Phát triển điện than do thích… lệ thuộc hay còn lý do khác?

Blog VOA

Trân Văn

30-3-2021

Báo giới và các chuyên gia đang tiếp tục mổ xẻ Đề án Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Dự thảo Quy hoạch điện VIII).

Bản tin ngày 2-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

RFI có bài về tình hình căng thẳng ở Biển Đông: Thế khó xử của Philippines trước Trung Quốc tại Đá Ba Đầu. Dù Philippines liên tục kêu gọi TQ rút “ngay lập tức” hàng trăm tàu của họ đang án ngữ ở khu vực Đá Ba Đầu, trong cuộc họp báo hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao TQ Hoa Xuân Oánh vẫn khẳng định, các tàu TQ chỉ tập trung ở đó “để tránh gió bão”, đồng thời tuyên bố Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của TQ.

Tôi ước

Đoàn Bảo Châu

15-10-2020

Tôi ước đất nước này không có những tượng đài nghìn tỉ chưa xây xong đã hỏng, những cổng chào lộng lẫy rỗng tuếch không móng, gặp gió nhẹ là đổ sập tan tành, những rừng khẩu hiệu đỏ loè phố núi và trên những con đường vắng vẻ không người, những hội nghị cờ hoa rợp trời, chỉ vài ngày là biến thành những đống rác khổng lồ, thay vào đấy là những cây cầu cho trẻ em miền núi đi học, chúng không phải chui vào bao ni lông hay đu cáp qua sông và người chồng sẽ không mất vợ con khi đưa vợ đi sinh.

Canh bạc Luang Prabang – Bài 1: Hiệu quả tài chính còn để ngỏ

Người Đô Thị

Nguyễn Đăng Anh Thi

8-4-2020

Dự án thủy điện Luang Prabang không đảm bảo bất cứ lợi ích nào về kinh tế – xã hội – môi trường cho Việt Nam và các nước trong khu vực.

Đại Vận Hà Phù Nam của Vương Quốc Cam Bốt – Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh

Phạm Phan Long, P.E.

16-10-2023

Trung Quốc và Lào tích lũy nước, phù sa và cắt đứt sinh lộ của di ngư trên sông Lancang – Mekong tại các hồ chứa thủy điện của họ, đe dọa sự sinh tồn của Cam Bt và Việt Nam, nên đã đến lúc Trung Quốc và Lào phải nhận trách nhiệm. Họ đã gây ra khô hạn cho hạ vực, chịu khát giữa mùa mưa.

Đường nước Sông Đà: Cuộc sống người dân “Ngàn cân treo sợi tóc”

Trần Đình Triển

17-10-2019

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà-Hà Nội do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư; sau khi hoàn thành đi vào sử dụng, đường ống bị vỡ 18 lần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân Thủ Đô phía tây và tây nam Hà Nội.

Vấn nạn của quốc gia

Mai Quốc Ấn

6-5-2019

Cả một thị xã (Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) điêu đứng vì sông bị ô nhiễm, nước sông màu phù sa chuyển thành màu đen kịt, dân không có nước sạch để dùng, cá tôm chết hết. Một sự kiện như vậy đã bị lướt qua rất nhanh so với việc đón một cô gái thoát án tử tội ngộ sát từ Malaysia về Việt Nam.

Corona và Greta

Nguyễn Thọ

15-4-2020

Cô bé Thụy Điển 17 tuổi Greta Thunberg đã tạo ra cơn bão môi trường trong giới trẻ. Nhưng cô cũng có nhiều kẻ thù. Người ta mắng cô bé là đồ kiêu ngạo, vắt mũi chưa sạch. Có người chửi chỉ vì cô dám thách thức các hệ thống chính trị hiện hành. Có người chỉ vì muốn bênh Tổng thống Trump là người luôn phê phán Greta. Có người vì sợ phải từ bỏ cuộc sống đầy tiện nghi. Đó là quyền của mọi người, tôi không có ý kiến.

Ngày Nước Thế Giới 2017 với chủ đề nước thải: Đi thăm khu nhà máy xử lý nước thải và hệ thống bổ sung tầng nước ngầm tại quận Cam

LTS: Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam là do xả thải trực tiếp ra môi trường ngày càng nhiều, dân số và du khách tăng, không gian nước thu hẹp dần. Cho đến nay, vấn đề vệ sinh công cộng hoàn toàn không được chính quyền trong nước quan tâm, báo cáo chính thức 2016 cho biết 95% nước thải không được xử lý.

Thực tế gần như 100% không có xử lý vì ngay Hà Nội, nhà máy nước thải chỉ đủ cho 25% lưu lượng vì không có hệ thống thu hồi nước thải riêng biệt với nước mưa. Đây là mô hình phát triển tự huỷ đã tới mức đe dọa, báo động phải cấp bách chuyển hướng. Mô hình quản lý môi sinh và an ninh nguồn nước hiện đại nhất thế giới ở ngay tại quận Cam. BS Ngô Thế Vinh và thân hữu gần đây đã viếng thăm toàn bộ hai nhà máy nước thải và nước sạch GWRS tại Fountain Valley, có viết bài tường trình, giới thiệu cùng độc giả Tiếng Dân bên dưới.

Nhà máy Advanced Treatment Plant của GWRS, đã hoàn tất việc xây dựng năm 2008. Kỹ sư Phạm Phan Long là người phụ trách thiết kế hệ thống giải nhiệt cho toàn bộ nhà máy này với những máy bơm công suất hàng ngàn mã lực, không thể để nóng quá mức báo động, máy sẽ ngừng chạy. Ông Long xác nhận, phần này là phụ (không trực tiếp thuộc vào quy trình thanh lọc nước) nhưng gặp nhiều gay go vì những giới hạn kỹ thuật khắt khe lần lượt hiện ra theo tiến trình thiết kế, lúc đó không có mô hình nhà máy nào lớn như thế đã được thực hiện để phỏng theo, hay kinh nghiệm để phòng bị.

Dự án hồ chứa nước Ka Pét có nhiều điểm tương đồng với vụ khai thác Bô-xít ở Đắc Nông

Trương Nhân Tuấn

9-9-2023

Nếu Bô-xít Đắc Nông là “chủ trương lớn của đảng” thì dự án hồ Ka Pét “là dự án quan trọng quốc gia”. Dự án này đã được “Quốc hội quyết định và quyết định điều chỉnh…”.

Việt Nam tại ngã ba đường: Thập diện Mai phục

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

16-10-2017

Tuy không biết ai dịch tên bộ phim “Thập diện Mai phục” (2004) của Trương Nghệ Mưu thành “House of Flying Daggers”, nhưng cái tên phim đó có vẻ hợp với thực trạng Việt Nam lúc này. Đất nước tại ngã ba đường, có quá nhiều rủi ro nguy hiểm, không chỉ có thiên tai mà còn nhân họa, không chỉ có thù trong mà còn giặc ngoài, rất dễ bị bắc thuộc.

Tai họa đến hẹn lại lên

Như đến hẹn lại lên, mỗi năm khi đến mùa bão lụt, cả nước lại rộ lên bức xúc trước những tai họa kinh hoàng, gây tổn thất nặng nề về người và của. Nhưng khi mùa bão lụt qua đi, người ta lại chóng quên, để rồi đến năm sau tai họa lại ập đến lớn hơn. Trong khi các quan chức mải mê thu hồi vốn vì “tư duy nhiệm kỳ”, thì người dân vẫn quen sống tạm bợ (như thời chiến). Trong khi các tượng đài hàng ngàn tỷ tại Sơn La, Lai Châu làm cạn kiệt ngân sách, thì các biệt phủ trăm tỷ tại Yên Bái góp phần làm người dân càng thêm nghèo đói.

Đi đâu và về đâu?

Đỗ Cao Cường

15-10-2019

Sau những thước phim của mình, nhiều người dân thủ đô hỏi tôi là họ nên đi đâu sống cho an toàn. Tôi không biết nữa, dù ở đâu trên dải đất hình chữ S này, ngày hôm nay có thể còn ít ô nhiễm nhưng ngày mai lại là câu chuyện khác.

Những cái cây ngu ngốc vừa chết

Trí thức VN

Khải Đơn

9-2-2018

Những cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1) bị chặt hạ, tháng 12/2017. Ảnh: FB Minhhue Tran

Hàng cây ở Tôn Đức Thắng đã bị hạ đến những cây cuối cùng, chỉ còn loe ngoe vài cây. Tôi còn nhớ những nhà hoạt động môi trường từng mặc áo dài đến ôm cây hai năm trước đó vẫn thường bị đem ra làm trò cười trong những chế giễu ác ý trên mạng.

Nhiều bình phẩm trong đó có nội dung tương tự như sau: “Đâu phải cứ cây xanh là hay. Cây xanh thì trồng lại được mà. Giải quyết tắc nghẽn quan trọng hơn”, hoặc “Vậy thì đừng sống ở thành phố nữa, về rừng U Minh mà sống đi, tha hồ cây xanh mà ngắm”.

Chết bởi Trung Quốc

Mai Quốc Ấn

7-10-2019

Peter Navarro là Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng – Đại học California, Irvine, Hoa Kỳ. Và ông cũng là tác giả cùng viết với Greg Autry “Death by China” (Chết dưới tay Trung Quốc).

Nếu ai đã đọc quyển sách này, tôi xin phép không giới thiệu thêm. Nếu ai chưa đọc, tôi sẽ viết ra một ví dụ đầy sinh động ngay tại Việt Nam.

Dự án thuỷ điện thượng Kontum được chủ đầu tư Việt Nam là công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh ký hợp đồng hạng mục tuyến năng lượng với Viện thiết kế HydroChina Huadong (nay đổi thành Huadong Engineering Coporation Limited) và công ty TNHH Cục đường sắt số 18 Trung Quốc với tổng trị giá hơn 1.900 tỉ đồng vào năm 2010.

Đến 2/7/2014, tổ hợp nhà thầu tuyên bố chấm dứt hợp đồng khi mới chỉ hoàn thành 25% khối lượng công việc nhưng lấy lý do là Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam nên muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Dù thừa nhận chỉ mới hoàn thành 25% khối lượng công việc song họ lại kiện chủ đầu tư phải trả số tiền hơn 2.300 tỉ đồng. Con số này thậm chí nhiều hơn cả hợp đồng đã ký, giả sử tổ hợp nhà thầu Trung Quốc hoàn thành 100% công việc. Và trên giấy trắng mực đen con dấu đỏ, số tiền mà phía Trung Quốc chưa được thanh toán chỉ gần 171 tỉ đồng.

Phía Trung quốc đưa vụ việc ra trọng tài thương mại quốc tế và vụ việc này “lang thang” từ Hà Nội sang Singapore và cả Nhật Bản rồi trở về Hà Nội.

Hiểu một cách ngắn gọn thì phía Trung Quốc quá tài khi vẫn giữ được quyền khởi kiện theo phán quyết của trọng tài thương mại trong khi Luật Trọng tài thương mại Việt Nam và quy tắc tố tụng trọng tài khi chuyển địa điểm đến quốc gia khác. Điều lạ lùng là hội đồng trọng tài lại áp dụng luật của Anh và Singapore để thực hiện tố tụng. Trong khi đó, phía chủ đầu tư Việt Nam khẳng định việc thụ lý đơn kiện của phía Trung Quốc vừa sai thoả thuận ban đầu của các bên lẫn vừa trái Luật trọng tài thương mại 2010.

Cụ thể hai bên thoả thuận luật áp dụng cho hợp đồng và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật Việt Nam. Địa điểm phán xử (nếu có tranh chấp) là Hà Nội, Việt Nam. Và chi tiết rất quan trọng của hợp đồng là tổ hợp nhà thầu phải hoàn thành dự án chậm nhất vào ngày 30/6/2014.

Vậy mà phía Trung Quốc đã tài tình đưa vụ việc “du lịch” qua nước khác, áp dụng luật của quốc gia khác; trong khi ngay cả thứ cơ bản nhất là thi công còn chưa xong.

Sẽ còn ngạc nhiên hơn nếu biết rằng chủ đầu tư Việt Nam nếu thua kiện thì có khả năng mất ngân sách (tiền thuế của dân), bởi thuỷ điện có liên quan vốn vay mà nhà nước bảo lãnh cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam mà cổ đông lớn, cụ thể là Trung tâm điện lực III.

Giả sử vốn ngân sách và vốn của các nhà đầu tư Việt Nam góp cùng mất đi một cách siêu phi lý như vậy; thì ngoài cách gọi “chết bởi Trung Quốc” thì tôi không biết dùng từ gì chính xác hơn.

Nhưng ngạc nhiên nhất vẫn là chuyện báo chí trung ương và các báo trên địa bàn thủ đô vẫn hoàn toàn không hay biết vụ việc này(?!) Có lẽ nào mấy trăm báo đài có trụ sở hay văn phòng ngay giữa thủ đô cũng…?

Đọc hồ sơ “Death by China version Vietnam” bỗng nghĩ về cái lý do ban đầu: Trung Quốc kéo dàn khoan qua vùng biển Việt Nam nên đơn phương chấm dứt hợp đồng và đòi tiền cao hơn 100% hợp đồng dù mới hoàn thành 25%. Vậy những giàn khoan khác từ 2014 đến nay và nhất là sự kiện Tư Chính vừa rồi liệu có là cái cớ cho vụ việc tương tự tính bằng nhiều nghìn tỉ? Để làm ít, ăn nhiều và ăn như ăn cướp?

Cát Linh – Hà Đông te tua vẫn “sừng sững” sai phạm, cao tốc Quảng Ngãi xuống cấp “thách thức” nhân dân. Phải chăng là…? Cứ viết mỗi câu lại phải dừng một lát để kềm cơn phẫn nộ. “16 vàng” cộng thêm “4 tốt” ai đội lên đầu cứ đội, nhưng cứ vầy mãi thì nhân dân biết vét nhẫn nhịn đâu ra mà sống nổi qua ngày?

Người Việt sẽ chết bởi Trung Quốc (không hề có ngoặc kép) bao nhiêu lần nữa các vị mới hài lòng?

Khi phóng viên gặp nạn

FB Phạm Lan Phương

14-10-2017

Ảnh: internet

Một phóng viên của Thông Tấn Xã tử nạn khi đang tác nghiệp lũ lụt. Tin buồn đó rất nhiều bạn bè chia sẻ. Và đó thực sự là tin buồn với người đi viết như tôi – khi bạn đang ở tuổi nghề sung sức.

Có một điều nhiều năm qua tôi chưa bao giờ đề cập đến, đó là: Các tòa soạn quan tâm đến sinh mạng của phóng viên mình ra sao?

Tôi có một giấc mơ

FB Mạnh Kim

29-1-2018

Ảnh: internet

Tôi mơ lòng tự ái dân tộc xen lẫn tự hào dân tộc được dồn hết vào việc phát kiến canh tân đất nước.

Tôi mơ Việt Nam có thể “trả thù lịch sử” bằng việc “dội bom” xuống khắp Trung Quốc bằng hàng hóa và dịch vụ từ những công ty có tên “Hai Bà Trưng”, “Trần Hưng Đạo”, “Lý Thường Kiệt”… (như cách Nhật từng “trả thù” Mỹ sau Thế chiến thứ hai bằng chiến dịch “oanh tạc” hàng hóa khiến báo chí Mỹ phải khóc lên rằng “Nước Mỹ đang bị xâm lược”!).

Tôi mơ Việt Nam có thể trả được mối hận Hoàng Sa bằng việc có một công ty khổng lồ mang tên “Hoàng Sa” đặt tại Bắc Kinh thuê mướn hàng ngàn công nhân Trung Quốc.

Bán nước hay bán chính sách?

Báo sạch

8-11-2019

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. Hồ Chí Minh) chất vấn về việc nhà máy nước Sông Đuống bán cổ phần cho tỷ phú Thái Lan. Ảnh: QH

Sáng 7/11, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đã khiến dư luận dậy sóng với phát biểu chất vấn Bộ Trưởng Bộ Công Thương: “Vừa qua, dư luận phản ánh việc tỷ phú Thái Lan đã mua đến 34% cổ phần của Nhà máy nước sạch Sông Đuống, Hà Nội.

Trước tình hình cung cấp nước sạch ở Hà Nội như vừa qua, tôi khẩn thiết đề nghị Bộ trưởng, Thủ tướng xem xét lại không nên thoái vốn hoặc Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối tại các đơn vị này…”.

Bản tin ngày 23-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Mỹ điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường qua eo biển Đài Loan. Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ thông báo, họ đã điều tàu khu trục USS Curtis Wilbur đi qua eo biển Đài Loan hôm 22/6, thực hiện chuyến đi thứ 6, chỉ trong 5 tháng đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden. Hạm đội 7 cho biết, tàu USS Curtis Wilbur đã “đi qua vùng biển quốc tế theo luật pháp quốc tế”.

Lá thư đoạt giải và thông điệp bị hiểu lầm

Thái Hạo

13-5-2022

Em Nguyễn Bình Nguyên, lớp 9A1, THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội, vừa giành giải nhất UPU với bức thư gửi nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Tôi đọc bức thư ấy và thật sự thấy khâm phục em, dù trước nay tôi vốn có tâm lý hờ hững và không mấy thiện cảm với cuộc thi này ở Việt Nam.

Nhỏ. Mà lớn!

Mai Quốc Ấn

5-8-2019

Những hạt có kích thước nhỏ tồn tại quanh con người. Nhỏ đến mức con người phải có thiết bị hỗ trợ mới nhìn thấy chúng. Có những vi hạt nhỏ đến mức nếu đường kính sợi tóc là miệng ly phóng to thì đường kính của chúng chỉ bằng đường kính ống hút. Thậm chí nhỏ hơn nữa.

Và đấy là một vấn đề vô cùng lớn!

Đầu độc diện rộng

Mai Quốc Ấn

4-12-2020

Nếu người Việt bị đầu độc thì quốc gia nào hài lòng nhất? Tôi không ngại trả lời rằng Trung Quốc!

Sám hối trước thiên nhiên

Lê Huyền Ái Mỹ

10-8-2023

1. Những cánh rừng bị tàn sát, những tòa ngang dãy dọc bê tông ngạo nghễ “chinh phạt” từ rừng đặc dụng đến biển bờ, sông suối mà thủ phạm không chỉ là những “ông trời không ở trên cao”, cái chính là “sự im lặng của cả một hệ thống” dưới mặt đất!

Thương thay Đà Lạt!

Blog VOA

Trân Văn

19-9-2019

Quang cảnh Đà Lạt với những dãy núi phía xa bao bọc khu vực trung tâm thành phố. Nguồn: Wiki

Trong khi càng ngày càng nhiều người Việt hoang mang vì mức độ ô nhiễm của môi trường sống càng ngày càng trầm trọng, ung thư và các chứng bệnh mãn tính do không khí, đất, nước, thực phẩm,… bị nhiễm độc càng ngày càng phổ biến, tước đoạt càng ngày càng nhiều sinh mạng của cả thân nhân lẫn thân hữu thì lại chẳng có bao nhiêu người chú ý đến câu chuyện về ông Nguyễn Thanh Tân, 42 tuổi, ngụ ở phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (1).

Một Tây Nguyên và một Mekong Delta vẫn đang khát nước

Huy Nguyễn

14-5-2020

Đã 7 tháng không có mưa, có những nơi 8 tháng chưa có mưa. Một số nơi mưa rào cục bộ được vài cơn rồi tịt hẳn để lại nỗi trông chờ của người nông dân trong vô vọng.

Tất cả ô nhiễm thuộc về nhân dân

Hoàng Linh

15-12-2019

Ảnh: TTXVN

Nào chúng ta cùng làm quen với lối tư duy của nhà quan để mà biết vì sao Hà Nội vẫn tươi màu suy nghĩ… trong bầu không khí đặc quánh phối, mù trời cao vì ô nhiễm.

Và, xin lạy các nhà báo, mấy ông căn cứ vào đâu mà vu vạ cho xe máy, đốt rơm, than tổ ong… và nhận thức yếu kém của người dân chính là thủ phạm. Là người dân tôi yêu cầu các ông trưng ra chứng cứ khoa học. Hội đồng nghiên cứu nào, gồm những ai, thẩm quyền tới đâu, quá trình thu thập mẫu như thế nào, phòng thí nghiệm nào tiến hành…

Như hôm nay 15-12, báo Soha dẫn lời một chuyên gia môi trường nặc danh, không biết chui từ lỗ nào ra khẳng định không khí Hà Nội mờ mịt là do dân chuẩn bị Tết:

Hạn hán hoành hành khắp nơi

BTV Tiếng Dân

25-7-2019

Báo Tiền Phong có bài: Miền Trung quay quắt trong nắng hạn lịch sử: Sinh tồn trong ‘chảo lửa’. Chủ tịch xã Quảng Lưu, ông Hồ Thăng Long cho biết, tình hình hạn hán ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, như sau: “Anh biết không, xã tui có 295ha lúa nước, nhưng giờ chỉ còn 51 ha, nắng hạn kiểu này không biết còn trụ lại được mấy ha đây?”

Quà tặng Trung Quốc: Nhà máy điện Ninh Bình

Hiệu Minh

1-10-2021

Hôm nay 1-10 Quốc khánh Trung Quốc. Xin chúc mừng.

Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long?

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

29-2-2020

1. Không biết trân trọng quà của tạo hóa

Trong cái nhìn của riêng tôi, về mặt tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất rất đặc biệt. Vì hiếm nơi đâu trên quả đất này có một vùng đất vừa được bồi đắp bởi phù sa với vô số sông ngòi chằng chịt vừa có núi non bao quanh che chắn (như vùng Bảy Núi – Châu Đốc, An Giang), lại kề bên biển cả quanh năm vỗ về (Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…). ĐBSCL vì thế, có thể xem như món quà quý giá mà tạo hóa đã ban cho người Việt.

Dân lại chết sai quy trình

FB Nguyễn Tiến Tường

12-10-2017

Trại heo hàng ngàn con ở Nông trường Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa) bị xóa sổ. Ảnh: Báo NNVN.

Cá hay thép? Một câu hỏi ngu ngơ của người ngoại bang từng làm nên làn sóng giận dữ. Đã làm một dân tộc uất hận nhưng cũng hờn tủi vì nghèo đói mà phải trả giá, phải đánh đổi quá nhiều. Càng cay đắng hơn. Kể cả là khi đánh đổi, chưa chắc thân phận, tín mạng của dân mất đi để mang lại chén cơm manh áo cho người xung quanh mình. Họ được đánh đổi để mang về lợi ích cho số ít.

Có một câu hỏi khác, thủy điện hay nhân dân? Khi những cơn lũ hung nộ vừa xé toạc những miền quê nghèo lam lũ. Đến lượt con nước nhân tai hoành hành. Thuỷ điện, những cái biển nước khổng lồ treo trên đầu dân. Và mỗi khi mực nước trở thành sự đe doạ. Họ không ngại ngần xổ những biển nước ấy xuống đầu dân. Mà cũng có cách nào khác đâu.

Bản tin ngày 26-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Vũ khí Trung Quốc tại Biển Đông và các điểm nóng. Từ tháng 8/2020 tới nay, TQ liên tục “khoe cơ bắp” ở Biển Đông, từ vụ điều động máy bay chiến đấu J-10 và J-11 tới đảo Phú Lâm, vụ điều động máy bay cảnh báo sớm KJ-500, máy bay săn tàu ngầm KQ-200 và trực thăng chiến đấu đa nhiệm Z-8 đến bãi đá Chữ Thập, tới vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26B tới Biển Đông và mới đây là vụ máy bay tập trận phóng tên lửa ở gần Vịnh Bắc Bộ.