“Phản Phật” như thầy Thích Chân Quang

Nguyễn Tiến Tường

4-3-2024

Thứ nhất, thầy thần thánh hoá đức Phật. Phật là người không phải thần, thầy dạy không được thờ Phật trong chung cư hoặc đeo hình Phật tổn phước là sai. Người ta thờ Phật là để có hình tượng mà trụ vào, mỗi lần khấn Phật là nhớ thông điệp của Phật mà quán chiếu tấm thân chớ Phật không có phép chi mà độ trì hoặc quở phạt.

Mác và Ma

Trần Trung Đạo

19-8-2022

Hai phương pháp tuyên truyền căn bản dưới chế độ CS: (1) làm cho người dân nghe và (2) làm cho người dân ngu. Nói cho đúng theo thực tế ngày nay, nếu không làm cho người dân tin vào Mác thì để người dân tin vào Ma.

Sư “hổ mang”, Tiến sĩ Thích Phước Hoàng

Nguyễn Hồng Thư

12-7-2019

Sư hổ mang Thích Phước Hoàng. Ảnh trên mạng

Mấy hôm nay dư luận trên mạng lẫn truyền thông nhà nước xôn xao về việc một sư trụ trì có tiếng tăm, can tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Nghi can là Đại đức Thích Phước Hoàng, trụ trì 3 chùa ở miền Tây Nam bộ.

‘Shark tank’ hay là sư ‘Kol’

Dương Quốc Chính

8-3-2024

Mấy hôm trước thấy rộ lên cái video cuộc họp của các sư miền Nam, đại khái coi như “xứ ủy Nam Kỳ”, không thấy có các sư miền Bắc. Có vẻ như đây là một cuộc họp chính thức, nghiêm túc. Các thày chém gió rất mạnh về vai trò của truyền thông, công nghệ và mạng xã hội, tác động lên việc cày tiền của ngành.

Tự thắp đuốc mà đi

Nguyên Đại

17-11-2019

Phạm Quang, tu sĩ Phật giáo, pháp danh Thích Trí Quang (TTQ) sinh ngày 21/12/1923, mất ngày 8/11/2019. Đã có nhiều bài viết trên mạng xã hội về TTQ, bài viết này mong được đóng góp một vài ý kiến trong tinh thần xây dựng và học hỏi.

Ông Thanh Quyết loạn ngôn hay Giáo Hội Phật giáo Việt Nam bất lực?

Kiên Tâm

14-5-2019

Sư Quyết (phải) ra mắt bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”. Ảnh: Lao Động

Tối 10/5/2019, truyền thông trong nước đưa tin, tại Học viện Phật Giáo Việt Nam ở Sóc Sơn, Hà Nội, trong một nghi thức trang trọng, ông Thanh Quyết với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã công bố ra mắt bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”.

Phong Thần, phong Phật

Chu Mộng Long

14-5-2019

Phật Tổ vừa được phong tướng để khỏi tâm tư. Ảnh: FB Nguyễn Công Vượng

Thời cổ đại, người ta chỉ phong thần cho những người có công to. Như Bàn Cổ khai thiên lập địa, như Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông kiến tạo văn hóa văn minh và dạy dân cày ruộng, se tơ dệt lụa…

Còn thành Phật thì vô cùng khó. Không phải do ai phong mà phải trường kỳ tu luyện cho đến khi thoát mọi ô tạp của ngoại cảnh, tâm định, trí tỏa hào quang thoát khỏi vô minh mà nhìn thấu sáu cõi mới thành bậc giác ngộ.

Khi đảng viên được “cơ cấu” vào giáo hội

FB Phạm Lê Vương Các

17-3-2018

Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là người giữ vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 trong cơ quan lãnh đạo và giám sát tối cao về Đạo pháp và Giới luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Một nhà sư nắm giữ vị trí trọng yếu như vậy chắc hẳn phải là một Cao tăng, phải là người uyên bác, thông tuệ về Phật pháp, cũng như có một trình độ và khả năng vượt trội trong việc thuyết pháp và nghiên cứu phật học.

Tuy nhiên, đối với hòa thượng Thích Thanh Sam, công chúng chỉ biết tới ông không phải vì những khả năng vượt trội của một chân tu mà vì ông là một đảng viên đảng Cộng sản được trao danh hiệu “50 năm tuổi Đảng”.

Thật vậy, ông không để lại cho Phât giáo Việt Nam một công trình nghiên cứu Phật học nào, tác phẩm biên khảo, dịch thuật kinh sách Phật giáo cũng không. Khả năng thuyết pháp của ông cũng không được ai nhắc đến.

Tôi cố gắng tìm kiếm một bài thuyết pháp của ông để giới thiệu đến với công chúng để nhiều người hiểu hơn về ông, nhưng bất thành. Tôi chỉ tìm được một bài phát biểu hiếm hoi dài 7 phút của ông cách đây 9 năm về trước, nhân dịp ông tham dự Lễ khởi công xây dựng chùa Cương Xá-do thầy Thích Thanh Cường (biệt danh sư thầy “Thích Iphone”) làm trụ trì.

Nghe qua bài phát biểu của Hòa thượng Thích Thanh Sam, tôi không hiểu nổi với cách thể hiện như vậy mà ông lại được tấn phong lên bậc Cao tăng, suy cử nắm giữ vị trí trọng yếu trong Giáo hội?

Không có lời giải thích nào thỏa đáng hơn ngoài việc ông được Đảng của mình “cơ cấu” vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Về lý thuyết, nghe qua có vẻ tréo ngoe khi Đảng có chủ thuyết vô thần lại cho phép Đảng viên của mình trở thành một chức sắc lãnh đạo tôn giáo. Nhưng về thực tế, sẽ không khó hiểu khi tiếp cận với nguyên tắc “Đảng lãnh đạo toàn diện”. Tức là Đảng muốn lãnh đạo một tổ chức tôn giáo, Đảng sẽ cho phép một số ít đảng viên trở thành chức sắc tôn giáo hoặc chức sắc tôn giáo được gia nhập Đảng. Các chức sắc-đảng viên như vậy sẽ được “cơ cấu” lên những vị trí cấp cao trong Giáo hội tôn giáo đó, qua đó nhanh chóng giúp Đảng có thể lãnh đạo được tôn giáo đó.

Bạn đánh giá như thế nào về hiện tượng này, qua trường hợp của Hòa thượng Thích Thanh Sam?

KHI ĐẢNG VIÊN ĐƯỢC "CƠ CẤU" VÀO GIÁO HỘI Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là người giữ vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 trong cơ quan lãnh đạo và giám sát tối cao về Đạo pháp và Giới luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Một nhà sư nắm giữ vị trí trọng yếu như vậy chắc hẳn phải là một Cao tăng, phải là người yên bác, thông tuệ về Phật pháp, cũng như có một trình độ và khả năng vượt trội trong việc thuyết pháp và nghiên cứu phật học.Tuy nhiên, đối với hòa thượng Thích Thanh Sam, công chúng chỉ biết tới ông không phải vì những khả năng vượt trội của một chân tu mà vì ông là một đảng viên đảng Cộng sản được trao danh hiệu "50 năm tuổi Đảng".Thật vậy, ông không để lại cho Phât giáo Việt Nam một công trình nghiên cứu Phật học nào, tác phẩm biên khảo, dịch thuật kinh sách Phật giáo cũng không. Khả năng thuyết pháp của ông cũng không được ai nhắc đến.Tôi cố gắng tìm kiếm một bài thuyết pháp của ông để giới thiệu đến với công chúng để nhiều người hiểu hơn về ông, nhưng bất thành. Tôi chỉ tìm được một bài phát biểu hiếm hoi dài 7 phút của ông cách đây 9 năm về trước, nhân dịp ông tham dự Lễ khởi công xây dựng chùa Cương Xá-do thầy Thích Thanh Cường (biệt danh sư thầy "Thích Iphone") làm trụ trì.Nghe qua bài phát biểu của Hòa thượng Thích Thanh Sam, tôi không hiểu nổi với cách thể hiện như vậy mà ông lại được tấn phong lên bậc Cao tăng, suy cử nắm giữ vị trí trọng yếu trong Giáo hội?Không có lời giải thích nào thỏa đáng hơn ngoài việc ông được Đảng của mình "cơ cấu" vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Về lý thuyết, nghe qua có vẻ tréo ngoe khi Đảng có chủ thuyết vô thần lại cho phép Đảng viên của mình trở thành một chức sắc lãnh đạo tôn giáo. Nhưng về thực tế, sẽ không khó hiểu khi tiếp cận với nguyên tắc "Đảng lãnh đạo toàn diện". Tức là Đảng muốn lãnh đạo một tổ chức tôn giáo, Đảng sẽ cho phép một số ít đảng viên trở thành chức sắc tôn giáo hoặc chức sắc tôn giáo được gia nhập Đảng. Các chức sắc-đảng viên như vậy sẽ được "cơ cấu" lên những vị trí cấp cao trong Giáo hội tôn giáo đó, qua đó nhanh chóng giúp Đảng có thể lãnh đạo được tôn giáo đó.Bạn đánh giá như thế nào về hiện tượng này, qua trường hợp của Hòa thượng Thích Thanh Sam?

Publié par Phạm Lê Vương Các sur vendredi 16 mars 2018

Kiêu ngạo Cộng sản, một thái độ thiếu giáo dục và sự chống chế ngu xuẩn

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

26-3-2018

Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lai Châu tiếp GM Anfonso Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa. Ảnh: internet

Từ một bức ảnh gây phẫn nộ

Bức ảnh chụp Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lai Châu tiếp Đức cha Anfonso Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa. Một Giáo phận bao gồm 10 tỉnh Tây Bắc, vào sáng ngày 20/3/2018 được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt với một làn sóng phẫn nộ dâng trào.

Người ta phẫn nộ với một thái độ ngông cuồng, hống hách của các quan chức cộng sản, cứ tự coi mình như cái rốn của vũ trụ mà không biết rằng chính Hồ Chí Minh đã định nghĩa họ chỉ là đầy tớ nhân dân.

Viết tiếp về sự suy tàn của Phật giáo Việt Nam

Nguyễn Khoa

7-7-2023

Năm 2022, tôi có một bài viết về vấn đề này trên trang Viet-Studies: Sự suy tàn của Phật giáo Việt Nam. Người chủ trang là giáo sư Trần Hữu Dũng qua đời, trang Viet-Studies chấm dứt hoạt động. Tôi xin chân thành cảm ơn trang Tiếng Dân cho phép tôi lên tiếng về chủ đề này lên trang của quý vị.

Thời mạt pháp, hay là xuống dốc không phanh

Nguyễn Thông

31-12-2023

Vụ “xá lị” ở chùa Ba Vàng, rất nhiều chuyện cần nói, có một số điều phải nói thẳng ra thế này: Nó là trò nhố nhăng, nhí nhố hết mức nhưng diễn ra trong suốt thời gian tương đối dài, ầm ĩ cả lên, hầu như cả thiên hạ đều biết.

Tự do tôn giáo tại Việt Nam

Lâm Bình Duy Nhiên

23-7-2022

Quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam vẫn chỉ là trò hề của nhà cầm quyền. Các tổ chức tôn giáo của Phật giáo và Kitô giáo, thật ra chỉ là cánh tay nối dài của bộ máy chính trị nhằm thao túng và định hướng mọi sinh hoạt của các Phật tử và Giáo dân.

Giáo hội Phật giáo không phải là hội đá banh

Hoàng Hải Vân

28-3-2019

Đạo Phật có mặt ở nước ta khoảng 2000 năm nay. Trước năm 1964, đạo Phật tuy có nhiều hệ phái, dòng thiền, nhưng hoạt động chủ yếu ở các chùa chiền, không được tổ chức thành Giáo hội thống nhất có hệ thống từ trung ương đến địa phương. Đến năm 1964, các hệ phái Phật giáo miền Nam mới thống nhất lại thành tổ chức, đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

Kẻ lạm dụng tâm linh

FB Phạm Lưu Vũ

22-2-2018

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh trống khai hội tại chùa Bái Đính. Ảnh: TTXVN

Chùa Bái Đính là 1 ngôi chùa nhỏ, khiêm tốn ẩn mình trên núi hàng ngàn năm nay. Giờ vẫn y nguyên như vậy. Tập đoàn Xuân Trường, một con bạch tuộc khổng lồ ở Ninh Bình, từ khi lọt vào danh sách “sân sau” của 3X, đã bằng nhiều thủ đoạn, thâu tóm hàng ngàn héc ta đất rừng xung quanh đó để xây dựng một tổ hợp “chùa” dập khuôn phong cách Trung Quốc, vận hành theo mô hình “trang trại”, nuôi hàng trăm vị sư, có thứ tự, lớp lang hẳn hoi, mạo xưng là “khu du lịch tâm linh”, mạo nhận 2 chữ “Bái Đính”, biến “Bái Đính” thành một “thương hiệu” của (thực chất là) cỗ máy in tiền khổng lồ đó.

Cuộc chiến giữa sư Thanh Quyết với sư Thái Minh: Sư Thanh Quyết dẫn trước 1-0

BTV Tiếng Dân

27-3-2019

Chiều 26/3/2019, các báo “lề đảng” đồng loạt đưa tin kết quả vụ thanh trừng nội bộ Phật giáo quốc doanh qua vụ bê bối ở chùa Ba Vàng. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiến hành họp kín và đến cuối giờ chiều, Giáo hội đã tổ chức họp báo công bố thông tin chính thức về cách xử lý vụ việc và những nhân vật có liên quan.

Về Tịnh Thất Bồng Lai

Thích Thanh Thắng

14-1-2022

Đất nước thống nhất đã gần 50 năm, nhưng Phật giáo vẫn chưa “thống nhất”. “Thống nhất” ở đây có thể là dưới danh xưng một “Giáo hội” duy nhất hoà hợp, hay cũng có thể chẳng cần “Giáo hội” nào đại diện cho ai cả, chỉ cần đúng nghĩa Phật giáo Việt Nam thôi. Bởi vốn dĩ ngoài “Giáo hội” vốn là truyền thống của các tông môn, sơn môn, dòng tu, hệ phái…

Họ đang chạy theo mục đích gì?

KTS Trần Thanh Vân

29-11-2018

Chùa Khai Phúc tại thôn Hành Cung thuộc xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, là ngôi chùa nhỏ, diện tích chỉ chừng 100m2, do Thượng hoàng Trần Thái Tông xây dựng, sau trận đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất 1258.

“Đã làm được việc tốt thì bớt khoe khoang”

Đỗ Duy Ngọc

23-8-2022

Định không nói vì đã quá nhiều người viết nhận xét về cái bài của anh Hải về ông sư chùa Ba Vàng rồi. Nhưng mà ngứa miệng, ngứa tay nên cũng xin gõ vài dòng cho đỡ ngứa.

Cần yêu thuật để hóa giải dịch?

Chu Mộng Long

19-9-2021

Tư duy dùng yêu thuật để hoá giải dịch có từ thời thượng cổ. Dịch được xem là yêu khí, tà ma cần giải trừ bằng bùa chú, bằng cúng tế. Thầy mo, thầy pháp ra đời và từng được xem như đấng cứu thế.

Ninh Bình ký sự, nơi được gọi là chùa Bái Đính – Trò hỗn láo tiền nhân

FB Đỗ Ngà

16-6-2018

Năm 938, dân tộc chúng ta có thoát khỏi ngàn năm Bắc thuộc bởi công lao Ngô Quyền. Đến 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân lên làm vua lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Ông cho dời đô từ Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội) về Hoa Lư thuộc Ninh Bình ngày nay.

Càng nghĩ càng thấy thấy bi hài

Thái Hạo

30-12-2023

Càng nghĩ càng thấy thấy bi hài. Quốc bảo của người ta, họ bảo vệ còn hơn cả nhà băng Thụy Sĩ bảo vệ tài khoản ngân hàng, đựng trong 5, 7 lớp kim khí và châu báu, có người canh vòng trong vòng ngoài, đến yếu nhân của nước họ còn chẳng được tới gần để nhìn tận mắt, thế mà một anh sư cấp tỉnh ở đâu tới, âm thầm bàn bạc thế nào đó mà bê về được, còn cầm trên tay như cầm cọng chỉ rồi để tơ hơ trên bàn cho hàng vạn người ùa đến xem. Thế mà cũng tin được. Thật vi diệu!

Vụ “linh mục” Hồ Hữu Hòa: Sự thật là sự thật

Lưu Trọng Văn

1-3-2023

LGT: Vụ “thầy bói” Hồ Hữu Hòa được phong “linh mục” chỉ hơn một năm sau khi bị Toà án thành phố Hà Nội kết án trong vụ môi giới hối lộ giữa Vũ Nhôm (tức Phan Văn Anh Vũ) với đại tá Nguyễn Duy Linh, đã gây bão trên cộng đồng mạng, cũng như gây ra nhiều hoài nghi trong cộng đồng Công giáo.

Chiêu tuyết thầy Thích Trúc Thái Minh: Vong là ai?

Chu Mộng Long

25-8-2022

Từ các sự vụ cúng “oan gia trái chủ” gọi là “giải nghiệp”, “trục vong” tại chùa Ba Vàng, báo chí và dư luận hùa nhau tấn công sư thầy Thích Trúc Thái Minh. Riêng báo chí thì… rất e ngại, nước đôi, bởi tấn công thầy Thích Trúc Thái Minh còn khó hơn tấn công vào quan chức tham nhũng.

Vụ “xá lợi tóc” ở chùa Ba Vàng: Lấy bảo vật quốc gia của nước khác cứ như lấy cái kim, sợi chỉ

Giang Hà

28-12-2023

Chùa Shwedagon hay Chùa Vàng là một ngôi chùa nằm ở thành phố lớn nhất ở Yangon. Theo truyền thuyết và ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, tức là vào khoảng cách đây 2.500 năm. Dù vậy, các nhà khảo cổ học nhận định, nó được xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10. Trải qua bao năm tháng, cho đến nay Shwedagon vẫn được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar.

Vì sao có quá nhiều người mê tín?

Chu Mộng Long

25-3-2024

Ngày hôm qua, tôi đang say sưa giảng bài thì nhiều học viên xin nghỉ sớm. Tôi nói, giáo trình 30 tiết, các bạn chỉ học một ngày rưỡi, còn xin nghỉ sớm nữa thì làm sao tôi có thể hoàn thành trách nhiệm?

Linh Mục Phan Văn Lợi nói về tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Trần Quang Thành

16-1-2018

Lời giới thiệu: Năm 2017 là một năm giới bạo quyền cộng sản tiến hành khủng bố, đàn áp những hoạt động yêu nước, đòi dân chủ, dân sinh, vừa trắng trợn vừa tinh vi. Từ thành phố Huế, linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành, đã tố cáo “giới bạo quyền cộng sản ngày càng bộc lộ dã tâm triệt hạ tự do tín ngưỡng và tôn giáo”. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau, mời quí vị cùng nghe:

Thầy đang ở bậc nào?

Vũ Thế Dũng

13-3-2024

Khi mình viết bài và làm clip về anh Quang (TCQ). Có 2 câu hỏi:

1- Vì sao ổng nói từ lâu, giờ anh mới bình luận?

2- Anh có biết (thầy) anh Quang đã đóng góp thế nào cho Phật pháp? (Thầy) đã có hơn 3000 bài giảng rất hay và làm lợi lạc rất nhiều cho Phật tử. Vậy nên đánh giá thế nào?

Câu 1: Đơn giản, vì trước đây thỉnh thoảng cũng có nghe những phát biểu “trời ơi” của anh này, nhưng cũng tôn trọng vì nghĩ chắc lâu lâu lỡ lời. Nhưng giờ khi quá nhiều clip được chia sẻ về những lần “lỡ lời” và tìm hiểu thêm thì thấy, đây không phải là “lỡ lời”, đây là “xàm”, mà xàm này đến từ bản chất của một người thiếu kiến thức, thiếu khả năng tự phản biện, tự soi sáng, tự điều chỉnh, và thiếu khiêm tốn.

Thực ra không ai có đủ kiến thức, nên thiếu kiến thức không phải cái để chê trách. Cái đáng lo ngại là thiếu năng lực tự phản biện – nghĩa là không biết mình thiếu kiến thức và không biết cách học hỏi để cải thiện. Chính vì thế nên liên tục nói xàm.

Nói xàm thì đã sao? Ai chẳng có lúc nói xàm? Người bình thường thỉnh thoảng xàm thì không gây tác hại, nhưng người có vị trí, tự nhận là thầy của nhiều người, clip phát tán rộng rãi trên mạng xã hội và lại liên tục nói xàm, nói sai sự thật, bóp méo sự thật thì phải được cảnh tỉnh.

Câu 2: Nhưng mà bên cạnh cái xàm thì vẫn có cái hay mà? (Thầy) anh ấy có đến hơn 3000 bài giảng đóng góp cho Phật pháp. Vậy tỷ lệ xàm so với đóng góp thì rất bé?

Để trả lời câu hỏi này thì cần nhìn “Bảng xếp hạng các thầy”. Một cách chủ quan, mình tạm thời xếp các Thầy thành 6 bậc.

Bậc 1: Là bậc chỉ hiểu và giải thích được 1-2 lý thuyết cơ bản. Bậc này thấp nhưng cao hơn bậc 0 là bậc kể cả lý thuyết cơ bản cũng không hiểu.

Bậc 2: Có thể hiểu và giải thích nhiều lý thuyết hơn và ứng dụng được trong một số tình huống cụ thể.

Bậc 3: Thì có thể ứng dụng hiệu quả lý thuyết trong nhiều tình huống khác nhau và phản biện được lý thuyết mình đang sử dụng.

Bậc 4: Có thể phản biện các nhóm lý thuyết khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.

Bậc 5: Tích hợp được các lý thuyết, trường phái khác nhau để giải các vấn đề phức tạp.

Bậc 6: Sáng tạo lý thuyết mới, trường phái mới.

Theo chuẩn mực của thế giới, để làm Thầy thì phải ở bậc 5, 6. Đào tạo tiến sĩ là kỳ vọng đạt ở bậc 6. Tiếc là, rất nhiều “thầy” hiện nay dù có tiến sĩ cũng không đạt đến bậc 6. Chú ý, tiến sĩ không phải là điều kiện để đạt bậc 6 mà rất nhiều Thầy thực sự giỏi thì không có tiến sĩ vẫn ở bậc 6. Thầy Thích Nhất Hạnh, Thầy Viên Minh ở bậc này.

Các bậc còn lại 1-4 thì có thể trợ giảng cho các Thầy bậc 5, 6.

Vì sao các bậc thấp chưa thể làm Thầy? Vì họ vẫn còn vướng mắc trong một vài không gian nào đó, chưa đủ năng lực phản tư mạnh để bao quát các vấn đề từ sâu đến rộng.

Vậy Anh Quang ở bậc mấy? Có lẽ đang ở bậc 2. Vì sao? Vì nói lý thuyết thì nghe du dương nhưng cứ đi vào ứng dụng cụ thể (kiếp trước là A kiếp sau là B, nằm võng tổn phước…) thì vẫn bị vướng mắc, vẫn không hiệu quả. Đặc điểm của bậc này là tính thiển cận vì thường không tự phản biện được lý thuyết của mình và không cởi mở với các trường phái khác. Thế nên, đúng ra thì chỉ cho làm trợ giảng, sửa bài tập của học sinh với những bài tập cụ thể đã có đáp án sẵn.

Xây lâu đài trên cát

Quay lại câu hỏi 2, với 3000 bài giảng, một thầy ở bậc số 2 sẽ là đóng góp hay “phản” đóng góp? Nếu 3000 bài chỉ đơn thuần là trình bày lý thuyết cơ bản và một vài ứng dụng cơ bản được trình bày với sự khiêm tốn trí tuệ thì vẫn có thể là đóng góp cho chúng sinh sơ cơ. Nhưng cái đáng ngại là bậc 2 nhưng nghĩ mình bậc 6 nên muốn lạm bàn muôn sự của thế gian, muốn cố gắng “sáng tạo” khi chưa đạt năng lực này, thì kết quả có khi lại rất khủng khiếp.

Càng nghe anh Quang nói càng buồn cười, vì thoạt nhìn tưởng anh rất uyên bác, nhưng thực ra các kiến thức hầu hết là vay mượn, học lỏm, thiếu hệ thống, và thiếu phản biện. Thế nên, tưởng là một tòa lâu đài nguy nga vững chãi, mà thực ra lại mong manh như xây trên cát.

PS 1. Đây là quan sát cá nhân của mình sau khi bỏ thời gian nghe một cơ số bài giảng của anh này.

PS 2. Mô hình áp dụng cho Thầy ở cả các lĩnh vực khác.

PS3. Đây là mô hình về trí tuệ chưa bàn đến các yếu tố về tu dưỡng đạo đức.

Không gia nhập GHPG quốc doanh, chính quyền không cho trùng tu và cô lập tăng sĩ Thiền Lâm Tự

Tam Ân

26-5-2019

Bức tranh tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng ở VN vẫn không sáng sủa lên chút nào, cho dù chính quyền CSVN loan tin: Vừa tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Vesak 2019, với 11 kỷ lục được xác lập. Bộ mặt của nhà cầm quyền cộng sản càng nhếch nhác hơn, khi hàng loạt chùa chiền, tăng sĩ không trực thuộc Giáo hội Phật giáo quốc doanh liên tục bị sách nhiễu, bị đàn áp, với tần suất dày đặc.

Xây đền khủng thờ vợ trong chùa đại gia gây bão dư luận, vì sao?

Trúc Nguyễn

1-3-2020

Tượng bà Phạm Thị Lan được thờ trong đền. Ảnh: Infonet

Khách du xuân chùa Tam Chúc năm nay ngỡ ngàng chứng kiến sự hoành tráng của Đền Tứ Ân, ngôi đền mới xây để thờ bà Phạm Thị Lan vợ quá cố của đại gia Xuân Trường, mất vì bạo bệnh năm 2018 hưởng dương 57 tuổi. Theo tường thuật của báo mạng Infonet đăng kèm hình ảnh nhiều góc chụp cho thấy Đền Tứ Ân là một công trình quan trọng trong tổng thể cảnh quan của chùa Tam Chúc, kiến trúc nguy nga lộng lẫy không khác một cung vua… [1]

Thích Tuệ Sỹ và con đường khác cho Phật tử, Phật giáo

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

27-11-2023

Sự kiện Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch đang khuấy động dư luận. Bên cạnh tiếc thương và kính phục về đức độ, sự uyên bác của một cao tăng (1), dù muốn hay không thiên hạ cũng phải chú ý đến một thực thể không những không được chính quyền Cộng hòa XHCN Việt Nam thừa nhận mà còn tìm đủ mọi cách để loại trừ trong bốn thập niên: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT.