Thương mại trì trệ và đầu tư nước ngoài vào nước này đang giảm mạnh.

Quyết định từ bỏ thượng đỉnh G20 sắp tới ở Ấn Độ của Tập có thể là một nỗ lực nhằm tránh bị mất mặt.

Nhiều khả năng, nền kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ được thảo luận tại thượng đỉnh. Do đó, nội bộ đảng có lẽ đã đi đến kết luận rằng Thủ tướng Lý, người phụ trách nền kinh tế Trung Quốc, nên tới Ấn Độ để giải đáp những lo ngại này.

Tuy nhiên, việc bỏ qua G20 kéo theo một sự vắng mặt khác. Cuối tháng 8, ngay sau khi mật nghị Bắc Đới Hà kết thúc, Tập đã không xuất hiện tại một diễn đàn kinh doanh được tổ chức bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS với sự tham gia của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi, được tổ chức tại Nam Phi. Bài phát biểu của ông đã được Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đọc.

Một giả thuyết cho rằng Tập đã không tham dự diễn đàn vì người ta lo ngại ông có thể bị hỏi những câu hỏi trực tiếp về tình hình hoạt động kém cỏi của nền kinh tế Trung Quốc.

Việc hai bên không chấp nhận những nhượng bộ lớn đang khiến Chủ tịch Tập Cận Bình gặp khó khăn với chuyến thăm người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại San Francisco vào tháng 11. © Reuters

Một yếu tố chính khác đằng sau sự vắng mặt của Tập tại G20 là không có đột phá nào trong quan hệ đang bị đình trệ với Mỹ. Dù Washington hy vọng rằng chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Gina Raimondo, vào cuối tháng trước, sẽ là một bước đi hướng tới quan hệ ổn định hơn, nhưng phía Trung Quốc lại không nhìn nhận theo hướng đó.

Theo quan điểm của Bắc Kinh, Raimondo không mang theo “quà tặng” nào có lợi cho họ.

Với việc cả Mỹ và Trung Quốc đều không chấp nhận những nhượng bộ lớn trong các vấn đề kinh tế quan trọng, Tập khó có thể biện minh cho một cuộc gặp thân thiện với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong hoàn cảnh hiện tại, không rõ liệu Tập có thể tới Mỹ vào tháng 11 để tham dự diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở San Francisco hay không. Sự vắng mặt của ông trong hội nghị đó có thể sẽ là “báo động đỏ.”

Hiệu ứng cánh bướm của nền chính trị Trung Quốc chưa bao giờ khiến người ta hết ngạc nhiên. Hôm thứ Năm (31/08/2023), vài ngày sau khi mật nghị Bắc Đới Hà kết thúc, cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên kể từ khi bị buộc phải nghỉ hưu hồi tháng Ba.

Người từng là nhân vật số 2 của Trung Quốc đã nở nụ cười rạng rỡ khi xuất hiện tại Di sản Thế giới Hang Mạc Cao, còn được gọi là Hang Nghìn Phật, dọc theo Con đường Tơ lụa cổ ở tỉnh Cam Túc.

Ông được chào đón bởi một nhóm người hâm mộ hô vang “Ni hao [xin chào], thủ tướng!”

Dù Lý Cường đã lên đảm nhận vị trí thủ tướng và sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ thay cho Tập, nhưng đối với những người ở Hang Mạc Cao, Lý Khắc Cường vẫn là thủ tướng của họ.

Đoạn video về sự xuất hiện của Lý Khắc Cường đã được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc trước khi bị chính quyền xóa bỏ.

Đó là một sự kiện mang tính biểu tượng. Lý Khắc Cường vẫn là một chính trị gia được lòng dân, những lời cổ vũ dành cho ông ở Di sản Thế giới là không hề giả tạo.

Hiện đã nghỉ hưu, Lý Khắc Cường chắc chắn đã có mặt tại buổi họp mặt các đảng viên lão thành trước thềm mật nghị Bắc Đới Hà.

Tập, người đã buộc Lý phải nghỉ hưu, đã vắng mặt trước công chúng nhiều ngày trong mùa hè này, bận đối phó với những lời khiển trách gay gắt từ các đảng viên lão thành.

_______

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Một tỉ Nhân Dân Tệ Tập tặng ta

Hoài Tố Hạnh

5-9-2023

Một tỉ nhân dân tệ Tập (hứa) tặng ta

Tám ngàn tỉ thầu Trung Hoa xây cho ta thành đống sắt gỉ…

Cuộc chiến kinh tế Mỹ – Trung

Tác giả: Jeffrey D. Sachs

Đỗ Kim Thêm dịch

22-8-2023

Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn, phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trên toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại.

Ngoại trưởng Trung Quốc mất chức sau một thời gian dài mất tích

Economist

Cù Tuấn, biên dịch

26-7-2023

Tóm tắt: Niềm kiêu hãnh và sự sa ngã của nhà ngoại giao kiểu mẫu thời Tập Cận Bình.

Trung Quốc đưa ra tiền thưởng bắt người ở nước ngoài, Đức phải hành động

Welt 

Glacier Kwong

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

10-7-2023

Chính quyền Hồng Kông đưa ra tiền thưởng cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ tám nhà hoạt động sống ở nước ngoài. Chống lại sự leo thang lớn về những nỗ lực của Bắc Kinh đàn áp những người bất đồng chính kiến, phương Tây phải hành động cương quyết.

Liệu Mỹ vẫn còn kiên nhẫn với Việt Nam?

Jackhammer Nguyễn

24-6-2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lưu Ninh, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tháng 3-2023. Nguồn: VGP

Tháng này đột nhiên có hai sự kiện liên tục xảy ra. Thứ nhất, hôm 22/6 Washington trải thảm đỏ đón ông Modi, thủ tướng Ấn Độ. Thứ hai, hàng không mẫu hạm Ronald Regan sẽ cập cảng Đà Nẵng ngày 25/6.

Diễn viên hài Uncle Roger bị “tắt đài” trên mạng xã hội Trung Quốc sau những trò đùa về nước này

AP

Tác giả: Kanis Leung, từ Hồng Kông

Trúc Lam, chuyển ngữ

22-5-2023

Ảnh minh họa. Nguồn: NY Post

TAIPEI, Đài Loan (AP) – Một diễn viên hài người Mã Lai nổi tiếng với những nỗ lực chế nhạo các món ăn châu Á của các đầu bếp phương Tây, đã bị đình chỉ tài khoản mạng xã hội Trung Quốc sau khi anh pha trò cười về đất nước này.

Nigel Ng, sử dụng nghệ danh Uncle Roger, là diễn viên hài mới nhất cảm nhận được hậu quả của những trò đùa có thể bị coi là phản ánh tiêu cực về Trung Quốc dưới sự kiểm duyệt ngày càng gắt gao và chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy.

Tuần trước, một diễn viên hài Trung Quốc đã bị cảnh sát điều tra vì một trò đùa về chó hoang.

Ng đã đăng một video clip hôm thứ Năm tuần trước [ngày 18-5-2023] từ một bộ phim hài đặc biệt sắp ra mắt, trong đó anh chế giễu sự giám sát của Trung Quốc và các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan.

Đoạn video cho thấy, Ng tương tác với một người trong số khán giả nói rằng anh ta đến từ Quảng Châu, một đô thị ở miền nam Trung Quốc.

Ng nói: “Đất nước tốt, đất nước tốt, chúng ta phải nói điều đó ngay bây giờ, đúng không? Tất cả điện thoại đều nghe”.

Sau đó Ng nói đùa với khán giả, nói rằng họ đến từ Đài Loan, một hòn đảo tự trị do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nói rằng Đài Loan không phải là một quốc gia thực sự: “Tôi hy vọng một ngày nào đó bạn trở về với đất mẹ. Một Trung Quốc”, anh nói.

Tài khoản Weibo của anh cho biết hôm thứ Hai, rằng anh đã bị cấm đăng bài vì “vi phạm các luật và quy định có liên quan”. Nơi làm việc của Ng đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Trong khi đó, một diễn viên hài Trung Quốc có thể phải đối mặt với án tù khi cảnh sát và các cơ quan chính phủ điều tra anh ta vì một trò đùa mà anh ta đã thực hiện tại một buổi biểu diễn hồi đầu tháng Năm.

Thứ Tư tuần trước, cảnh sát Bắc Kinh công bố rằng họ đang điều tra diễn viên hài Li Haoshi “vì đã xúc phạm nghiêm trọng” Quân Giải phóng Nhân dân [Trung Quốc].

Diễn viên hài này có nghệ danh là HOUSE, đã pha trò về những con chó hoang bằng cách nói một khẩu hiệu tuyên truyền nổi tiếng được sử dụng để mô tả quân đội Trung Quốc.

Li cho biết, anh đã nhận nuôi hai con chó rất hăng hái khi chúng đuổi theo những con sóc, bắn như đạn pháo vào mục tiêu.

Anh này nói, thông thường chó rất dễ thương và làm rung động trái tim của bạn, nhưng khi nhìn thấy hai chú chó của mình, anh ấy nghĩ đến câu nói của người Trung Quốc: “Chiến đấu để giành được chiến thắng, rèn luyện hành vi mẫu mực”.

Cụm từ này được nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng lần đầu tiên cách đây 10 năm để mô tả các kế hoạch cải cách cho quân đội Trung Quốc, theo Dự án Truyền thông Trung Quốc, nghiên cứu về truyền thông Trung Quốc.

Một cơ quan chính phủ được gọi là Nhóm Thực thi Pháp luật Toàn diện về Thị trường Văn hóa của Bắc Kinh, cho biết trong một tuyên bố vào tuần trước rằng, họ đã nhận được tin báo từ công chúng về màn trình diễn của Li hôm 13 tháng 5 và để đáp lại, họ đã mở một cuộc điều tra về công ty mà Li đã ký hợp đồng.

Đội thực thi pháp luật cho biết, họ sẽ phạt công ty Xiao Guo Wenhua khoảng 2 triệu đô la (13,3 triệu nhân dân tệ). Công ty đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Một sĩ quan giấu tên tại trụ sở cảnh sát Bắc Kinh từ chối, không cho biết liệu Li có đang bị tạm giam hoặc bị bắt giữ hay không, nói rằng cuộc điều tra đang tiếp tục và kết quả sẽ được công bố sau.

Vì sao vụ mất sách cổ bị bưng bít?

Nguyễn Xuân Diện

28-3-2023

Theo Thông cáo đăng trên wesite chính thức của Viện Nghiên cứu Hán Nôm do Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường soạn và cho đăng trưa ngày 21 tháng 12 năm 2022 thì “Theo thông tin do bộ phận liên quan báo cáo, khoảng tháng 3-4/2020, cán bộ quản lí kho sách phát hiện có dấu hiệu không tìm thấy một số cuốn sách ở vị trí quy định trên giá”.

“Putin bị lật đổ sẽ là một cơn ác mộng đối với Trung Quốc” 

FAZ

Friederike Böge phỏng vấn Alexander Gabujew

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

26-2-2023

Alexander Gabujew là một trong những người rành nhất về các mối quan hệ Nga-Trung Quốc, nói về kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh và Tập được hưởng lợi từ một cuộc chiến tranh kéo dài của Moscow như thế nào. Friederike Böge là phóng viên chính trị về Trung Quốc, Bắc Hàn và Mông Cổ.

Binh pháp trường kỳ cho Đài Loan: Tại sao giải pháp tốt nhất là không có giải pháp (Phần cuối)

Tác giả: Jude Blanchette & Ryan Hass

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 1/tháng 2-2023

Tiếp theo phần 1phần 2

Bảo toàn lực lượng

Ngay cả khi ông Tập chưa xét đến việc thống nhất bằng vũ lực, Mỹ vẫn phải thể hiện việc chắc chắn khả năng của mình trong việc bảo vệ lợi ích ở eo biển Đài Loan. Trong khi đó, các quyết định quân sự không được phép xác định phương sách tổng thể của Hoa Kỳ, như giới phân tích và hoạch định chính sách đang tích cực đề xuất rằng họ nên làm như vậy.

Binh pháp trường kỳ cho Đài Loan: Tại sao giải pháp tốt nhất là không có giải pháp (Phần 2)

Foreign Affairs

Tác giả: Jude Blanchette & Ryan Hass

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 1/tháng 2-2023

Tiếp theo phần 1

Ứng chiến, khởi động, xâm lược?

Thúc đẩy sự thay đổi này trong chính sách của Mỹ là một bản hợp xướng ngày càng đồng thanh với lập luận là ông Tập đã quyết định phát động một cuộc xâm lược hoặc thực thi lệnh phong tỏa Đài Loan trong tương lai gần. Năm 2021, Đô đốc Philip Davidson, khi đó là Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, dự đoán rằng Bắc Kinh có thể chống lại Đài Loan “trong sáu năm tới”. Cùng năm đó, Oriana Skylar Mastro, nhà khoa học chính trị, cũng lập luận tương tự trong tạp chí Foreign Affairs rằng, “đã có những tín hiệu đáng lo ngại rằng Bắc Kinh đang xem xét lại phương cách hòa ái và dự tính thống nhất bằng vũ lực“.

Tháng 8 năm 2022, cũng trong tạp chí Foreign Affairs, Elbridge Colby, Cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, trình bày trong tạp chí Foreign Affairs rằng Hoa Kỳ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến với Đài Loan sắp xảy ra. Tất cả những phân tích này dựa trên các đánh giá về các khả năng quân sự đang phát triển của Trung Quốc. Nhưng họ không nắm được các lý do tại sao Trung Quốc không sử dụng vũ lực để chống Đài Loan, đứng trước việc sức mạnh quân sự đã vượt trội hơn Đài Loan.

Về phần mình, Bắc Kinh vẫn giữ nguyên thông điệp rằng, quan hệ xuyên eo biển đang đi đúng hướng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục nói với dân chúng rằng thời gian đang đứng về phía họ và cán cân quyền lực đang ngày càng nghiêng về phía Bắc Kinh. Trong bài diễn văn phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Bắc Kinh vào tháng 10-2022, ông Tập tuyên bố “thống nhất trong hòa bình” vẫn là “cách tốt nhất để hiện thực thống nhất hoá qua eo biển Đài Loan” và Bắc Kinh đã “duy trì sáng kiến và khả năng điều khiển trong các mối quan hệ xuyên eo biển“.

Tuy nhiên, đồng thời, Bắc Kinh tin rằng Hoa Kỳ đã từ bỏ tất cả chính sách “một Trung Quốc”, trong đó Washington thừa nhận lập trường của Trung Quốc rằng có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Thay vào đó, trong mắt của Bắc Kinh, Mỹ đã bắt đầu sử dụng Đài Loan như một công cụ để làm suy yếu và chia rẽ Trung Quốc. Các xu hướng chính trị nội bộ của Đài Loan đã khuếch đại những lo lắng của Trung Quốc. Quốc Dân Đảng ủng hộ Bắc Kinh trong lịch sử đã bị gạt ra ngoài lề, trong khi Đảng Cấp tiến Dân chủ thiên về tinh thần độc lập đã củng cố quyền lực. Trong khi đó, dư luận ở Đài Loan đã chua chát về công thức hòa giải chính trị mà Bắc Kinh ưa chuộng, đó là chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”, trong đó Trung Quốc cai trị Đài Loan nhưng cho phép Đài Bắc có một số phạm vi để tự quản lý về mặt kinh tế và hành chính.

Bắt đầu từ năm 2020, công chúng Đài Loan trở nên hoài nghi đặc biệt về ý tưởng này, khi Bắc Kinh từ bỏ lời hứa cho phép Hồng Kông hưởng “một mức độ cao về quyền tự trị” cho đến năm 2047 bằng cách áp đặt luật an ninh quốc gia cứng rắn. Trong các tuyên bố cấp cao, Bắc Kinh đã nhắc lại rằng, “thời gian và động lực” đang đứng về phía Bắc Kinh. Nhưng bên dưới những dự đoán công khai về niềm tin, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể hiểu rằng, công thức “một quốc gia, hai hệ thống” của họ không gây thu hút được Đài Loan và các xu hướng của công luận trên đảo này đi ngược lại viễn tượng của họ về việc hội nhập toàn diện xuyên eo biển.

Đài Bắc có cảm giác cấp bách của riêng mình, bị thúc đẩy bởi những lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh. Đài Bắc đang lo lắng là sự hỗ trợ của Mỹ có thể giảm đi nếu sự quan tâm của Washington chuyển sang nơi khác hoặc quay lưng lại với các cam kết ở nước ngoài. Điệp khúc mới từ chính quyền của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là, “tình hình Ukraine hiện nay chính là tương lai của Đài Loan“, nó vừa phản ánh chân thực những lo lắng của Đài Bắc về sự xâm lăng của Trung Quốc vừa là nỗ lực thúc đẩy sự ủng hộ mà nó sẽ vượt ra ngoài biến động hiện tại về địa chính trị. Nói cách khác, một điều mà Bắc Kinh, Đài Bắc và Washington dường như đồng ý là thời gian đang hoạt động chống lại họ.

Ở một mức độ nào đó, cảm giác cấp bách này có cơ sở thực tế. Bắc Kinh có tham vọng rõ ràng và lâu dài về việc sáp nhập Đài Loan và đe dọa công khai sử dụng vũ lực, nếu Bắc Kinh kết luận rằng cánh cửa thống nhất bằng hòa bình đã bị đóng lại. Các phản đối của Bắc Kinh là Hoa Kỳ không còn tuân thủ nữa các hiểu biết về Đài Loan, trong một số trường hợp, là chính xác.

Và về phần mình, Đài Bắc đã hợp lý khi lo âu rằng Bắc Kinh đang đặt nền móng để bóp nghẹt hoặc chiếm giữ Đài Loan. Nhưng những lo lắng của Mỹ đã được thổi phòng bởi những phân tích thiếu thận trọng, bao gồm cả những khẳng định rằng Trung Quốc có thể lợi dụng sự phân tâm của Hoa Kỳ ở Ukraine để chiếm giữ Đài Loan bằng vũ lực, hoặc Trung Quốc đang hoạt động theo một thời biểu cố định để hướng tới việc chinh phục bằng quân sự. Ví dụ đầu tiên trong số này đã bị bác bỏ bởi thực tế. Điều thứ hai phản ánh sự hiểu lầm về chiến lược của Trung Quốc.

Thực ra, không có bằng chứng chung quyết nào là Trung Quốc đang hoạt động theo một thời biểu cố định để chiếm giữ Đài Loan, và sự lo lắng gia tăng ở Washington chủ yếu được thúc đẩy bởi khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc hơn là bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông Tập đang chuẩn bị tấn công hòn đảo này. Theo Bill Burns, Giám đốc cơ quan CIA, ông Tập đã chỉ thị quân đội chuẩn bị cho cuộc xung đột vào năm 2027 và đã tuyên bố rằng diễn tiến cho sự thống nhất với Đài Loan là một yêu cầu để hoàn thành “sự trẻ trung hóa vĩ đại của Trung Quốc”, mà ông đặt năm 2049 làm mục tiêu. Nhưng bất kỳ một thời biểu nào có mục tiêu trong gần ba thập niên cho tương lai chỉ còn là khát vọng.

Giống như các nhà lãnh đạo ở khắp mọi nơi, ông Tập muốn ưu tiên bảo vệ quyền tự do hành động trong các vấn đề chiến tranh và hòa bình, và không tự kềm hãm mình trong những kế hoạch mà ông không thể thoát ra. Giới lãnh đạo Trung Quốc dường như đang chi tiêu dồi dào để bảo đảm sự lựa chọn cho giải pháp bằng quân sự trước vấn đề Đài Loan, Mỹ và Đài Loan không được tự mãn. Tuy nhiên, cũng tương tự như vậy, nếu kết luận rằng tương lai đã được báo trước và xung đột không thể tránh khỏi, việc này sẽ sai lầm.

Việc xác định các kịch bản xâm lược thúc đẩy các giới hoạch định chính sách của Mỹ triển khai các giải pháp cho các mối đe dọa sai lầm trong ngắn hạn. Các quan chức quốc phòng thích chuẩn bị hơn cho các cuộc phong tỏa và xâm lược, vì các kịch bản như vậy phù hợp nhất với khả năng của Mỹ và dễ dàng nhất để khái niệm hóa vấn đề và lập kế hoạch. Tuy nhiên, điều đáng nhắc lại là trong quá khứ các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chọn các lựa chọn khác ngoài chiếm đóng quân sự để đạt được mục tiêu của họ, chẳng hạn như xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và sử dụng luật pháp ở Hồng Kông.

Thật vậy, Đài Loan đã tự bảo vệ mình trước một loạt các cuộc tấn công không thể xác định được của Trung Quốc trong nhiều năm, bao gồm các cuộc tấn công trên mạng, can thiệp vào chính trị bầu cử của Đài Loan và các cuộc thao diễn quân sự nhằm làm suy yếu niềm tin của Đài Loan vào hệ thống phòng thủ của chính mình và hỗ trợ của Hoa Kỳ. Phản ứng của Trung Quốc đối với chuyến công du Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào tháng 8-2022 nhấn mạnh những nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm lung lay niềm tin tâm lý của Đài Loan trong việc tự vệ. Sau chuyến viếng thăm, lần đầu tiên, Bắc Kinh điều động hoả tiễn bay qua Đài Loan, tiến hành các hoạt động không kích chưa từng có trên đường trung tuyến eo biển Đài Loan và mô phỏng cuộc phong tỏa các cảng chính của Đài Loan.

Mặc dù mối đe dọa quân sự chống Đài Loan là có thật, nhưng nó không phải là thách thức duy nhất, hoặc gần nhất, mà hòn đảo phải đối mặt. Khi Hoa Kỳ tập trung một cách hạn hẹp vào các vấn đề quân sự mà quên đi các mối đe dọa khác cho Đài Loan, Hoa Kỳ có nguy cơ mắc phải hai sai lầm nghiêm trọng: thứ nhất, bù đắp quá mức theo những cách làm leo thang các căng thẳng nhiều hơn là ngăn chặn xung đột; và thứ hai, đánh mất tầm nhìn của các vấn đề chiến lược rộng lớn hơn mà Hoa Kỳ có lẽ phải đối mặt nhiều hơn. Bắc Kinh đã bóp nghẹt mối liên hệ của Đài Loan với các nơi khác còn lại của thế giới và cố gắng thuyết phục dân chúng Đài Loan rằng, lựa chọn duy nhất để tránh sự tàn phá là tuân theo các điều kiện về hòa bình của Bắc Kinh chọn.

Đây không phải là một giả thuyết trong tương lai mà vốn dĩ đã là một thực tế trong thường nhật. Và bằng cách thổi phồng về mối đe dọa xâm lược của Trung Quốc, giới phân tích và quan chức Hoa Kỳ đang vô tình làm công tác cho Đảng CSTQ bằng cách dấy lên các lo sợ ở Đài Loan. Họ cũng đang gửi các tín hiệu đến các doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu đang hoạt động trong và xung quanh Đài Loan là sẽ có nguy cơ cao độ khi bị mắc kẹt trong một cuộc xung đột quân sự.

Một sai lầm khác, cho rằng xung đột không thể tránh khỏi. Khi làm như vậy, Hoa Kỳ và Đài Loan tự ràng buộc mình với việc chuẩn bị bằng mọi cách để có thể cho cuộc xung đột sắp xảy ra, thúc đẩy những kết quả mà họ tìm cách ngăn chặn. Ví dụ, nếu Hoa Kỳ đẩy Trung Quốc vào một góc, bằng cách đóng quân thường trực ở Đài Loan hoặc thực hiện cam kết phòng thủ hỗ tương chính thức khác với Đài Bắc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể cảm thấy sức nặng của áp lực theo tinh thần dân tộc và thực hiện các hành động quyết liệt có thể tàn phá hòn đảo.

Hơn nữa, việc mạo hiểm đơn phương trong một cuộc chiến với Hoa Kỳ về Đài Loan sẽ không phù hợp với chiến lược quy mô của ông Tập. Viễn tượng của ông là khôi phục Trung Quốc như một cường quốc hàng đầu trên chính trường thế giới và biến Trung Quốc, như ông nói, trở thành một “quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại”. Do đó, một mặt, các mệnh lệnh phải chiếm giữ Đài Loan, mặt khác, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu đang căng thẳng trực tiếp. Bất kỳ cuộc xung đột nào về Đài Loan sẽ là thảm họa cho tương lai của Trung Quốc.

Nếu các hành động của Bắc Kinh với Đài Loan là quân sự, họ sẽ cảnh báo các nơi khác còn lại trong khu vực là Trung Quốc thoải mái với việc tiến hành chiến tranh để đạt mục tiêu, có khả năng kích hoạt các nước châu Á khác vũ trang và đoàn kết để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc. Xâm lược Đài Loan cũng sẽ gây nguy hiểm cho việc Bắc Kinh thâm nhập tài chính, dữ liệu và các thị trường toàn cầu, hủy hoại quốc gia bị phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ, thực phẩm và chất bán dẫn.

Ngay cả khi cho rằng Bắc Kinh có thể thành công trong việc xâm lược và chiếm giữ Đài Loan, sau đó, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vô số vấn đề. Nền kinh tế Đài Loan sẽ sụp đổ, bao gồm cả ngành công nghiệp bán dẫn vô cùng quý giá trên toàn cầu. Vô số thường dân sẽ chết hoặc bị thương, và những người sống sót sau cuộc xung đột sẽ căm thù tột độ với sức mạnh quân sự xâm lược. Bắc Kinh có thể sẽ phải đối mặt với những đòn đáp trả ngoại giao và trừng phạt chưa từng có. Xung đột ngay ngoài khơi hải phận phía đông của Trung Quốc sẽ làm mất khả năng như là một trong những hành lang hàng hải bận rộn nhất thế giới, gây ra những hậu quả tai hại cho nền kinh tế của Trung Quốc chuyên về việc xuất khẩu.

Và tất nhiên, khi xâm lược Đài Loan, Trung Quốc sẽ tạo ra sự tham gia quân sự của Hoa Kỳ và có lẽ là các cường quốc khác trong khu vực, gồm cả Nhật Bản. Đây sẽ là định nghĩa chính xác của một loại chiến thắng không đáng đạt được hưởng.

Những thực tế này ngăn cản Trung Quốc tích cực xem xét đến một cuộc xâm lăng. Giống như tất cả những người tiền nhiệm, ông Tập muốn trở thành nhà lãnh đạo cuối cùng sáp nhập Đài Loan. Nhưng trong hơn 70 năm, Bắc Kinh đã kết luận rằng, cái giá của một cuộc xâm lược vẫn còn quá cao, và điều này giải thích tại sao Trung Quốc thay vào đó chủ yếu dựa vào các biện pháp khích lệ về kinh tế, và gần đây là các cưỡng chế không minh bạch.

Khác xa với việc có một kế hoạch được cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được sự thống nhất, thật ra, Bắc Kinh đang bị mắc kẹt trong con đường cùng về chiến lược. Sau khi Bắc Kinh chà đạp lên quyền tự trị của Hồng Kông, không ai có thể tin rằng Trung Quốc sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng ở eo biển thông qua chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”. Hy vọng của Trung Quốc là lực hút của nền kinh tế sẽ đủ để đưa Đài Bắc vào bàn đàm phán cũng đã bị dập tắt, một nạn nhân của cả thành công kinh tế của Đài Loan và sự quản lý kinh tế yếu kém của ông Tập.

Một cuộc xâm lược Đài Loan không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào trong số các vấn đề này. Ông Tập sẽ chỉ mạo hiểm nếu khi nào tin rằng ông không có lựa chọn nào khác. Không có các dấu hiệu nào cho thấy, ông Tập, dù bất cứ nơi nào, đến gần kết luận như vậy. Hoa Kỳ nên cố gắng giữ kết luận theo cách này. Không có bài phát biểu nào của ông Tập giống với những đe dọa mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra trước cuộc xâm lược Ukraine. Không thể loại trừ khả năng của ông Tập có thể tính sai hoặc dò dẫm trong cuộc xung đột. Nhưng những tuyên bố và hành vi của ông Tập không cho thấy [ông ta] sẽ hành động một cách liều lĩnh như vậy.

(Còn tiếp)

Trung Quốc khai thác động đất Thổ Nhĩ Kỳ bằng tin giả để khoe

EuroNews

Sophia Khatsenkova

Thục Quyên lược dịch

16-2-2023

Hơn 10 ngày trước, một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter đã gây thảm họa tàn khốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Số người chết đã vượt quá 42.000 và những thông tin sai lệch chung quanh sự kiện đau lòng này vẫn còn rất nhiều trên mạng xã hội.

Trung Quốc mở cửa và phản ứng của thế giới

Nguyễn Hồng Vũ

30-12-2022

Gần đây chính phủ Trung Quốc đã có động thái nới lỏng “bất ngờ” về chính sách COVID-19, họ dự định sẽ mở cửa lại cho người Trung Quốc đi du lịch khắp thế giới từ ngày 8 tháng 1 năm 2023, và tương tự cũng sẽ có nhiều thay đổi nới lỏng cho người nước khác đi du lịch, làm việc và học tập ở nước họ.

Mắc kẹt trong bệnh thành tích và bệnh sĩ

Đỗ Ngà

23-12-2022

Khi dịch Covid-19 tàn phá các nước trên thế giới, toàn bộ nhân loại hóng vaccine. Trong lúc chạy đua với thời gian để giành lấy lợi thế ra vaccine đầu tiên thì Trung Quốc vượt lên song hành với Mỹ, thậm chí có thể vượt Mỹ lúc bắt đầu. Việc chạy đua để đưa vaccine ra chích đại trà nó là một con bài chiến lược. Đất nước nào chặn đứng dịch trước tiên thì đất nước đó có lợi thế. Lợi thế về phục hồi kinh tế, lợi thế về gây ảnh hưởng chính trị, lợi thế về uy tín trên trường quốc tế v.v…

‘Bạch chỉ’ ở Trung Quốc, ‘trắng’ ở Việt Nam

Blog VOA

Trân Văn

3-12-2022

“Bạch chỉ cách mạng” bùng phát sau khi có tới mười người thiệt mạng (3/10 là trẻ con) trong một vụ hỏa hoạn ở Urumqi (thủ phủ khu vực Tân Cương), Trung Quốc. Nguồn: Reuters

Khúc bi kịch bên bờ sông Lương Mã

Yên Khê

2-12-2022

“Họ có phải chúng ta không?”

“Họ cầm giấy trắng, chúng ta đấy!”

“Có cảnh sát kìa, cảnh sát bắt sao!”

“Hay mình đi về?”

“Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian” –  (Lời bài Quốc tế ca của phong trào cộng sản)

Người hùng cầu Sitong muôn năm”

“Đừng, đừng, chúng ta là công dân tốt, chúng ta không bàn chính trị!”

“Hay là mình hoan hô Covid test nhé!”

“Đúng đúng, tiếp tục giới nghiêm đi nào!”

“Khuya rồi, làm gì nữa?”

“Thôi về!”

“Đừng đi lẻ, để còn biết lối nếu bị bắt”.

Đó là những mẫu đối thoại thì thào rời rạc của khoảng 100 người, đa số ở độ tuổi 20-30, tụ tập bên bờ sông Lương Mã, một thắng cảnh của thủ đô Bắc Kinh, tối Chủ Nhật, ngày 27-11-2022. Người quan sát ngoài cuộc hiểu ngay rằng đây là một cuộc biểu tình, trong hàng chục cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc, chống lệnh giới nghiêm Covid, sau bi kịch 10 người thiệt mạng ở Urumqi, Tân Cương, do bị giới nghiêm không thoát được một cơn hỏa hoạn vì nhà cửa bị phong tỏa. Họ lập một cái bàn thờ ngay bên sông để tưởng nhớ những người chết cháy ở Urumqi.

Một số nơi như Thượng Hải, Quảng Châu, người ta hô khẩu hiệu đòi Tập Cận Bình từ chức, Đảng Cộng sản thoái vị!

Nhưng ở cuộc biểu tình bên bờ sông Lương Mã, từ 9 giờ tối tới 2 giờ sáng, người biểu tình cũng không biết mình đang làm gì, chỉ biết rằng họ phải làm gì đó, trong cái không khí xã hội bức bối ngự trị gần một tỷ rưỡi người Trung Quốc.

Họ không có tổ chức, họ nhận ra nhau qua tấm giấy trắng. Họ là cư dân đô thị, họ còn trẻ, họ không phải là tầng lớp khốn cùng nhất trong xã hội Trung Quốc hiện nay. Họ biết rằng chế độ đang cai trị họ là chế độ độc tài, nhưng họ cũng biết rằng họ rất mong manh khi đối đầu với nó.

Họ hát quốc tế ca, bài hát của chế độ độc tài ấy, nhưng lại có nội dung chống độc tài.

Họ mỉa mai hoan hô giới nghiêm dù họ chống giới nghiêm, vì cho rằng nhà cầm quyền không dựa vào đó mà bắt họ. (Họ sai hoàn toàn, công an vẫn có thể đến nhà bắt họ với lý do họ mỉa mai chế độ).

Họ giống như những nhà nho, tổ tiên suốt mấy ngàn năm của họ, cứ phải viết giữa hai hàng chữ để tránh cơn thịnh nộ của thiên tử, của tể tướng, cho đến cơn tị hiềm của bọn … sai nha ở làng xã.

Một người biểu tình nói rằng, người Trung Quốc quen bị trị rồi.

Và bi kịch hơn cả, như mọi cư dân đô thị Trung Quốc, họ hiểu rằng cuộc sống của họ vẫn đang tốt, so với hàng chục triệu công nhân nhập cư từ miền quê nghèo kiếm ăn vất vưởng bên hè phố, quần quật trong các nhà máy. Có thể họ thấy Mao đúng khi dùng… “nông thôn bao vây thành thị”, trong cuộc chiến quốc Cộng năm xưa. Phải chăng là những nông dân ấy vừa đụng độ với cảnh sát ở thành phố Trịnh Châu (công nhân nhà máy sản xuất iPhone), còn họ thì không dám?

Họ đều sinh ra sau thế hệ Thiên An Môn (1989), chắc chắn họ chỉ biết đến Thiên An Môn qua ai đó, là cha chú họ, nhân chứng của sự kiện đẫm máu ấy, vì lịch sử chính thống xóa sạch câu chuyện ấy.

Một thế hệ sau Thiên An Môn đã lớn lên. Và chắc còn lâu lắm, và có thể mãi mãi, họ không vượt qua được Thiên An Môn.

Trong cái lạnh căm đầu đông Bắc Kinh, giữa những hàng liễu rũ vàng tơi tả, họ tan hàng với những tờ giấy trắng.

Lãng mạn, trầm cảm, và đầy bi kịch.

Khi nhân dân thông minh!

Lê Huyền Ái Mỹ

30-11-2022

Năm 2019, tôi theo đoàn công tác đến Trung Quốc. Lần đầu đứng trước quảng trường Thiên An Môn. Bức chân dung Mao to vật treo giữa bàn dân. Người đông như kiến. Phải lách nhau mà đi, qua các cố cung, mệt và khát nhưng đang trong “liệu trình” nên ai nấy đều cố. Đến khi được cắt ra 15 phút vào nhà vệ sinh, mừng phát khóc. Ai dè, hơn cả ám ảnh. Đường trở ra, tôi đi như ai đuổi, rời khỏi nó cả mấy trăm mét mà cứ còn mùi khai, tới tận chỗ ảnh Mao, vẫn nặng mùi xú uế.

Sau hơn 30 năm

Tạ Duy Anh

30-11-2022

Năm 1986, khi đang còn là gã hạ sỹ quèn, tôi suýt tát một chú em sỹ quan, cấp bậc trung úy, trung đội trưởng, chỉ vì nó dám bảo Liên Xô trước sau cũng sụp đổ.

Bản chất của những cuộc biểu tình ở xứ độc đảng

Đỗ Ngà

28-11-2022

Trong mỗi quốc gia, không thể có chuyện lúc nào mọi người có cùng quyền lợi như nhau, vì thế mỗi chính sách (đối nội) ban ra sẽ làm hài lòng thành phần này nhưng lại làm phật lòng thành phần khác. Đó được xem như là điều hiển nhiên. Ví dụ, chính sách bảo hiểm y tế Obamacare làm cho thành phần này hoan nghênh nhưng thành phần khác lại phản đối. Hay như việc ông Trump dự định xây bức tường ngăn biên giới giữa Mexico và Mỹ cũng cũng vậy, cũng được thành phần này ủng hộ nhưng thành phần khác thì phản đối. Nói chung, trong một quốc gia thì không bao giờ có loại chính sách nào là “đem lại lợi ích cho toàn dân”.

Nền kinh tế Trung Quốc đang thối rữa từ đầu não

Project-Syndicate

Tác giả: Daron Acemoglu

Đỗ Kim Thêm dịch

28-10-2022

Việc ông Tập Cận Bình xiết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế, chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể không có gì quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng.

Trung Quốc nhấn mạnh đến một vấn đề đã được tranh luận từ lâu về phát triển kinh tế: Liệu chế độ chuyên chế chỉ huy từ thượng tầng xuống cơ sở có thể vượt trội hơn các nền kinh tế thị trường tự do theo chiều hướng đổi mới và tăng trưởng?

Từ năm 1980 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Trung Quốc là hơn 8%, nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế phương Tây nào, và trong những năm 2000, với việc sử dụng công nghệ của phương Tây, quỹ đạo kinh tế của nước này vượt quá mức bắt kịp về tăng trưởng Trung Quốc bắt đầu đầu tư công nghệ của riêng mình, sản xuất bằng sáng chế và ấn phẩm học thuật, đồng thời tạo ra các doanh nghiệp sáng tạo như Alibaba, Tencent, Baidu và Huawei.

Một số người phản đối đã nghĩ rằng, chuyện đó khó xảy ra. Trong khi nhiều kẻ chuyên quyền chủ trương về sự mở rộng kinh tế nhanh chóng, mà chưa bao giờ có một chế độ phi dân chủ nào tạo ra sự tăng trưởng dựa trên đổi mới, bền vững, một số người phương Tây đã bị mê hoặc bởi sức mạnh khoa học của Liên Xô trong thập niên 1950 và 1960, nhưng thường thì họ diễn đạt những thành kiến của riêng mình. Đến thập niên 1970, Liên Xô rõ ràng đã tụt hậu và trì trệ, do không có khả năng đổi mới trên một số lĩnh vực.

Đúng vậy, một số nhà quan sát nhạy bén của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, sự kìm kẹp sắt đá của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là dấu hiệu không tốt cho triển vọng của đất nước. Nhưng quan điểm phổ biến hơn cho rằng, Trung Quốc sẽ duy trì sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của mình. Mặc dù đã có những cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc sẽ là một lực lượng lành tính hay ác tính trên toàn cầu, nhưng có rất ít bất đồng rằng sự tăng trưởng của nước này là không thể ngăn cản. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới có thói quen dự đoán tốc độ tăng trưởng trước đây của Trung Quốc trong tương lai, và những cuốn sách có tựa đề như  When China Rules the World (Khi Trung Quốc thống trị thế giới) lan tộng khắp nơi.

Trong nhiều năm, người ta cũng nghe thấy những lập luận rằng, Trung Quốc đã đạt được trách nhiệm “giải trình mà không có dân chủ”, hoặc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc ít nhất bị hạn chế bởi các giới hạn về nhiệm kỳ, sự cân bằng quyền lực và các ngăn chận cho việc quản trị tốt đẹp khác. Trung Quốc đã nhận được lời khen ngợi vì đã thể hiện đức tính của việc lập kế hoạch cai trị và đưa ra một giải pháp tương ứng, thay thế cho chủ trương Đồng thuận Washington. Ngay cả những người đã công nhận mô hình của Trung Quốc là một hình thức của “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, với tất cả những mâu thuẫn kéo theo, cũng dự đoán rằng, tình trạng tăng trưởng sẽ tiếp tục mà phần lớn không suy giảm.

Có lẽ lập luận mạnh mẽ nhất là Trung Quốc sẽ kiểm soát thế giới bằng khả năng đạt được sự thống trị toàn cầu trong trí tuệ nhân tạo. Với việc truy cập vào rất nhiều dữ liệu từ dân số khổng lồ của mình, với ít hạn chế về đạo đức và quyền riêng tư hơn so với những hạn chế mà các nhà nghiên cứu ở phương Tây phải đối phó và với rất nhiều đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc được cho là có lợi thế rõ ràng trong lĩnh vực này.

Nhưng lập luận này luôn bị nghi ngờ. Người ta không thể đơn giản cho rằng, những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ là nguồn chủ yếu của lợi thế kinh tế trong tương lai; chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép nghiên cứu chất lượng cao đang tiến hành trong lĩnh vực này; hoặc các doanh nghiệp phương Tây bị cản trở đáng kể bởi quyền riêng tư và các quy định về dữ liệu khác.

Ngày nay, các triển vọng của Trung Quốc trông có vẻ kém khởi sắc hơn nhiều so với trước đây. Sau khi đã loại bỏ nhiều cơ chế kiểm tra nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc để bảo đảm nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có (không có các giới hạn nhiệm kỳ trong tương lai), và xếp sắp những người ủng hộ trung thành vào trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực.

Sự củng cố quyền lực này đang diễn ra, bất chấp những sai lầm nghiêm trọng của ông Tập mà nó đang kéo nền kinh tế đi xuống và làm giảm tiềm năng đổi mới của Trung Quốc. Chính sách “Zero COVID” của ông Tập phần lớn có thể tránh được và đã phải trả cái giá quá đắt, cũng như sự ủng hộ của ông đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Thậm chí ngày càng có nhiều sai lầm ngớ ngẩn hơn có thể xảy ra sau đó khi ông Tập nắm giữ quyền lực không được kiểm soát và được bao quanh bởi những người tùng phục, những người sẽ tránh nói với ông những gì ông cần phải nghe.

Nhưng sẽ là một sai lầm nếu kết luận rằng, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đang sụp đổ chỉ vì người lên ngôi không phù hợp. Việc chuyển hướng sang một đường lối kiểm soát cứng rắn hơn bắt đầu trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập (sau năm 2012) là không thể tránh khỏi.

Tình trạng tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng của Trung Quốc trong thập niên 1990 và 2000 được xây dựng dựa trên các đầu tư khổng lồ, chuyển giao công nghệ từ phương Tây, sản xuất xuất khẩu và áp chế tài chính và tiền lương. Nhưng sự tăng trưởng dựa trên việc xuất khẩu như vậy chỉ có thể đi xa đến như vậy. Như Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, công nhận vào năm 2012 là sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ phải trở nên “cân bằng, phối hợp và bền vững hơn”, với sự phụ thuộc ít hơn vào nhu cầu bên ngoài và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa.

Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia tin rằng, ông Tập sẽ đáp trả thách thức bằng một chương trình cải cách đầy tham vọng để du nhập nhiều khích lệ năng động dựa trên thị trường hơn. Nhưng những diễn giải này đã bỏ qua một vấn đề quan trọng cho chế độ Trung Quốc: Làm thế nào để duy trì sự độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đối mặt với tầng lớp trung lưu đang được trao quyền về kinh tế và mở rộng nhanh chóng. Câu trả lời rõ ràng nhất và có lẽ là câu trả lời duy nhất là, sự đàn áp và kiểm duyệt lớn lao hơn, đó chính xác là con đường mà ông Tập đã theo đuổi.

Trong một thời gian, ông Tập, giới cận thần của ông, và thậm chí nhiều chuyên gia từ bên ngoài tin rằng, nền kinh tế vẫn có thể phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thắt chặt kiểm soát từ trung ương, kiểm duyệt, truyền bá giáo điều và đàn áp. Một lần nữa, nhiều người coi lĩnh vực thông minh nhân tạo như một công cụ mạnh mẽ chưa từng có để giám sát và kiểm soát xã hội.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, ông Tập và các cố vấn đã hiểu sai về tình hình, và Trung Quốc đã sẵn sàng trả một cái giá nặng nề về kinh tế cho việc kiểm soát càng gia tăng của chế độ. Sau các cuộc tảo thanh về quy định sâu rộng đối với Alibaba, Tencent và các doanh nghiệp khác vào năm 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tập trung vào việc duy trì xin những ân huệ tốt đẹp của chính quyền chính trị, thay vì đổi mới.

Tình trạng kém hiệu quả và các vấn đề khác được tạo ra bởi việc phân bổ tín dụng có động cơ chính trị cũng đang chồng chất, và sự đổi mới do nhà nước lãnh đạo đang bắt đầu đạt đến giới hạn của nó. Mặc dù có sự gia tăng lớn trong sự hỗ trợ của chính phủ kể từ năm 2013, chất lượng nghiên cứu học thuật của Trung Quốc được cải thiện còn chậm chạp. Ngay cả trong lĩnh vực thông minh nhân tạo, ưu tiên khoa học hàng đầu của chính phủ, những tiến bộ đang tụt hậu so với các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu – hầu hết trong số họ ở Mỹ.

Nghiên cứu gần đây của riêng tôi cùng với Jie Zhou của MIT và David Yang của Đại học Harvard cho thấy rằng, sự kiểm soát từ trên xuống trong giới học thuật Trung Quốc cũng đang bóp méo chiều hướng nghiên cứu. Nhiều giảng viên đang chọn lĩnh vực nghiên cứu của họ để ủng hộ cho giới lãnh đạo ban ngành hoặc các khoa trưởng, những người có quyền lực đáng kể trong sự nghiệp của họ. Khi họ thay đổi các ưu tiên của mình, bằng chứng cho thấy, chất lượng nghiên cứu tổng thể đang bị ảnh hưởng.

Sự siết chặt của ông Tập đối với khoa học và nền kinh tế có nghĩa là những vấn đề này sẽ gia tăng. Và đúng như trong tất cả các chế độ chuyên chế, không có chuyên gia độc lập hoặc phương tiện truyền thông nào trong nước lên tiếng về các phát triển sai lầm mà ông đã đặt ra.

______

Tác giả: Daron Acemoglu là giáo sư Kinh tế học tại MIT, đồng tác giả với James A. Robinson trong cuốn sách: Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity and Poverty (Profile, 2019) và  The Narrow Corridor: States, Societies, and the Fate of Liberty (Pengiun, 2020).

Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (Phần 3)

Nguyễn Thọ

31-10-2022

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Tuần qua chính phủ Đức đã quyết định cho phép công ty hàng hải COSCO của nhà nước Trung Quốc được mua 24,9% cổ phần của một trong 4 bãi container (terminal) ở cảng Hamburrg, bất chấp sự phản đối của 6 bộ trưởng trong liên minh cầm quyền, của cả phe đối lập, thậm chí của cả ba cơ quan tình báo. Thủ tướng Scholz cho rằng với mức tham gia dưới 25% (không phải 35% như dự định) Cosco không được phép đưa người vào ban lãnh đạo, không được phép phủ quyết và tham gia các quyết định. Ngược lại, sự có mặt của nó sẽ giúp cho sức cạnh tranh của Hamburg tăng lên đáng kể so với hai đối thủ Antwerpen (Bỉ) và Rotterdam (Hà-Lan), vốn đã có đầu tư của Cosco.

Thấy gì từ việc Trung Quốc sửa đổi điều lệ Đảng

Phạm Sỹ Thành

30-10-2022

Nếu tôi nhớ không nhầm thì đây là Đại hội thứ hai liên tiếp sửa Điều lệ Đảng kể từ khi ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo tối cao trong Đảng. Nhờ các bạn nghiên cứu về chính trị kiểm tra giúp.

Vương Hỗ Ninh có gì lạ?

Jackhammer Nguyễn

28-10-2022

Ngày 25-10-2022, BBC có bài viết: Vương Hỗ Ninh: ‘Đại quân sư’ của ba đời Tổng Bí thư ở Trung Quốc. Thật ra những gì mà ông Vương Hỗ Ninh,  lý thuyết gia của chế độ cộng sản Hoa lục hiện nay, nói về những điều nên làm cho Trung Quốc, cũng không xa lạ gì đối với người Việt, vốn cũng nghe nói đi nói lại mãi, nào là dân chủ tập trung, nào là giữ vững ổn định…

Đài Loan và Ukraine có “vận mệnh tương quan”?

Trương Nhân Tuấn

27-10-2022

Cựu quan chức Mỹ thời Trump gần đây có nói rằng “Ukraine and Taiwan are inextricably linked”, báo chí VN viết là Đài Loan và Ukraine có “vận mệnh tương quan”. Vị này cho rằng phương cách tốt nhứt để ngăn chặn tham vọng của Tập Cận Bình (thôn tính Đài Loan) là “đè bẹp giấc mộng đế quốc của Putin”.

Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh

Foreign Policy

Tác giả: Howard W. French

Dịch giả: Nguyễn Thị Kim Phụng/NCQT

27-10-2022

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Mối đe dọa và nỗi sỉ nhục cả loài người

Phạm Đình Trọng

24-10-2022

Quen thói nói lấy được, ra rả nói dối, trắng trợn bịa đặt lịch sử để bành trướng lãnh thổ: Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa, Nam Sa là vùng biển lịch sử lâu đời của Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa, sẵn sàng lộ mặt nói dối với bên ngoài để dằn mặt đối thủ chính trị trong nội bộ, ngày 22.10.2022 Tân Hoa Xã lại lem lẻm nói lấy được: Cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào được đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay vì lý do sức khỏe.

Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (Phần 2)

Nguyễn Thọ

23-10-2022

Tiếp theo Phần 1

Cái nhìn lạnh lùng của ông Tập Cận Bình khi ông Hồ Cẩm Đào muốn phân bua gì đó, trước khi bị áp tải ra khỏi phòng họp đại hội. Ảnh trên mạng

Hôm qua thứ bảy 22-10-22, trong phiên đại hội đảng được tường thuật trực tiếp, cả thế giới chứng kiến cảnh Hồ Cẩm Đào, bậc thầy của Tập Cận Bình bị hai nhân viên bảo vệ đưa ra khỏi hội trường. Ông Hồ tranh luận khá lâu với hai nhân viên này nhưng không kết quả, ông quay sang Tập Cận Bình ngồi ghế bên, nhưng chỉ nhận được cái nhìn lạnh lùng. Cuối cùng họ xốc nách đưa ông ra ngoài.

Vài kết luận rút ra từ Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

23-10-2022

Ảnh: BBC

Hôm nay ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc (BCH TƯ ĐCS TQ) khoá 20 sẽ có phiên hội nghị thứ nhất để bầu Tổng bí thư (TBT), 25 Uỷ viên Bộ chính trị (UV BCT) và 7 Uỷ viên Thường trực (UVTT) Bộ Chính trị. Chưa bầu cũng biết ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục là TBT và Chủ tịch TQ nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, bất chấp điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ mà các TBT tiền nhiệm Giang Trạch Dân và Hồ Cầm Đào phải tuân thủ. Xa hơn nữa, Đại hội 20 ĐCS TQ mở đường cho ông Tập trở thành lãnh tụ trọn đời, vượt qua cả Đặng Tiểu Bình, có quyền lực lớn nhất kể từ Mao.

Thường vụ Bộ Chính Trị

Phạm Sỹ Thành

23-10-2022

Những dự đoán về PSC (*) của Trung Quốc trước Đại hội 20 đều đã chệch nhịp. Sau đây là 7 Uỷ viên thường vụ BCT khoá 20: Tập Cận Bình, Thái Kỳ, Vương Hộ Ninh, Triệu Lạc Tế, Lý Cường, Đinh Tiết Tường, Lý Hy.