Vì sao có quá nhiều người mê tín?

Chu Mộng Long

25-3-2024

Ngày hôm qua, tôi đang say sưa giảng bài thì nhiều học viên xin nghỉ sớm. Tôi nói, giáo trình 30 tiết, các bạn chỉ học một ngày rưỡi, còn xin nghỉ sớm nữa thì làm sao tôi có thể hoàn thành trách nhiệm?

Sau khi cúng dường nhà đất cho chùa

Chu Mộng Long

25-3-2024

Kính thưa quý thầy,

Biếm: Phật tổ hiển linh

Chu Mộng Long

16-3-2024

Ảnh chụp màn hình từ clip Lương Trường Sơn

Sau khi thuyết pháp cho đại chúng, Thích Cúng Dường vơ cả đống tiền cúng dường vào bao bố rồi lui gót về trai phòng. Ngài đếm tiền đến mỏi tay, méo miệng rồi lăn ra ngủ. Trong giấc nồng, ngài lảm nhảm câu: “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.

Tẩu hoả nhập ma

Chu Mộng Long

16-3-2024

Xem clip giáo sư Hoàng Chí Bảo ngợi ca đại tăng Thích Chân Quang như một lãnh tụ vĩ đại, sáng ngời chân lý (chân quang) và tiến bộ (tấn việt), tôi phải háo hức nghe các bài thuyết pháp của ngài để được giác ngộ chân lý và tiến bộ.

Thầy đang ở bậc nào?

Vũ Thế Dũng

13-3-2024

Khi mình viết bài và làm clip về anh Quang (TCQ). Có 2 câu hỏi:

1- Vì sao ổng nói từ lâu, giờ anh mới bình luận?

2- Anh có biết (thầy) anh Quang đã đóng góp thế nào cho Phật pháp? (Thầy) đã có hơn 3000 bài giảng rất hay và làm lợi lạc rất nhiều cho Phật tử. Vậy nên đánh giá thế nào?

Câu 1: Đơn giản, vì trước đây thỉnh thoảng cũng có nghe những phát biểu “trời ơi” của anh này, nhưng cũng tôn trọng vì nghĩ chắc lâu lâu lỡ lời. Nhưng giờ khi quá nhiều clip được chia sẻ về những lần “lỡ lời” và tìm hiểu thêm thì thấy, đây không phải là “lỡ lời”, đây là “xàm”, mà xàm này đến từ bản chất của một người thiếu kiến thức, thiếu khả năng tự phản biện, tự soi sáng, tự điều chỉnh, và thiếu khiêm tốn.

Thực ra không ai có đủ kiến thức, nên thiếu kiến thức không phải cái để chê trách. Cái đáng lo ngại là thiếu năng lực tự phản biện – nghĩa là không biết mình thiếu kiến thức và không biết cách học hỏi để cải thiện. Chính vì thế nên liên tục nói xàm.

Nói xàm thì đã sao? Ai chẳng có lúc nói xàm? Người bình thường thỉnh thoảng xàm thì không gây tác hại, nhưng người có vị trí, tự nhận là thầy của nhiều người, clip phát tán rộng rãi trên mạng xã hội và lại liên tục nói xàm, nói sai sự thật, bóp méo sự thật thì phải được cảnh tỉnh.

Câu 2: Nhưng mà bên cạnh cái xàm thì vẫn có cái hay mà? (Thầy) anh ấy có đến hơn 3000 bài giảng đóng góp cho Phật pháp. Vậy tỷ lệ xàm so với đóng góp thì rất bé?

Để trả lời câu hỏi này thì cần nhìn “Bảng xếp hạng các thầy”. Một cách chủ quan, mình tạm thời xếp các Thầy thành 6 bậc.

Bậc 1: Là bậc chỉ hiểu và giải thích được 1-2 lý thuyết cơ bản. Bậc này thấp nhưng cao hơn bậc 0 là bậc kể cả lý thuyết cơ bản cũng không hiểu.

Bậc 2: Có thể hiểu và giải thích nhiều lý thuyết hơn và ứng dụng được trong một số tình huống cụ thể.

Bậc 3: Thì có thể ứng dụng hiệu quả lý thuyết trong nhiều tình huống khác nhau và phản biện được lý thuyết mình đang sử dụng.

Bậc 4: Có thể phản biện các nhóm lý thuyết khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.

Bậc 5: Tích hợp được các lý thuyết, trường phái khác nhau để giải các vấn đề phức tạp.

Bậc 6: Sáng tạo lý thuyết mới, trường phái mới.

Theo chuẩn mực của thế giới, để làm Thầy thì phải ở bậc 5, 6. Đào tạo tiến sĩ là kỳ vọng đạt ở bậc 6. Tiếc là, rất nhiều “thầy” hiện nay dù có tiến sĩ cũng không đạt đến bậc 6. Chú ý, tiến sĩ không phải là điều kiện để đạt bậc 6 mà rất nhiều Thầy thực sự giỏi thì không có tiến sĩ vẫn ở bậc 6. Thầy Thích Nhất Hạnh, Thầy Viên Minh ở bậc này.

Các bậc còn lại 1-4 thì có thể trợ giảng cho các Thầy bậc 5, 6.

Vì sao các bậc thấp chưa thể làm Thầy? Vì họ vẫn còn vướng mắc trong một vài không gian nào đó, chưa đủ năng lực phản tư mạnh để bao quát các vấn đề từ sâu đến rộng.

Vậy Anh Quang ở bậc mấy? Có lẽ đang ở bậc 2. Vì sao? Vì nói lý thuyết thì nghe du dương nhưng cứ đi vào ứng dụng cụ thể (kiếp trước là A kiếp sau là B, nằm võng tổn phước…) thì vẫn bị vướng mắc, vẫn không hiệu quả. Đặc điểm của bậc này là tính thiển cận vì thường không tự phản biện được lý thuyết của mình và không cởi mở với các trường phái khác. Thế nên, đúng ra thì chỉ cho làm trợ giảng, sửa bài tập của học sinh với những bài tập cụ thể đã có đáp án sẵn.

Xây lâu đài trên cát

Quay lại câu hỏi 2, với 3000 bài giảng, một thầy ở bậc số 2 sẽ là đóng góp hay “phản” đóng góp? Nếu 3000 bài chỉ đơn thuần là trình bày lý thuyết cơ bản và một vài ứng dụng cơ bản được trình bày với sự khiêm tốn trí tuệ thì vẫn có thể là đóng góp cho chúng sinh sơ cơ. Nhưng cái đáng ngại là bậc 2 nhưng nghĩ mình bậc 6 nên muốn lạm bàn muôn sự của thế gian, muốn cố gắng “sáng tạo” khi chưa đạt năng lực này, thì kết quả có khi lại rất khủng khiếp.

Càng nghe anh Quang nói càng buồn cười, vì thoạt nhìn tưởng anh rất uyên bác, nhưng thực ra các kiến thức hầu hết là vay mượn, học lỏm, thiếu hệ thống, và thiếu phản biện. Thế nên, tưởng là một tòa lâu đài nguy nga vững chãi, mà thực ra lại mong manh như xây trên cát.

PS 1. Đây là quan sát cá nhân của mình sau khi bỏ thời gian nghe một cơ số bài giảng của anh này.

PS 2. Mô hình áp dụng cho Thầy ở cả các lĩnh vực khác.

PS3. Đây là mô hình về trí tuệ chưa bàn đến các yếu tố về tu dưỡng đạo đức.

Bí mật về ngôi mộ vị linh mục và tu viện cổ bỏ hoang ở Sapa

Dương Quốc Chính

11-3-2024

Mình đi Sapa bốn lần rồi, hầu như đều lượn qua nhà thờ ngó nghiêng, nhưng lần này mới để ý tới hai ngôi mộ phía sau nhà thờ.

Xàm “tăng”

Vũ Thế Dũng

7-3-2024

1- Chuyện ông Thích Chân Quang phát biểu “xàm” đã có từ mấy năm nay.

‘Shark tank’ hay là sư ‘Kol’

Dương Quốc Chính

8-3-2024

Mấy hôm trước thấy rộ lên cái video cuộc họp của các sư miền Nam, đại khái coi như “xứ ủy Nam Kỳ”, không thấy có các sư miền Bắc. Có vẻ như đây là một cuộc họp chính thức, nghiêm túc. Các thày chém gió rất mạnh về vai trò của truyền thông, công nghệ và mạng xã hội, tác động lên việc cày tiền của ngành.

“Gieo nhân nào gặp quả nấy” là gì?

Phạm Lưu Vũ

7-3-2024

Bài viết này nhằm vạch mặt tên ma tăng tiếp theo trong làng cà sa là Vương Tấn Việt, kẻ tiếm xưng pháp danh là Thích Chân Quang. Tên trọc này cũng đặc biệt lưu manh, ra sức thao túng và xuyên tạc Nhân Quả trong đạo Phật một cách có hệ thống, xuyên tạc hết sức bậy bạ và thô thiển, làm hại đến huệ mạng của vô số phật tử nhẹ dạ, cả tin… Tội lỗi này là không để đâu cho hết.

Nhận chân một chân tướng

Chu Vĩnh Hải

6-3-2024

Mấy hôm nay, mạng tràn ngập video clip các nhà sư – doanh nhân trao đổi với nhau về kinh nghiệm kiếm tiền từ bá tánh (từ bá tánh giàu nứt đố đổ vách đến bá tánh nghèo xác xơ), cách giải thích cực kỳ vô lý và ngu xuẩn của ông thầy tu Thích Chân Quang về kết quả kiếp này là hậu quả của kiếp trước. Tôi định không viết gì như đã không viết gì về tôn giáo trong hàng chục năm qua, nhưng đến nước này thì tôi không thể không viết.

“Phản Phật” như thầy Thích Chân Quang

Nguyễn Tiến Tường

4-3-2024

Thứ nhất, thầy thần thánh hoá đức Phật. Phật là người không phải thần, thầy dạy không được thờ Phật trong chung cư hoặc đeo hình Phật tổn phước là sai. Người ta thờ Phật là để có hình tượng mà trụ vào, mỗi lần khấn Phật là nhớ thông điệp của Phật mà quán chiếu tấm thân chớ Phật không có phép chi mà độ trì hoặc quở phạt.

Tu kiểu Thích Chân Quang: Tu không cần đọc hiểu kinh

Chu Mộng Long

3-3-2024

Bị tai nạn, gãy xương, hơn một tháng tớ bế môn luyện công. Xem phim chưởng và luyện theo chỉ dẫn của lão nhà văn Kim Dung. Hiệu quả là… quên đau. Một tháng vèo qua như chớp mắt. Cai luôn Facebook.

Ba Vàng, ngày 14 và Rằm tháng Giêng

Nghiêm Sỹ Cường

24-2-2024

Ảnh: Cảnh san chùa Ba Vàng tác giả chụp ngày mồng 8 Tết. Nguồn: Nghiêm Sỹ Cường

Ngày 17/2/2024 (mồng 8 Tết), nghe thiên hạ đồn thổi: Con nhang, đệ tử với “biển người”, “đông nghịt”, “chật cứng”… vẫn ùn ùn kéo đến Ba Vàng, bất chấp những bê bối. Nghe thấy thế, mình chỉ lắc đầu, cười thầm trong bụng, bởi vì mình không tin chút nào về những lời đồn thổi này.

Những ai đi chùa? (Kỳ 2)

Nguyễn Huy Cường

20-2-2024

Tiếp theo kỳ 1

Hôm qua, sau khi đăng bài ‘Những ai đi chùa” với 5 dấu nhấn xác đáng được nhiều bạn đồng tình, chia sẻ.

Những ai đi chùa? (Kỳ 1)

Nguyễn Huy Cường

19-2-2024

Nhiều người ngạc nhiên khi thấy ngày mùng 8 tháng giêng vừa rồi, dòng người đông như kiến cỏ đổ về chùa Ba Vàng, mặc dù trước đó, câu chuyện “Ba Vàng” đã bộc lộ đủ các chiều kích trên mạng xã hội, báo chí, cả truyền hình quốc gia.

Tin nhắn từ một cựu tín đồ chùa Ba Vàng

Thái Hạo

19-2-2024

Một cựu tín đồ chùa Ba Vàng nhắn cho tôi (tôi đã sửa một số chỗ viết tắt và lỗi văn bản):

Chùa Ba Vàng vắng khách?

Thái Hạo

19-2-2024

Mấy ngày nay trên báo và mạng xã hội đang có nhiều thông tin trái ngược nhau về lượng người đến chùa Ba Vàng dịp Tết này. Báo Tuổi Trẻ đăng hình và chạy dòng tít “Biển người quây kín sân chùa Ba Vàng ngày mùng 8 Tết”, sau đó dân tình phát hiện ra rằng ảnh này là của năm 2023! (Riêng việc này, báo Tuổi Trẻ cần giải trình với dư luận và các cơ quan quản lý nhà nước).

Thời chùa Ba Vàng vắng lặng

Tuấn Khanh

19-2-2024

Bức ảnh mới, đang lan truyền từ trang facebook của nhà văn Phạm Lưu Vũ ở Hà Nội, cho thấy sân Chùa Ba Vàng vắng lặng khác thường trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn. Điều chưa bao giờ thấy trước đây, cho đến khi ngọn cỏ Pili ngọ nguậy và được bái lạy.

Ba Vàng mùa lễ hội…

Phạm Lưu Vũ

19-2-2024

Báo Tuổi Trẻ đã lộ mặt là công cụ truyền thông của Ba Vàng khi đăng ảnh “biển người” chen chúc đi chùa Ba Vàng vào ngày mồng Tám tháng Giêng vừa qua. Lấy ảnh chụp năm Quý Mão (2023), quảng cáo cho năm Giáp Thìn (2024) để đánh lừa dư luận, khiến không ít người buồn cho căn bệnh u mê của đám đông, đã không tỉnh ngộ trước sự lừa bịp trắng trợn của tên trọc Thích Trúc Thái Minh trong vụ “Xá lợi tóc”, và những bài “thuyết pháp” sặc mùi quảng cáo, con buôn… để đánh lừa phật tử của gã.

Chùa và Chợ

Thái Hạo

18-2-2024

Nhìn biển người tại sân chùa Ba Vàng ngày mùng 8 Tết, tôi lại nhớ vụ việc thu phí dã man như cướp ở [các] chợ những ngày qua mà mình đã phản ánh.

Sự nguy hiểm của “thầy”!

Đoàn Bảo Châu

24-1-2024

Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo luôn là một thế lực đáng kể, cạnh tranh với quyền lực của những người đứng đầu bộ máy quyền lực như vua chúa.

Tệ và đáng lo

Thái Hạo

22-1-2024

Vụ việc “xá lợi tóc” nghiêm trọng ở chùa Ba Vàng vừa có kết luận từ Giáo hội, trụ trì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Tôi không muốn bình luận gì thêm về “cái án” đáng thất vọng này nữa, chỉ muốn nói thêm vài điều khác, những điều mà tôi thấy rất tệ, và đáng lo.

Đáng nể: Trường hợp Thích Trúc Thái Minh

Chu Mộng Long

16-1-2024

Chiều nay, tôi đi mua ít hàng. Mặc bao nhiêu khách chờ cả tiếng, chị bán hàng đang mải mê xem điện thoại. Sốt ruột, tôi bước vào gian trong và gọi. Chị bán hàng suỵt một tiếng, đòi mọi người yên lặng. Tôi nghe âm thanh quen thuộc. Liếc sang điện thoại, thấy hình ảnh Thích Trúc Thái Minh đang giảng về vong và nghiệp.

Thử phân tích sự “vô minh” của các quan chức “bị lộ”

Mạc Văn Trang

12-1-2024

Như tôi tìm hiểu Phật pháp thì vô minh khiến người ta suy nghĩ, nói năng, hành động sai lệch, mù quáng. Vô minh là do Tham, Sân, Si, Ngã chấp (sinh ra Ngã tướng, Ngã mạn, Ngã ái, Ngã kiến, Ngã si), Vọng tưởng che lấp mất Phật tính (Từ bi và Trí tuệ).

Phẩm chất cơ bản và quan trọng nhất của người tu là sự trung thực

Thái Hạo

11-1-2024

Trụ trì Thích Trúc Thái Minh của chùa Ba Vàng có bài thuyết giảng trước rất đông Phật tử, phê phán truyền thông xã hội và báo chí là “đưa những tin rất là tệ, giật gân, mang tính chất câu view, giật tít và nó có nhiều cái thông tin rất rác rưởi”. Ông bảo, nhà Phật dạy rằng phải “ẩn ác dương thiện” “nêu cao những tấm gương tốt đẹp và những cái gì xấu thì ta ẩn nó đi”.

Bê bối xã hội qua lăng kính nhà chùa…

Kim Văn Chính

10-1-2024

1. Nhiều sự kiện gần đây về các nhà chùa, tăng ni, dấy lên câu hỏi rất lớn: Xã hội ta đã đến thời mạt pháp, rất bê bối mà các sự kiện nhà chùa, tăng ni là biểu hiện? Hay là xã hội ta vẫn tốt đẹp mà các vụ bê bối nhà chùa chỉ là “con sâu bỏ dầu nồi canh”, làm vấy bẩn xã hội?

Đảng Cộng sản Việt Nam và sư Thích Trúc Thái Minh

Jackhammer Nguyễn

8-1-2024

Muốn chống được dịch thì phải đàng hoàng – (Albert Camus, triết gia Pháp, từng là một người cộng sản)

Tu theo Phật rất đơn giản

Mạc Văn Trang

7-1-2024

1. Hiểu Phật pháp đơn giản

Sau khi Đức Phật chết, các đồ đệ mới họp nhau ghi chép lại những lời Phật giảng dạy thành Kinh Phật, rồi Luận bàn đủ thứ. Ngày nay mỗi phái hệ, mỗi sư lại viết ra vô số sách, kể ra hàng núi sách về Phật giáo. Cái đó dành cho người xuất gia tu hành hay người nghiên cứu Phật học. Còn Phật tử hay người thường muốn tu chỉ cần hiểu rất đơn giản, như tôi hiểu và tu là tạm đủ. Tôi không là Phật tử, không đi chùa, không tụng kinh, không ăn chay, không cúng dường, nhưng mà tu theo Phật dạy, thấy thân tâm an lạc, thanh tịnh, sống hòa vui.

Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau

Nguyễn Thông

7-1-2024

Câu được đặt thành tít nói trên không phải của tôi mà là một câu thơ trong bài thơ dòng chính thống nổi tiếng của thi sĩ Vũ Cao, bài “Núi đôi”. Tiện đây nói luôn, tên gọi của cuốn sách, tác phẩm văn nghệ, bài báo… phải dùng từ “tít” (title) mới chuẩn, chứ không như bây giờ người ta dùng tùm lum tà la là “tựa”, “tựa đề”, đọc rất khó chịu. Nói không ngoa, cứ 100 phóng viên chuyên viết về văn hóa văn nghệ thì có tới 99 vị rưỡi sai trong vụ này, hoặc cẩu thả, hoặc dốt.

Vài điều liên quan chùa Ba Vàng

Lưu Trọng Văn

5-1-2024

Tôi cho rằng việc xử lý ông [Vũ Minh] Hiếu, trụ trì chùa Ba Vàng, là việc riêng nội bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (PGVN), một tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận.