Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Ai là người chịu trách nhiệm chính?

Hàn Vĩnh Diệp

3-9-2018

Anh bạn vong niên của tôi đến thăm và đưa cho mượn tác phẩm “Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng” (Những tâm sự của nhà thơ Tố Hữu). Anh bạn nguyên là cán bộ Tuyên giáo tỉnh, mới nghỉ hưu. Anh nói: Khi tác phẩm này ra đời, ở cơ quan anh cũng phổ biến một thông tri của Ban tư tưởng – văn hóa (Ban tuyên giáo) TW do trưởng ban Nguyễn Khoa Điềm ký, vạch rõ tính chất phản động của tác phẩm và yêu cầu ban Tuyên giáo các cấp hướng dẫn đảng viên, cán bộ, nhân dân không lưu hành.

Người tị nạn Đông Nam Á đã giúp hình thành hệ thống tái định cư của Mỹ như thế nào

NBC News

Tác giả: Agnes Constante

Dịch giả: Trúc Lam

20-4-2020

Người tị nạn Campuchia tại một trong trại ở vùng biên giới được thành lập năm 1979 tại biên giới Thái Lan – Campuchia. Nguồn: Berta Romero-Fonte

Năm 2020, kỷ niệm 45 năm người tị nạn Đông Nam Á đến Hoa Kỳ, hiện vẫn là nhóm lớn nhất được tái định cư kể từ đó.

Michael Cohen dự đoán, Trump sẽ ‘không bao giờ rời nhiệm sở một cách ôn hòa’ vì ông ta sợ bị vô tù

Business Insider

Tác giả: Tom Porter

Dịch giả: Dương Lệ Chi

14-8-2020

Lời người dịch: Michael Cohen là luật sư riêng của ông Trump suốt 12 năm, từ năm 2006-2018. Ông Cohen nổi tiếng qua chuyện giúp Trump ém nhẹm các vụ bê bối tình dục, như vụ Trump quan hệ với cô Stormy Daniels, diễn viên phim người lớn, bằng cách trả cho cô $130.000 và trả $150.000 cho Karen McDougal, một người mẫu Playboy khác, để bịt miệng hai cô trước kỳ bầu cử tổng thống.

Tất Thành Cang nhận nhiệm vụ mới: Cái tát vào mặt dân!

BTV Tiếng Dân

1-4-2019

Trái với dự đoán của nhiều báo “lề đảng” và “lề dân”, cho rằng ông Tất Thành Cang sau khi bị cách chức Phó Bí thư Thành ủy TP HCM thì chỉ còn chờ ngày “nhập kho”, tương tự như các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn… Thế nhưng tại hội nghị lần thứ 26 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành Hồ chiều 30/3/2019, ông Tất Thành Cang được phân công nhiệm vụ mới: Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công trình Lịch sử TP HCM!

Hiệp định Genève (20-7-1954) không đề cập đến tổng tuyển cử

Trần Gia Phụng

30-7-2018

Vừa qua, trong kỳ thi Trung học Phổ thông ở trong nước, điểm thi môn lịch sử thấp hơn bao gờ cả. Lý do đơn giản là vì học sinh không thích học môn lịch sử nên không thuộc lịch sử và điểm thi môn lịch sử bị thấp. Hiện nay, học sinh trong nước không thích học môn lịch sử vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN) dùng môn lịch sử để tuyên truyền cho chế độ, sửa đổi, bóp méo lịch sử để phục vụ chính trị, phục vụ đảng CS, nên học sinh chán học môn lịch sử của CS.

Đoạn phim Trung Quốc tuyên truyền ‘chủ quyền’ Biển Đông lọt ra rạp VN?

LTS: Trong khi lãnh đạo CSVN không dám đưa chuyện chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa, dạy cho các em học sinh, mà chỉ mới đưa chủ quyền hai quần đảo này vào chương trình địa lý, thì Trung Quốc không chỉ đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào sách giáo khoa dạy cho cho học sinh của họ, mà họ còn in trên bản đồ, in trên quả địa cầu, phổ biến khắp thế giới.

Ông Nhị Lê, xin hãy vượt lên

Nguyễn Đình Cống

22-9-2019

Ông Nhị Lê, tên thật Phạm Đình Bảng, cựu Phó TBT Tạp chí Cộng sản. Nguồn: VNN

Tạp chí Cộng sản tháng 8/2019 đăng bài của ông Nhị Lê: “Đối thoại, nhưng đối diện với… chính mình”. Bài báo đã nêu lên được một số ý kiến hay, đó là:

Vấn đề của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Phần 1)

Tạ Dzu

28-4-2018

“Bốn chữ tự nhiên kinh tế mâu thuẫn lẫn nhau, vì kinh tế bao giờ cũng bao hàm một thủ đoạn nhân vi, trái ngược với hai chữ tự nhiên” – (Lý Đông A, Nền Triết Học Chính Thống)

Năm 2013, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), ông Nguyễn Phú Trọng, trong lần tham dự bàn về dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã phát biểu rằng “…Đổi mới chỉ là giai đoạn, còn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.

Tranh đấu của sinh viên Huế là trong sáng? Im lặng của Thầy Trí Quang là theo Chánh pháp? Các vấn đề còn lại của người trong cuộc

Gellert Nguyễn

18-11-2019

Trong cuộc thảo luận do Ban Việt Ngữ của đài BBC tổ chức về sự im lặng của Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quang vừa viên tịch, Tiến sĩ Thái Kim Lan và Giáo sư Võ Văn Ái, hai nhân vật quan trọng am tường về phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1963 đã lên tiếng.

A-Pếch, A-Piếc, có nhiều điều ai cũng biết, mà khối anh như tớ lại cóc biết!

Tô Hải

6-11-2017

APEC, nó là cái chi chi dzậy?

Thiệt tình là do cái sự dốt nát về ba cái chuyện kinh tế kinh tiếc, nên ngay từ khi nó mới được thành lập cách đây 28 năm (1989) do ông tư bản Úc có sáng kiến dựng nên nó với cái tên mà tớ:

1- Ngay từ lúc đọc lên đã thấy đầy tính “gài bẫy” cho mấy anh kinh tế “nghéo rớt mùng tơi”, ôm vào mà lệ thuộc toàn diện (cả về chính trị), chứ chẳng phải như cái tên của nó chỉ đơn thuần là economic cooperation (hợp tác kinh tế) không dính líu gì đến… politic (chính trị) cả đâu!

Đấu đá nội bộ trước và sau phiên họp Trung ương 6 của Đảng CSTQ

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

23-11-2021

Hội nghị TƯ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra một nghị quyết rất kỳ lạ; cái gọi là nghị quyết lịch sử đảng bắt chước các triều đại trước (Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình) nhưng lại không giống. Theo cách thức của hai “Nghị quyết lịch sử” ĐCSTQ của các triều đại trước, lẽ ra nghị quyết sau phải phủ nhận các nghị quyết trước rồi tạo ra lãnh đạo cốt lõi và lộ trình mới cho tương lai. Đó là phương pháp truyền thống mà ĐCSTQ sử dụng để viết lại lịch sử đảng hầu tạo dựng hình ảnh vĩ đại cho bản thân. Đây là ý định của Tập Cận Bình khi áp dụng hình thức viết sử đảng này.

Đáng tiếc, Tập Cận Bình không có được khí thế như hai “Nghị quyết lịch sử” đầu tiên của ĐCSTQ, cũng không có uy tín như hai lãnh tụ cốt lõi đầu tiên, chưa kể là cần có một lộ trình mới mà có thể được toàn ĐCSTQ đồng thuận. Vì vậy, ngay cả khi trước phiên họp Trung ương 6 của Khóa 19 ĐCSTQ, đã có sự phản kháng mạnh mẽ với hơn 500 ý kiến ​​được đưa ra và những thay đổi cơ bản đã được thực hiện.

Mặc dù với sự trợ giúp của trợ lý Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) người đã gầm lên như sấm, ông Tập vẫn không thể trấn áp được phe đối lập. Ngay cả khi Tập Cận Bình giao cho chính mình làm trưởng nhóm biên soạn, ông ấy cũng không thể bắt mọi người đồng ý những gì mà ông ấy muốn đưa vào nghị quyết.

Tất cả những thất bại này chứng minh rằng, cái gọi là sự quan sát của các phương tiện truyền thông nước ngoài nói rằng ông Tập đang kiểm soát mọi thứ, chỉ là một luồng dư luận được hướng dẫn bởi sự tuyên truyền với tầng suất cao của ĐCSTQ đưa ra thế giới bên ngoài, chứ không phải tình hình thực tế trong cái hộp đen.

Trước Hội nghị TƯ 6 của Ban Chấp hành Trung ương, cuộc đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ đã được giấu trong hộp đen và không được biết đến với thế giới bên ngoài. Chỉ là các phương tiện truyền thông bên ngoài bị lừa dối bởi sự tuyên truyền của ĐCSTQ ra thế giới nên mới tung hô cho Tập Cận Bình. Từ một số báo cáo sau TƯ 6, người ta được biết rằng nội dung tranh luận rất gay gắt, vượt xa khỏi thói quen thông thường của sự ù lì, và cuối cùng dẫn đến thất bại ý định của Tập Cận Bình. Điều này đã đẩy cuộc đấu tranh nội bộ ĐCSTQ lên một cao trào mới.

Trước phiên họp TƯ 6 và sau khi nghị quyết mà về cơ bản đã được hoàn thiện, manh mối của cuộc đấu đá nội bộ bắt đầu được phơi bày. Bởi vì Truơng Cao Lệ (Zhang Gaoli), người có lập trường cứng rắn và có sức khỏe tốt duy nhất trong phe Giang Trạch Dân, đã mạnh mẽ nhất lên tiếng phản đối việc phủ nhận đường lối của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, và tình nhân của ông ta trong nhiều năm đã phàn nàn về ông ta trên mạng xã hội. Xuất phát từ một tranh chấp tình yêu rất cá nhân, và tòa án có thể đã dễ dàng giải quyết, nhưng truyền thông đã thổi phồng với màu sắc chính trị.

Sau đó, khi các tổ chức và các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin ồn ào, nó đã trở thành một vụ xì căng đan quốc tế lớn làm xấu mặt nhà nước ĐCSTQ và ảnh hưởng đến Thế vận hội Olympic 2022. Có thể nói, Tập Cận Bình đã nâng một tảng đá nhưng tảng đá lại đập vào chân ông ta. Ông ta không biết phải trả lời như thế nào, tiến thoái lưỡng nan. Điều này thậm chí còn khiến những phát ngôn nhân của đội chiến lang ĐCSTQ sửng sốt, và thậm chí còn bắt đầu nói những điều vô nghĩa. Dư luận quốc tế, kết hợp vụ án nhà báo công dân (bà Zhang Zhan làm tin về Covid và bị bắt giam), vụ mất tích của Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei) v.v… khiến Ủy ban Trung ương ĐCSTQ trở nên rối ren.

Trước khi vụ án của cô Bành Súy (Peng Shuai) tố cáo Trương Cao Lệ bị chìm xuống, và thậm chí trước khi vụ án được đưa đơn, giờ đây chúng ta lại đọc được về đứa con ngoài giá thú của Tập Cận Bình. Điều này cũng giống như khi họ thổi phồng về vụ án sinh con ngoài giá thú của Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) và vụ án tham nhũng nghìn tỷ đô la, dẫn đến việc Vương phải từ chức. Liệu làn sóng xì căng đan này có dẫn đến việc Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập từ chức hay không? Thật khó để nói. Nói tóm lại, bầu không khí hiện tại rất bất lợi cho ông Tập.

Lý do đằng sau việc Vương Kỳ Sơn từ chức vài năm trước là do Vương muốn nắm quyền lãnh đạo, bằng cách dựa vào việc chống tham nhũng để xây dựng uy tín của mình và hiện thực hóa những lý tưởng chưa hoàn thành của Chu Dung Cơ (Zhu Rongji). Hậu quả là, với sự kết hợp giữa những kẻ có quyền lực và đứng sau hậu trường, cùng sự kết hợp bên trong và những quốc gia bên ngoài đã đánh Vương tơi tả, cho đến khi ông ta phải buồn bã từ chức, chỉ còn giữ chức phó chủ tịch nước không có quyền lực. Người Trung Quốc thường gọi đó là “Nghiệp báo kiếp này”.

Lần này, bầu không khí mà Chủ tịch Tập đang phải đối mặt thậm chí còn tồi tệ hơn. Ông ta đã xúc phạm toàn bộ giới có ưu thế trong ĐCSTQ, trong chính phủ, quân đội, giới học giả và giới kinh doanh, nhưng cùng lúc không mang lại nhiều lợi ích cho người dân Trung Quốc bình thường. Tập đã phủ nhận đường lối cải cách của Đặng và Giang và chào hàng đường lối độc tài của Mao Trạch Đông. Rõ ràng, điều này khó cho cả Đảng CS và cả nước chấp nhận. Vì vậy, trong ván cờ quyết liệt trước Phiên họp TƯ 6, người ta đã kỳ vọng vào chiến thắng của phe chống Tập.

Vì ông Tập muốn làm sống lại hệ thống hoàng đế truyền thống (quân chủ), nên về mặt logic, ông phải chấp nhận cái gọi là mô hình Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình (tư bản triều đình) đây là mô hình truyền thống của nền chính trị chuyên quyền quản lý nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, chế độ độc tài độc đảng của ĐCSTQ là mô hình của chế độ nông nô (phong kiến) và nó không thể kết hợp với mô hình truyền thống tiên tiến hơn (của tư bản triều đình). Vì không có tính chính đáng của sự kế thừa và hệ tư tưởng Nho giáo phù hợp, cái gọi là mô hình Đặng Tiểu Bình đã không kế thừa tính chính đáng, ngoài việc kế thừa một siêu tham nhũng.

Đây là một mô hình nghịch lý. Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn cố hữu này? Các học giả và chuyên gia không có câu trả lời. Với trí tuệ ở cấp lãnh đạo lữ đoàn (chỉ huy chừng 3,000 đến 5,000 quân) ông Tập tin rằng con đường chuyên quyền cực đoan và độc tài cá nhân mà Mao Trạch Đông đi, cuối cùng là con đường phù hợp với đặc điểm Trung Quốc và có thể khiến người dân thường phải tuân theo.

Thật không may, người Trung Quốc ngày nay không phải là những người cuối đầu tuân phục như thời kỳ tiền Thanh, và giới có ưu thế hiện nay cũng không phải là tín đồ của Tân Nho giáo (thuộc triều đại nhà Tống và nhà Minh). Nên tất cả chúng ta hãy ngồi thưởng thức dưa hấu và tiếp tục xem tuồng diễn đang đến hồi gay cấn.

Biểu tình hay không biểu tình

Tương Lai

9-8-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 73

Mấy người bạn đến thăm vì nghe nói tôi bị mệt. Quanh ấm trà nóng, câu chuyện cũng nóng lên xoay quanh chủ đề “biểu tình” hay “không thèm biểu tình nữa”. Lý lẽ của chuyện “không thèm biểu tình nữa” xem ra thắng thế. Nhấp từng ngụm trà đang nguội dần, tôi im lặng lắng nghe. Nghe để suy ngẫm về cái lý “không thèm biểu tình” nhằm tìm ra cái logic của lập luận: “Chúng nó hèn với giặc, ác với dân, đàn áp chúng ta, những người yêu nước chống xâm lược, rồi tung ra luận điệu đừng làm mất an ninh, mất ổn định, đã có đảng và nhà nước lo. Nay, mất đảo, mất biển, mất giếng dầu, lâm vào thế yếu ngoài biển phải tìm về đất liền, buộc phải hô hào biểu tình để làm áp lực và tranh thủ dư luận quốc tế. Tôi không thèm biểu tình, để chúng nó lo xem sao”.

Thượng tôn pháp luật: Chính quyền phải làm gương

Đỗ Thành Nhân

16-1-2019

Đi nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, mọi người đều thấy treo giăng câu khẩu hiệu “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Người nghĩ ra nó chắc không ngoài mục đích nhắc nhở mọi người trong xã hội phải tuân thủ pháp luật. Riêng cán bộ, công chức, đảng viên còn phải thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nữa!

Nhân “hiện tượng Thủy Tiên”

Mạc Văn Trang

27-10-2020

Hiện tượng cô ca sỹ Thuỷ Tiên đứng ra kêu gọi cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, chỉ trong vòng hơn một tuần, thu được 150 tỉ đồng, gây xôn xao dư luận xã hội. Sự kiện đó nói lên nhiều điều.

Tin Biển Đông: Bản đồ lưỡi bò liên tục xuất hiện trong các ấn phẩm của Việt Nam

BTV Tiếng Dân

19-10-2019

Hải Dương 8 đang ở đâu?

Lúc 6h29′, ông Phạm Thắng Nam cho biết, lúc 18h44′ tối 18/10/2019, tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 18 và bắt đầu đường khảo sát thứ 19. Lúc 6h07′ sáng 19/10/2019, Hải Dương 8 đã hoàn thành 2/3 đường khảo sát thứ 19. Đường khảo sát này nằm sát vĩ tuyến N 14° 18′ và ở vị trí ngang với vịnh Vũng Mới, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Lột xác

Nguyễn Đan Quế

28-1-2020

Vật chất và tinh thần con người là hai mặt của Sinh năng; Sinh năng là một phần của Vũ trụ năng; Vũ trụ năng trực tiếp ảnh hưởng trên Sinh năng; Tinh thần và vật chất hỗ tương tác động và có thể hoán chuyển lẫn nhau qua Sinh năng.

Chết dưới tay Trung Hoa

Trần Giao Thủy

4-4-2020

Peter Navarro viết cuốn “Death by China” có thể đã làm nhiều người hiểu lầm, nhất là những người Việt Nam hay những người gốc Việt căm thù Tầu với vô số lý do, và vẫn còn lẫn lộn giữ chính quyền cộng sản Hoa lục với người dân Trung Hoa. Trong kỳ đại dịch COVID-19 này, có nhiều sự kiện có thể giúp người ta hiểu rõ hơn “Death by China” kiểu Navarro nghĩa là gì.

Trật tự kinh tế thế giới: Trung Quốc đã kết thúc toàn cầu hóa như thế nào?

Spiegel

Tác giả: Henrik Müller 

Biên dịch: Vũ Ngọc Yên

26-7-2020

Trong thương mại quốc tế không chỉ nói đến sự trao đổi hàng hóa, mà còn bàn luận về sự tín nhiệm và các giá trị.

Vũ ‘nhôm’ trốn chạy như thế nào?

Lê Hồng Hà

15-9-2018

Gần cả tuần lưu lại ở thành phố HCM để tìm đường trốn chạy, nhưng trinh sát BCA theo rát quá, Vũ ‘Nhôm’ đành quay về Đà Nẵng.

Xin kêu gọi các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN

Nguyễn Đình Cống

9-10-2019

Hội nghị Trung ương 11, nơi các đại biểu chỉ biết giơ tay đồng ý thông qua. Photo Courtesy

Kính thưa các vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN,

Các vị đang họp Hội nghị 11 để bàn nhiều việc quan trọng. Vậy xin hỏi, các vị có biết không việc Trung Quốc đem tàu khảo sát và vài chục tàu chiến vào quần thảo ở Bãi Tư Chính và rất gần bờ biển VN liên tiếp trong 3 tháng nay? Các vị có cho rằng đây là việc quan trọng, liên quan đến vận mệnh đất nước không?

Chúng ta đều có lỗi với Afghanistan

Foreign Affairs

Tác giả: Michael McKinley

Chuyển ngữ: Sinh Saigon

16-8-2021

Nhìn Mỹ đánh bom Taliban tại dãy núi Tora Bora, Afghanistan, tháng 12/2001. Ảnh: Erik de Castro/ Reuters

Chu Hảo “kiêu ngạo cộng sản” và “công thần”?

Mạc Văn Trang

24-10-2019

Tối 20 tháng 10/2019 chương trình Thời Sự trên VTV1 buổi 19h (giờ Vàng của VTV1 được tiếp sóng khắp 63 đài truyền hình các tỉnh và truyền ra quốc tế), diễn ra một sự kiện đặc biệt, ai cũng phải chú ý. Đó là màn “đấu tố” Thiếu tướng, Anh hùng Lê Mã Lương và GS Chu Hảo về “tội” “KIÊU NGẠO CỘNG SẢN” và “CÔNG THẦN”.

Xin đừng vội trách

Nguyễn Đình Cống

27-1-2021

Trong bài “Cầm bút và im lặng trước cái xấu” tác giả Lâm Bình Duy Nhiên, trách một số người cầm bút ở VN, trong lúc mạnh dạn phê phán các sai lầm của cộng sản lại “im lặng trước cái xấu của chính người Việt trong vụ bầu cử ồn ào tại Mỹ vừa qua. Đó là một lời trách vội vàng.

Kamala Harris, một lựa chọn chiến lược của đảng Dân Chủ

Nhã Duy

12-8-2020

Chiều thứ Ba ngày 11 tháng 8, cựu Phó tổng thống Joe Biden chính thức thông báo, nữ Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris của tiểu bang California đã được ông mời chọn làm ứng viên phó tổng thống, đứng chung vào liên danh trong cuộc tranh cử tổng thống 2020.

Xác nào là em tôi?

Trung Nguyễn

28-10-2019

Cả nước đang xôn xao về vụ 39 người chết trong xe container trên đường nhập cư lậu vào nước Anh. Cảnh sát Anh đang điều tra nhưng có lẽ xác suất rất cao là phần lớn, hoặc tất cả, những người chết đều là người Việt Nam.

Nhị thể hóa thiết chế nguyên thủ

Hoàng Tự Minh

13-12-2018

Tháng 10-2018 tôi có đọc một bài báo hay trên Tiếng Dân, “Ghi chú vài thiết chế về nguyên thủ hiện nay” của tác giả Nguyễn ChươngMt, khi đó ông Trọng vẫn trung thành với cái từ ngữ nhất thể hóa, sau đó ông cho biến mất và thay bằng cái mác “một thân già hai vai gánh vác non sông”.

Đôi điều suy ngẫm

Mạc Văn Trang

23-9-2018

Có bạn trách tôi, sao lại thờ ơ trước đại sự: Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần? Xin được bầy tỏ đôi điều.

Làm gì để chuyển đổi một chế độ độc tài?

Nguyễn Huy Vũ

17-6-2018

Khi hỏi câu này, nhiều người sẽ nhanh chóng trả lời rằng hãy kêu gọi nhân dân xuống đường và một cuộc bất tuân dân sự kéo dài có thể nhanh chóng làm sụp đổ chế độ. Thật vậy, sự sụp đổ của các chế độ cộng sản và độc tài từ châu Âu cho tới châu Phi đều có chung một đáp án, đó là khi mà sự xuống đường của nhân dân đủ lớn kêu gọi một sự thay đổi chế độ thì sau đó, cùng với sự nhập cuộc của quân đội, sự thay đổi đó sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng.

Vì sao Việt Nam im lặng trước công hàm ngày 17/4 của Trung Quốc?

Trương Nhân Tuấn

30-7-2020

Trở lại vụ “cuộc chiến công hàm” ở Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp quốc. Cùng ngày 29 tháng 7 hai quốc gia Mã lai và Trung Quốc gởi công hàm lên Tổng thư ký LHQ.

Ý nghĩa thực tế của ngày 30/4 là gì?

Trung Nguyễn

29-4-2019

Gần ngày 30/4, “báo chí cách mạng” như báo Quân đội Nhân dân lại có những bài viết nhằm phản bác lại những quan điểm mà họ cho là trái ngược với họ. Thử dạo qua những trang thông tin điện tử của báo Công an hay thậm chí của đảng Cộng sản thì cũng không thấy báo nào có hẳn chuyên đề về “chống diễn biến hòa bình” hay “phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” như của báo Quân đội Nhân dân. Có thể nói báo Quân đội Nhân dân, cái loa của các tướng lãnh cộng sản, là tờ báo lo lắng nhất về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ, chứ không phải là bên Công an, An ninh.