Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Chạy chức (Kỳ 3)

Phạm Đình Trọng

27-11-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Phải chăng như thế là đu dây?

Nguyễn Đình Cống

27-8-2021

Lâu nay, nhiều người cho rằng lãnh đạo nhà nước Việt Nam đang chọn cách đu dây giữa các cường quốc. Họ nghĩ rằng chọn cách đó là khôn ngoan. Tôi lại nghĩ hơi khác, rằng chỉ nên xem đu dây là giải pháp tình thế, tạm thời, vì đó là sự khôn ngoan của kẻ yếu thế mà láu cá, chứ không phải cách hành xử lâu dài của người thông minh.

Vụ AVG: Không làm rõ trách nhiệm của Tô Lâm thì tất cả mới chỉ là một nửa sự thật

Thuỳ Dương

13-9-2019

Bộ trưởng Công an Tô Lâm (trái) và cựu Bộ trưởng Bộ Truyền thông – Thông tin Trương Minh Tuấn. Ảnh trên mạng

Kết luận điều tra vụ Mobifone mua AVG vừa mới công bố, cho ta cái nhìn toàn diện về tệ nạn tham nhũng đang hoành hoành trên đất nước Việt Nam. Rồi đây, khi thời gian lùi xa, AVG vẫn sẽ là vụ án lịch sử. Không chỉ ở quy mô, tầm vóc của tham nhũng, đưa và nhận hối lộ; không chỉ ở hậu quả khủng khiếp về kinh tế, chính trị, xã hội mà nó gây ra, AVG còn là vụ án được bày đặt công phu, có phân vai, có lớp lang rõ ràng. Có người tung, kẻ hứng nhịp nhàng, khẩn trương và đồng bộ.

Thủ tướng nên đi thăm chi nhánh Tòa Trọng tài Thường trực ở Hà Nội thay vì Nghĩa trang Vị Xuyên

Trương Nhân Tuấn

1-6-2023

Trên BBC sáng nay có bài nói về chuyện thủ tướng Phạm Minh Chính đi “thắp nhang” các liệt sĩ ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị xuyên. Theo suy diễn của BBC, qua cách giựt tít: “Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính” thì người ta có thể hiểu rằng, chuyện thắp nhang cho các liệt sĩ của thủ tướng và chuyện Trung Quốc gây hấn ở Biển đông có liên quan với nhau.

Về người Mỹ gốc Việt trong chính trường Mỹ

Trương Nhân Tuấn

30-11-2020

Các quốc gia châu Á nhấp nhỏm chờ coi ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong nội các Biden. Về đối ngoại người ta đã đoán ra. Nội các Biden sẽ “hàn gắn” lại những đổ vỡ với châu Âu, gây ra do thái độ phách lối, can thiệp thô bạo vào nội bộ quốc gia khác cũng như các hành vi “ngồi xổm” lên luật và tập quán quốc tế của Trump.

Bị bắt cóc ở Bá-linh, tố tụng ở Việt Nam

Spiegel

Hùng Hà chuyển ngữ

22-1-2018

Bị bắt đi và bị kết án

Việt Nam, một trong những chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới, ngày càng bị đàn áp hơn. Điều này được cho thấy qua việc bắt cóc và kết án một thương gia từ Bá-linh.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phòng xử án. Ảnh: AFP/ Vietnam News Agency

Tại tòa, Trịnh Xuân Thanh cảm ơn đám cai ngục đã giúp ông ta lấy lại được cân nặng bình thường; ông này đã bị gầy đi nhiều, là kết quả của cú sốc về những việc đã xảy ra. Vào tháng Bảy, Trịnh đã bị bắt cóc từ nơi đang lưu vong là Bá-linh. Tại Việt Nam, người này phải hầu tòa vì lý do tham nhũng; và đã phán ông ta án chung thân cấm cố.

Vài tư liệu và dữ liệu cần biết nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden đến Hà Nội

Kim Văn Chính

8-9-2023

1. Việt Nam nổi tiếng về ngoại giao đu dây mà Tổng Bí thư gọi là “ngoại giao cây tre”. Dù nó là đu dây hoặc cây tre, nhưng xét về nhiều khía cạnh, nó còn hơn nền ngoại giao và chính trị “ngọn lau” của Thái Lan. Nhờ đó mà khoảng hai chục năm nay, Việt Nam bứt phá khá nhanh trên bản đồ Đông Nam Á, nhiều mặt đang vượt cả Thái Lan, Malaysia, cả về kinh tế và chính trị – ngoại giao…

Trước đây, đu dây chủ yếu giữa Nga (Liên Xô) và Trung Quốc. Ngày nay, đu dây còn lại chủ yếu giữa Trung Quốc và Mỹ. Nga đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.Đó là sự tiến bộ và mới cho Việt Nam.

Hãy thử so sánh: Cùng là nước theo Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng Bắc Triều Tiên bây giờ vẫn còn loay hoay giữa hai đầu dây Trung Quốc và Nga.

Cuba còn chả có đầu dây nào mà đu. Một thân một mình chết đói giữa tiềm năng to lớn…

2. Gọi là đu dây, nhưng sự độc lập trong chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam luôn được coi là vấn đề sinh tử. Nhiều người ngoài cuộc hoặc đứng ngoài không biết, gì cứ bình loạn lung tung…

Trong lịch sử triều đại hiện nay, ai lộ rõ là tay sai, làm việc cho ngoại bang, dù ngoại bang đó là anh em đối tác chiến lược toàn diện, là một đầu dây để đu… đều bị triệt hạ rất cương quyết, không khoan nhượng. Từ Hoàng Văn Hoan, Chu Văn Tấn, kể cả Võ Nguyên Giáp (liên đới vụ án Xét Lại Chống Đảng), rồi Hoàng Minh Chính, Lê Khả Phiêu, Hà Phan, gần đây là Phùng Quang Thanh, Đinh Thế Huynh… Tất cả các nhân vật đó với số phận cuối đời đều ít nhiều có yếu tố liên quan đến ngoại bang…

Kể ra vậy để biết yếu tố dân tộc tự quyết của nền chính trị đương đại Việt Nam là yếu tố rất mạnh mẽ.

3. Trung Quốc và Việt Nam ngày nay là hai quốc gia riêng biệt, có chủ quyền.

Sự can thiệp và âm mưu của Trung Quốc là rất lớn và thâm hiểm. Họ cũng đã đạt được nhiều kết quả thực tế như lấn chiếm, khống chế, bồi lấp các đảo ở Biển Đông của Việt Nam để xây dựng căn cứ quân sự của họ theo bản đồ đường 10 đoạn… Nhưng họ không thể ngang ngược can thiệp vào quyền tự quyết của Việt Nam.

Hồi Việt Nam gia nhập WTO, họ có can thiệp khá thô bạo là vì họ muốn Việt Nam phải gia nhập sau họ.

Còn trong chừng mực Việt Nam vẫn giữ hòa khí với Trung Quốc, việc Việt Nam quyết định các vấn đề đối ngoại và đối nội, không chống lại Trung Quốc trực tiếp, thì họ vẫn phải tôn trọng.

Do vậy: Việt nam đã có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, thì hoàn toàn có quyền thiết lập quan hệ như vậy với Mỹ, Úc…

Hiện nay VN có quan hệ với Mỹ ở cấp độ thấp nhất: “ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN”. Trong khi nhu cầu phát triển và xu thế thời đại, mối quan hệ cần nâng thêm hai bậc, thành “ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN”.

Trung Quốc không thể có quyền gì, hoặc lý lẽ gì để cản trở Việt Nam thực hiện đường lối ngoại giao đó.

4. Các cấp độ quan hệ ngoại giao của Việt Nam (từ cao nhất xuống thấp nhất):

– Quốc gia có quan hệ đặc biệt: Lào và Campuchia.

– Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược. Tới nay, chỉ có 4 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) và Hàn Quốc (2022).

– Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự. Số lượng đối tác chiến lược loại này đang gia tăng nhanh chóng.

Hiện nay Việt Nam có 13 nước là đối tác chiến lược gồm: Nhật Bản, Tây Ban Nha (2009); Anh (2010); Đức (2011); Italy (1/2013), Thái Lan (6/2013), Indonesia (6/2013), Singapore (9/2013) và Pháp (9/2013); Malaysia và Philippines (2015); Úc (2018); New Zealand (2020).

– Đối tác toàn diện: Là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai. Tới năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 13 quốc gia: Mỹ (2013); Nam Phi (2004); Chile, Brazil và Venezuela (2007); Argentina (2010); Ukraine (2011); Đan Mạch (2013); Myanmar và Canada (2017); Hungary (2018); Brunei và Hà Lan (2019).

KẾT: Ông Biden bỏ công sức mấy ngày và hàng chục chuyến chuyên cơ bay nửa vòng trái đất, chỉ để đến Việt Nam theo lời mời và tín hiệu từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chắc chắn kết quả phải nâng mức quan hệ đối tác.

Nâng nhẹ 1 nấc thì thành: ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

Nâng hẳn 2 nấc mới thành ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN.

Mời mọi người thảo luận xem triển vọng thế nào?

Bác Trọng đã từng làm được những việc ít người ngờ đến, biết đâu lần này lại làm tiếp một việc lớn nữa?

Nhớ lại hồi cụ LÊ DUẨN rất to mồm huyênh hoang, nhưng khi cụ quay ngoắt sang chống Tàu theo Nga thì không phải là tìm ĐỐI TÁC mà là ĐÓI TÁC.

Cả làng đói ăn bo bo thay cơm.

Mà an ninh quốc gia đâu có giữ được…

Lính chết hàng chục vạn người vì chọn sai ĐÓI TÁC.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh án Nguyễn Hòa Bình và hệ thống tư pháp Việt Nam

Đào Tăng Dực

27-11-2023

Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, hệ thống pháp luật vô cùng nghiêm minh. Các chánh án (thuộc ngành tư pháp) hoàn toàn độc lập đối với lập pháp (tức quốc hội) và hành pháp (tức chính phủ). Thêm vào đó, để bảo đảm tư cách độc lập, nhiệm kỳ của các thẩm phán sẽ trọn đời, đến khi muốn về hưu hoặc mất trí năng, hoặc mất khả năng thi hành trách nhiệm.

GS Lê Xuân Khoa Về “Hiện Tình Đất Nước Và Dân Tộc”

Nguyễn Thị Thanh Bình

14-12-2018

Trong bài viết này, nhiều phần tôi không xem nó đơn thuần là một tường thuật, dù khá đầy đủ những chi tiết của cuộc hội luân đã ghi rõ trong Thư Mời, được tổ chức tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào đầu tháng 12 năm nay.

Đảng sẽ tiếp tục thu hoạch được gì từ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”?

Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

19-5-2021

Hồ Chí Minh là cha đẻ của chính quyền Cộng sản Việt nam hiện nay. Mặc dù ông ta đã về với Karl Marx và Lenin hơn nửa thế kỷ qua, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông không bị lớp bụi thời gian che phủ mà vẫn tiếp tục được thần thánh hóa để phủ bóng lên đời sống chính trị và xã hội của đất nước.

Ukraine có thể chiến thắng bằng cách nào

FAZ

Tác giả: Konrad Schuller

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

11-11-2023

Tóm tắt: Tướng lĩnh có chức vụ cao nhất trong quân đội Ukraine, đã đưa ra những so sánh đen tối với chiến tranh chiến hào trong Thế chiến thứ Nhất. Các tướng lĩnh NATO nhìn thấy một lối thoát và đòi Đức giao tên lửa hành trình “Taurus”.

Tranh ghế và “diễn” tại Quốc hội khoá 15

Trần Kỳ Khôi

11-6-2021

Chiều 10/6/2021, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã họp báo, công bố Nghị quyết về kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá 15. Theo đó, cử tri đã bầu đủ 500 ĐBQH khoá 15, tuy nhiên có một đại biểu không được xác nhận tư cách trúng cử, nên chỉ có 499 ĐBQH trúng cử, gồm 207 đại biểu Trung ương và 292 đại biểu địa phương.

Hồng Kông tự do: Vấn nạn cho bá quyền Trung Cộng

Vũ Ngọc Yên

21-11-2019

Mùa hè năm 2019, hàng trăm ngàn người Hồng Kông đã xuống đường phản kháng Dự luật dẫn độ “tội phạm hình sự” về Trung Cộng do chính quyền Hồng Kông đề xuất. Người dân chống đối vì lo sợ sự độc lập của hệ thống tư pháp của Hồng Kông sẽ bị bãi bỏ nếu Dự luật được thông qua.

Nguyên văn bài phát biểu của Tổng thống đắc cử Joe Biden

Dịch giả: Trúc Lam

7-11-2020

Hỡi những đồng bào Mỹ của tôi, người dân đất nước này đã lên tiếng.

Đại Chiến Lược của Trung Quốc: Khuynh hướng, quỹ đạo và cạnh tranh dài hạn

RAND Corp

Nhóm tác giả: Andrew Scobell, Edmund J. Burke, Cortez A. Cooper III, Sale Lilly, Chad J. R. Ohlandt, Eric Warner, J.D. Williams

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

Giới thiệu: Đây là bài tóm lược công trình nghiên cứu dài 154 trang của RAND Corp, được đưa ra cuối tháng 7/2020.

Học ở đâu để làm Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước?

Lê Văn Đoành

27-9-2023

Trong nhiều chương trình “Tư vấn mùa thi” cho các trường phổ thông trung học ở Việt Nam, ban tổ chức thường đối mặt với câu hỏi của các học sinh: “Học trường nào để làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước?” Các thành viên Ban tổ chức “bó tay”, không trả lời được, hoặc không dám trả lời.

Tự do tôn giáo có giới hạn không? (Phần II)

Thục Quyên

20-1-2022

Tiếp theo phần I

Điều khoản 18 ICCPR và diễn giải của Ủy ban Nhân quyền LHQ

Lực lượng 47 – hạt nhân của quá trình tự diễn biến trong quân đội

Trung Nguyễn

3-1-2018

Lực lượng 47. Ảnh: internet

Tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 ngày 25/12, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, cho biết, có lực lượng bảo vệ an ninh tư tưởng trong quân đội (còn gọi là lực lượng 47) có 10000 lính “tác chiến” trên không gian mạng. Lực lượng 47 nàyhàng giờ, hàng phút, hàng giây phải sẵn sàng chủ động tác chiến, đấu tranh với các quan điểm sai trái”.

Liệu Tập Cận Bình sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine?

Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh

Lê Minh Nguyên dịch

27-1-2022

Biếm họa về căng thẳng ở Ukraine và Đài Loan. Nguồn: ABC News ở Albania

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang diễn ra gay gắt. Sự khác biệt giữa những tuyên bố của Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken, và thái độ cứng rắn của Tổng thống Putin đã gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận quốc tế.

Thư góp ý với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước

25-10-2020

Kính Gửi Các Vị Lãnh Đạo Đảng Và Nhà Nước

Trên mạng lưới báo chí và truyền thông đại chúng đã đăng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII và kêu gọi đảng viên, nhân dân góp ý.

Ngoại trưởng TQ Vương Nghị thăm Đức và châu Âu, ngăn chặn liên minh chống Bắc Kinh

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

25-8-2020

Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Đức trong chuyến công du châu Âu, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh thông báo hôm nay thứ Hai 24-8-2020. Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ đi thăm Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức cho đến thứ Ba tuần sau 1-9-2020.

Đã uống rượu bia thì không lái xe

Võ Xuân Sơn

28-11-2023

LGT của Tiếng Dân: Ở Mỹ và các nước phương Tây, luật cấm lái xe khi say rượu, bia, hoặc các chất kích thích khác (Tiếng Anh gọi là DUI – Driving Under the Influence) đã có hơn 100 năm trước. Chẳng hạn như, ở tiểu bang California, luật này có từ năm 1911, với các hình phạt nghiêm khắc nhằm răn đe những người lái xe bị DUI.

Tháng Tư, cười hay khóc?

Trần Mai Trung

22-4-2019

Tháng Tư năm 1975, người Việt Nam phía Bắc chiến thắng người Việt Nam phía Nam. Người phương Bắc vui vẻ. Người phương Nam buồn rầu, nhưng tự an ủi là từ nay có hòa bình, anh em Việt Nam không còn bắn giết nhau.

Luật Nào khiến cô Lê Thu Hà hai lần bị đuổi khỏi Việt Nam?

Nguyễn Quang Duy

1-12-2018

Thứ năm 22/11/2018 nhật báo TAZ của Đức bình luận về việc Hà Nội trục xuất cô Lê Thu Hà như sau: “Lê Thu Hà là công dân của nước Việt Nam, cô không có quốc tịch nào khác. Một quốc gia khước từ, không cho công dân của mình nhập cảnh là một hành vi vi phạm Công pháp quốc tế“.

Hội thảo “Sau Thảm Họa Formosa, Xây Dựng Lại Những Cộng Đồng Ven Biển” tại Đại học UCI ngày 3-3-2022

Tạ Dzu

3-3-2022

Vào lúc 5h – 6h30 chiều thứ Năm, ngày 3-3-2022, sẽ có cuộc hội thảo “Sau Thảm Họa Formosa, Xây Dựng Lại Những Cộng Đồng Ven Biển” (In the Wake of Formosa Plastics Rebuilding Coastal Communities) do phân khoa Environmental Injustice của trường Đại học Irvine (UCI) tại quận Cam, phối hợp với hội JFFV (Justice For Formosa Victims – Công lý cho Nạn nhân Formosa) tổ chức.

“Trái núi đẻ chuột!”

Mạc Văn Trang

2-12-2022

“Trái núi đẻ chuột” là thủ pháp viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Truyện của ông viết, mở đầu nghe rất là quan trọng, hoành tráng, tưởng chuyện tày đình, khiến người đọc phải tò mò, nhưng hoá ra cuối cùng chỉ là chuyện tầm phào chả có gì, chẳng hạn như truyện “Thám tử Anam”…

Băng nhóm tội phạm bắt cóc, đánh đập Hà Văn Nam là ai?

Lê Dũng Vova

6-3-2019

Đến tận bây giờ là 6.3.2019 kể từ 27.12.2018, ngày mà Hà Văn Nam bị bắt cóc giữa phố ngay gần nhà và khủng bố đến trọng thương, đến nay các cơ quan điều tra Hà Nội vẫn chưa truy bắt được băng nhóm tội phạm đã gây án.

Một cuộc kéo lùi lịch sử phát triển nhân loại

Nguyễn Thông

7-11-2023

Đó là sự kiện mang tên “cách mạng tháng 10” và những hệ quả mà nó gây ra bảy chục năm sau.

Ngoại giao cây tre (Phần 3)

Nguyễn Thông

27-9-2023

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Người cộng sản trên thế giới và ở Việt Nam, nhất là những năm xa khi chủ nghĩa cộng sản mới xâm nhập vào xứ này, thường ao ước, mong mỏi về một thế giới đại đồng không còn phe phái, tầng lớp tàn hại nhau, tất cả quốc gia trên địa cầu chỉ còn chính thể cộng sản, con người bình đẳng, mọi nước đều độc lập tự do.

Chuyện tình của quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam (Phần 1)

Lê Văn Đoành

6-5-2021

Nhiều năm trước, hãng Thông tấn China News Service (CNS) của Trung Quốc, đã phát đi bài nghiên cứu của ông Thiệu Đạo Sinh, Viện Khoa học xã hội TQ cho hay, 95% quan tham ở Trung Quốc bị phát hiện đều có bồ nhí, hơn 60% cán bộ lãnh đạo tham nhũng bị xử lý có vợ lẽ.