Đạo đức và sự phá sản đạo đức

Thái Hạo

16-4-2024

Bên dưới bài viết thể hiện lòng tôn trọng của tôi đối với một vị tu sĩ, có một số bình luận nhận định về người tu hành như, “Không lao động đóng góp cho xã hội, cả đời cũng chưa từng làm việc gì tốt… Đạo đức xã hội bị lệch lạc cũng từ đây mà ra”, hay “Lao động tạo ra của cải để giúp người khác thì tốt hơn là lối khổ hạnh vô ích”, v.v… Vậy rốt cuộc tu hành có ích gì cho xã hội?

Câu trả lời có lẽ không khó nếu xem xét những khía cạnh lớn nhỏ khác nhau, nhưng để nói một cách căn bản thì lại không dễ. Trong bộ phim Ấn Độ “Cuộc đời Đức Phật”, Phật nói với các học trò của mình rằng: “Con đường của ta không phải đưa các ông trốn tránh cuộc đời này. [Mà bởi vì] Ta tin rằng con người có thể thay đổi khi tiếp xúc với việc thiện hoặc việc ác của người khác. Niềm hy vọng [về việc đưa đến sự thay đổi] này dành cho những tâm hồn cao thượng”.

Nghĩa là gì? Bởi tin rằng rằng đức hạnh của một cá nhân sẽ ảnh hưởng một cách to lớn tới người khác, cho nên thay đổi xã hội hay cải hóa đạo đức của dân chúng có một cách rất căn bản: Là xã hội ấy cần phải có những bậc mô phạm làm mẫu mực cho mọi người khởi lòng hướng thiện, hướng thượng và tự tu sửa bản thân họ. Đó là con đường của giáo hóa.

Và vì thế, những người đi tu phải là những “tâm hồn cao thượng”, mang lý tưởng lớn lao, không những tự mình mang đến hạnh phúc cho bản thân mà còn phải gánh vác trách nhiệm “chấn hưng văn hóa” bằng chính cái đời sống đầy phẩm hạnh của mình. Đó cũng chính là lý do tại sao khi gặp hình ảnh một bậc tu hành chân chính thì rất nhiều người lập tức bị cảm hóa, không ai xui khiến nhưng họ luôn muốn quỳ xuống đảnh lễ.

Con người vốn có sẵn tính thiện trong mình, nhưng vì những lý do nào đó, nó bị ô nhiễm và che mờ, và một trong những cách mau chóng nhất, hiệu quả nhất để thắp sáng trở lại thiện căn ấy chính là những tấm gương đức hạnh chói sáng của một con người.

Người ta sẽ bảo, nhưng đó là “niềm tin lạc hậu” ở 2.600 năm trước. Không, rất gần chúng ta thôi, nhà bác học “vĩ đại nhất thế kỷ XX” A. Einstein đã viết trong tác phẩm “Thế giới như tôi thấy”: “Tôi nghiệm thấy chắc chắn rằng, không của cải nào trên đời này có thể đưa nhân loại tiến lên được, ngay cả khi nó được trao vào tay những người tận tâm nhất. Chỉ có tấm gương của những nhân cách lớn và trong sạch mới dẫn đến những tư tưởng và hành động cao quý. Đồng tiền chỉ kích thích tư lợi và luôn mê hoặc sự lạm dụng. Ai có thể tưởng tượng ra Moses, Jesus hay Gandhi được trang bị bằng tải tiền của Carnegie hay không?”. Phát biểu này đồng với những lời Đức Phật đã nói ở trên.

Tôi không phủ nhận ý nghĩa của tiền bạc, khoa học, công nghệ…, nhưng tôi cũng cho rằng không gì có thể thay thế được sức mạnh của phẩm hạnh cá nhân. Khốn nỗi là ở chỗ, “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Nó không nằm ở chỗ nói suông, càng không nằm ở những nơi ba hoa khoác lác. Đức hạnh chỉ được định nghĩa trên “hành” chứ không phải “ngôn”, mà ngôn thì dễ, chứ hành thì khó lắm, trong muôn vàn, chưa hẳn đã có một.

Sống như nói, đó mới là đạo đức chân thật. Và chỉ khi đó nó mới có sức mạnh. Miệng hô “buông bỏ” nhưng tay vơ vét, sống xa hoa, tham lam tiền bạc, quyền lực, thì đó chỉ là đạo đức giả.

Tôi không phải là một người theo “chủ nghĩa đạo đức” – hiểu như là một lối cai trị xã hội bằng thuyết giáo đạo đức để mị dân, nhưng tôi tin rằng phẩm hạnh viên mãn của một con người sẽ luôn là nguồn ánh sáng dữ dội rọi vào tâm hồn một cộng động, khiến họ xúc động, bừng tỉnh. Tiếc thay, kẻ nói đạo lý thì nhiều vô kể, nhưng người sống đức hạnh thì ngày càng vắng bóng, trong một xứ sở trăm triệu dân.

Một xã hội phá sản về đạo đức, đó mới là bi kịch.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Dẹp bớt cái đám tu hú này đi để bà con được bình yên . Suốt ngày chúng nó rao giảng nào là cúng , nào là biếu nào là biến nọ kia gây hoang mang .

  2. Thái Hạo cần viết nhiều nữa về thầy Thích Minh Tuệ

    – Để thấy sự khác nhau đến không thể kết hợp được giữa vô sản & tư sản, đó là sự khác nhau giữa Thích Minh Tuệ & Chân Quang ta đó chính là Trí Quang, hay Đại Đức Thích Trúc Thái Minh . Để thấy lun đâu là Phật giáo đúng & xàm tăng

    – Để nhìn thấy sự tương đồng giữa Phật giáo & chủ nghĩa Xã hội . Miến Điện đưa ra ý niệm Chủ nghĩa Xã hội Phật giáo, hổng khác lém với những ý tưởng của Thượng Tọa Thích Thanh Quyết

    – Trích Thái Hạo trích Einstein “Tôi nghiệm thấy chắc chắn rằng, không của cải nào trên đời này có thể đưa nhân loại tiến lên được, ngay cả khi nó được trao vào tay những người tận tâm nhất. Chỉ có tấm gương của những nhân cách lớn và trong sạch mới dẫn đến những tư tưởng và hành động cao quý. Đồng tiền chỉ kích thích tư lợi và luôn mê hoặc sự lạm dụng. Ai có thể tưởng tượng ra Moses, Jesus hay Gandhi được trang bị bằng tải tiền của Carnegie hay không?”. Phát biểu này đồng với những lời Đức Phật đã nói ở trên” Để thấy tốc độ xuống cấp đến chóng mặt hiện nay ở VN là do tham lam làm giàu, làm tiền

    – Hãy để Thích Minh Tuệ thực hiện sở nguyện của mình là đi tu . Ổng hổng mún làm 1 thứ Richelieu, mà sở nguyện tối cao của ổng lúc nào cũng là đi tu . Đất nước mình đã an lành, hổng còn giặc Mỹ xâm lược, cũng … OK, nền dân chủ có được do đánh Mỹ đuổi Ngụy đã bị chiên chế tư bửn soán ngôi, nhưng ít ra cái gốc XHCN vưỡn còn . Hổng cần lém những người quyết liệt của ngày xưa, chỉ cần ôn hòa, bất bạo động, từ từ rùi khoai cũng nhừ . Níu được sự ủng hộ của anh em bạn bè quấc tía Cộng Sản thì chả bao lâu nữa, chúng ta sẽ thành công trong việc xây dựng nền Dân Chủ Cộng Hòa đệ nhị

    Rất Tốt, bồng bồng tré biêng!

  3. Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh.
    Có lẽ phải phá bỏ hết cái đạo đức cũ đi thì mới có chỗ để xây dựng đạo đức Hồ Chí Minh chăng ?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây