Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Hưởng ứng quan điểm của Thủ tướng

Nguyễn Đình Cống

10-3-2022

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính ngày 9 tháng 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra quan điểm: “Đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển”. Đó là một quan điểm hợp lòng dân.

Người hiền – Đại tá Phạm Quế Dương (Phần 4)

Phạm Đình Trọng

8-3-2022

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2Phần 3

Tác giả và Đại tá Phạm Quế Dương tại Hà Nội năm 2018. Ảnh: FB tác giả

MỘT CHÚT RIÊNG TƯ

Hơn tôi một cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh chống Pháp, Phạm Quế Dương là người Anh thân thiết với tôi suốt hơn nửa thế kỉ qua.

Chiến tranh Nga và nền kinh tế toàn cầu

Project- Syndicate

Tác giả: Nouriel Roubini

Đỗ Kim Thêm, dịch

25-2-2022

Lời người dịch: Khác hẳn với các ảnh hưởng của nạn COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu, kể từ cuối năm 2021, giá dầu thô đã tăng, nhưng ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, giá đã tăng khoảng 1/3.

Bài phát biểu của Việt Nam ở Liên Hiệp quốc, cùng mối tình sâu đậm với nước Nga

Jackhammer Nguyễn

7-3-2022

Tại phiên họp bất thường của Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, bàn về việc lên án Nga xâm lược Ukraine, ngày 1/3/2022 giờ miền Đông nước Mỹ, Việt Nam cùng 34 quốc gia khác bỏ phiếu trắng, trong khi đa số các nước bỏ phiếu thuận. Riêng 5 nước bỏ phiếu chống là Nga, Belarus, Bắc Hàn, Syria và Eritrea.

Tướng bốn không Nguyễn Chí Vịnh cũng chỉ là cái loa của Tuyên giáo

Phạm Đình Trọng

6-3-2022

Tàu cộng hung hăng gây hấn và âm thầm, dai dẳng gặm nhấm đất đai biên cương, quyết liệt cướp biển đảo Việt Nam, kéo hạm đội lớn, hạm hội nhỏ liên tiếp tập trận trên biển Việt Nam, mưu đồ thôn tính Việt Nam ngày càng trắng trợn không cần giấu giếm nhưng tướng Thứ trưởng bộ Quốc phòng phụ trách đối ngoại Nguyễn Chí Vịnh cứ cao giọng trong các buổi họp báo khẳng định lập trường của quân đội Nhân Dân Việt Nam là kiên trì theo đuổi chính sách, hết ba không, trói tay quân đội ba vòng, lại bốn không, trói quân đội thêm vòng nữa tới bốn vòng cho đúng tinh thần giao kèo Thành Đô tháng chín, 1990, làm vừa ý, đẹp lòng nơi được coi là chỗ dựa, là thành trì của nhúm nước xã hội chủ nghĩa còn ngoi ngóp sống sót.

Hoa Kỳ và đồng minh sẽ chiến đấu cho Ukraine?

Nhã Duy

5-3-2022

Những người dân thường tham gia một đơn vị bảo vệ lãnh thổ, huấn luyện trong một khu rừng ở Kyiv, Ukraine, ngày 22-1-2022. Nguồn: Getty / Sean Gallup.

Gửi những đồng bào Việt yêu nước Nga

Hà Vũ Hiển

4-3-2022

Vladimir Putin và cơ Liên Xô. Nguồn: Getty Images/ Salon

Putin ra lệnh báo động về vũ khí hạt nhân của Nga: Ý nghĩa và Ảnh hưởng

Đỗ Kim Thêm

4-3-2022

Nga biểu dương một loại vũ khí nguyên tử Topol-M trong một cuộc thao diễn quân sự. Nguồn ảnh: DPA

Chính phủ Đức cung cấp cho Ukraine vũ khí Liên Xô để bắn hạ máy bay Nga

NTV

Hiếu Bá Linh, biên dịch

3-3-2022

Tên lửa đất đối không Strela đang hoạt động. Nguồn:dpa

Theo các nguồn tin trong Bộ Kinh tế Đức, Bộ này đã phê duyệt việc chuyển giao 2.700 tên lửa phòng không “Strela” cho Ukraine.

Hội thảo “Sau Thảm Họa Formosa, Xây Dựng Lại Những Cộng Đồng Ven Biển” tại Đại học UCI ngày 3-3-2022

Tạ Dzu

3-3-2022

Vào lúc 5h – 6h30 chiều thứ Năm, ngày 3-3-2022, sẽ có cuộc hội thảo “Sau Thảm Họa Formosa, Xây Dựng Lại Những Cộng Đồng Ven Biển” (In the Wake of Formosa Plastics Rebuilding Coastal Communities) do phân khoa Environmental Injustice của trường Đại học Irvine (UCI) tại quận Cam, phối hợp với hội JFFV (Justice For Formosa Victims – Công lý cho Nạn nhân Formosa) tổ chức.

Người hiền – Đại tá Phạm Quế Dương (Phần 3)

Phạm Đình Trọng

3-3-2022

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Bà Đỗ Thị Cư, người bạn đời của Người Hiền – Đại tá Phạm Quế Dương. Ảnh: FB tác giả

3. MƯỜI CHÍN THÁNG TÙ VÌ THỰC HIỆN QUYỀN CÔNG DÂN ĐƯỢC HIẾN PHÁP 1992 BẢO ĐẢM Ở ĐIỀU 69

Vì sao Vladimir Putin đã bại trận rồi

Guardian

Tác giả: Yuval Noah Harari

Trần Gia Huấn, chuyển ngữ

1-3-2022

Cuộc chiến chưa tới một tuần tuổi, nhưng dường như Vladimir Putin đang lao vào một thất bại lịch sử. Putin có thể thắng ở mọi trận đánh, nhưng hắn thua cả một cuộc chiến. Giấc mơ của Putin là xây dựng lại tân đế chế Nga bằng cách bám víu lấy những điều dối trá, rằng Ukraine không phải là một quốc gia thật sự, rằng Ukraine không hẳn là một dân tộc, và dân cư của Kyiv, Kharkiv, Lviv sẽ hân hoan, khát khao chờ đón đoàn xe tăng Nga tiến vào giải phóng.

Lãnh đạo Việt Nam hãy nhìn Ukraine để điều chỉnh chiến lược đu dây của mình

Jackhammer Nguyễn

2-3-2022

Đoàn xe tăng của Nga dài 40 dặm, ì ạch đi vào thủ đô Ukraine. Nguồn: Time và CNN

Một đoàn xe tăng Nga dài đến 40 dặm ì ạch tiến bên ngoài thủ đô Kiev của Ukraine. Gần hai ngày trời, đoàn xe này không tiến được bao nhiêu vì hư hỏng và … hết xăng!

Valery Gergiev, nhạc trưởng nổi tiếng người Nga bị Đức sa thải

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

2-3-2022

Valery Gergiev (phải), cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nga – Sergei Shoigu và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một buổi triển lãm quân sự. Nguồn: IMAGO images

Cảm nhận về đất nước và con người Nga ngày nay

Trịnh Hải

2/3/2022

Trải nghiệm của tôi về nước Nga có nhiều khác biệt so với những gì tác giả Nguyễn Đình Đăng viết trong bài Đừng lẫn lộn người dân Nga, đất nước Nga với chế độ của những người cai trị họ, ngày 1/3/22.

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra

Der Spiegel

Tác giả: Von Matthias Gebauer, Fritz Schaap Konstantin von Hammerstein

Hiếu Bá Linh, chuyển ngữ

1-3-2022

Xe tăng Nga bị phá hủy ở Ukraine. Nguồn: Anatolii Stepanov / AFP

Lời người dịch: Tuần báo Der Spiegel, một tuần báo có tiếng và uy tín nhất nước Đức, hôm 28/2 có đăng một bài báo phân tích về những sai lầm và thất bại của quân đội Nga, từ đó dự đoán một viễn cảnh leo thang quân sự, với những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra đối với Ukraine. Sau đây là bản dịch:

Con vẹt ở Bộ Ngoại giao và hai con vẹt mang hàm tướng

Phạm Đình Trọng

1-3-2022

Độc tài Putin phát động chiến tranh xâm lược Ukraine. Thế giới văn minh đùng đùng nổi bão táp lên án quân Nga xâm lược và phẫn nộ vạch mặt tên tội phạm chiến tranh Putin. Chính phủ các nước đồng loạt và liên tiếp áp đặt những hình thức trừng phạt nặng nề kẻ xâm lược và hối hả viện trợ từ giọt máu nhân đạo cứu người dân Ukraine bị bom đạn sát thương, giúp đồng tiền cho cuộc sống hàng ngày đến quả tên lửa vác vai giúp nhân dân Ukraine bắn xe tăng quân xâm lược.

Điểm báo quốc tế về diễn biến chiến cuộc ở Ukraine

Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch

28-2-2022

Tổng thống Wolodymyr Selenskyj tuyên bố tử thủ tại Kiew trong bài diễn văn ngày 27/2. Nguồn ảnh: uncredited/dpa

Chiến cuộc leo thang đầy kinh ngạc khi Tổng thống Nga Wladamir Putin loan báo quyết định đặt lực lượng vũ khí hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động. Trong một buổi nói chuyện với các tướng lãnh trên đài truyền hình, Putin cho biết quyết định này là do “các thái độ gây hấn của khối NATO và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây”.

Nhìn Ukraina, nghĩ về Việt Nam

Hà Sĩ Phu

28-2-2022

Xung đột Nga – Ukraina làm nổi lên mấy điều cần phân biệt. Việt Nam gần gũi với Ukraina và Đài Loan hay gần gũi với Nga và Trung Quốc? Nền văn hóa Nga và Trung Hoa có đáng yêu không? Nhân dân Nga và nhân dân Trung Hoa có đồng nhất với nhà nước Nga và Trung Quốc không? Một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn thì nên và phải ứng xử thế nào?

Chiến tranh Nga – Ukraine: Bom đạn bên ấy, “khói lửa” bên này

RFA

Đinh Hoàng Thắng

27-2-2022

Hình chụp hôm 26/2/2022: Một xe thiết giám của Nga bị cháy trong trận chiến với quân Ukraine ở Kharkiv. Nguồn: AFP

Có cả đồng tình lẫn lên án Nga

Trông người lại nghĩ đến ta – Nhìn Ukraina ngẫm ra nước mình

Mạc Văn Trang

27-2-2022

Putin tổng thống Nga đem quân đánh Ukraina – một nước độc lập, có chủ quyền và yêu cầu hạ vũ khí đầu hàng thì sẽ đàm phán! Rõ là lý lẽ của kẻ mạnh. Dù với lý do gì, đây cũng là cuộc chiến phi nghĩa, không thể chấp nhận.

Người hiền – Đại tá Phạm Quế Dương (Phần 2)

Phạm Đình Trọng

27-2-2022

Tiếp theo Phần 1

Phạm Quế Dương năm 2018. Ảnh: Phạm Đình Trọng

2. HỘI NHÂN DÂN ỦNG HỘ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CHỐNG THAM NHŨNG

Thử nhìn nước Nga một cách độ lượng

Joaquin Nguyễn Hòa

27-2-2022


Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga trả lời phỏng vấn tại dinh thự ở bang Gorki bên ngoài Moscow, Nga, hôm 25/2/2022. Nguồn: Sputnik / Yulia Zyryanova / Pool via REUTERS

Ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, tuyên bố nước Nga không cần quan hệ ngoại giao với phương Tây.

SWIFT, vũ khí hạt nhân trong tài chánh

Nhã Duy

26-2-2022

Trong vài ngày qua, đòn trừng phạt tài chánh nặng nề nhất là SWIFT, được xem như một vũ khí hạt nhân trong lãnh vực tài chánh, đang được Hoa Kỳ cùng phe đồng minh bàn luận xem có thể áp dụng lên Nga hay không? Có lẽ đây cũng là dịp để tìm hiểu thêm về SWIFT.

Những sự thật về mối quan hệ giữa NATO và Nga (Phần 2)

NATO

Thục Quyên, phỏng dịch

27-2-2022

Tiếp theo phần 1

III/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về sự cộng tác giữa NATO và Nga:

Hoang tưởng 8: NATO phá hoại an ninh bằng cách đình chỉ hợp tác thực tế với Nga.

Sự thật: Năm 2014, NATO đã đình chỉ mọi hợp tác thực tế với Nga để đáp trả các hành động gây hấn của họ ở Ukraine. Sự hợp tác này bao gồm các dự án ở Afghanistan, chương trình chống khủng bố và hợp tác khoa học. Các dự án này đã mang lại kết quả theo thời gian, nhưng việc tạm dừng chúng không làm suy yếu an ninh của Liên minh hoặc giảm khả năng chống lại các thách thức như khủng bố.

NATO đã nói rõ vẫn tiếp tục tìm kiếm một mối quan hệ mang tính xây dựng với Nga. Nhưng sự cải thiện trong quan hệ giữa NATO và Nga phụ thuộc vào sự thay đổi rõ ràng và mang tính xây dựng trong các hành động của Nga – một hành động thể hiện sự tuân thủ luật pháp quốc tế và các cam kết quốc tế của Nga.

IV/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về sự bành trướng của NATO

Hoang tưởng 9: Nga có quyền yêu cầu bảo đảm rằng Ukraine và Georgia sẽ không gia nhập NATO

Sự thật: Mọi quốc gia có chủ quyền đều có quyền lựa chọn các thỏa thuận an ninh cho mình. Đây là nguyên tắc cơ bản của an ninh châu Âu và là nguyên tắc mà Nga cũng đã ký kết chấp thuận (xem Đạo luật cuối cùng của Helsinki) (1).

Khi ký Đạo luật Căn bản NATO – Nga, Nga cũng cam kết duy trì “tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia và tôn trọng quyền tự nhiên của họ trong việc lựa chọn các phương tiện để bảo đảm an ninh của mình“. Ukraine và Georgia có quyền lựa chọn liên minh của mình và Nga, theo những thỏa thuận do chính Nga nhiều lần ký kết, không có quyền ra lệnh cho lựa chọn đó phải theo ý của Nga.

NATO bác bỏ mọi ý tưởng tạo lại những vùng ảnh hưởng ở Âu châu – chúng đã là một phần của lịch sử và nên thuộc về lịch sử.

Hoang tưởng 10: NATO có căn cứ trên khắp thế giới

Sự thật: Cơ sở hạ tầng quân sự của NATO bên ngoài lãnh thổ của các nước Đồng minh chỉ giới hạn trong các khu vực mà Liên minh đang tiến hành các sứ mạng. Thí dụ, NATO có các cơ sở quân sự ở Kosovo để thực hiện sứ mạng của KFOR (Kosovo Force) là gìn giữ hòa bình.

NATO cũng có các văn phòng liên lạc dân sự ở các nước đối tác như Georgia, Moldova, Ukraine và Nga. Đây không thể được coi là “căn cứ quân sự”.

Các nước trong Liên minh có riêng các căn cứ ở nước ngoài trên cơ sở các thỏa thuận song phương và nguyên tắc đồng ý của nước chủ nhà, trái ngược với các căn cứ của Nga trên lãnh thổ Moldova, Ukraine và Georgia.

V/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về thái độ của NATO đối với Nga

Hoang tưởng 11: NATO thổi phồng sự sợ hãi về các cuộc tập trận của Nga

Sự thật: Mọi quốc gia đều có quyền tiến hành các cuộc tập trận, nhưng điều quan trọng là chúng phải được tiến hành một cách minh bạch và phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế. Để thúc đẩy tính minh bạch, các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác tại Âu châu OSCE, bao gồm cả Nga, cam kết tuân thủ các quy định của Văn kiện Vienna. Nếu một cuộc tập trận có sự tham gia của ít nhất 9.000 nhân viên, thì cuộc tập trận phải được thông báo, và nếu nhân sự từ 13.000 trở lên, thì các quan sát viên của OSCE phải được mời tham dự cuộc tập trận.

Những lo ngại của NATO về các cuộc tập trận của Nga là kết quả trực tiếp của sự thiếu minh bạch của Nga. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga chưa bao giờ chấp nhận sự quan sát những cuộc tập trận theo đúng tiêu chuẩn của Văn kiện Vienna.

Nga cũng đã thực hiện các cuộc tập trận nhanh và lớn, bao gồm hàng chục ngàn quân, để đàn áp tinh thần các nước láng giềng. Cách hành xử này làm tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin. Cuộc tấn công của Nga vào Georgia năm 2008 và việc sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 đã được che đậy như là các cuộc tập trận chớp nhoáng.

Hoang tưởng 12: NATO là một dự án địa chính trị của Hoa Kỳ

Sự thật: NATO được thành lập vào năm 1949 bởi mười hai quốc gia có chủ quyền: Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Kể từ đó, NATO đã phát triển và hiện nay có 30 nước đã tự quyết định tham gia vào tổ chức. Tất cả các quyết định trong NATO đều được thực hiện bởi sự đồng thuận, có nghĩa là một quyết định chỉ có thể được đưa ra nếu mọi nước Đồng minh chấp thuận nó.

Tương tự, quyết định cho bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động do NATO dẫn đầu hoàn toàn tùy thuộc quốc gia đó và theo các thủ tục pháp lý của riêng quốc gia đó. Không thành viên nào của Liên minh có thể quyết định việc triển khai bất kỳ lực lượng nào của một nước Đồng minh khác.

Hoang tưởng 13: NATO đã cố gắng cô lập hoặc loại trừ Nga

Sự thật: Trong hơn ba thập niên, NATO đã không ngừng nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác với Nga.

NATO bắt đầu tiếp cận, đề nghị đối thoại thay vì đối đầu, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở London vào tháng 7 năm 1990 (2). Những năm tiếp theo, Liên minh đã thúc đẩy đối thoại và hợp tác bằng cách thành lập Quan hệ Đối tác vì Hòa bình (PfP Partnership for Peace) và Hội đồng Đối tác Euro – Đại Tây Dương (EAPC Euro – Atlantic Partnership Council), cho toàn châu Âu tham dự, bao gồm cả Nga.

Năm 1997, NATO và Nga đã ký Đạo luật Sáng lập về Quan hệ , Hợp tác và An ninh, thành lập Hội đồng Liên hiệp Thường trực NATO-Nga. Vào năm 2002, hội đồng này đã được nâng cấp thành Hội đồng NATO – Nga (NRC, NATO – Russia Council) (3).

NATO chủ tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Đôi bên đã cộng tác về các vấn đề, từ chống ma tuý và chống khủng bố, đến cứu hộ tàu ngầm và lập kế hoạch khẩn cấp dân sự. Tuy nhiên, vào tháng 3/2014, trước những hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, NATO đã đình chỉ hợp tác thực tế với Nga. Nhưng song song, NATO vẫn mở các kênh liên lạc với Nga. Hội đồng Nga – NATO vẫn là một nền tảng quan trọng để đối thoại. Đó là lý do tại sao Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã mời tất cả các thành viên của Hội đồng NATO – Nga tham dự một loạt các cuộc họp nhằm cải thiện an ninh ở châu Âu.

Hoang tưởng 14: NATO lẽ ra phải giải tán sau Chiến tranh Lạnh

Sự thật: Tại Hội nghị thượng đỉnh London năm 1990, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí: “Chúng ta cần tiếp tục sát cánh cùng nhau, để kéo dài nền hòa bình lâu dài mà chúng ta đã có được trong 4 thập niên qua”. Đây là sự lựa chọn của những nước có chủ quyền và hoàn toàn phù hợp với quyền phòng vệ tập thể theo Hiến chương Liên Hiệp quốc.

Kể từ đó, 16 quốc gia khác đã chọn gia nhập NATO. Liên minh đã thực hiện các nhiệm vụ mới và thích ứng với những thách thức mới, đồng thời tiếp tục tuân theo các nguyên tắc cơ bản về an ninh, phòng thủ tập thể và ra quyết định bằng sự đồng thuận.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Brussels vào tháng 6 năm 2021, NATO đã đồng ý cùng tăng cường để hiện đại hóa và thích ứng hóa Liên minh, vạch ra lộ trình cho thập niên tới và sau đó. Khái niệm “Chiến lược tiếp tục” của NATO sẽ là kế hoạch chi tiết cho sự thích ứng này. Vào thời điểm cạnh tranh toàn cầu gia tăng, Âu châu và Bắc Mỹ tiếp tục cùng nhau đứng vững trong NATO. Những thách thức an ninh mà Liên minh phải đối mặt quá lớn và không quốc gia hoặc châu lục nào có khả năng một mình gánh vác.

Cùng với nhau, các nước trong NATO sẽ tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ hơn 1 tỷ người.

VI/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về Hoạt động của NATO

Hoang tưởng 15: Hoạt động của NATO ở Afghanistan là một thất bại

Sự thật: NATO đang tiến hành đánh giá trung thực và rõ ràng về sự can dự tại Afghanistan, xem xét lại điều gì đã có hiệu quả và điều gì không hiệu quả. Ngoài ra, còn có những câu hỏi khó cần đặt ra cho cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn.

NATO đã dẫn đầu các nỗ lực quân sự ở Afghanistan trong nhiều năm, nhưng không chỉ riêng nỗ lực quân sự. Các chính phủ quốc gia, Liên minh châu Âu và Liên Hiệp quốc, cũng đã đầu tư rất nhiều vào việc cố gắng phát triển và xây dựng một Afghanistan tốt đẹp hơn. Tất cả chúng ta đều đang đối diện những câu hỏi khó trả lời.

Đồng thời, cũng nên ghi nhận những thành tựu đáng kể đã đạt được. NATO đã ngăn Afghanistan trở thành nơi trú ẩn an toàn cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Từ năm 2001, không có cuộc tấn công khủng bố nào từ Afghanistan chống lại các quốc gia Âu – Mỹ. Cộng đồng quốc tế, được hỗ trợ bởi sự hiện diện quân sự của NATO, cũng đã giúp tạo điều kiện đẩy mạnh các tiến bộ kinh tế và xã hội đáng kể.

Không thể dễ dàng đảo ngược những lợi ích này mà chúng ta có thể thấy từ vai trò của thế hệ trẻ, phụ nữ và các phương tiện truyền thông tự do hiện nay tại Afghanistan. Tuy NATO không còn quân đội hiện diện, cộng đồng quốc tế vẫn có đòn bẫy đối với Taliban, bao gồm các công cụ tài chính, kinh tế và ngoại giao. NATO sẽ tiếp tục buộc Taliban giải trình về những trường hợp khủng bố, và về vấn đề tự do và nhân quyền.

Hoang tưởng 16: Hoạt động của NATO tại Libya là bất hợp pháp

Sự thật: Chiến dịch do NATO lãnh đạo đã được khởi động theo thẩm quyền hai Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (UNSCR), 1970 và 1973. Cả hai đều chiếu theo Chương VII của Hiến chương LHQ và cả hai đều không bị Nga phản đối.

UNSCR 1973 ủy quyền cho cộng đồng quốc tế “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết” để “bảo vệ thường dân và các khu vực dân cư bị đe dọa tấn công”. Đó là những gì NATO đã làm, với sự hỗ trợ chính trị và quân sự của các quốc gia trong khu vực và các thành viên của Liên đoàn Ả Rập.

Sau xung đột, NATO đã hợp tác với Ủy ban Điều tra Quốc tế của LHQ về Libya. Cơ quan này không phát hiện có vi phạm UNSCR 1973 hoặc luật pháp quốc tế, mà thay vào đó kết luận “NATO đã tiến hành chiến dịch với độ chính xác cao và chứng minh quyết tâm tránh thương vong cho dân chúng”.

Hoang tưởng 17: Hoạt động của NATO tại Kosovo là bất hợp pháp

Sự thật: Chiến dịch của NATO tại Kosovo xảy ra sau hơn một năm nỗ lực ráo riết của Liên Hiệp quốc và Nhóm Liên lạc (Contact Group), trong đó Nga là thành viên, nhằm mang lại một giải pháp hòa bình.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc nhiều lần đánh giá cuộc thanh trừng sắc tộc tại Kosovo và con số ngày càng cao những người tị nạn là mối đe dọa cho nền hòa bình và an ninh quốc tế. Một chiến dịch của lực lượng Đồng minh NATO được khởi động nhằm ngăn chặn các làn sóng vi phạm nhân quyền và giết hại dân thường theo quy mô lớn và kéo dài.

Sau chiến dịch không kích, Liên Hiệp quốc ủy nhiệm (UNSCR) (4) cho lực lượng KFOR của NATO, ban đầu bao gồm cả Nga, trọng trách bảo vệ Hoà bình, tạo dựng một môi trường an toàn và an ninh tại Kosovo.

______

(1) https://www.osce.org/helsinki-final-act

(2) https://www.nato.int/cps/en/natolive/official_texts_23693.htm

(3) https://www.nato.int/cps/en/natolive/official_texts_25468.htm

(4) https://www.un.org/en/ga/search/view_doc.asp?symbol=S/RES/1244(1999)

Cuộc chiến của Putin nhắc nhở chúng ta nền dân chủ tự do đáng được bảo vệ ra sao

Washington Post

Tác giả: Fareed Zakaria

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

24-2-2022

Nhân viên cứu hỏa chữa dập lửa tại một tòa nhà bị đánh bom ở thị trấn Chuguiv, miền đông Ukraine vào ngày 24-2. Nguồn: Aris Messinis/AFP via Getty Images

Cuộc xâm lược hoàn toàn không bị khiêu khích, không chính đáng, vô đạo đức của Nga vào Ukraine dường như đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên – một kỷ nguyên bắt đầu với sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào năm 1989.

Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đó, những ý tưởng của phương Tây về chính trị, kinh tế và văn hóa đã lan rộng trên toàn thế giới, phần lớn không bị tranh giành, và sức mạnh của Mỹ đã củng cố hệ thống quốc tế đó. Đó không phải là thời kỳ yên bình – hãy nghĩ đến các cuộc chiến ở Nam Tư và Trung Đông. Nhưng đó là thời điểm mà quyền lực Mỹ và nền dân chủ tự do dường như chiến thắng, và hệ thống quốc tế dường như hoạt động hợp tác hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây trong lịch sử.

Pax Americana (Hòa bình Mỹ) bắt đầu suy yếu vì nhiều lý do, bao gồm sự trỗi dậy của các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, thảm họa ở Iraq và Afghanistan, và các cuộc khủng hoảng tài chính và dân chủ ở phương Tây. Nhưng động lực gây rối nhất chính là sự trở lại của một nước Nga đế quốc, quyết tâm tái tạo phạm vi ảnh hưởng mà nước này có thể thống trị các nước láng giềng. Trong thập niên qua, nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin là kẻ phá hoại địa chính trị lớn nhất của thế giới, tích cực nỗ lực phá hủy hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ.

Đối với nhiều nhà bình luận, cuộc khủng hoảng hiện tại là bằng chứng cho thấy hệ thống này đã sụp đổ và thời đại dân chủ chỉ là một ảo tưởng ngắn ngủi. David Brooks viết rằng, “lịch sử đang quay trở lại với chủ nghĩa man rợ”. Robert Kagan nói rằng “rừng rậm“ đang phát triển trở lại. Nhưng liệu kiểu nhìn bi quan đó có chính đáng không? Tôi hy vọng nhiều hơn rằng, trong tin tức khủng khiếp ngày hôm nay có một số nguồn lực tích cực mạnh mẽ.

Rốt cuộc, điều gì đã gây ra cuộc khủng hoảng này ngay từ đầu? Điều này rất đơn giản: Người Ukraine khao khát được sống trong một xã hội dân chủ, cởi mở. Chúng ta đừng quên điều gì đã khiến Putin phẫn nộ và khiến ông ta xâm lược Ukraine lần đầu tiên vào năm 2014. Đó không phải là tuyên bố của Ukraine mong muốn trở thành thành viên NATO; đó là những nỗ lực của chính phủ Kyiv (một chính phủ thân Nga vào thời điểm đó) để hoàn tất một “hiệp định liên kết” (association agreement) với Liên minh Châu Âu. Khi tổng thống Ukraine cuối cùng không ủng hộ thỏa thuận này – dưới áp lực từ Nga – ông đã được chào đón bởi các cuộc biểu tình dữ dội trên đường phố và quốc hội đã bỏ phiếu bãi nhiệm ông. Đó là điều đã kích hoạt cuộc xâm lược đầu tiên của Putin vào Ukraine.

Ukraine không đơn độc trong việc lựa chọn con đường thân phương Tây. Trong ba thập niên qua, hầu hết các quốc gia là một phần của khối Liên Xô, từ nước này tới nước khác, đã chọn trở thành quốc gia cởi mở, tự do, dân chủ và tư bản chủ nghĩa hơn. Không có nước nào là hoàn hảo – một số còn xa cách – nhưng từ các nước Baltic đến Bulgaria, từ các nước lớn như Ba Lan đến các nước nhỏ bé như Moldova, hầu hết đều áp dụng một số phiên bản của chính trị dân chủ và kinh tế mở, dựa trên thị trường. Đã có những trượt dốc ở các nước như Hungary và Ba Lan. Nhưng xét trên bình diện rộng, sự dịch chuyển của các quốc gia đó đối với các giá trị phương Tây kể từ năm 1989 chắc chắn là một sự khẳng định sức sống của dự án dân chủ tự do.

Phản ứng của Putin là một nỗ lực tàn bạo, đẫm máu để ngăn chặn làn sóng dân chủ hóa này. Ông ấy đã theo dõi một cách kinh hãi khi phong trào này quét qua Ukraine, Georgia và thậm chí vào năm 2020, sang Belarus, nơi đã trải qua các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn nhất trong lịch sử ngắn ngủi của quốc gia đó. Họ đã bị đàn áp dã man, với sự giúp đỡ từ Nga, và giờ đây Putin có thêm một quốc gia mà ông có thể duy trì quyền kiểm soát chỉ bằng sự sợ hãi và vũ lực.

Đối với trật tự quốc tế tự do, nó có nhiều người bảo vệ hơn người ta có thể tưởng tượng. Tuyên bố hùng hồn nhất ủng hộ nó được đưa ra vào tuần này tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, không phải từ một trong những cường quốc phương Tây trong phòng họp, mà là từ đại sứ Kenya tại Liên Hiệp Quốc, Martin Kimani.

Ông nói rằng, hầu như tất cả các quốc gia ở Châu Phi đều có đường biên giới thiệt không hoàn mỹ. Chúng được vạch ra bởi các thế lực thuộc địa, thường chia rẽ các nhóm dân tộc và ngôn ngữ. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng, các nhà lãnh đạo châu Phi đã quyết định rằng họ sẽ sống với những biên giới không hoàn hảo của họ, bởi vì nếu thách thức chúng, sẽ có một loạt các cuộc chiến tranh và nổi dậy bất tận. Thay vào đó, các quốc gia này đã chọn tôn trọng luật pháp quốc tế và hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Kimani nói: “Thay vì hình thành các quốc gia theo quá khứ lịch sử với một hoài niệm nguy hiểm, chúng tôi đã chọn hướng tới một sự vĩ đại mà chưa một quốc gia và dân tộc nào của chúng tôi từng biết đến“.

Xa cách châu Âu, mấu chốt của vấn đề giữa Trung Quốc và Đài Loan là gì? Thực tế là người dân Đài Loan muốn sống trong một xã hội cởi mở, tự do và họ lo sợ lối sống của họ sẽ bị chế độ độc tài cộng sản bóp nghẹt.

Tôi không muốn giảm thiểu những rắc rối mà chủ nghĩa dân chủ và tự do phải đối mặt. Gần 25 năm trước, tôi đã ghi nhận với sự báo động về sự trỗi dậy của “nền dân chủ phi tự do” và đặc biệt nhấn mạnh vào bước ngoặt tồi tệ mà Nga (trong số các quốc gia khác) đang thực hiện. Tôi đã thấy sự xói mòn các giá trị dân chủ tự do mà tôi yêu quý ở đất nước tôi sinh ra, Ấn Độ, và đất nước mà tôi là một người nhập cư tự hào, Hoa Kỳ.

Nhưng những gì phản ứng dữ dội này cho thấy là nền dân chủ tự do và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ cần được bảo vệ – một cách mạnh mẽ, thậm chí táo bạo. Với tiếng nói của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy quá lớn, có vẻ như các giá trị tự do có rất ít người sẵn sàng bảo vệ chúng một cách không nao núng.

Đối với những người chăm chú đến các vấn đề của nền dân chủ tự do hơn là lời hứa hẹn của nó, tôi nói: “Hãy để họ đến Ukraine“. Người dân Ukraine đang cho chúng ta thấy rằng, những giá trị đó – của một xã hội cởi mở và một thế giới tự do – có thể đáng để chiến đấu và thậm chí chết vì nó.

Câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta là, chúng ta sẽ làm gì để giúp họ?

Đảng vận

Nguyễn Đình Cống

26-2-2022

Đảng vận dùng theo nghĩa là vận động Đảng làm việc gì đó. Đảng có ‘Dân vận’ thì dân có ‘Đảng vận’. Đứng đầu Ban Dân vận của Đảng trước đây là các ông như Xuân Thủy, Vũ Oanh, Nguyễn Văn Linh, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Minh Triết v.v… nhưng gần đây toàn là các bà như Tòng Thị Phóng, Hà Thị Khiết, Trương Thị Mai, Bùi Thị Minh Hoài.

Những sự thật về mối quan hệ giữa NATO và Nga (Phần 1)

NATO

Thục Quyên, phỏng dịch

26-2-2022

Kể từ khi Nga bắt đầu các hành động gây hấn với Ukraine, các quan chức Nga đã cáo buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) một loạt các mối đe dọa và hành động thù địch.

Người hiền – Đại tá Phạm Quế Dương (Phần 1)

Phạm Đình Trọng

25-2-2022

Đại tá Phạm Quế Dương và tác giả Phạm Đình Trọng. Nguồn: Phạm Đình Trọng

Từ hơn năm nay biết sức khoẻ của người Anh, đại tá Phạm Quế Dương mỗi ngày một kém đi, tôi đã nhờ một người thân cũng rất quí trọng Anh Phạm Quế Dương cùng ở phố Lý Nam Đế, thường xuyên đến thăm Anh Phạm Quế Dương, thường xuyên cho tôi biết tin về người Anh thân yêu Phạm Quế Dương của tôi.

Điểm báo quốc tế về chiến tranh ở Ukraine

Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch

25-2-2022

Chiến tranh bùng nổ ở Ukraine. Chính phủ Ukraine đã chính thức tuyên bố tình trạng chiến tranh khi Thiết giáp xa và Không lực Nga đã vượt qua biên giới và tấn công một căn cứ quân sự của Ukraine. Tin sơ khởi cho biết, có ít nhất 8 người chết. Cộng đồng quốc tế đã có phản ứng dữ dội đối với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận hai nước tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk, cũng như gởi quân Nga tới Ukraine.