Vụ Phật giáo quốc doanh lên tiếng về sư Minh Tuệ

Thanh Nguyễn

17-5-2024

Sáng 16-5-2024, Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng ban hành văn bản về sư Thích Minh Tuệ. Nội dung cả hai văn bản này là để thông tin đến Phật tử và người dân, rằng sư Minh Tuệ không phải là sư quốc doanh, ông không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để công chúng khỏi “ngộ nhận” (trích từ văn bản).

Thầy Thích Minh Tuệ và những hệ quả đáng lưu ý trong đời sống cộng đồng

Lê Nguyễn

16-5-2024

Trong lịch sử tồn tại của xã hội Việt Nam, hình như từ cả trăm năm qua, chưa từng có hiện tượng một cá nhân không sở hữu tiền bạc, đầu trần chân đất, theo con đường tu khổ hạnh mà lại làm dậy sóng dư luận, cuốn hút sự theo dõi của hàng triệu người như trường hợp của thầy Thích Minh Tuệ.

Thư ngỏ gửi một nhà tu

Lê Nguyễn

15-5-2024

Thú thật là sau khi nghe thầy to tiếng gọi thầy Thích Minh Tuệ là “thằng ba trợn”, tôi phải hết sức kìm chế để không gọi thầy là “thằng” trong lá thư ngỏ này. Bởi vì, một nhà tu có đủ sự trâng tráo để gọi một nhà tu khác là “thằng ba trợn”, thì hơn ai hết, chính ông ta mới xứng đáng nhận lấy ba tiếng này.

Nguy khốn

Chu Mộng Long

14-5-2024

Tình hình rất là tình hình. Ở Miến Điện, Cambot, Lào… rất dễ gặp nhiều nhà sư khổ hành, khất thực. Người dân tôn kính và lặng lẽ “cúng dường” bằng cơm chay. Trong khi ở Đông Lào, dân gặp ngài Thích Minh Tuệ như gặp Đức Phật trong huyền thoại. Đeo bám, bao vây, chụp hình, quay phim, đòi thuyết pháp, từ trên đường lộ đến tận gốc cây, nghĩa địa.

Ai đang ‘đánh sập niềm tin của quần chúng Phật tử’?

Thái Hạo

14-5-2024

Một cán bộ Công an quỳ gối đọc thơ trước mặt nhà sư Thích Minh Tuệ. Ảnh trên mạng

1. Thời gian qua, hình ảnh một vị tu sĩ đầu trần chân đất, đi khất thực khắp Bắc Nam, không những đã khơi dậy những tình cảm và nhận thức tốt đẹp của đông đảo dân chúng và tín đồ đối với Phật giáo, mà còn khiến không ít người chẳng ngần ngại bộc lộ sự bực tức, ganh ghét và tấn công một cách dữ dội, điển hình như trang Phật giáo đời sống (1).

Tín ngưỡng và nguy cơ

Chu Mộng Long

13-5-2024

Tranh vẽ sư Thích Minh Tuệ của họa sĩ Điệp Tuấn

Sư Minh Tuệ làm sống lại hình ảnh tăng sĩ thời Đức Phật

Thái Hạo

8-5-2024

Chiều nay tôi gặp sư Minh Tuệ trên đường ông đi khất thực ngang qua Thanh Hóa, đúng hơn là nhìn thấy chứ không phải gặp. Lúc ấy ông ghé vào một nghĩa trang, chắc là để nghỉ qua đêm ở đây. Có cả một đoàn hàng trăm người vòng trong vòng ngoài lũ lượt vây quanh và đi theo.

Tham nhũng và tôn giáo

Chu Mộng Long

25-4-2024

Nhiều bạn khuyên: Đừng nên quan tâm đến tôn giáo, cụ thể là “mấy anh trọc” tuyên truyền về vong, về cúng dường nữa. Nên quan tâm nhiều hơn đến chính trị, cụ thể là các vấn đề tham nhũng.

Đừng nghĩ Tổ quốc đã làm gì cho ta và “vô ngã” của đồng chí Thích Chân Quang

Chu Mộng Long

24-4-2024

Đồng chí thầy Thích Chân Quang dạy, đại ý, tôn giáo nào hứa hẹn tương lai hưởng lợi cho con người thì đó là tà đạo. Điều đó đúng. Nhưng xâu kết với những lời dạy của thầy về cúng dường cho chùa, cúng ma để ma phù trợ và hưởng phước báu thì không biết đạo của thầy là chính đạo hay tà đạo. Bởi thầy cũng hứa hẹn một tương lai cho tín đồ, nhưng là tương lai rất xa. Chẳng hạn, thầy nói cúng tiền mệnh giá cao, cúng hàng tấn xi măng, cúng luôn nhà đất cho chùa thì kiếp sau sẽ được giàu sang, phú quý.

Đi tu để làm gì?

Thái Hạo

24-4-2024

Câu hỏi này hôm trước đã trả lời một nửa, nay nói nốt nửa còn lại.

Đạo đức và sự phá sản đạo đức

Thái Hạo

16-4-2024

Bên dưới bài viết thể hiện lòng tôn trọng của tôi đối với một vị tu sĩ, có một số bình luận nhận định về người tu hành như, “Không lao động đóng góp cho xã hội, cả đời cũng chưa từng làm việc gì tốt… Đạo đức xã hội bị lệch lạc cũng từ đây mà ra”, hay “Lao động tạo ra của cải để giúp người khác thì tốt hơn là lối khổ hạnh vô ích”, v.v… Vậy rốt cuộc tu hành có ích gì cho xã hội?

Về ông Thích Minh Tuệ

Thái Hạo

14-4-2024

Thời gian vừa qua tôi vô tình thấy hình ảnh một vị tu sĩ được lan truyền trên mạng xã hội, tên là Thích Minh Tuệ. Tôi tò mò tìm xem thêm một số clip do nhiều người đưa lên; rồi lại thấy cả những bài bình luận của nhiều thành phần khác nhau: Khen – chê, tán dương – dè bỉu, thậm chí ác ý chụp mũ và vu khống, đủ cả. Xin có mấy suy nghĩ thế này.

Cúng dường ai thì được phước báu lớn?

Vũ Thế Dũng

7-4-2024

Một bộ phận “Phật giáo Việt Nam” thường lưu truyền một lý thuyết được cho là của Phật, dạy về 14 hạng được cúng dường. Cao nhất là cúng dường các Đức Như Lai thì công đức không thể nghĩ bàn. Thấp nhất là hạng 14, là cúng dường cho loài bàng sinh thì cũng được 100 phần công đức. Ở giữa khoảng này thì cúng dường cho các vị đã chứng các quả vị thì công đức cũng rất lớn (theo cấp số nhân so với hàng bàng sanh).

Vì sao có quá nhiều người mê tín?

Chu Mộng Long

25-3-2024

Ngày hôm qua, tôi đang say sưa giảng bài thì nhiều học viên xin nghỉ sớm. Tôi nói, giáo trình 30 tiết, các bạn chỉ học một ngày rưỡi, còn xin nghỉ sớm nữa thì làm sao tôi có thể hoàn thành trách nhiệm?

Sau khi cúng dường nhà đất cho chùa

Chu Mộng Long

25-3-2024

Kính thưa quý thầy,

Biếm: Phật tổ hiển linh

Chu Mộng Long

16-3-2024

Ảnh chụp màn hình từ clip Lương Trường Sơn

Sau khi thuyết pháp cho đại chúng, Thích Cúng Dường vơ cả đống tiền cúng dường vào bao bố rồi lui gót về trai phòng. Ngài đếm tiền đến mỏi tay, méo miệng rồi lăn ra ngủ. Trong giấc nồng, ngài lảm nhảm câu: “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.

Tẩu hoả nhập ma

Chu Mộng Long

16-3-2024

Xem clip giáo sư Hoàng Chí Bảo ngợi ca đại tăng Thích Chân Quang như một lãnh tụ vĩ đại, sáng ngời chân lý (chân quang) và tiến bộ (tấn việt), tôi phải háo hức nghe các bài thuyết pháp của ngài để được giác ngộ chân lý và tiến bộ.

Thầy đang ở bậc nào?

Vũ Thế Dũng

13-3-2024

Khi mình viết bài và làm clip về anh Quang (TCQ). Có 2 câu hỏi:

1- Vì sao ổng nói từ lâu, giờ anh mới bình luận?

2- Anh có biết (thầy) anh Quang đã đóng góp thế nào cho Phật pháp? (Thầy) đã có hơn 3000 bài giảng rất hay và làm lợi lạc rất nhiều cho Phật tử. Vậy nên đánh giá thế nào?

Câu 1: Đơn giản, vì trước đây thỉnh thoảng cũng có nghe những phát biểu “trời ơi” của anh này, nhưng cũng tôn trọng vì nghĩ chắc lâu lâu lỡ lời. Nhưng giờ khi quá nhiều clip được chia sẻ về những lần “lỡ lời” và tìm hiểu thêm thì thấy, đây không phải là “lỡ lời”, đây là “xàm”, mà xàm này đến từ bản chất của một người thiếu kiến thức, thiếu khả năng tự phản biện, tự soi sáng, tự điều chỉnh, và thiếu khiêm tốn.

Thực ra không ai có đủ kiến thức, nên thiếu kiến thức không phải cái để chê trách. Cái đáng lo ngại là thiếu năng lực tự phản biện – nghĩa là không biết mình thiếu kiến thức và không biết cách học hỏi để cải thiện. Chính vì thế nên liên tục nói xàm.

Nói xàm thì đã sao? Ai chẳng có lúc nói xàm? Người bình thường thỉnh thoảng xàm thì không gây tác hại, nhưng người có vị trí, tự nhận là thầy của nhiều người, clip phát tán rộng rãi trên mạng xã hội và lại liên tục nói xàm, nói sai sự thật, bóp méo sự thật thì phải được cảnh tỉnh.

Câu 2: Nhưng mà bên cạnh cái xàm thì vẫn có cái hay mà? (Thầy) anh ấy có đến hơn 3000 bài giảng đóng góp cho Phật pháp. Vậy tỷ lệ xàm so với đóng góp thì rất bé?

Để trả lời câu hỏi này thì cần nhìn “Bảng xếp hạng các thầy”. Một cách chủ quan, mình tạm thời xếp các Thầy thành 6 bậc.

Bậc 1: Là bậc chỉ hiểu và giải thích được 1-2 lý thuyết cơ bản. Bậc này thấp nhưng cao hơn bậc 0 là bậc kể cả lý thuyết cơ bản cũng không hiểu.

Bậc 2: Có thể hiểu và giải thích nhiều lý thuyết hơn và ứng dụng được trong một số tình huống cụ thể.

Bậc 3: Thì có thể ứng dụng hiệu quả lý thuyết trong nhiều tình huống khác nhau và phản biện được lý thuyết mình đang sử dụng.

Bậc 4: Có thể phản biện các nhóm lý thuyết khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.

Bậc 5: Tích hợp được các lý thuyết, trường phái khác nhau để giải các vấn đề phức tạp.

Bậc 6: Sáng tạo lý thuyết mới, trường phái mới.

Theo chuẩn mực của thế giới, để làm Thầy thì phải ở bậc 5, 6. Đào tạo tiến sĩ là kỳ vọng đạt ở bậc 6. Tiếc là, rất nhiều “thầy” hiện nay dù có tiến sĩ cũng không đạt đến bậc 6. Chú ý, tiến sĩ không phải là điều kiện để đạt bậc 6 mà rất nhiều Thầy thực sự giỏi thì không có tiến sĩ vẫn ở bậc 6. Thầy Thích Nhất Hạnh, Thầy Viên Minh ở bậc này.

Các bậc còn lại 1-4 thì có thể trợ giảng cho các Thầy bậc 5, 6.

Vì sao các bậc thấp chưa thể làm Thầy? Vì họ vẫn còn vướng mắc trong một vài không gian nào đó, chưa đủ năng lực phản tư mạnh để bao quát các vấn đề từ sâu đến rộng.

Vậy Anh Quang ở bậc mấy? Có lẽ đang ở bậc 2. Vì sao? Vì nói lý thuyết thì nghe du dương nhưng cứ đi vào ứng dụng cụ thể (kiếp trước là A kiếp sau là B, nằm võng tổn phước…) thì vẫn bị vướng mắc, vẫn không hiệu quả. Đặc điểm của bậc này là tính thiển cận vì thường không tự phản biện được lý thuyết của mình và không cởi mở với các trường phái khác. Thế nên, đúng ra thì chỉ cho làm trợ giảng, sửa bài tập của học sinh với những bài tập cụ thể đã có đáp án sẵn.

Xây lâu đài trên cát

Quay lại câu hỏi 2, với 3000 bài giảng, một thầy ở bậc số 2 sẽ là đóng góp hay “phản” đóng góp? Nếu 3000 bài chỉ đơn thuần là trình bày lý thuyết cơ bản và một vài ứng dụng cơ bản được trình bày với sự khiêm tốn trí tuệ thì vẫn có thể là đóng góp cho chúng sinh sơ cơ. Nhưng cái đáng ngại là bậc 2 nhưng nghĩ mình bậc 6 nên muốn lạm bàn muôn sự của thế gian, muốn cố gắng “sáng tạo” khi chưa đạt năng lực này, thì kết quả có khi lại rất khủng khiếp.

Càng nghe anh Quang nói càng buồn cười, vì thoạt nhìn tưởng anh rất uyên bác, nhưng thực ra các kiến thức hầu hết là vay mượn, học lỏm, thiếu hệ thống, và thiếu phản biện. Thế nên, tưởng là một tòa lâu đài nguy nga vững chãi, mà thực ra lại mong manh như xây trên cát.

PS 1. Đây là quan sát cá nhân của mình sau khi bỏ thời gian nghe một cơ số bài giảng của anh này.

PS 2. Mô hình áp dụng cho Thầy ở cả các lĩnh vực khác.

PS3. Đây là mô hình về trí tuệ chưa bàn đến các yếu tố về tu dưỡng đạo đức.

Bí mật về ngôi mộ vị linh mục và tu viện cổ bỏ hoang ở Sapa

Dương Quốc Chính

11-3-2024

Mình đi Sapa bốn lần rồi, hầu như đều lượn qua nhà thờ ngó nghiêng, nhưng lần này mới để ý tới hai ngôi mộ phía sau nhà thờ.

Xàm “tăng”

Vũ Thế Dũng

7-3-2024

1- Chuyện ông Thích Chân Quang phát biểu “xàm” đã có từ mấy năm nay.

‘Shark tank’ hay là sư ‘Kol’

Dương Quốc Chính

8-3-2024

Mấy hôm trước thấy rộ lên cái video cuộc họp của các sư miền Nam, đại khái coi như “xứ ủy Nam Kỳ”, không thấy có các sư miền Bắc. Có vẻ như đây là một cuộc họp chính thức, nghiêm túc. Các thày chém gió rất mạnh về vai trò của truyền thông, công nghệ và mạng xã hội, tác động lên việc cày tiền của ngành.

“Gieo nhân nào gặp quả nấy” là gì?

Phạm Lưu Vũ

7-3-2024

Bài viết này nhằm vạch mặt tên ma tăng tiếp theo trong làng cà sa là Vương Tấn Việt, kẻ tiếm xưng pháp danh là Thích Chân Quang. Tên trọc này cũng đặc biệt lưu manh, ra sức thao túng và xuyên tạc Nhân Quả trong đạo Phật một cách có hệ thống, xuyên tạc hết sức bậy bạ và thô thiển, làm hại đến huệ mạng của vô số phật tử nhẹ dạ, cả tin… Tội lỗi này là không để đâu cho hết.

Nhận chân một chân tướng

Chu Vĩnh Hải

6-3-2024

Mấy hôm nay, mạng tràn ngập video clip các nhà sư – doanh nhân trao đổi với nhau về kinh nghiệm kiếm tiền từ bá tánh (từ bá tánh giàu nứt đố đổ vách đến bá tánh nghèo xác xơ), cách giải thích cực kỳ vô lý và ngu xuẩn của ông thầy tu Thích Chân Quang về kết quả kiếp này là hậu quả của kiếp trước. Tôi định không viết gì như đã không viết gì về tôn giáo trong hàng chục năm qua, nhưng đến nước này thì tôi không thể không viết.

“Phản Phật” như thầy Thích Chân Quang

Nguyễn Tiến Tường

4-3-2024

Thứ nhất, thầy thần thánh hoá đức Phật. Phật là người không phải thần, thầy dạy không được thờ Phật trong chung cư hoặc đeo hình Phật tổn phước là sai. Người ta thờ Phật là để có hình tượng mà trụ vào, mỗi lần khấn Phật là nhớ thông điệp của Phật mà quán chiếu tấm thân chớ Phật không có phép chi mà độ trì hoặc quở phạt.

Tu kiểu Thích Chân Quang: Tu không cần đọc hiểu kinh

Chu Mộng Long

3-3-2024

Bị tai nạn, gãy xương, hơn một tháng tớ bế môn luyện công. Xem phim chưởng và luyện theo chỉ dẫn của lão nhà văn Kim Dung. Hiệu quả là… quên đau. Một tháng vèo qua như chớp mắt. Cai luôn Facebook.

Ba Vàng, ngày 14 và Rằm tháng Giêng

Nghiêm Sỹ Cường

24-2-2024

Ảnh: Cảnh san chùa Ba Vàng tác giả chụp ngày mồng 8 Tết. Nguồn: Nghiêm Sỹ Cường

Ngày 17/2/2024 (mồng 8 Tết), nghe thiên hạ đồn thổi: Con nhang, đệ tử với “biển người”, “đông nghịt”, “chật cứng”… vẫn ùn ùn kéo đến Ba Vàng, bất chấp những bê bối. Nghe thấy thế, mình chỉ lắc đầu, cười thầm trong bụng, bởi vì mình không tin chút nào về những lời đồn thổi này.

Những ai đi chùa? (Kỳ 2)

Nguyễn Huy Cường

20-2-2024

Tiếp theo kỳ 1

Hôm qua, sau khi đăng bài ‘Những ai đi chùa” với 5 dấu nhấn xác đáng được nhiều bạn đồng tình, chia sẻ.

Những ai đi chùa? (Kỳ 1)

Nguyễn Huy Cường

19-2-2024

Nhiều người ngạc nhiên khi thấy ngày mùng 8 tháng giêng vừa rồi, dòng người đông như kiến cỏ đổ về chùa Ba Vàng, mặc dù trước đó, câu chuyện “Ba Vàng” đã bộc lộ đủ các chiều kích trên mạng xã hội, báo chí, cả truyền hình quốc gia.

Tin nhắn từ một cựu tín đồ chùa Ba Vàng

Thái Hạo

19-2-2024

Một cựu tín đồ chùa Ba Vàng nhắn cho tôi (tôi đã sửa một số chỗ viết tắt và lỗi văn bản):

Chùa Ba Vàng vắng khách?

Thái Hạo

19-2-2024

Mấy ngày nay trên báo và mạng xã hội đang có nhiều thông tin trái ngược nhau về lượng người đến chùa Ba Vàng dịp Tết này. Báo Tuổi Trẻ đăng hình và chạy dòng tít “Biển người quây kín sân chùa Ba Vàng ngày mùng 8 Tết”, sau đó dân tình phát hiện ra rằng ảnh này là của năm 2023! (Riêng việc này, báo Tuổi Trẻ cần giải trình với dư luận và các cơ quan quản lý nhà nước).