Hưởng ứng quan điểm của Thủ tướng

Nguyễn Đình Cống

10-3-2022

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính ngày 9 tháng 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra quan điểm: “Đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển”. Đó là một quan điểm hợp lòng dân.

Nhiều người có nhận xét rằng, nền hành chính của Việt Nam chủ yếu “hành là chính”. Vừa qua, khi làm hồ sơ tự ứng cử vào Quốc hội, tôi biết rõ thêm người có việc đến cửa chính quyền đã bị ‘hành’ như thế nào. Tôi đã viết bài “Biết về thế sự trong chăn”, chỉ ra một số cách ‘hành’ của vài cán bộ có quyền hành. Những cách đó “đúng quy trình”, nhưng phản đạo lý, phản khoa học.

Nghe nói ông Chính, khi làm lãnh đạo ở Quảng Ninh đã có một số cải cách hành chính thành công. Chỉ mới nghe thôi chứ chưa biết thực tế như thế nào. Hy vọng rằng thông tin tốt phản ảnh đúng sự thật.

Nói được là hay rồi, nhưng làm được như thế nào còn phụ thuộc nhiều điều kiện. Nếu làm không đúng thì không khéo tốn công, tốn của, chỉ để thay cái sai này bằng cái sai khác. Việc bỏ ra nhiều ngàn tỷ để chống ngập ở TP HCM và cải cách giáo dục là các dẫn chứng sinh động.

Vậy cần làm gì, làm như thế nào để cải cách hành chính đạt hiệu quả. Chắc rằng Thủ tướng cũng đã có một số biện pháp, tuy vậy, với tinh thần “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” tôi xin nêu một số ý kiến cá nhân để những ai quan tâm có thể trao đổi.

Thứ nhất là phải có điều tra khách quan để rõ người ta đã “hành” như thế nào mà người bị hành không biết kêu ai, không được bảo vệ, còn người hành thì vô can. Nguyên nhân cơ bản nào tạo ra  điều kiện và con người sẵn sàng “hành” người khác.

Việc tạo ra “một cửa” trong các cơ quan có tạo được một số thuận lợi cho dân, nhưng vẫn nặng về hình thức. Nhiều nơi chỉ một cửa nhưng có nhiều khóa. Rồi ở trong một cửa ấy là người nào, phẩm chất của họ như thế nào, các quy trình, quy định mà họ vận dụng đúng sai, hay dở đến đâu.

Thứ hai là phải vạch ra được những tác hại nặng nề nhiều mặt của  những văn bản kém chất lượng, của những con người kém phẩm chất, làm hủy hoại đạo đức và quan hệ giữa dân với chính quyền, làm suy yếu chính quyền, làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế, văn hóa. Phải kết luận được việc “hành” dân là có tội. Để ngăn ngừa tội lỗi nói chung cần có biện pháp liên hoàn “bốn không” (không muốn, không thể, không dám, không cần). Vậy trong cải cách hành chính sẽ gồm những vấn đề gì, bắt đầu từ đâu.

Phải chăng bắt đầu từ con người. Đầu tiên là người được đào tạo để làm việc hành chính. Họ được học để trở thành con người năng động, sáng tạo, biết làm chủ các văn bản hay là làm nô lệ của nó, chỉ biết làm như một robot tầm thường (không có trí thông minh). Rồi đến những người đang làm việc. Họ đã có phẩm chất cần thiết đến đâu. Phải quan tâm đến trách nhiệm, nghĩa vụ mà đừng quá nhấn vào “phục vụ”.

Thứ ba là hệ thống văn bản pháp quy. Hệ thống này được các cơ quan hành pháp soạn, cần rà soát kỹ và bãi bỏ nhiều điều không cần, cứng nhắc.

Thứ tư, rất quan trọng. Để làm những việc trên không nên giao cho Bộ Nội vụ, những người đã có quán tính nặng nề về những điều do họ nghĩ ra. Phải lập một tổ gồm khoảng chục người có am hiểu sâu sắc về luật pháp, nhân quyền, dân quyền, thành thạo việc nghiên cứu khoa học xã hội, làm việc trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng. Họ làm việc như thực hiện một đề tài khoa học, một chương trình cải cách hành chính. Bộ Nội vụ có trách nhiện phản biện. Có như thế mới mong đề ra được những biện pháp hữu hiệu để cải cách. Tôi đã tưởng tượng rằng, nếu được giao lãnh đạo tổ này thì sẽ làm những việc gì, làm như thế nào. Để tránh dài dòng xin không viết ra đây.

Thứ năm, về Ban chỉ đạo. Xét kỹ ra không cần lập một ban như vậy. Thủ tướng có thể giới thiệu một vài người làm cố vấn cho tổ công tác.

Để làm tốt mọi việc, lãnh đạo phải chọn được người có phẩm chất phù hợp. Nếu vì một lý do nào đó mà chọn sai người thì chưa làm đã biết chắc sẽ thất bại.

Một công việc của Quốc gia, dù có hay, có quan trọng đến đâu, chỉ có thể thực hiện được khi nó biến thành nhận thức sâu sắc và tình cảm mạnh của những người đứng đầu Nhà nước, họ sẽ truyền cảm hứng và quyết tâm cho cấp dưới và toàn dân. Nếu không được như vậy, mọi chuyện chỉ là hô khẩu hiệu, hô xong rồi để yên đó.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

    • Thì tôi nghe cụ Cống phát biểu, cũng thật sự là khoái cái lỗ nhĩ, tương tự như khi xem Chính Ba Đò biểu diễn nghệ thuật trong đám Chọi Chó Ba đình !

    • Nhớ lời Tổng thống Ngụy về mấy bác Cộng Sản chân chính hông ? Đôi khi nên đọc mấy trí thức nhà mềnh, cũng vui ra phết . Đúng, diễn trò cả . Nhưng cái cách họ diễn cũng mua vui được nửa trống canh .

  1. chúng nó cải cách hành chánh là một cách gọi khác của đuổi việc, giãm nhân sự vì hết tiền trả lương chứ chẳng nhắm vào mục đích tốt lành gì đâu mà khen

  2. Rất cảm phục tiếng nói tâm huyết xuất phát từ niềm tin vững chắc, hổng gì lay chuyển nổi của Gs Nguyễn Đình Cống với Đảng . Không còn gì để nói, chỉ muốn bổ sung vài điều

    – Cải cách hành chính phải theo sát tình hình cụ thể của Việt Nam, bởi vì nếu áp dụng cải cách hành chính nhưng dựa theo 1 tình hình của 1 nơi hoàn toàn khác Việt Nam thì càng cải cách lại càng phá Đảng

    – Phải học & làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tất cả mọi chuyện, cải cách hành chính lại càng phải học & làm theo kỹ lưỡng hơn . Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn giữ đoàn kết trong Đảng như giữ con ngươi của mình, và “Không sợ thiếu, chỉ sợ chia không đều”

    – Phải nắm vững nguyên tắc sự băng hoại/thoái hóa của Đảng là tai họa của dân tộc . Thoái hóa có nghĩa chuyển sang phía tư bản, phía Ngụy . No bueno. Cải gì thì cải, đừng bao giờ đi theo vết xe đổ của Ngụy . Đi theo vết xe đổ của Ngụy là đi ngược lại với lòng dân, kể cả những ai đang to mồm đại diện cho dân & các chuyên gia chích đùi của họ

    – Cần tham khảo chặt chẽ những nước có điều kiện giống mình, nhất là những nước xã hội chủ nghĩa đã thành công trong cải cách hành chính & đạt được những kết quả cực kỳ khả quan

    – Đúng-sai là những khái niệm có tính linh hoạt, cũng như biên giới của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, khá co giãn, thậm chí lúc ẩn lúc hiện . Ở đây, đúng có nghĩa phù hợp với Ta, giữ được đoàn kết trong Đảng & giữa các Đảng . Bảo đảm an ninh cho Đảng, và nhất là hổng làm Đảng thoái hóa, băng hoại . Đó là những tiêu chuẩn để đánh giá đúng-sai . Chớ hổng phải cứ giống Ngụy là đúng, nếu hổng nói là sai bét nhè

    – Về chuyện nói & làm, chủ xị việt nghiên cứu triết học Hồ Chí Minh Nguyễn Khắc Mai đã nhận xét Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rất hay, nhà giáo nhân dân Phạm Toàn khẳng định là chân lý . Nên chăng Ta áp dụng umbrella solution là trở về với thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ? 30 năm còn có chiến thắng huy hoàng chấn động địa cầu . Sau 4 chục năm Đổi Mới, chỉ só trí não của trí thức nhà mềnh là chấn động địa cầu thui . Đảng đek có cái gì để show cả, văn học cũng không, kinh tế cũng bù trất … Ngoài bể phốt gần bục của đám doanh nhân, mà tiến sĩ Nguyễn Quang A là deadbeat dad.

    • Phát biểu gì thì phát, chứ đừng nên cái dell gì cũng lôi “Ngụy” vào !
      Bởi một sự thật khó chối bỏ, là sau khi Mỹ cắt viện trợ (1972), thì chỉ sau 3 năm, VNCH bị “nuốt chửng” !
      Và càng khơi lại, thì chỉ càng buồn cười mà thôi !
      Văn hoá, giáo dục blah…blah…có thể đã thoát ‘nền văn hoá phong kiến lạc hậu’, nhưng sự kiên cường yêu nước không chịu sống quỳ, thì còn phải học Ukraine nhiều lắm .

      • Rất đúng . Đảng CỘNG SẢN đừng bao giờ đi theo vết xe đổ của Ngụy . Phò Mỹ bài Trung chính là chủ trương nhất quán & xuyên suốt của Ngụy . Nhớ, theo con đường Ngụy đi là chết có ngày .

        • NGU QUÁ !!!
          Nếu thật sự NGUỴ phò Mỹ, thì đã không bị Mỹ bán đứng cho Trung cộng !!!
          Bản thân Trung cộng muốn “dạy VN một bài học”, thì cũng phải sang Mỹ để “dò la xem Mỹ có bán đứng Bắc Việt” như đã từng bán đứng Sài gòn hay không rồi mới “xua quân sang đánh” đấy !
          Cho nên, chính vì Phò Mỹ bài Trung chỉ “xuyên suốt ở cái lỗ mồm”, nên Bắc Việt mới có đủ cơ hội để đập chết cái bọn “phò Mỹ xuyên suốt” ấy đấy !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây