Trân Văn
10-7-2020
Tòa án TP.HCM vừa phát hành bản án phúc thẩm vụ vợ chồng ông Phan Quý kiện ba người từng mua đất của vợ chồng ông vào các năm 2002, 2009 (1). Chắc chắn bản án này sẽ được nhiều nơi, nhiều người xem xét và bình luận tiếp…
9-7-2020
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định một nguyên tắc mới quan trọng đó là tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Đây là bước tiến bộ lớn so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định chỉ bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.
8-7-2020
Vụ án bưu điện Cầu Voi, ngay trong ngày 14/1/2008, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Long An Nguyễn Thị Thủy Khiêm đã có báo cáo nhanh gửi Viện KSND Tối cao (Báo cáo số 16/VKS.P1A).
Hiện trường vụ án được xác định xảy ra khoảng 21h. Giờ chết của cả hai nạn nhân được xác định là sau ăn. Cụ thể: “Cả hai tử thi đều chết sau ăn khoảng 24h, thời gian chết khoảng 10h”.
8-7-2020
V/v xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải và khởi tố vụ án “Làm sai lệch hồ sơ vụ án” vì ít nhất 4 lời khai khách quan làm thay đổi “bản chất vụ án” đã bị bỏ ra ngoài hồ sơ tố tụng.
8-7-2020
5 điểm mù, oan khuất mà chánh án và 16 vị thẩm phán tối cao không làm rõ được, lại chỉ dựa vào “25 lời khai nhận tội” của Hồ Duy Hải mà ngó lơ các lời khai không nhận tội, kêu oan (17 vị chắc không quên ông Nén có 52 “lời khai nhận tội”):
5-7-2020
Vụ án xảy ra tại Đồng Tâm, ngày 09/01/2020:
Ngay khi kết thúc giai đoạn điều tra và ra bản kết luận điều tra, các luật sư đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội được tiếp cận để đọc, sao chụp hồ sơ nhưng bị khước từ.
4-7-2020
Ngày 25 tháng 6 năm 2020, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2, truy tố 29 bị can trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
1-7-2020
Theo hồ sơ được báo Tuổi Trẻ dẫn thì năm 1999 vợ chồng ông Phan Hữu Quý và vợ mua một mảnh đất 3500 m2 của ông Huỳnh Hữu Lợi ở quận Gò Vấp bằng giấy viết tay. Mấy năm sau, vợ chồng ông Quý bán lại cho ông Khâu Văn Sỹ 500m2 bằng giấy viết tay. Mấy năm sau nữa vợ chồng ông Quý tiếp tục bán cho ông Lê Văn Dư và Lê Sỹ Thắng mỗi người 87m2 cũng bằng giấy viết tay với lời hứa sẽ thực hiện tách thửa và đăng bộ phần diện tích đã bán. Sau này giữa 3 ông Sỹ, Dư, Thắng có mua bán phần đất của mình cho nhau theo hợp đồng (nhưng không có công chứng).
Hướng Dương – Nguyễn Bảo
1-7-2020
Cách đây vài ngày, một nhóm đầu gấu vác rựa đến tung hoành ngang dọc trong nhà dân, hủy hoại tài sản công dân, ngay trước trụ sở UBND xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự chứng kiến của chính quyền và CA xã, nhưng họ đã làm ngơ.
29-6-2020
Bà Nga truy chánh án Trương Hòa Bình: “Về vụ án Hồ Duy Hải mà đại biểu Đương đã hỏi tôi chỉ có ý kiến ngắn như thế này. Điều tôi băn khoăn là bản án kết tội Hồ Duy Hải có đủ căn cứ pháp luật không? Chánh án Trương Hòa Bình đã trả lời đúng như trong nhận định của hai bản án sơ phúc thẩm và cũng đúng như tờ trình về việc không kháng nghị.
29-6-2020
Sáng thứ hai, ngày 29/06/2020, luật sư Đặng Đình Mạnh đã đến Cơ quan An ninh Điều tra TP.Hà Nội để làm thủ tục bào chữa cho ông Trịnh Bá Phương, người bị bắt từ ngày 23/06/2020 cùng với hai thành viên khác trong gia đình gồm cả bà Cấn Thị Thêu (mẹ) và Trịnh Bá Tư (em trai). Ngoài ba người vừa nêu, thì người bị bắt thứ tư là bà Nguyễn Thị Tâm.
27-6-2020
Vụ án Hồ Duy Hải đến nay đã rõ quá rồi. Chúng ta chỉ còn chờ phán quyết chính thức của một phiên tòa sạch do Ủy ban Tư pháp Quốc hội sẽ tiến hành trong thời gian không còn lâu nữa.
26-6-2020
Cần khởi tố ngay và luôn các điều tra viên, kiểm sát viên ở Long An!
Theo kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Tối cao, trong hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải, cáo trạng xác định khoảng sau 20 giờ 30 ngày 13.01.2008, Hải dùng thớt đánh vào mặt; dùng dao giết nạn nhân N.T.A.H; dùng ghế xếp bằng inox, dao giết nạn nhân N.
26-6-2020
Ông Lê Minh Trí, ĐBQH, Viện trưởng Viện KSND Tối cao sau khi nghe cử tri ý kiến về khả năng khởi tố vụ án hình sự về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (Bưu điện Cầu Voi) đã nói rằng VKS nếu thấy có đủ căn cứ để thực hiện chức năng điều tra, xử lý các hành vi sai phạm hoạt động tư pháp thì sẽ xử lý…
Thảo Ngọc
25-6-2020
Sáng ngày 24/6/2020, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9 tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu Quốc hội, đơn vị thành phố Cần Thơ, đã tiếp xúc trên 300 cử tri, là cán bộ hưu trí thành phố Cần Thơ.
24-6-2020
Dear my friends!
Nghe lai căng quá hả? Xin lỗi! Tôi cảm thấy nói vậy dễ hơn là “các bạn thân mến của tôi ơi!”. Vì sao? Bây giờ không có thời gian để giải thích. Tôi sẽ nói chuyện đó sau.
25-6-2020
Sáng 5-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm vụ án hành chính giữa người khởi kiện là bà Trần Thị Minh Trang, chủ Gia Trang quán – Tràm Chim resort, xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, TP.HCM và người bị kiện là chủ tịch UBND huyện Bình Chánh.
25-6-2020
Vụ án Hồ Duy Hải, có 2 báo cáo của 2 vị đại biểu quốc hội vênh nhau 180° về nội dung lẫn bản chất con người. Đó là báo cáo dài 15 trang của Bà Lê Thị Nga và báo cáo 3 trang của ông Đỗ Văn Đương.
23-6-2020
Có thể nói quan điểm đường lối kết tội vụ Hồ Duy Hải là một lề lối giải quyết án có tính chất khung, có thể áp dụng trong nhiều vụ án khác.
Cho nên nếu nói Hồ Duy Hải bị oan thì chính cái lề lối nhận thức và lối làm án là cái gây oan cho Hồ Duy Hải.
Nhận thức cũ mòn
Ở đây cần thừa nhận một điều là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm những người có chuyên môn kinh nghiệm xét xử có thể đã thực sự tin rằng việc kết án Hồ Duy Hải có tội là đúng đắn công lý.
Các Thẩm phán đó đã hằn sâu nhận thức về một đường lối làm án, một lề lối nhận thức cũ mòn đã thành thói quen, họ không thấy có vấn đề gì với cung cách đánh giá chứng cứ và kết án như vậy.
Hồ sơ vụ án khi chuyển đến sẽ được thẩm phán nghiên cứu trong vài tháng, khi thấy rằng có nhiều lời khai nhận tội và mọi thứ phù hợp với nhau, thì khi đó đã tạo thành niềm tin nội tâm ở thẩm phán rằng bị cáo có tội.
Vậy giờ đây những người muốn cứu Hồ Duy Hải thì phải cứu bằng cách nào?
Làm sao để vượt qua được nhận thức đã thành nếp của các thẩm phán?
Chỉ có một cách, đó là nâng cao tiêu chuẩn xét xử.
Tức là đòi hỏi phải nâng cao điều kiện cơ sở kết tội, nhất là án tử hình, yêu cầu phải xác lập được những cơ sở vững chắc cho việc kết tội.
Bằng cách đó một mặt sẽ giữ được thể diện cho ngành Tòa án, động viên họ rằng việc kết tội như đã làm là không sai với những gì đã là truyền thống lâu nay, từ đó tạo khả năng chấp thuận về việc thảo luận và xây dựng một tiêu chuẩn cao hơn cho việc xét xử.
Khi không bị quy trách nhiệm người ta mới có lý do cho sự hợp tác thay đổi.
Rõ ràng là những tiêu chuẩn, quy chuẩn xét xử, lề lối làm án lâu nay, tương thích với một giai đoạn chính quyền chuyên chính, xã hội tương đối lạc hậu, thì cái quy trình tiêu chuẩn đó có môi trường không gian đề tồn tại.
Nhưng khi đời sống kinh tế xã hội đã phát triển, trình độ nhận thức của người dân đã tiến bộ, người dân có ý thức về an ninh an toàn cá nhân và nhu cầu về công lý xã hội, thì sẽ đặt ra đòi hỏi cao hơn ở phía quản lý nhà nước nói chung và công tác xét xử nói riêng.
Không nhận thức ra điều đó ngành Tòa án sẽ lưu giữ những lạc hậu và hành xử lạc điệu với tiến bộ xã hội.
Kết tội do khai nhận
Trong vụ Hồ Duy Hải đúng ra cần phải có chứng cứ vật chất, hay nói như ông Lê Minh Trí Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao là phải có chứng cứ trực tiếp mới đảm bảo cơ sở để kết tội.
Ví như đúng ra phải có chứng cứ về vết máu của nạn nhân tìm thấy trên người Hồ Duy Hải, tài sản bị cướp của nạn nhân tìm thấy ở nhà Hải, dấu vân tay của Hải có trên công cụ phương tiện gây án.
Hay như phát hiện mẫu máu của thủ Hồ Duy Hải ở hiện trường, hoặc có nhân chứng nhận ra Hồ Duy Hải hay các dữ liệu camera thu được cho thấy Hồ Duy Hải ở hiện trường hay rời khỏi hiện trường .v.v..
Nếu không có các chứng cứ đó thì không thể kết tội.
Thực tế trong vụ án này chỉ có các chứng cứ lời khai, gián tiếp.
Tòa án dựa vào những cơ sở căn cứ yếu đó để kết tội đã khiến dư luận hồ nghi.
Việc nâng cao chuẩn mực xét xử sẽ đòi hỏi nâng cao tri thức xét xử, và tri thức xét xử là một vấn đề của ngành tòa án lâu nay.
Phía Tòa án cho rằng Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội và những lời khai này phù hợp với các chứng cứ khác, nếu không phải là thủ phạm thì không thể biết được.
Nhưng thật ra đó chỉ là 25 biên bản ghi chép lời khai có chữ ký của Hồ Duy Hải mà thôi. Những bản ghi chép đó là những tài liệu xơ cứng khác hoàn toàn với lời khai báo tai nghe mắt thấy trực quan sinh động.
Các bản ghi chép lời khai đã qua sự sàng lọc và tác động bởi ý chí nhận thức của nhân viên điều tra nên thành ra sẽ rất khác với lời khai báo thực tế của bị cáo.
Hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự mới đã quy định phải ghi âm ghi hình khi hỏi cung. Điều đó mới tạo ra chứng cứ đúng như nguyên nghĩa về lời khai nhận tội, đó là lời nói có âm thanh và hình ảnh nét mặt cử chỉ dáng điệu.
Cho nên cái gọi là lời khai nhận tội lâu nay, nếu là người nước ngoài thì họ sẽ tưởng là lời nói nhận tội, nhưng ở Việt Nam thực ra đó chỉ là các tờ giấy có chữ ký của bị can mà thôi.
Mặt khác, Bộ luật tố tụng hình sự quy định Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Và Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
Tức là pháp luật dựa trên kinh nghiệm tư pháp thế giới đã yêu cầu phải nghi ngờ dè chừng với những lời nhận tội của bị cáo.
Vậy 25 lời khai nhận tội kia cứ cho là phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án thì nó cũng chỉ là một chứng cứ buộc tội duy nhất mà thôi. Và theo luật thì không được sử dụng lời nhận tội là bằng chứng duy nhất để kết tội.
Vậy trong vụ án còn có chứng cứ buộc tội nào khác không? Tôi thấy là không.
Vì ngoài chứng cứ lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải thì thấy có một nhân chứng khi đến giao dịch buổi tối hôm đó có thấy một thanh niên ngồi ở hàng ghế chờ ngồi nghịch điện thoại, nhưng người đó không quen và không thể khẳng định đó đúng là Hồ Duy Hải.
Hoặc đống tro than đốt ở vườn nhà dì Hải cũng chỉ giám định ra có dấu vết của nhựa và vải, kết quả giám định không khẳng định đó đúng là các Card sim thẻ điện thoại bị lấy mất.
Tựu chung lại vụ án chỉ có lời khai nhận tội và nếu đánh giá chặt chẽ thì không đủ điều kiện để kết tội theo đúng tiêu chuẩn của Bộ luật hình sự hiện nay.
Cho nên việc nâng chuẩn xét xử giản dị cũng chỉ là đòi hỏi ngành Tòa án phải áp dụng chặt chẽ đúng quy định pháp luật đã có.
Nhiều lạc hậu
Để ý thì thấy ngành tòa án lâu nay có cung cách làm việc xáo mòn đơn điệu, các đánh giá phán quyết chỉ xung quanh các yếu tố về chứng cứ và điều luật.
Trong khi lại rất thiếu các lý lẽ biện giải có tính chất triết lý mà qua đó người dân mong muốn mình bị thuyết phục để rồi đặt để niềm tin công lý vào tầm cỡ của tòa án.
Vụ án Hồ Duy Hải liên quan tới cái chết của hai cô gái và một bản án tử hình, nỗi đau quá lớn đụng chạm tới lương tâm xã hội và chứa đựng trong đó các vấn đề triết lý nhân bản sâu xa.
Từ đó đặt ra đòi hỏi về sự xác quyết nhận thức chân lý và thiết lập lại hệ thống quy định pháp luật. Nhưng cách xử lý của Tòa án lại không đáp ứng được kỳ vọng cảm thức công lý của dân chúng.
Cũng không có gì cho thấy ngành Tòa án nhận ra vấn đề nội tại của mình và có kế hoạch cải thiện năng lực, khắc phục sự lạc điệu, đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Tới nay việc xử lý vụ Hồ Duy Hải tiếp theo thế nào sẽ cho thấy các cơ quan nhà nước muốn làm gì với nền tư pháp.
Nếu họ thấy mọi thứ vẫn ổn thì sẽ không có gì thay đổi đối với bản án của Hồ Duy Hải. Còn nếu vì xét đến cảm thức công lý của dân chúng, các cơ quan sẽ phải đánh giá lại vụ Hồ Duy Hải.
Chỉ có một con đường duy nhất để làm việc đó là đòi hỏi phải có bằng chứng vững chắc hơn trong việc kết tội. Nói cách khác là nâng cao tiêu chuẩn xét xử và đặt ra những cải cách sâu rộng đối với ngành tòa án.
24-6-2020
Một ngày vào trung tuần tháng 05/2019, công chúng xôn xao về thông tin phát hiện ra hai xác người bị giấu trong thùng nhựa đổ đầy bê tông trong một ngôi nhà ở Bình Dương. Rất nhanh, chỉ ba ngày sau, một nhóm gồm bốn phụ nữ được cho là nghi phạm bị bắt giữ khi vừa rời khách sạn trú ngụ.
23-6-2020
Có thể nói, quan điểm đường lối kết tội vụ Hồ Duy Hải là một lề lối giải quyết án có tính chất khung, có thể áp dụng trong nhiều vụ án khác.
21-6-2020
Trở lại trách nhiệm 17 vị thẩm phán tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải. Theo tôi, phán quyết 17 nhắc đến cụm từ: “Vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” là một cụm từ hoàn toàn sai về pháp luật, logic vụ án. Quan niệm này gây hậu quả pháp lý lâu dài, tạo “tiền lệ nguy hiểm”. Bởi lẽ, SỰ THẬT VỤ ÁN mới là điều công luận, các đại biểu quốc hội, các chuyên gia quan tâm chứ không phải là BẢN CHẤT VỤ ÁN.
Đinh Hồ Tiên Sa
21-6-2020
Năm 2011, bác sĩ Chiêm Quốc Thái, sinh 1971, kết hôn với bà Vũ Thuỵ Hồng Ngọc, sinh 1978, là một Việt kiều. Họ sống tại quận 2, TP HCM.
21-6-2020
Chính là anh Lưu Xuân Thủy, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả đó. Anh đi nhậu say zìa chung cư PNTechcons (43 Hoa Sứ, quận Phú Nhuận, TP HCM), bảo vệ không chào anh. Nhời qua tiếng lại, anh nộ khí xung thiên móc luôn khẩu súng choảng đầu bảo vệ.