Thượng tôn pháp luật: Chính quyền phải làm gương

Đỗ Thành Nhân

16-1-2019

Đi nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, mọi người đều thấy treo giăng câu khẩu hiệu “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Người nghĩ ra nó chắc không ngoài mục đích nhắc nhở mọi người trong xã hội phải tuân thủ pháp luật. Riêng cán bộ, công chức, đảng viên còn phải thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nữa!

Lào với dự án mặt trời nổi 1200 MW lớn nhất thế giới trên hồ Nam Ngum

Viet Ecology

23-2-2020

Vị trí dự án điện mặt trời trên hồ Nam Ngum

Sáng kiến dự án điện mặt trời nổi trên hồ Nam Ngum đầu tiên do Ks Pham Phan Long của tổ chức Viet Ecology Foundation nghiên cứu và công bố trên tạp chí chuyên môn quốc tế PV Magazine[1] tháng 11 năm 2019 và tiếng Việt trên trang mạng Viet Ecology Foundation[2] ngày 1 tháng 11 năm 2019.

Đơn tố cáo hai tướng công an của cựu cán bộ công an

19-9-2020

Lời giới thiệu: Chúng tôi nhận được đơn của ông Nguyễn Thế Nam, là cựu cán bộ Cục An ninh Tây Bắc, Tổng Cục An ninh và từng là cán bộ Học viện An ninh nhân dân, Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, thuộc Bộ Công an Việt Nam. Trong đơn, ông Nam tố cáo Trung tướng Đường Minh Hưng, và Thiếu tướng Phí Đức Tuấn, thuộc Bộ Công an Việt Nam.

Trung Quốc huy động 3 triệu người tham gia cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979

Zhdate

Hiếu Bá Linh lược dịch

17-2-2022

Ảnh chụp màn hình bài viết đăng ngày 6-1-2022, trên trang Zhdate

Ukraine – Châu chấu đá xe (Phần 1)

Dũng Vũ, lược thuật

12-11-2022

Ngày 24-2-2022, quân đội Nga xâm lược Ukraine. Toàn thế giới bất ngờ nhìn thấy đất nước Ukraine tan hoang. Nạn nhân chính là thường dân. Khắp nơi, quân Nga đã bắn phá, thả bom bừa bãi vào nhà dân, bệnh viện, trường học, vườn trẻ. Đường sá, cầu cống, điện nước cũng bị tàn phá. Phụ nữ bị lính Nga hãm hiếp, thường dân bị sát hại nằm la liệt trên đường phố hay bị vùi lấp tạm bợ dưới những mồ chôn tập thể. Hàng triệu người Ukraine phải chạy lánh nạn khắp Âu châu.

Vì sao New Phương Đông, vũ trường lớn nhất Việt Nam bị đóng cửa?

Trần Kỳ Khôi

12-3-2023

New Phương Đông, vũ trường lớn nhất Việt Nam, cũng là vũ trường nằm trong Top những vũ trường hiện đại hàng đầu và “hoành tráng” nhất Đông Nam Á, có địa chỉ tại số 20 Đống Đa, thành phố Đà Nẵng. Mới đây, Công ty Hữu Thanh, chủ sở hữu vũ trường này, đã có đơn xin đóng cửa, chấm dứt hoạt động kinh doanh sau 30 năm, gởi đến Sở Văn Hoá – Thể thao Đà Nẵng. Sự việc gây sững sốt và tò mò trong giới báo chí, showbiz và giới trẻ cả nước. Thật hư câu chuyện này ra sao?

Georgia, cáo trạng cho MAGA

Nhã Duy

27-8-2023

Cuối cùng rồi nước Mỹ và cả thế giới cũng đã thấy được những khuôn mặt của một thời quyền lực trong thế giới MAGA là những phạm nhân. Những tấm ảnh được chụp từ nhà tù quận hạt Fulton, thuộc tiểu bang Georgia, đã đánh dấu một cột mốc lịch sử trong cuộc chiến bảo vệ nền dân chủ và hiến pháp của nước Mỹ cùng hệ thống tư pháp Hoa Kỳ nói riêng, về một giai đoạn đầy thử thách của quốc gia kể từ ngày lập quốc.

Tượng An Dương Vương của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Nguyễn Tuấn Khoa

12-11-2023

Năm 1967, Chính phủ Quân nhân do thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng) trao quyền lại cho Chính phủ Dân sự. Để đánh dấu giai đoạn quân đội tham chánh này, Chính phủ có sáng kiến dựng các tượng danh tướng lịch sử tại các công viên, quảng trường trong thủ đô. Đó là tượng các danh tướng Việt đã đánh bại cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Hoa.

Đường vượt biên vào Mỹ hôm nay của người Việt

Tuấn Khanh

14-1-2024

Trong một bản tin của Đài RFA vào đầu tháng Một năm 2024, cho biết, người Việt đang có mặt ở Canada và nhiều quốc gia Trung Mỹ để tìm cách vượt biên giới, nhập cư lậu vào Mỹ. Trong một đoạn video ngắn của một trong những người tham gia đi lậu, xuyên qua hàng rào biên giới để đến với giấc mơ Mỹ post trên facebook, có vài người thoáng qua trước ống kính, cho thấy passport đeo trước ngực là của Việt Nam.

Bà Lan chỉ điểm bác Cả?

BTV Tiếng Dân

10-3-2024

Video bên dưới của một Tik Toker đưa lên mạng, cho thấy bí thư Hoàng Thị Thúy Lan giới thiệu với đàn em về tài sản trong cơ ngơi nhà bà ở tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có quà tặng của bác Trọng, bác Chính… những cây bút bằng vàng, bằng kim cương.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng bàn về chữ “Dân”

Đào Tiến Thi

(Nhân sự ra đời của trang mạng Tiếng Dân hôm 4-7-2017)

17-7-2017

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và tờ báo Tiếng Dân

Dân hai lăm triệu ai người lớn

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con

(Tản Đà)

Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu nhân của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, một phong trào công khai, hợp pháp với tôn chỉ được chí sỹ Phan Châu Trinh nêu thành mấy chữ “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Năm 1908, vì có vụ biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ, cụ Huỳnh cùng hàng loạt đồng chí của mình bị bắt, đày ra Côn Đảo. Mười ba năm sau (năm 1921), hết hạn lưu đày, cụ trở về, lại tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Năm 1926, nhân chính quyền thực dân Pháp tổ chức Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ liền ra tranh cử và trúng cử chức Viện trưởng với số phiếu rất cao (nhưng hơn hai năm sau cụ từ chức). Năm 1927, cụ lập tờ báo Tiếng Dân tại Huế, vừa làm chủ nhiệm vừa tích cực viết bài.

Lịch sử nào, mà tha thứ cho ngày hôm nay? (*)

Tuấn Khanh

12-9-2017

Thật khó tưởng tượng được rằng, khi chứng kiến đồng loại với những dấu vết bị trói và đánh đập đến chết nhưng ông Nguyễn Tiến Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận lại nhanh chóng đưa ra một kết luận đơn giản rằng “đã xảy ra một vụ đánh nhau” tại nhà tạm giữ công an của TP Phan Thiết.

Hình ảnh anh Võ Tấn Minh bị đánh chết ở đồn công an. Ảnh: FB Châu Đoàn

Vụ Đồng Tâm: Thư ngỏ gửi thanh tra và công an Hà Nội

Nguyễn Đình Ấm

14-11-2017

Kính gửi: Thanh tra, công an thành phố Hà Nội

Tôi là Nguyễn Đình Ấm, trú tại phường Gia Thụy, quân Long Biên Hà Nội. Điện thoại: 0913364940. Xin có mấy ý kiến gửi lãnh đạo và hai cơ quan thanh tra, công an Hà Nội như sau:

Thưa các vị, trong vụ Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức Hà Nội) tôi đã theo dõi thông tin từ nhiều phía, khảo sát thực địa, trao đổi rộng rãi với dân Đồng Tâm nên có hiểu biết cơ bản về vụ việc, nay xin chân thành gửi tới các vị mấy ý kiến mong mang lại tác dụng tốt nào đó cho các phía.

Kêu gọi phản đối dự thảo luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)

Đợt 1

(Có tham khảo các tuyên bố, thư ngỏ… liên quan trên mạng internet)

– Kính gửi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước

– Kính gửi các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV tại Hà Nội

Vì sao đại án Thủ Thiêm vẫn không được giải quyết?

Người Thủ Thiêm

1-10-2018

Các- Mác từng nói: Khi lợi nhuận tăng lên 100 phần trăm thì cha nó, nó cũng giết. Điều đó cũng có thể hiểu rằng, vì sao người ta bất chấp tình đồng loại, bất chấp đạo lý, bất chấp nghĩa nhân và luật pháp để đuổi hàng vạn người dân cố cựu ra khỏi Thủ Thiêm – vốn là nơi chôn nhau cắt rún của họ để nuốt trọn 160 héc ta đất tái định cư của dân mà Chính phủ đã phê duyệt.

Công an bị giang hồ bao vây ở Đồng Nai: Hàng trăm công an giải vây cho đồng đội

 BTV Tiếng Dân

13-6-2019

Nhà báo Đức Hiển đưa tin: ” ‘500 anh em’ xăm trổ vây khốn các sếp 113 và cảnh sát trật tự. 200 cảnh sát được huy động giải cứu và vãn hồi trật tự“. Ba sĩ quan cấp tá, thuộc công an tỉnh Đồng Nai đi nhậu ở Lâm Viên Quán gồm Trung tá Đinh Tú Anh, Đội trưởng CSTT; Trung tá Trường, Đội phó CS 113, một đại tá CA đã nghỉ hưu và một sĩ quan CSTT tên Nam.

Sân golf Phan Thiết – Bài 6: Làm sao cho có niềm tin?

Phan Bình Minh

27-5-2020

Tiếp theo bài 1bài 2bài 3bài 4bài 5

I. Báo chí dè chừng!

Vào buổi sáng ngồi quán café cóc vỉa hè, hay buổi chiều trong các quán nhậu bình dân, hỏi thăm bất cứ người dân Phan Thiết nào quan tâm tới dự án Sân golf Phan Thiết họ cũng đều nói là dự án này của ông Đông, đằng sau đó là nhiều quan chức cấp cao của tỉnh, thành phố, các sở ngành. Có người còn vui vẻ dẫn bạn đến chỉ biệt thự ông này, ông kia và kể những góc khuất của dự án mà dư luận Phan Thiết đang đồn thổi.

Thoát khỏi địa ngục (Phần 2)

The Times

Tác giả: Damian Whitworth

Trần Quốc Việt dịch

27-6-2021

Tiếp theo phần 1

Tháng 11/2017, chị bị trùm bao lên đầu rồi đưa đến trại và được bảo rằng, chị phải dạy tiếng Trung cho những người tù ở trại. Hợp đồng làm việc của chị ghi rằng vi phạm luật lệ sẽ bị phạt tử hình. Chị cũng bị cấm nói chuyện với những tù nhân, và cấm cười, cấm khóc hay trả lời các câu hỏi nếu không được cho phép.

Chiến lợi phẩm bất ngờ và quan trọng nhất ở Ukraine

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

28-3-2022

Lính Nga đang thiết lập hệ thống Krasucha-4. Nguồn: Donat Sorokin/ imago images

Ukraine tìm thấy hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Tại sao đây lại là mỏ vàng cho tình báo nước ngoài?

Dự báo các sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2023

Đỗ Kim Thêm

1-1-2023

Ngày 1 tháng 1: Thụy Điển đảm nhận chức chủ tịch Liên Âu, Croatia lưu hành đồng Euro

Ngày 1 tháng 1, Thụy Điển đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, một chức vụ luân phiên sáu tháng một lần giữa các quốc gia thành viên. Trong sáu tháng này, Thụy Điển chủ trì các cuộc họp và điều phối công việc của Hội đồng là tăng cường vai trò Liên Âu trong bối cảnh toàn cầu, an ninh của dân chúng và cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức. Ngày 1 tháng 7 năm 2023, Thụy Điển sẽ bàn giao chức vụ này cho Tây Ban Nha.

Ngày 1 tháng 1, Croatia là thành viên của Thỏa thuận Schengen, có nghĩa là không còn kiểm soát biên giới giữa Croatia và Slovenia và Hungary, hai quốc gia lân cận thành viên của Thoả thuận Schengen. Ngoài ra, Croatia đã trở thành quốc gia thứ 20 sử dụng đồng Euro làm phương tiện thanh toán chính thức.

Ngày 13 và 14 tháng 1: Bầu cử tại Séc

Ngày 13 và 14 tháng 1 sẽ diễn ra vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống Cộng hòa Séc. Nếu không ứng cử viên nào được đa số tuyệt đối thì sẽ bầu vòng hai trong ngày 27 và 28 tháng 1. Miloš Zeman, Tổng thống đương nhiệm được bầu vào năm 2013, nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 8 tháng 3 năm 2023 và không thể tái tranh cử. Cựu thủ tướng Andrej Babiš, cựu tướng Petr Pavel và Viện trưởng Đại học Danuše Nerudová là những ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử này.

Ngày 24 tháng 2: Kỷ niệm một năm ngày Nga xâm chiếm Ukraine

Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố quyết định một “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, mà thực ra là một cuộc chiến xâm lược.

Đầu tiên, Nga đưa 200 ngàn quân từ Belarus, bán đảo Crimea và vùng Donbas tấn công vào lãnh thổ Ukraine và thành công trong việc xâm nhập các vùng ngoại ô của Kiev. Ngày 2 tháng 3, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ra Nghị Quyết lên án Nga với kết quả 141 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng (trong số này có Việt Nam).

Cuối tháng 3, Nga tập trung vào miền đông Ukraine. Với sự yểm trợ vũ khí của quốc tế, Hoa Kỳ và NATO, nhất là hệ thống tên lửa HIMARS, Ukraine đã phản công dữ dội và giành lại nhiều khu vực ở phía đông và nam, chiếm ưu thế trên chiến trường, làm cho Nga phải động viên thêm 300.000 tân binh quân dịch để đáp ứng tình thế.

Theo ước tính hiện nay, Nga còn chiếm giữ khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine, khoảng 100.000 binh sĩ Nga thiệt mạng; đến tháng 12, hơn 6.300 thường dân Ukraine đã thiệt mạng, hơn 13,7 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước. Cuộc chiến còn kéo dài và mọi nỗ lực đàm phán đều bế tắc.

Các chủ đề thương thuyết cần đuợc Nga khai thông là tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, trao trả các vùng đã chiếm đóng, rút quân và bồi thường cho việc tái thiết hậu chiến. Liệu Liên Hiệp Quốc có thể triệu tập một hội nghị quốc tế hay không, là một vấn đề chưa rõ.

Đang hưởng lợi trong việc mua năng lượng với giá rẻ của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không hỗ trợ cho một giải pháp bất lợi cho Nga. Nga là một đồng minh cung cấp vũ khí, Việt Nam không quan tâm đến việc Nga tái lập hoà bình cho Ukraine. Cho đến nay, Việt Nam đã bốn lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine của Nga.

Nhiều giải pháp ngoại giao cực đoan đã được thảo luận, thí dụ như trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an LHQ hay truất quyền phủ quyết tại Hội đồng. Giới tình báo quân sự cũng nghĩ đến các biện pháp thay thế cho Putin bằng cách đảo chính hay đưa đi an trú. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, tất cả giải pháp đều không thể thực hiện.

Thiếu vũ khí hiện đại là một trở ngại cho Ukraine sớm chiến thắng. Với tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng, hiện nay 93% dân chúng Ukraine tin rằng Nga sẽ hoàn toàn đại bại.

Ngày 5 tháng 3: Estonia bầu quốc hội

Ngày 5 tháng 3, Estonia bầu quốc hội mới. Cùng với Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Isamaa Bảo thủ, Đảng Cải cách Kinh doanh Tự do Thủ tướng Kaja Kallas lãnh đạo chính phủ. Kallas đã thắng trong một cuộc bầu cử năm 2019. Vào đầu tháng 6, sau khi liên minh sụp đổ, Kallas thành lập chính phủ mới.

Ngày 2 tháng 4: Bầu cử tại Phần Lan

Ngày 2 tháng 4, Phần Lan bầu cử quốc hội. Một liên minh gồm năm đảng lãnh đạo chính phủ. Ngoài Đảng Dân chủ Xã hội, còn có Đảng Trung tâm, Đảng Xanh, Cánh tả và Đảng Nhân dân Thụy Điển, tất cả đều có phụ nữ đứng đầu. Bà Sanna Marins nhậm chức ở tuổi 34, điều hành đất nước từ năm 2019 và trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới.

Ngày 19 tháng 4: Warsaw kỷ niệm 80 năm ngày người dân nổi dậy

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm lược Ba Lan. Bốn tuần sau, thủ đô Warsaw bị chiếm đóng. Vào thời điểm này, Warsaw có khoảng 380.000 người Do Thái sống, chiếm khoảng một phần ba dân số và là một cộng đồng đông nhất tại châu Âu. Tháng 10 năm 1940, Đức ra lệnh thành lập khu Ghetto để phong toả cộng đồng. Cư dân lâm cảnh đói khát và khốn khổ, vì SS (Schutzstaffel, một tổ chức thuộc Đảng Quốc xã thời Hitler) dùng bạo lực và khủng bố để trấn áp.

Tháng 7 năm 1942, nhiều người Do Thái đầu tiên bị trục xuất ra khỏi khu cư trú và đưa đến lò sát sinh ở Treblinka. Đến cuối tháng 9 năm 1949, có khoảng 280.000 bị trục xuất.

Các tổ chức kháng chiến của người Do Thái ở Ba Lan đã thành hình để chống lại việc tiếp tục trục xuất. Lực lượng Kháng chiến Ba Lan Armia Krajowa đã viện trợ một số súng lục và chất nổ cho các chiến binh. Cuộc nổi dậy bắt đầu vào ngày 19 tháng 4 năm 1943 và kéo dài cho đến ngày 16 tháng 5 năm 1943.

Vì kém trang bị, nên 800 kháng chiến quân thua SS, nhưng đa số cư dân đã cầm cự được gần bốn tuần. Ngày 16 tháng 5 năm 1943, SS dập tắt cuộc nổi dậy, tuyên bố giải tán khugiế, t hơn 56.000 người và chuyển cư dân đến các lò sát sinh.

Ngày 14 tháng 5: Israel kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quốc gia

Thế chiến thứ hai, thảm họa tàn sát người Do Thái và trách nhiệm quốc tế dẫn đến một bước ngoặt cho cấu trúc chính trị toàn cầu.

Israel trở thành một lãnh thổ do Anh được Liên Hiệp Quốc ủy trị. Nhưng cả hai phong trào Phục quốc Do Thái và phong trào quốc gia Ả Rập cùng tuyên bố là lãnh thổ này thuộc về mình, cả hai đều nổi lên để chống lại Anh và chống nhau.

Ngày 29 tháng 11 năm 1947, với 2/3 số phiếu thuận và các nước Ả Rập chống lại, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu quy định việc phân chia Palestine thành một quốc gia Ả Rập và một quốc gia Do Thái qua Nghị quyết 181. Kết quả này làm nổ ra các cuộc giao tranh giữa Do Thái và Ả Rập, gây cho nhiều thường dân của hai phía thiệt mạng.

Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, chế độ Ủy trị của Anh đối với Palestine kết thúc ngày 14 tháng 5 năm 1948. Chiều cùng ngày, David Ben Gurion đã long trọng tuyên bố thành lập nhà nước Israel. Chỉ vài giờ sau, Hoa Kỳ và Liên Xô công nhận Israel về mặt ngoại giao. Ngay trong đêm, các nước Ai Cập, Iraq, Lebanon, Transjordan và Syria cùng tấn công Israel. Đối với họ, ngày thành lập Israel là thảm họa lịch sử.

Tháng 1 năm 1949, chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất kết thúc với chiến thắng của Israel. Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1949, các phe đã ký 4 hiệp định đình chiến. Israel chiếm các phần lãnh thổ được dành cho Palestine. Bờ Tây Jordan và Đông Jerusalem được sáp nhập vào Vương quốc Jordan vào năm 1950 và Dải Gaza được đặt dưới sự quản lý của Ai Cập.

Năm 2023 đánh dấu 30 năm bắt đầu tiến trình hòa bình Oslo. Ngày 13 tháng 9 năm 1993, Trưởng đoàn đàm phán của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Mahmoud Abbas và Bộ trưởng Ngoại giao Israel Shimon Peres đã ký thỏa thuận đầu tiên “Hiệp định Oslo” tại Washington D.C. Hai bên đã đồng ý về việc chung sống hòa bình và công nhận lẫn nhau, bao gồm cả quyền tồn tại của Israel. Mục đích của thỏa thuận là chuẩn bị cho “Giải pháp hai nhà nước“, Palestine tự trị trong một thời gian tạm thời ở Dải Gaza và Bờ Tây Jordan và Israel rút quân.

Tuy nhiên, vì các điểm tranh chấp chính vẫn chưa được giải quyết, mối xung đột vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Mùa hè bầu cử tại Hy Lạp

Hy Lạp dự kiến sẽ bầu quốc hội mới trong mùa hè năm 2023. Trong cuộc bầu cử năm 2019, Nea Dimokratia, đảng bảo thủ đã thắng với đa số tuyệt đối. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis ngày càng bị cáo buộc có những hành vi độc đoán. Theo Bảng Xếp hạng của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, tự do báo chí của Hy Lạp đã đứng vào hạng chót trong số các nước của Liên Âu.

Ngày 17 tháng 6: Kỷ niệm 70 năm ngày nổi dậy của quần chúng CHDC Đức.

Ngày 17 tháng 6 năm 1953 khoảng một triệu người dân CHDC Đức đã biểu tình tại hơn 700 thành phố và địa phương. Cuộc nổi dậy được châm ngòi khi chế độ SED quyết định việc Xô Viết hóa nhanh chóng và tăng giờ làm việc (tăng định mức). Các nhân viên của khoảng 600 doanh nghiệp đã bỏ việc, yêu cầu cho bầu cử tự do và lãnh đạo Walter Ulbricht phải từ chức. Ở một số nơi đã xảy ra bạo loạn và đụng độ với Công an Nhân dân và Quân đội Liên Xô. Đảng SED và Liên Xô đã phản ứng sắt máu. Xe tăng Liên Xô giết chết 55 người và làm bị thương nhiều người biểu tình.

Sau khi đánh bại phe đối lập, chế độ SED tiếp tục đàn áp người dân. Cho đến sáng ngày 6 tháng 7 năm 1953, khoảng 10.000 người đã bị bắt giữ.

Cuộc nổi dậy là một chấn thương cho Đảng SED, nhưng định hình nền chính trị độc tài của chế độ cho đến khi kết thúc.

Tháng 6: Bầu cử quốc hội và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Tháng 6 năm 2023, ngày chính xác vẫn chưa được ấn định, người Thổ sẽ bầu tổng thống và 600 đại biểu của quốc hội. Recep Tayyip Erdoğan, lãnh đạo của Đảng Công lý và Phát triển Hồi giáo và Bảo thủ cánh hữu (Adalet ve Kalkınma Partisi, AKP), đã nắm quyền trong hai thập niên, với tư cách là thủ tướng từ năm 2003 và tổng thống từ năm 2014.

Do kết quả của tu chỉnh hiến pháp năm 2017, chức vụ thủ tướng bị bãi bỏ, Erdoğan kết hợp các chức vụ tổng thống và thủ tướng kể từ năm 2018, trong khi quyền hạn của quốc hội bị giảm bớt. Cơ quan Liên Âu chỉ trích gắt gao những thoái bộ liên quan đến pháp quyền, tự do và dân chủ của đất nước.

Năm 2023 cũng là tròn 100 năm Cộng hòa Thổ được thành lập. Sau khi Đế chế Ottoman sụp đổ, Mustafa Kemal Pasha, sau này được gọi là Kemal Atatürk, đã tuyên bố bãi bỏ Vương quốc Hồi giáo vào ngày 29 tháng 10 năm 1923. Kemal Atatürk trở thành tổng thống đầu tiên và Ankara là thủ đô mới.

Ngày 3 tháng 7: Kỷ niệm 50 năm Hội nghị CSCE Helsinki

Ngày 3 tháng 7 năm 1973, “Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở Châu Âu” (CSCE) được khai mạc tại Helsinki. Được thành lập như một diễn đàn đối thoại giữa các cường quốc phương Đông và Tây, hội nghị nhằm mục đích thực hiện các dự án chung trong các lĩnh vực văn hóa, giải trừ quân bị và an ninh. Hầu hết tất cả các nước châu Âu, các quốc gia của Hiệp ước Warsaw, Liên Xô, Hoa Kỳ và Canada đã tham gia hội nghị và tạo động lực mới cho an ninh châu Âu.

Ngày 1 tháng 8 năm 1975, CSCE kết thúc với Đạo luật chung quyết Helsinki mang nội dung cam kết từ bỏ bạo lực, bất khả xâm phạm biên giới và tôn trọng nhân quyền.

Ngày 28 tháng 8: Kỷ niệm 60 năm bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ”

Ngày 28 tháng 8 năm 1963, hơn 200.000 người đã biểu tình đòi nhân quyền, chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc trong một cuộc tuần hành ở Washington D.C.

Trong dịp này, nhà hoạt động cho dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King đã có bài phát biểu nổi tiếng: “Tôi có một giấc mơ, một ngày nào đó bốn đứa con nhỏ của tôi sẽ sống trong một quốc gia, nơi mà chúng được đánh giá không phải bởi màu da mà do bản chất của tính cách”.

Bài phát biểu đã trở thành lý tưởng chung cho phong trào đấu tranh về quyền bình đẳng ở Hoa Kỳ.

Mùa thu: Bầu cử ở Thụy Sĩ, Ba Lan và Ukraine

Ngày 22 tháng 10, Thụy Sĩ sẽ bầu quốc hội mới. Thành phần nhân sự của hai viện cũng sẽ được tổ chức lại. Ngoài ra, Thụy Sĩ đang có kế hoạch tổ chức nhiều cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2023. Thủ tướng Liên bang Walter Thurnherr của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thụy Sĩ là lãnh đạo Thượng viện.

Ba Lan sẽ bầu quốc hội mới vào mùa thu. Kể từ năm 2015, đảng bảo thủ quốc gia PiS (“Luật pháp và Công lý”) đã lãnh đạo Ba Lan với đa số tuyệt đối. Mateusz Morawiecki làm thủ tướng vào năm 2017.

Ba Lan đã nhiều lần bị Liên Âu chỉ trích về các cải cách tư pháp. Nhiều tranh cãi khiến cho công việc của Tòa Bảo Hiến gặp trở ngại và là mối đe dọa đối với pháp quyền, dân chủ và nhân quyền. Từ năm 2016 Liên Âu phong toả các ngân khoản viện trợ. Sau khi Ba Lan tích cực tham gia yểm trợ trong chiến cuộc Ukraine, các căng thẳng giữa Liên Âu và Ba Lan đã được xoa dịu.

Ngày 29 tháng 10 năm 2023 Ukraine bầu một quốc hội mới (“Verkhova Radna”, Hội đồng tối cao). Vẫn chưa rõ liệu cuộc bầu cử có được tiến hành trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của Nga còn đang tiếp diễn hay không.

Đảng Sluha narodu (tiếng Ukraina: Слуга народу, Người phục vụ nhân dân), chủ trương theo tự do kinh tế và ủng hộ châu Âu, đảng của đương kim Tổng thống Volodymyr Zelensky, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua.

Tháng 12 năm 2023 Tây Ban Nha bầu quốc hội

Pedro Sánchez và Đảng Xã hội thắng cử năm 2019, nhưng do không có đa số, nên đã thành lập một chính phủ thiểu số với Unidas Podemos, Đảng tương ứng với cánh tả và Đảng Công nhân Xã hội. Tháng 6 năm ngoái, thủ tướng đã cải tổ việc trẻ trung hoá guồng máy và chính phủ có nhiều phụ nữ tham gia hơn.

30/11–12/12: Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 28

Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12 Hội nghị Khí hậu Thế giới của Liên Hiệp  Quốc (COP28) sẽ diễn ra tại Dubai. Các hội nghị về khí hậu đã diễn ra được gần ba thập thập niên.

Năm 1992, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, cộng đồng quốc tế đã thoả thuận Công ước khung về Biến đổi khí hậu. 154 quốc gia cam kết thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải với hiệu ứng nhà kính.

Sau nhiều thảo luận tại COP27 năm 2022, các thách thức vẫn còn tồn đọng. Cộng đồng quốc tế hy vọng là COP 28 2023 Dubai sẽ mang lại nhiều đột biến thuận lợi cho việc giải quyết.

Ngày 10 tháng 12: Kỷ niệm 75 năm Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Liên Hiệp Quốc thông qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền gồm 30 điều xác định các quyền chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa và dân sự. Quyền tự do quan điểm, thông tin và hội họp cũng được tôn trọng. Điều quan trọng nhất là:

 “Tất cả mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền, không phân biệt chủng tộc, giới tính hay tôn giáo”.

Mặc dù Bản Tuyên ngôn không ràng buộc theo luật pháp quốc tế, nhiều nội dung đã được đưa vào hiến pháp các quốc gia, trong số này có Việt Nam.

Năm 2023 đánh đấu một sự hãnh diện cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 10 năm 2022 các quốc gia Đông Nam Á ủng hộ đặc biệt cho Việt Nam trở thành đại diện khu vực Á Châu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.

Tuy nhiên, còn quá sớm để hy vọng Việt Nam sẽ hân hoan chào mừng lễ Kỷ niệm 75 năm này bằng cách cải thiện tình trạng tôn trọng nhân quyền. Thực tế đang cho thấy ngược lại.

Theo ba tổ chức theo dõi nhân quyền UN Watch, Human Rights Foundation và The Raoul Wallenberg Centre for Human Rights cho biết hôm 4 tháng 10 năm 2022, Việt Nam hiện đang thụ lý 56 vụ giết người tùy tiện; nhiều vụ bắt giữ, tra tấn nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, có nhiều vụ tù nhân chính trị chịu những bản án tù dài hạn không thể kiểm chứng.

Theo Bảng Xếp hạng trong năm 2022 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới, trong 5 năm qua, Việt Nam gia tăng các vụ đàn áp báo chí, cụ thể là Việt Nam hiện đang giam 39 nhà báo và được liệt vào hạng 4 trong số 10 nước đứng chót về đàn áp báo chí.

Bài liên quan: HAPPY NEW YEAR 2023

Putin và Tòa Hình Sự Quốc Tế

Đào Tăng Dực

23-4-2023

Tháng 3 vừa qua, liên hệ đến cuộc xâm lăng của Nga Sô tại Ukraine, thế giới kinh ngạc trước sự kiện Tòa Hình Sự Quốc Tế tại The Hague khởi tố Tổng thống Liên bang Nga là Vladimir Putin như một tội phạm chiến tranh ở Ukraine.

Hội nghị Trung ương 8 của đảng CSVN và những bất ngờ …

Nông Văn Tiềm

29-9-2023

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang triệu tập Hội nghị Trung ương 8 khoá 13, sẽ khai mạc vào ngày 2-10-2023 và bế mạc ngày 8-10-2023 tại Hà Nội. Tin nội bộ cho hay, thời gian hội nghị kéo dài bảy ngày, đồng nghĩa với việc có quá nhiều vấn đề nan giải cần giải quyết trong nội bộ đảng.

Tin tức mà truyền thông Việt Nam không muốn, hay không được phép loan tải

Thục Quyên

25-1-2024

Cuộc viếng thăm của Tổng thống Đức Steinmeier

Cuộc viếng thăm của Tổng thống Đức Steinmeier ngày 23 và 24-1-2024 đã được truyền thông Việt Nam đồng loạt hân hoan đưa tin kết quả mỹ mãn, tuy nhiên có những nhắn nhủ quan trọng của ông đã bị bỏ quên, không được thuật lại.

Đại tá Reisner: Một cuộc chiến tiêu hao có thể thay đổi tình thế bất cứ lúc nào

NTV

Hubertus Volmer phỏng vấn đại tá Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

8-4-2024

Ảnh: Công nhân đào chiến hào ở vùng Zaporizhia như một phần của tuyến công sự mới, chống lại lực lượng xâm lược Nga. Nguồn: Reuters

Đại tá Markus Reisner cho biết trong nhận định hàng tuần về tình hình ở tiền tuyến: Một cuộc chiến tranh tiêu hao như ở Ukraine “tuân theo các quy tắc riêng và được quyết định chủ yếu bởi việc sử dụng tài nguyên chứ không phải bởi chất lượng của hệ thống vũ khí hay tinh thần của binh lính”.  Điển hình của loại chiến tranh này là: “Chúng thường có vẻ rất tĩnh, nhưng trên thực tế, bộ đếm nguồn lực của cả hai bên đang chạy ngầm đằng sau, cho thấy chúng đang giảm dần cho đến khi bộ đếm của một bên chỉ số 0”.

Ảnh: Đại tá Markus Reisner, thuộc lực lượng vũ trang Áo và là nhà phân tích tình hình chiến tranh ở Ukraine vào thứ Hai hàng tuần cho báo NTV. Nguồn: ntv.de

NTV: Mặt trận Ukraine mấy ngày qua có diễn biến gì bất ngờ không?

Markus Reisner: Về mặt chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu, chúng tôi thấy rằng người Nga tiếp tục cố gắng đạt được kết quả vào cuối cuộc tấn công mùa đông thứ hai của họ. Họ làm điều này bằng cách tấn công ồ ạt vào các nơi khác nhau trên mặt trận.

Ukraine luôn tìm cách đẩy lùi các cuộc tấn công này, đôi khi đạt được thành công ngoạn mục về mặt số lượng bắn hạ. Nhưng chúng cũng cho thấy người Nga tin tưởng rằng họ vẫn có thể đạt được điều gì đó.

Giao tranh diễn ra căng thẳng nhất trong những ngày gần đây, đặc biệt là ở phía nam Kupyansk. Tại đây, Ukraine đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Nga gần thị trấn Terny.

NTV: Việc bắn hạ thành công của Ukraine cho thấy ý định gì của quân Nga?

Markus Reisner: Những thành công trong phòng thủ của Ukraine cho thấy, họ vẫn có khả năng tự vệ trong khu vực. Nhưng số lượng xe của Nga bị bắn hạ cũng cho thấy quân Nga thật ra đã có âm mưu gì đó ở đây. Họ muốn đột nhập vào ít nhất tuyến phòng thủ thứ hai của Ukraine: Phía tây Bakhmut ở Chasiv Yar, phía tây Avdiivka gần Orlivka, nơi đặt vị trí phòng thủ của Ukraine, và ở Terny phía tây Kreminna. Từ đó, quân Nga muốn tiến về sông Oskil.

NTV: Ukraine có nhân lực và vật lực để đẩy lùi cuộc tấn công của Nga không?

Markus Reisner: Về mặt hoạt động, Ukraine đang cố gắng đào tạo binh lính dự bị. Ở đây vẫn chưa có quyết định cuối cùng, ngoài việc hạ độ tuổi tuyển quân từ 27 xuống 25; một số trường hợp, từ 17 tuổi có thể tham gia tình nguyện. Tư lệnh quân đội Olexander Syrskyj đã nói rõ rằng, theo quan điểm của ông, con số luân chuyển 500.000 binh sĩ mới vào lúc này là không cần thiết, mặc dù các nhà quan sát quốc tế cho rằng điều này là cần thiết. Syrskyj nói, hiện đang có một nỗ lực nhằm chuyển lực lượng từ các đơn vị sâu trong lãnh thổ ra mặt trận.

Đối với tôi, một vấn đề lớn hơn có vẻ là thiết bị. Năm ngoái, Ukraine thành lập cái gọi là lữ đoàn tấn công để chuẩn bị cho cuộc tấn công mùa hè – tổng cộng có 12 lữ đoàn, 9 trong số đó được phương Tây trang bị vào thời điểm đó. Các lữ đoàn này được sử dụng trong cuộc tấn công mùa hè thất bại và bị hao mòn đáng kể trong quá trình này. Hiện Ukraine đang cố gắng thành lập các lữ đoàn mới, gồm lữ đoàn từ 150 đến 154.

Tuần trước, quân đội Ukraine đã phải thừa nhận, họ không có đủ trang thiết bị để biến các lữ đoàn này thành lữ đoàn cơ giới hóa, tức là trang bị cho họ xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh. Giờ đây sẽ là các lữ đoàn bộ binh – về cơ bản là bộ binh được cơ giới hóa. Điều này cho thấy sự thiếu hụt đến mức nào, đặc biệt là với các thiết bị hạng nặng. Không phải tất cả những gì phương Tây hứa hẹn đều đã được thực hiện – Đó là về mặt hoạt động.

NTV: Và về mặt chiến lược?

Markus Reisner: Mặt chiến lược được xác định bởi các cuộc không kích của Nga. Trọng tâm các cuộc không kích của Nga là vào Kharkiv, nhưng một số thành phố ở phía Tây và dọc theo sông Dnipro cũng bị ảnh hưởng. Nga đang cố gắng phá hủy hơn nữa cơ sở hạ tầng quan trọng và tấn công vào các cơ sở sản xuất, nơi sản xuất máy bay không người lái mà Ukraine đang cố gắng sử dụng để xâm nhập sâu vào Nga.

Trong những ngày gần đây, Ukraine đã có các nỗ lực ngoạn mục nhằm tấn công vào các sân bay quân sự của Nga: Một mặt tại các căn cứ như Morozovsk ở phía đông Ukraine, nơi Nga đồn trú các máy bay chiến đấu Su-34 và Su-35; mặt khác, tại các căn cứ như Engels, trên sông Volga, cách Ukraine hàng trăm km, nơi máy bay ném bom chiến lược bị tấn công. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh cho thấy, không có tổn thất lớn, đáng chú ý nào ở đó, mặc dù tình báo Ukraine nói hơi khác.

NTV: Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức ARD vào cuối tuần, rằng Ukraine nghĩ sẽ có một cuộc tấn công mới của Nga vào mùa xuân hoặc mùa hè, đặc biệt ở Donbass. Tại sao ở đó?

Markus Reisner: Bởi vì người Nga đang tập hợp lực lượng đáng kể ở đây và họ chắc chắn sẽ có ý định chiếm hữu hoàn toàn các vùng mà họ cho rằng đó là lãnh thổ của Nga, tức là Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson.

NTV: Theo ông thành phố Kharkiv đang gặp nguy hiểm đến mức nào?

Markus Reisner: Luôn có những ước tính rằng, người Nga có thể sẽ triển khai quân lớn hơn để tấn công Kharkiv. Nhưng để làm được điều này họ sẽ phải tập hợp lực lượng đông đảo ở đó. Ở thế kỷ 21, những chuyện như thế này không còn có thể giấu được nữa, và cho đến nay chúng tôi chưa nhìn thấy nó.

Tuy nhiên, những gì chúng tôi nhìn thấy là nỗ lực của Nga nhằm tăng áp lực đến mức làm cho người dân [Ukraine] không thể chịu đựng được bằng các cuộc không kích vào Kharkiv. Điều này dẫn đến một làn sóng người tị nạn: Thường dân rời bỏ thành phố vì phần lớn thành phố không có điện.

Ảnh: “Răng rồng” ở Zaporizhia, là một phần của tuyến phòng thủ phía sau của Ukraine. Nguồn: Reuters

NTV: Trang tin Politico dẫn lời một sĩ quan Ukraine cách đây vài ngày, nói rằng “không gì có thể giúp Ukraine lúc này vì không có công nghệ thực sự nào có thể bù đắp cho Ukraine số lượng quân lớn mà Nga có thể sẽ gửi tới”.

Markus Reisner: Đây là một ví dụ khác về tình hình ngày càng bấp bênh ở Ukraine. Tất nhiên, các quan chức Ukraine đang phản đối điều này vì họ không muốn xuất hiện một diễn ngôn khiến cuộc chiến đấu của Ukraine có vẻ như vô ích. Nhưng trong bài viết này, các tướng lĩnh khác cũng không được nêu tên đang kêu gọi cần viện trợ tiếp thêm vũ khí, đạn dược từ phương Tây. Tổng thống Zelensky cũng cho rằng, nếu Ukraine không được cung cấp các nguồn lực cần thiết thì nước này sẽ phải rút lui. Hay Bộ trưởng Ngoại giao Kuleba, là người đã nói rất quyết liệt: “Hãy trao cho chúng tôi những tên lửa Patriots chết tiệt đó đi”. Tuyên bố của viên chức được Politico trích dẫn cũng đi theo hướng này.

Một cuộc chiến tiêu hao tuân theo những quy luật riêng của nó và được quyết định chủ yếu bởi việc sử dụng nguồn lực chứ không phải bởi chất lượng của hệ thống vũ khí hay tinh thần của binh lính. Và đây là việc Nga đã tích lũy được một khoản thặng dư vũ khí đáng kể trong vài tháng qua – về số lượng binh sĩ, cũng như về pháo binh, nơi mà tỷ lệ hiện nay là từ 1:6 cho đến 1:10.

NTV: Ông là  nhà sử học và luôn nhấn mạnh rằng, những dự đoán có thể được đưa ra từ quá khứ. Ông nghĩ đến tình hình lịch sử nào trong các cuộc chiến trước đây khi xem xét tình hình hiện tại ở Ukraine?

Markus Reisner: Có vài ví dụ, đặc biệt là từ các cuộc chiến tranh tiêu hao. Tất nhiên, ở đây Chiến tranh thế giới thứ nhất luôn có ích, cho thấy một loạt trận chiến diễn ra dường như không có gì nổi bật trong một khoảng thời gian dài trước khi một bước ngoặt quyết định xảy ra.

Một ví dụ từ lịch sử Áo trong Thế chiến thứ nhất là trận chiến Isonzo. Đây là mười hai trận chiến giữa Áo và Ý, trong đó quân Ý liên tục tiến về phía trước một cách chậm chạp. Trong Trận Isonzo lần thứ mười hai, năm 1917, diễn biến này đã bị đảo ngược: Trong một cuộc tấn công được bắt đầu bằng khí độc, quân Áo với sự hỗ trợ của Đức đã đạt được bước đột phá và đẩy quân Ý ngược trở lại tới sông Piave. Mọi kết quả của những trận chiến trước đó đều bị vô hiệu hóa. Nhưng trong trận chiến Piave năm 1918, người Ý đã đẩy lùi quân Áo và cuối cùng đánh bại họ.

Đây là điển hình của các cuộc chiến tranh tiêu hao: Chúng thường có vẻ rất tĩnh tại, nhưng trên thực tế, nguồn lực của cả hai bên đều đang cạn kiệt. Cho đến khi một bên rơi xuống số 0 và nhường chỗ [cho bên kia] ở mặt trận.

NTV: Budanov cũng nói rõ rằng, Ukraine tiếp tục hy vọng có được tên lửa hành trình Taurus: “Taurus chắc chắn sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn”. Cái gì có thể thay thế Taurus?

Markus Reisner: Một số hệ thống có thể được sử dụng thay thế, hầu hết trong số đó có thể được cung cấp bởi Hoa Kỳ. Có một hệ thống tên là JASSM (AGM-158B-2). Đáng chú ý, Ba Lan vừa nhận được cam kết từ Mỹ, cung cấp 800 tên lửa hành trình loại này. Đó sẽ là một hệ thống cũng sẽ được Ukraine quan tâm.

NTV: Nhưng họ không có được nó.

Markus Reisner: Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Ukraine đã phải chịu đựng việc phương Tây không “nhúng tay hoàn toàn vào”. Họ được cho từ hệ thống này đến hệ thống khác để người Nga có thể thích nghi và do đó hiệu ứng biến mất. Điều này có nghĩa là, Ukraine không thể cho phép các hệ thống vũ khí khác nhau hoạt động cùng nhau. Nếu các hệ thống khác nhau hoạt động cùng lúc, chúng sẽ có tác dụng hoàn toàn khác. Điều này cũng áp dụng cho F-16. Ukraine có thể sẽ cần những máy bay chiến đấu này khi bắt đầu cuộc tấn công vào năm ngoái. Bây giờ chúng tới quá muộn cho những nỗ lực tấn công này.

NTV: Budanov nói: “Tình hình khá khó khăn nhưng kiềm chế được”. Theo ông, đó có phải là mô tả chính xác?

Markus Reisner: Vâng, bạn có thể cho rằng điều đó đúng. Những cuộc tấn công vẫn đang bị đẩy lùi. Quân Nga mặc dù đang tiến chậm tới nhưng người Ukraine vẫn kiểm soát được tình hình. Nhưng đó chính là vấn đề của cuộc chiến tiêu hao: Nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Và nếu Ukraine không nhận được nguồn viện trợ cần thiết, nước này sẽ bị đánh bại.

Bộ Ngoại giao Đức trả lời về mối quan hệ Đức – Việt

German Embassy Hanoi

14-8-2017

Quốc kỳ 2 nước Việt – Đức

Trong buổi Họp báo Liên bang ngày 09/08/2017, Phó Phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang, Bà Ulrike Demmer và Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Đức – Việt như sau:

Câu hỏi: Câu hỏi của tôi dành cho Bộ Ngoại giao, cụ thể là xin đề nghị ông Schäfer cung cấp thông tin mới nhất về tình hình quan hệ Đức – Việt Nam trong bối cảnh của vụ bắt cóc.

Công Nhân Tại Thanh Hóa Liên Tục Biểu Tình Đòi Quyền Lợi

Paulus Lê Sơn

2-10-2017

Thanh Hóa – Trong hai ngày liên tiếp mùng 1 và mùng 2 tháng 10 năm 2017, khoảng 08 nghìn công nhân thuộc công ty  TNHH giày Venus Việt Nam đã biểu tình để phản đối việc công ty này không cho công nhân để xe phía trong, buộc họ phải gửi xe ngoài nhà dân. Công ty TNHH giày Venus Việt Nam có trụ sở tại xã Hà Bình, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.

Công nhân nghỉ việc, tập trung trước cổng công ty. Ảnh: Minh Hải.

Theo VnExpress đưa tin cho biết, Công ty giày Venus hoạt động khoảng hai năm nay, ban đầu nhà để xe của công ty chỉ đáp ứng được một phần phương tiện của công nhân; đa số xe phải gửi ở ngoài nhà dân với giá 50.000 đồng một xe mỗi tháng.

Lời kể của hai nhân chứng trong vụ án Lưu Văn Vịnh

Ngô Thị Hồng Lâm

19-12-2017

Anh Lưu Văn Vịnh (trái) và Nguyễn Văn Đức Độ. Nguồn: Facebook

Ngày 11/12/2017 vừa qua, trong lần gia đình thăm gặp anh Nguyễn Văn Đức Độ tại trại giam Chí Hòa, gia đình anh Độ đã kể lại lời của anh Độ:

An ninh điều tra công an TP Hồ Chí Minh đã vu khống áp đặt với Nguyễn văn Đức Độ và Lưu Văn Vịnh một cách trắng trợn bằng các văn bản vu khống của những người bị bắt cùng ngày 6/11/2016. Sau khi Độ yêu cầu phía an ninh chứng minh lời khai văn bản vu khống của những người bị bắt chung và đã được tự do bằng clip và băng ghi âm khi làm việc, thì phía an ninh không chứng minh được. Độ đã làm đơn khiếu nại và yêu cầu cơ quan an ninh công an TP HCM cung cấp clip ghi hình và âm thanh qua các buổi làm việc về những liên quan đến văn bản vu khống Nguyễn Văn Đức Độ và Lưu Văn Vịnh thì phía an ninh không trả lời”!

Toàn bộ nội dung đề án thành lập đặc khu Bắc Vân Phong và Phú Quốc

21-6-2018

Tiếng Dân có nhận được hai tập tài liệu, toàn bộ nội dung đề án thành lập đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Mặc dù đây là hai đề án đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến sự an nguy của đất nước qua nhiều thế hệ và có nguy cơ mất nước như hầu hết mọi người lo ngại, thế nhưng đề án được viết rất cẩu thả, chỉ đưa ra những số liệu copy, lặp đi lặp lại, không có nội dung gì đặc biệt.

Ký tên chống lại sự sửa đổi thỏa thuận 2008 của TT Trump, đã được ký giữa chính phủ Mỹ và Việt Nam

14-12-2018

Hãy bảo vệ gia đình của chúng ta: Toàn quốc ký tên chống lại sự sửa đổi hiệp nghị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (2008).

SunGroup, nhà đầu tư “chiến lược” của các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Minh Hùng

23-10-2019

Điểm danh những dự án “khủng” của SunGroup tại Quảng Ninh

Tại kết luận số 385-KN/TU ngày 06/3/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh trong buổi làm việc với Tập đoàn SunGroup ngày 20/02/2019, nêu rõ: Tập đoàn SunGroup đã tự chọn cho mình một hướng đầu tư rất khác biệt, đẳng cấp và trách nhiệm với những dự án có tầm nhìn dài hạn…