Chuyện bóng đèn phích nước

Nguyễn Thông

13-9-2019

Tôi hơi bị xui. Chả là từ khá lâu rồi, cố lục lọi bộ nhớ già nua cũ kỹ, giống như thứ bộ nhớ của cái máy tính cổ lỗ sĩ 320 khi mới có ở xứ này, để biên “chuyện xưa tích cũ” về một thứ đồ dùng quen thuộc trong mọi gia đình hồi trước. Ấy là bóng đèn phích nước. Chưa kịp động phím, đùng một cái xảy ra vụ cháy Rạng Đông. Cả nước nhao nhao. Kể lại mấy thứ có liên quan dễ bị quy thành ăn theo lắm. Mà không kể thì đợi đến bao giờ.

Những nơi tăm tối

FB Đỗ Cao Cường

6-12-2018

Đừng nghĩ rằng chỉ trong vài hôm, người ta có thể ”khám phá” ra hàng trăm cái tát đến từ những ngôi trường khác nhau.

Vụ cháy Công ty Rạng Đông: Quan chức đấu đá nhau

BTV Tiếng Dân

6-9-2019

VietNamNet dẫn lời Chủ tịch HN: Đeo mặt nạ phòng độc khi người khác đeo khẩu trang là phản cảm. Trong cuộc họp báo của lãnh đạo TP Hà Nội chiều 5/9/2019, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: “Tôi không bình luận gì, nhưng người dân nói các cơ quan chuyên môn xuống thì đeo mặt nạ phòng độc, còn người dân, anh em khác thì đeo khẩu trang thôi. Tự nhiên nó phản cảm. Cá nhân tôi đánh giá đây là một hành động phản cảm”.

Greta Thunberg tham gia phụ trách châu Á, chống lại nhà máy điện than Việt Nam

Nikkei Asia

Tác giả: Hidefumi Fujimoto

Dịch giả: Trúc Lam

1-2-2021

Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường Thụy Điển, phát biểu trước các khách mời tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, tháng 1/2020. Nguồn: AP

Mitsubishi Corp và nhiều ngân hàng giải thích rằng, Vũng Áng 2 sẽ thúc đẩy sinh kế

Con nhãi của năm

Khải Đơn

13-12-2019

Greta Thunberg. Ảnh: Time

Hai ngày hôm nay, sau khi cô bé Greta Thunberg được vinh danh là Nhân vật trong năm 2019 của TIME, điều tôi đọc được thường xuyên nhất trên Facebook của các nhóm Hong Kong là sự miệt thị.

Các bạn fan ủng hộ phong trào ở Hong Kong cảm thấy không công bằng khi những cuộc biểu tình và sự dũng cảm đáng ca ngợi của Hong Kong đã không trở thành Nhân vật của Năm – mà lại là Greta Thunberg.

Với mỗi người, khi chúng ta hâm mộ ai đó và bỏ phiếu cho họ – lẽ thường ta sẽ không hài lòng lắm nếu nhân vật mình hâm mộ không trúng giải của năm. Nhưng với Greta Thunberg – cô trở thành nhân vật gây tranh cãi khủng khiếp giữa… người lớn – vì những gì cô bé làm.

Kênh đào Funan

VnExpress

Nguyễn Đăng Anh Thi

22-5-2024

Campuchia hôm 7/5 tuyên bố đã thông báo cho Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) về dự án kênh đào Funan, nên sẽ không tham vấn thêm với các nước khác trong khu vực.

Có điều gì đó kinh khủng ở phía sau…

FB Mai Quốc Ấn

19-5-2018

“Nhập chất thải Formosa làm phụ gia sản xuất xi măng?” là một phóng sự điều tra hay của báo Tiền Phong. Nó phơi bày một lát cắt của khối bí ẩn mang tên “lợi ích nhóm” ở Việt Nam. Nhưng nếu chỉ là “lợi ích nhóm” thì tôi e vẫn chưa đủ…

Chấm dứt nhiệt điện than – Phải bắt đầu từ Bộ trưởng trở lên

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-1-2019

Báo Dân trí hôm nay đưa tin: “Trung Quốc đổ hàng tỷ đô vào nhiệt điện than Việt Nam”. Trung Quốc chi 35,9 tỷ đô la đầu tư nhiệt điện than vào 27 nước. Toàn là nước nghèo. Việt Nam là quốc gia đứng thứ nhì. Bangladesh chiếm vị trí thứ nhất với 7 tỷ USD (Dân trí, 23/01/2019).

6 TAI VẠ LỚN TỪ NHIỆT ĐIỆN THAN TRUNG QUỐC

Tìm lại giá trị sống

FB Mai Quốc Ấn

18-2-2019

Tôi đi hết Việt Nam từ rất sớm. Cứ mỗi lần quay lại một nơi mình đã đến, thấy nó biến dạng nhanh hoặc chậm vì ô nhiễm, thấy đau lắm.

Tình hình ô nhiễm tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Bằng kinh nghiệm của tôi việc không khống chế được các nguồn thải và xử lý chất thải tại nguồn đã khiến cho không khí, nước, đất bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm sẽ dẫn tới việc hít thở, uống và ăn của người Việt không còn an toàn. Ung thư và nhiều bệnh không lây nhiễm khác đã và đang “phát triển tốt”.

Vùng chậm lũ – Phương án dự phòng cứu các độ thị khi có lũ lụt

Nguyễn Ngọc Huy

22-8-2020

Ảnh: FB tác giả

Dưới đây là loạt ảnh do tôi chụp rất có ý đồ từ khi chưa có lũ về và khi có lũ về ngày hôm qua. Mặc dù mấy hôm nay lũ về nhẹ nhưng những hình ảnh dưới đây cũng mô tả được rõ vai trò của vùng chậm lũ quan trọng như thế nào đối với thành phố Hà Nội nói riêng và với các thành phố khác nói chung.

Vì sao tổng thống Biden hủy bỏ Keystone XL?

Jackhammer Nguyễn

25-1-2021

Một quyết định hành pháp được tổng thống Biden ký trong những giờ đầu tiên nắm quyền là hủy bỏ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL (gọi tắt là Keystone), dẫn dầu thô từ Canada sang Mỹ.

Cuộc chiến tranh cướp… nước, cướp đất… phù sa.

Lưu Trọng Văn

4-7-2019

VN Express hôm nay có một bài rất xuất sắc với những phân tích, tổng hợp, các chứng cứ đã mạnh mẽ vạch trần cuộc xâm lược không thể chối cãi của Trung Quốc cộng sản đối với VN.

Tifosi đã đánh lận con đen như thế nào?

Thái Hạo

6-9-2023

Ngày 4.9, Page Tifosi tung ra bài viết “GẦN 100.000 ĐỒNG BÀO THIẾU NƯỚC SINH HOẠT, TƯỚI TIÊU VÀ MỘT KHU RỪNG 600 HA (CÓ 137 HA RỪNG ĐẶC DỤNG): CÁI NÀO QUAN TRỌNG HƠN?” để biện minh và ủng hộ cho việc phá gần 700 ha rừng ở Bình Thuận. Bài viết này ngoài nhận một số chỉ trích thì cũng đã thao túng và dẫn dắt một lượng lớn người đọc: https://www.facebook.com/tifosi.hpo/posts/291061090223151

Bài viết cung cấp thông tin phiến diện và có cách lập luận thiếu logic, không thuyết phục, xin lần lượt chỉ ra vài điểm.

1. Tác giả viết: “gần 100 ngàn đồng bào gặp hạn hán và 600ha rừng (137ha rừng đặc dụng), cái nào quan trọng hơn?”.

Trả lời:

– Theo bài báo “Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở tỉnh Bình Thuận” đăng ngay trên trang Trường chính trị Bình Thuận, thì đúng là có tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng chỉ có 2.658 hộ/10.632 khẩu của “gần 100 ngàn đồng bào” toàn huyện, chứ không phải tất cả. Vả lại, “thiếu” chứ không phải “không có”, nó khác nhau một trời một vực đấy! Nghĩa là Admin của Tifosi đã lấy dân số toàn huyện thay vì số dân thật sự thiếu nước sinh hoạt để thổi phồng sự thật lên gấp 10 lần. Đối với các thông tin khác liên quan đến diện tích đất nông nghiệp cần tưới tiêu tác giả của trang này cũng dùng chiêu thức tương tự. https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Trang-chu/post/202635/mot-so-giai-phap-khac-phuc-tinh-trang-thieu-nuoc-sinh-hoat-va-san-xuat-o-tinh-binh-thuan (1).

2. Tác giả viết tiếp: “Chúng ta không đánh đổi môi trường lấy kinh tế. Nhưng phải có những khoảnh khắc chúng ta phải lựa chọn giữa được và mất, giữa sinh tồn của gần 100 ngàn người và một cánh rừng 600 ha”.

Trả lời:

– Cổng thông tin điện tử Bình Thuận (2020) cho biết: “Bình Thuận hiện có 48 hồ chứa thủy lợi các loại đang khai thác sử dụng với tổng dung tích thiết kế thiết kế = 330,29 triệu m3, tổng năng lực thiết kế 36.367 hahttps://binhthuan.gov.vn/4/469/52723/577079/kinh-te-xa-hoi/binh-thuan-tap-trung-phat-trien-he-thong-thuy-loi-quan-trong.aspx (2)

Riêng Hàm Thuận Nam, Báo Bình Thuận online (2016) cung cấp: “Huyện Hàm Thuận Nam đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng 14 công trình hồ, đập, phục vụ nước tưới cho 8.000 ha cây trồng và cung cấp nước sinh hoạt cho 7.394 hộ dân, với tổng chiều dài các tuyến kênh mương khoảng 328,2 km. Trong đó đã bê tông hóa các tuyến kênh chính được 26,23 km và kiên cố hóa kênh mương nội đồng 9,53 kmhttps://baobinhthuan.com.vn/ham-thuan-nam-thuc-hien-tai-co-cau-nganh-thuy-loi-7839.html (3)

Tuy nhiên, theo (1): “Tính đến ngày 11/4/2020, lượng nước hữu ích còn lại ở tất cả các hồ chứa thủy lợi là 32,8 triệu m3, đạt 12,6% dung tích hữu ích thiết kế, thấp hơn so với trung bình những năm trước”. Câu hỏi đặt ra là, liệu công trình hồ thủy lợi Ka Pét sau khi hoàn thành thì có nước để chứa không, hay lại cũng rơi vào tình trạng “trơ đáy” như của “toàn tỉnh”? Đó là chưa chất vấn rằng, khi còn rừng mà nước đã thiếu nghiêm trọng như thế cho các hồ chứa, nếu bây giờ mà phá rừng đi nữa thì còn thiếu tới mức nào, khi mà chúng ta đều biết: rừng đồng nghĩa với nguồn nước ngầm?

– Lại nữa, theo (3): “Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh cho biết, tổng lượng nước hữu ích trữ trong các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam vào cuối tháng 1/2022 được 41,63 triệu m3 đạt 58,9% thiết kế” (trong khi hồ Ka Pét có thiết kế 51,2 triệu m3 nước) https://baobinhthuan.com.vn/ham-thuan-nam-chu-dong-nguon-nuoc-sinh-hoat-va-san-xuat-mua-kho-95406.html

Như vậy, nếu đảm bảo được công suất thiết kế của các công trình đang hiện hữu thì sẽ chứa thêm được thêm một lượng nước bằng một nửa của dung tích dự án hồ Ka Pét đang sắp phá rừng để khởi công. Nhưng đó là về mặt lý thuyết trong điều kiện “mưa thuận gió hòa” để có đủ nước mà chứa cho các hồ.

Tuy nhiên, vấn đề của hệ thống thủy lợi hiện hữu của Bình Thuận không chỉ là thiếu nước để chứa. “Theo ông Nguyễn Hữu Huệ – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, khó khăn hiện nay trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam là HẦU HẾT các tổ thủy nông nội đồng hoạt động chưa hiệu quả. Mặt khác, vẫn còn nhiều người dân sử dụng nước chưa tiết kiệm, nhất là những năm hạn. Ngoài ra, đáng lưu ý hiện nay là các hệ thống kênh chuyển nước chưa được kiên cố nên thất thoát nước lớn, hiệu quả sử dụng nước KHÔNG CAO. Một số hồ chứa bị bồi lấp nhiều, không bảo đảm dung tích chứa theo thiết kế, đặc biệt là hồ Ba Bàu và hồ Tà Mon” (theo (3), năm 2022). Xin lưu ý hai từ “hầu hết” và “không cao”, nó nghiêm trọng lắm.

Tóm lại là đã có nhiều công trình thủy lợi nhưng vừa không đủ nước để chứa, vừa đang để lãng phí vì xuống cấp. Những công trình đã có “hầu hết chưa hoạt động hiệu quả”, bây giờ không tập trung khắc phục, tu bổ, lại đi làm cái mới, vậy có thuyết phục không, thưa ông Tifosi?

Cách đặt vấn đề và lập luận của Tifosi là mang sự “sinh tồn” – tức sự sống còn của “100 nghìn đồng bào” để lấp liếm một thực tế rằng hệ thống hồ đập và thủy lợi nói chung ở Hàm Thuận Nam đã có và cơ bản đáp ứng nhu cầu. Nhưng anh ta lại không hề nhắc gì tới việc chúng “hầu hết chưa hoạt động hiệu quả”, đó lại một lần nữa lập lờ đánh lận con đen.

3. Tifosi dạy: “Trong cả ngày hôm nay, người ta thương tiếc một khu rừng. Vậy, bây giờ đặt một câu hỏi như thế này, những người thương tiếc ấy sẽ làm gì để giúp người dân Hàm Thuận Nam nói riêng và Bình Thuận nói chung thoát hạn hán, thiếu nước sinh hoạt, làm sao để hơn 60 ngàn ha đất nông nghiệp tại huyện này có thể được canh tác? Làm sao để hơn 26 nghìn hộ dân có được nước uống, nước tắm? Nói mồm thì lúc nào cũng dễ, nói đạo lý thì lúc nào cũng hay, nhưng đưa ra giải pháp thì tuyệt nhiên câm lặng”.

Trả lời:

– Như phần 2 đã phân tích và chỉ ra về năng lực và thực tế khai thác có phần bi đát của các công trình thủy lợi hiện có ở Hàm Thuận Nam, thì việc Tifosi mang sự “sống còn” của “100 nghìn đồng bào” ra đe dọa (như thể nếu không phá gần 700 ha rừng để làm ngay hồ Ka Pét thì toàn bộ người dân của huyện sẽ bị biến mất vậy) để làm bình phong nước mắt là một lối ngụy biện nhằm thao túng tâm lý người đọc. Trong khi, ông ta không hề đả động gì tới các giải pháp mà ngay chính công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bình Thuận cũng thẳn thắn và thật thà nêu ra, đó là: “đề xuất địa phương củng cố tổ thủy nông nội đồng, nạo vét kênh mương nội đồng. Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân để nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm đúng mục đích, không sử dụng nguồn nước sinh hoạt để tưới nông nghiệp. Mặt khác, hỗ trợ đơn vị khai thác thủy lợi xử lý kịp thời các khó khăn trong việc quản lý nguồn nước. Đối với Chi nhánh Hàm Thuận Nam và Trạm Ba Bàu, tổ chức nạo vét, khơi thông các tuyến kênh, phối hợp với các tổ dùng nước xây dựng lịch cấp nước cho từng công trình” (3).

Vậy ai đang “nói đạo lý” và ai đang “tuyệt nhiên câm lặng”? Chính công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bình Thuận đã đưa ra giải pháp rồi đấy, chỉ có ông Tifosi mới đang hô hào phá rừng và tuyệt nhiên không muốn làm gì khác nữa ngoài việc phá rừng.

Còn nhiều lỗi ngụy biện khác trong bài nhưng vì chúng quá lộ liễu, thiết nghĩ không cần mất thời gian phân tích thêm.

Ông Tifosi mắng những người lên tiếng đòi hỏi sự cẩn trọng trong dự án này bằng kết luận: “Xin được lặp lại một câu nói mà mình đã nói nhiều lần: ‘Yêu môi trường kiểu rởm đời’.” Tôi cũng muốn nhắc ông rằng, với tất cả những ngụy biện của ông như đã chỉ ra, thì khó mà không thấy ông chỉ đang “Yêu con người kiểu rởm đời”, người ta còn gọi là đạo đức giả.

***

Tôi không phản đối việc làm hồ thủy lợi, tôi chỉ phản đối phương án phá một cánh rừng giàu mấy trăm năm tuổi để làm, vì tôi tin rằng còn có những lựa chọn khác hài hòa hơn, vừa đảm bảo được nguồn nước, vừa bảo vệ được diện tích rừng vốn đã gần như cạn kiệt.

Thêm nữa, nay là thời của “kinh tế tri thức” không phải cái kiểu cứ “chặt to kho mặn” mà thành công được đâu. Đừng tưởng cứ có một hồ nước tràn ngập là nông nghiệp Việt Nam có thể lập tức “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Hãy xem những quốc gia như Israel, họ nằm giữa sa mạc khắc nghiệt nhưng vì đã dùng công nghệ và chất xám nên đã tạo ra một nền nông nghiệp khiến cả thế giới phải kinh ngạc và kính phục như thế nào.

Hô hào phá rừng là một việc rất dễ, ông Tifosi ạ, chỉ có bảo vệ rừng, và nhất là trồng rừng, mới là khó. Ông hãy về miền Tây xem nước lênh láng ra sao và nền nông nghiệp đang như thế nào, đừng làm nông nghiệp bằng cách “nói đạo lý”, vì nó “rởm đời” lắm.

Rốt cuộc bên cạnh giải pháp tình thế để giải quyết tình trạng thiếu nước trước mắt, thì vẫn dứt khoát cần phải có một chiến lược toàn diện, để vừa giữ và tạo được nguồn nước ngầm bằng cách giữ rừng, trồng rừng, vừa chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chứ không phải lại “giật gấu vá vai” hay “thằn lắn ăn đuôi”. Đừng cưa tay phải để lắp vào cánh tay trái đã bị cụt.

Phận người con nước

Đoàn Kiên Giang

17-4-2020

Ảnh: FB tác giả

Con tàu, đúng hơn là sà lan tự hành chứa được 1.200 m3 nước trong khoang sẽ được nghỉ ngơi sau 2 tuần ngược xuôi trên dòng Mekong, hút nước ở vùng ngọt chở về vùng nhiễm mặn, để cứu sống những vườn cây trái héo rũ hạ nguồn. Anh em “thủy thủ đoàn” cũng phải lên bờ, về với gia đình và cuộc mưu sinh sau giãn cách xã hội. Những gì còn lại là trách nhiệm của chính quyền, là quyết định của mẹ tự nhiên cho nước lớn ròng ngọt mặn.

300 năm ĐBSCL, đến với con kênh Vĩnh Tế

LTS: Xin trân trọng giới thiệu bài viết của BS Ngô Thế Vinh, viết về Đồng bằng sông Cửu Long. Cam Bốt và Việt Nam đã trải qua các xung khắc lịch sử. Tác giả kêu gọi hóa giải những oan khiên trong quá khứ của cả hai dân tộc, để hai nước cùng nhau cứu lấy sinh kế cho 30 triệu dân cư đồng bằng sông Tonle Sap và sông Cửu Long, trước tai hoạ đổ xuống từ thượng nguồn.

___

VOA

27-1-2018

Mọi lý thuyết đều màu xám duy cây đời vẫn mãi xanh tươi.
Johann Wolfgang von Goethe / Faust 1808 ‘Studierzimmer’

Ngô Thế Vinh (Gửi Nhóm Bạn Cửu Long)

DRAGON VÀ ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chúng tôi cùng hẹn gặp nhau ở Cần Thơ đầu tháng 12. Thực ra chúng tôi đã biết nhau từ trước do “văn kỳ thanh” qua những trăn trở chung về hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Hình 1: Từ trái, TS Lê Phát Quới, Th.S Nguyễn Hữu Thiện, KS Phạm Phan Long, TS Lê Anh Tuấn, Ngô Thế Vinh, TS Dương Văn Ni, BS Nguyễn Văn Hưng. Trên khối đá, ghi khắc thời điểm 31.03.1966 là ngày tướng Nguyễn Cao Kỳ ký nghị định chính thức thành lập Viện Đại Học Cần Thơ, với GS Phạm Hoàng Hộ là Viện trưởng Sáng lập đầu tiên. Ảnh: tài xế Sang.

Bản tin ngày 5-4-2021

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông. Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt, cùng với tàu tuần dương USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Russell đã tiến vào Biển Đông từ sáng hôm qua 4/4. Chưa có thêm thông tin chi tiết về mục đích và nhiệm vụ của nhóm tàu này khi đến Biển Đông. 

Nhân danh khoa học để phá hoại đất nước!

LTS: Về sự kiện Vĩnh Tân 1, báo Năng lượng Việt Nam có bài viết của ba vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huy Phùng, PGS TS Nguyễn Cảnh Nam và  PGS TS Vũ Thanh Ca, gửi Thủ tướng Chính phủ, nói rằng: “Trong số các ý kiến phản biện, hay thư góp ý có rất nhiều ý kiến có nội dung cảm nhận, định tính và không dựa trên cơ sở khoa học, không cung cấp những thông tin chính xác mà còn tạo ra nhiễu loạn thông tin, có khả năng gây ra những bất ổn xã hội và cản trở những hoạt động kinh tế bình thường để phát triển đất nước“.

Mặc dù mang danh là các nhà khoa học, những người có học hàm, học vị, nhưng các nhà khoa học này đã không vận dụng những kiến thức khoa học của mình để bảo vệ môi trường đất nước và người dân. Các vị này đã im lặng, không hề lên tiếng về những báo cáo gian trá đánh giá tác động môi trường, mạo danh các nhà khoa học, để Vĩnh Tân 1 có được giấy phép đổ chất thải xuống biển, tàn phá môi trường Việt Nam. Các nhà khoa học này chẳng hề bận tâm gì về chuyện Vĩnh Tân có được giấy phép nhấn chìm chất thải xuống biển nhờ sự lừa đảo!

Bản tin ngày 30-1-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

RFA có bài: Chính phủ Việt Nam, Hội Nghề Cá và ngư dân Việt Nam với Luật Hải Cảnh của Trung Quốc. Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng bình luận về luật mới của Bắc Kinh:

Biến đổi khí hậu, cuộc chiến của Việt Nam ngày nay (Phần 2)

Trên các mạng xã hội đầy rẫy những thông tin như khúc video hồi tháng 4 năm 2017, chiếu thảm nạn sạt lở kinh hoàng với một loạt 14 ngôi nhà đã bị nhào xuống sông Vàm Nao chỉ trong vòng một phút. Cũng trên Facebook, các hành vi phá hoại môi trường ngày càng bị lên án gay gắt.

Nhưng bên cạnh các tiến bộ này trong ý thức của dân chúng, thì cũng vào tháng Tư năm đó, một tòa phúc thẩm đã tuyên bố y án 14 năm tù cho blogger Hoàng Ðức Bình, chỉ vì ông Bình đã quay phim một cuộc biểu tình phản đối của ngư dân đối với các hành động ô nhiễm môi trường của Formosa. Theo phán quyết của tòa án này thì ông Bình đã “lạm dụng quyền tự do dân chủ để phá hoại lợi ích công cộng”.

____

Phóng sự của đài truyền hình Arte

Tác giả: Laure Siegel, Luke Duggleby Hugo Leenhardt

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

1-9-2018

Tiếp theo Phần 1

Phần 2: Việt Nam giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi sinh

Cả châu Âu đang rên rỉ dưới cái nóng của mùa hè này, còn California thì phải chống chọi với những vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử của nó: Biến đổi khí hậu đang là đề tài bàn luận khắp nơi.

Chim cuốc không còn kêu nữa…

Thái Hạo

15-2-2022

Đêm trong núi lạnh, ngồi nói chuyện với anh Hoàng Tuấn Công. Về những cánh rừng đã mất. Anh Công hỏi mình, ở đây giờ còn (chim) cuốc không. Mình nói còn, thi thoảng vẫn thấy chúng lủi nhanh qua những bờ bụi. Có nghe thấy tiếng chúng kêu không? Không.

Rác!

Nguyễn Lân Thắng

17-7-2020

Mấy ngày hôm nay Hà Nội ngào ngạt mùi rác. Số là có một vùng chuyên đổ rác của thủ đô bị ô nhiễm quá mức, công nghệ xử lý lạc hậu, không đền bù quy hoạch nơi ở tử tế cho dân, nên cả xã người ta đổ ra chặn luôn xe chở rác không cho vào mấy hôm rồi.

Ngô Thế Vinh và câu chuyện của dòng sông Mekong

Phạm Phan Long, P.E.

16-12-2023

Cửu Long Giang gió về vui trên sóng sông
Uốn quanh như chín con rồng ôm chặt đứa con

(Trích ca khúc Cửu Long Giang của Phạm Duy)

Bao giờ nông dân Việt Nam sẽ bằng nông gia Thái Lan?

Mai Bá Kiếm

28-4-2020

Năm 1995, tôi được sang Thái Lan học khóa “Viết báo về môi trường” do Quỹ Tưởng Niệm Ký giả Đông dương – IMMF (Indochina Media Memorial Foundation) tổ chức.

Dân Trà Ổ biểu tình phản đối dự án điện mặt trời bị CSCĐ Bình Định bố ráp

Lê Nguyễn Hương Trà

9-5-2019

Hình ảnh lực lượng CSCĐ chống dân Trà Ổ. Ảnh: Lê Nguyễn Hương Trà

Dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ thuộc thôn Châu Trúc, xã Mỹ Lợi, H.Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có diện tích 60 ha, với tổng vốn 1.440 tỉ đồng do Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, Dự án vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người dân địa phương!

“Thả gà ra đuổi”

Mai Quốc Ấn

26-8-2019

Núi rác ở Cam Ly (Đà Lạt) đổ ập xuống. Báo Tuổi Trẻ giật tít kèm cụm từ “thật đáng sợ!”. Nếu ai chưa có đủ trải nghiệm, đủ hiểu rác chất núi đáng sợ ra sao cứ thử đứng cạnh một xe rác chừng 10 phút. Xe rác thì rất bé so với núi rác và 10 phút không thể dọn sạch được ngay một núi rác, dù có huy động cả nghìn xe để gom rác ngay lập tức.

Cập nhật tin: Hậu vụ cháy Công ty Rạng Đông

BTV Tiếng Dân

12-9-2019

Trang An Ninh Thủ Đô thống kê: 1.776 người trong bán kính 500 m quanh Công ty Rạng Đông được khám, tư vấn sức khỏe. Chiều 11/9, Sở Y tế Hà Nội công bố báo cáo nhanh về hoạt động xét nghiệm miễn phí cho người dân sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi vụ cháy ở Công ty Rạng Đông. Từ ngày 6/9 đến nay, đã có 1.776 người sống, làm việc trong bán kính 500 m tính từ tường rào công ty Rạng Đông đến khám.

Đà Nẵng hay Sun city?

KTS Phan Quang Minh

7-5-2019

Thành phố không quyết tâm bảo vệ thương hiệu Tp Đà Nẵng thì một ngày nào đó sẽ đổi tên Thành phố Sun Gờ -rúp.

Biến của công thành của riêng

Trong cơn mưa lũ!

FB Ngô Nguyệt Hữu

12-10-2017

Người thân nén nỗi đau chuẩn bị lo hậu sự cho các nạn nhân vụ sạt lở đất tại Hòa Bình sáng 12/10. Ảnh: PLTP

Dân nước Nam hiền như cây lúa trên đồng, quật cường rồi mềm mại, ngẩng cao đầu rồi ngả nghiêng, trong gian khổ ngoại xâm mới bừng khí chất.

Rồi không hiểu sao gió giông đâu mà lắm vậy, mới lũ cuốn ở Mù Cang Chải đó, mới bão bùng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đó… Nay lại là Sơn La, Yên Bái, là Hoà Bình, là Thanh Hoá…

Vụ cho dân uống nước pha dầu: Hóa ra nước sinh hoạt của dân tại thủ đô đã thuộc về tư nhân!

Nguyễn Thị Oanh

17-10-2019

Khi câu chuyện “”mất nước” của Hà Nội hiển hiện ngày càng rõ nét trên mạng lưới truyền thông, tôi (và chắc cũng nhiều người khác cũng giống vậy) mới ngỡ ngàng biết rõ một sự thật rằng: Hóa ra bấy lâu nay, một phần quan trọng của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại thủ đô đã thuộc về tư nhân!

Trung Quốc không đáng sợ bằng Việt gian

Đỗ Cao Cường

20-10-2019

Tôi mới tới hai huyện Hoài Đức và Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội. Để đến được hai huyện này tôi phải đi qua nhiều tuyến đường mù mịt, ổ gà ổ voi, đụng độ với nhiều xe quá tải được bảo kê cho tới đàn chó dữ màu đen, vàng.