Giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine: Hiện trạng và triển vọng

Đỗ Kim Thêm

24-11-2023

Hình ảnh thành phố và đất nước bị chia cắt. Nguồn ảnh: Ilia Yefimovich

Hiện trạng

Sau ngày 7/10/2023, tình hình chiến sự tại Trung Đông diễn biến cực kỳ tệ hại, khiến cho chính giới và công luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến một giải pháp quen thuộc từ lâu, đó là hai nhà nước Israel và Palestine được hoạt động song hành trong yên bình.

Giải pháp này tiên liệu là Israel và Palestine đều có chủ quyền dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và cùng hoạt động độc lập trong hai khu vực rõ rệt giữa Địa Trung Hải và sông Jordan.

Giải pháp này được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhiệt tình cổ vũ. Nhưng đâu là hiện trạng và triển vọng thực thi cho giải pháp này?

Nội dung

Thực ra, giải pháp này đã được thảo luận từ hơn 70 năm trước, vì trước năm 1947 nhà nước của người Israel hay Ả Rập chưa có, mà chỉ có khu vực Palestine, do Anh được quốc tế ủy nhiệm, cai quản.

Kế hoạch của Liên Hiệp Quốc ngày 29/11/1947 dự trù phân chia khu vực Palestine thành hai phần, một cho Israel và một cho Ả Rập và Jerusalem được đặt dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia thuộc khối Ả Rập  bỏ phiếu chống lại giải pháp này, trong khi đại biểu người Israel đồng thuận.

Ngày 14/5/1948, nhà nước Israel được thành lập; tuy nhiên, vẫn chưa có một nhà nước Palestine độc lập.

Sau đó, từ năm 1967 các vùng lãnh thổ Palestine như phía Đông Jerusalem, Bờ Tây Jordan và Dải Gaza đã bị Israel chiếm đóng.

Về sau, Yasser Arafat, nhà lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) khẳng định, không công nhận nhà nước Israel và gián tiếp đưa ra khái niệm này tại một Hội nghị Thượng đỉnh Ả Rập năm 1982 ở Fez, Maroc.

Trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 13/12/1988, Arafat tuyên bố là “Nhà nước Palestine” thành hình và chỉ đề cập gián tiếp về nhà nước Israel.

Nhưng tình thế thay đổi, ngày 9/ 9/1993, Arafat thông báo cho Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin một quyết định lịch sử: “PLO công nhận quyền của Nhà nước Israel tồn tại trong hòa bình và an ninh. PLO từ bỏ khủng bố và tất cả các hình thức bạo lực khác”. Đổi lại, Rabin công nhận “PLO là đại diện của nhân dân Palestine”.

Năm 2005, Israel rút hoàn toàn ra khỏi Dải Gaza. Kể từ năm 2012, PLO có được quy chế Quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc.

Các trở ngại trong việc thực thi

Việc thực thi giải pháp hai nhà nước có nhiều khó khăn mà vấn đề cơ bản là, ai sẽ đại diện cho phía Palestine.

Sau nhiều tranh chấp nội bộ, tổ chức khủng bố Hamas là lực lượng nắm thực quyền kiểm soát Dải Gaza, nhưng theo quan điểm của Israel lại không phải là một đối tác phù hợp để đàm phán.

Ngay cả đối với người Palestine, Mahmoud Abbas, Chủ tịch Cơ quan Tự trị Palestine, không được đa số coi là đại biểu chính thức, vì trong hơn 15 năm qua, không có một cuộc bầu cử nào đã được tổ chức tại Palestine. Điều kiện này là tất yếu để cho tất cả người Palestine và Israel công nhận cho tiến trình đàm phán.

Cho dù vấn đề chính danh này có thể được giải quyết hay không, cũng có hai chủ đề khác gây nhiều tranh cãi: Việc phân định biên giới giữa Israel và Palestine và quy chế của thành phố Jerusalem.

Năm 1980, Quốc hội Israel tuyên bố: “Jerusalem toàn diện và thống nhất” là thủ đô chính thức của Israel. Nhưng phía Đông Jerusalem, một phần của lãnh thổ Palestine cũng được người Palestine xem là thủ đô của riêng mình chiếu theo luật pháp quốc tế.

Một trở ngại khác là một hành vi vi phạm luật quốc tế: Khoảng 450.000 người Israel định cư ở Bờ Tây Jordan trong các khu thuộc vùng lãnh thổ Palestine.

Vì số lượng người dân Israel sống ở Bờ Tây Jordan quá đông, nên việc rút hoàn toàn ra khỏi khu vực là không thực tế. Nhưng vấn đề còn có hai khía cạnh khác.

Một mặt là về an ninh. Nỗi lo sợ thường xuyên của Israel là, nếu rút dân đi hoàn toàn, thì khu vực này sẽ trở thành Dải Gaza thứ hai, nghĩa là, tiềm năng tấn công của tổ chức khủng bố Hamas có thể thành thảm hoạ thực tế.

Mặt khác, ngay trong guồng máy của chính phủ Israel hiện tại cũng có lập luận khác để chống lại việc triệt thoái. Nhiều đại biểu của dân định cư xem Bờ Tây là trung tâm sinh hoạt xã hội quan trọng của Israel.

Sau khi nhà nước Israel được thành lập, trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần đầu tiên vào tháng 11/1947, năm quốc gia Ả Rập tấn công Israel, có khoảng 700.000 người Ả Rập đã chạy trốn hoặc bị trục xuất khỏi lãnh thổ Palestine.

Hiện nay, khoảng 5,9 triệu người Palestine đăng ký chính thức với Cơ quan của Liên Hiệp Quốc đặc trách cứu trợ người tị nạn Palestine. Vấn đề là họ đi về đâu trong khi mật độ dân số giữa Địa Trung Hải và thung lũng Jordan lên quá cao. Giấc mơ hồi hương không phải chỉ là của những người Palestine tị nạn, mà còn là của thế hệ hậu duệ. Thực tế này làm cho việc tranh chấp không có giải pháp.

Tính khả thi

Nhìn chung trong toàn cảnh, chiến cuộc tại Dải Gaza còn tiếp diễn, nên giải pháp hai nhà nước khó khả thi.

Nhưng, cho dù thế, liệu có nên đưa giải pháp này trở lại trong một nghị trình đàm phán ngoại giao nào không? Câu trả lời là không, vì cần phải có nhiều thời gian hơn, nghĩa là, tuỳ thuộc vào tương lai còn quá mù mờ.

Trước mắt, chính quyền Israel thấy không thể đàm phán với Palestine, mà ưu tiên hàng đầu là kiên quyết loại bỏ tổ chức Hamas về mặt quân sự và không quan tâm đến một giải pháp chính trị hoà hoãn đặc biệt nào. Áp lực quốc tế về mặt nhân đạo ngày càng gia tăng, khiến Israel cũng gặp khó khăn trong việc thu phục nhân tâm và dè dặt phần nào trong mức độ kiềm chế.

Nhìn lại diễn biến các cuộc đàm phán trong thời gian qua, đa số quan sát viên có nhận định chung là, giải pháp cho hai nhà nước đều thất bại, cụ thể là bắt đầu với Hội nghị Madrid 1991, Olso I 1993, Gaza-Jericho 1994, Olso II 1995, David 2000, Taba 2001 và gần đây nhất là 2013 – 2014. Thực tế cho thấy, cả hai phía đều không có đủ thành tâm và thiện chí để tuân theo các thỏa thuận được đề ra.

Tinh thần đấu tranh kiên cường của hai dân tộc Palestine và Israel là lý do chính, nó vẫn còn thể hiện ở mức độ quá cao. Mọi người hầu chỉ đồng cảm đứng về một phía, nghĩa là, giữ một thái độ kiên quyết đấu tranh gây tàn phá và khó thay đổi trong lúc này.

Do đó, chính giới quốc tế thấy rằng, một sự chung sống trong hoà bình và thịnh vượng cho hai dân tộc trong cùng một lãnh thổ nhỏ bé này còn là mơ ước trong tương lai xa vời và cũng không thể nào đề ra một giải pháp khác hữu hiệu hơn để thay thế cho giải pháp hai nhà nước.

Thật ra, xét cho cùng, không có một cách lựa chọn thay thế nào khác cho giải pháp hai nhà nước. Israel sẽ chỉ có được hòa bình khi Palestine cũng có nhà nước của riêng họ. Một lần nữa, cả hai phải đối thoại nghiêm túc về giải pháp này, cho dù đã không đạt được tiến bộ nào trong suốt thời gian qua.

Triển vọng

Điều gì sẽ xảy ra với Dải Gaza sau khi chiến tranh kết thúc?

Trước đây, những gì được coi là không tưởng thì hiện nay đột nhiên trở nên cụ thể hơn trong bóng hậu trường chính trị. Do đó, có nhiều lý do mới để lạc quan hơn về tính khả thi cho giải pháp.

Trước hết, triển vọng cho sự đồng thuận về đối thoại rõ ràng hơn. Chủ yếu là nhờ Mỹ tích cực làm trung gian vận động mà các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine diễn ra. Đến nay còn có thêm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Ai Cập và nhà nhiều nước khác cùng tham gia hỗ trợ tiến trình này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng ủng hộ giải pháp hai nhà nước. Gần đây, trong một bài viết được phổ biến trên Washington Post, ông kêu gọi chấm dứt bạo lực và tạo ra một “cấu trúc quản trị thống nhất của Bờ Tây và Dải Gaza dưới một chính quyền Palestine được hồi sinh. Giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để bảo đảm an ninh lâu dài cho cả người dân Israel và Palestine…  Cuộc khủng hoảng đã khiến cho giải pháp này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”.

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng, người dân Palestine xứng đáng có được một nhà nước của riêng họ và một tương lai không có Hamas: “Những hình ảnh từ Dải Gaza và cái chết của hàng ngàn thường dân, bao gồm cả trẻ em, cũng làm tan nát trái tim tôi”.

Ông nhắc lại mục tiêu là, phải chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh, phá vỡ chu kỳ bạo lực, không được chiếm đóng hay bao vây: “… Những người gây ra bạo lực này phải chịu trách nhiệm. Mỹ sẵn sàng thực hiện các biện pháp của riêng mình, bao gồm áp đặt lệnh cấm đi lại đối với những kẻ cực đoan tấn công dân thường ở Bờ Tây”.

Ngược lại, Thủ tướng Israel Netanyahu tỏ ra hoài nghi về triển vọng này và đưa các biện pháp trừng phạt chống lại những người định cư cực đoan ở Bờ Tây. Netanyahu cho rằng, Cơ quan Tự trị của Palestine trong hình thức hiện tại không đủ tư thế để lãnh đạo quân sự của Dải Gaza và Israel có kế hoạch chịu trách nhiệm quân sự ở Dải Gaza trong tương lai.

Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas yêu cầu Tổng thống Biden ủng hộ việc ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Israel ở Bờ Tây và Jerusalem, và thúc đẩy viện trợ nhân đạo nhiều hơn: “Làm thế nào cuộc diệt chủng này có thể được biện minh là tự vệ? Thật ra, đây là tội ác chiến tranh cần phải bị trừng phạt”.

Thỏa thuận ngừng bắn

Ảnh: Binh sĩ Israel chuẩn bị nhận con tin do phía Hamas trao trả. Nguồn: DPA/ Ilia Yefimovich

Tin vui mới nhất là một thoả thuận ngưng bắn bốn ngày giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza đã chính thức có hiệu lực vào sáng 24/11/2023. Các nước Mỹ, Ai Cập và Qatar sẽ đảm nhận việc kiểm soát đình chiến.

Theo dự trù, vào buổi chiều cùng ngày, 13 trong số 50 con tin đầu tiên bị giam giữ ở Dải Gaza sẽ được thả. Đó là các phụ nữ và trẻ em. Đổi lại, cho mỗi con tin, Israel dự định thả ba tù nhân Palestine.

Theo tin của quân đội Israel, vào buổi sáng hôm nay, một tên lửa đã được phát ra ở khu vực biên giới và có khoảng 200 xe tải chở hàng viện trợ đã đến phía nam Dải Gaza.

Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Galant tuyên bố rằng, quân đội sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở Dải Gaza trong ít nhất hai tháng nữa sau khi ngừng bắn. Ngay cả sau đó, Israel vẫn sẽ có nhiệm vụ trên lãnh thổ Palestine và sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi nào không còn mối đe dọa quân sự.

Về bà trùm “thần số học”, vợ “củi tươi” Nguyễn Quang Thông

Dương Quốc Chính

18-1-2024

LGT của Tiếng Dân: Sự kiện hai “khúc củi” Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên vừa bị cho vào “lò”, cư dân mạng không chỉ bàn tán về nhân vật được cho là “bất khả chiến bại” Nguyễn Công Khế, mà mọi người còn xôn xao về vụ bà “thần số học” Lê Đỗ Quỳnh Hương, vợ ông Nguyễn Quang Thông.

GS Lê Xuân Khoa lên tiếng về vụ kiện TS Nguyễn Đình Thắng

Lê Xuân Khoa

21-3-2024

GS Lê Xuân Khoa. Nguồn: Tác giả gửi Tiếng Dân

Kính gửi quý độc giả quan tâm,

Tuyên bố của các tổ chức XHDS, phản đối bản án dành cho bà Trần Thị Nga

27-7-2017

Bà Nga tại phiên tòa ngày 25/7/2017. Ảnh: báo Nhân Dân

Vào ngày 25-7-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã xét xử vội vã trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 9 năm tù giam 5 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga.

Chúng tôi nhận định như sau:

1) Phiên tòa tuy mang danh nghĩa công khai nhưng lại cấm đoán cả những người thân của bà Trần Thị Nga được vào tham dự; bên ngoài trụ sở tòa án nhiều người dân đến ủng hộ bà Trần Thị Nga đã bị lực lượng an ninh ngăn cản, trấn áp và đánh đập;

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (phần 2: Nguyễn Xuân Ảnh)

David Tran Hieu

27-9-2017

Lời mở đầu:

Khi viết bài Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (phần 1) – đề cập tới việc bổ nhiệm sai nguyên tắc của ông Đinh La Thăng đối với ông Nguyễn Đình Việt vào vị trí Cục phó Cục Hàng hải Việt Nam, cũng như các bài viết tiếp theo đây, nhóm điều tra độc lập và tác giả chỉ mong muốn cung cấp những thông tin và tư liệu chân thực nhất tới quý bạn đọc, mà không hề có ý định chỉ trích hay nói xấu bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Việc nhận định hay đánh giá ra sao là quyền của bạn đọc.

Lần này, tác giả tiếp tục cung cấp thêm thông tin tới bạn đọc về di sản công tác cán bộ (phần 2) mà Tư lệnh Đinh La Thăng đã để lại, liên quan đến một Nguyễn Xuân…trẻ tuổi, dòng dõi trâm anh thế phiệt, vị này không phải Nguyễn Xuân Sơn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hay Nguyễn Xuân Anh của Đà Nẵng.

Kỷ niệm Lên Mười của Trung Tâm Minh Triết

23-11-2017

Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh triết. Ảnh: internet

Sắp tới Trung tâm Minh Triết sẽ tổ chức kỷ niệm Lên Mười (2007- 2017).  Để đánh dấu 10 năm hoạt động của mình, Trung Tâm sẽ thực hiện:

– Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, những thành tích và khuyết nhược điểm. Đề ra Chương trình và hướng hoạt động cho những năm tới.

– Tổ chức một sinh hoạt học thuật với chủ điểm: “Minh Triết Ích Gì Cho Hôm Nay”. Chúng tôi dự kiến có ba có ba chủ đề thảo luận:

Trương Minh Tuấn, những bước đi sai lầm! (Phần 1)

Lê Hồng Hà

8-6-2018

Trương Minh Tuấn sinh năm 1960, quê Đà Lạt nhưng sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình. Tuấn có 20 năm công tác trong quân đội, sau đó chuyển ngành về làm ở Ban Tuyên giáo Quảng Bình. Tuấn đã trải qua các chức vụ: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TƯ tại TP Đà Nẵng; Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo TƯ; Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

Ngày 22/1/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 176/QĐ-TTg , bổ nhiệm Trương Minh Tuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ TT-TT. Trương Minh Tuấn được giao nhiệm vụ : phụ trách mảng báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình và thông tin đối ngoại.

Chưa đầy một năm sau ngày nhận nhiệm vụ Thứ trưởng, Tuấn đã vướng “trận đồ bát quái” mà Nguyễn Bắc Son cùng các “đồ đệ” như: Vụ trưởng Phạm Đình Trọng, TGĐ-phó TGĐ Mobifone Lê Nam Trà, Cao Duy Hải giăng ra từ tháng 3/2015.

Không giữ vững được bản lĩnh chính trị của mình, cũng như không cưỡng lại sức hấp dẫn của “ma lực” đồng tiền, Tuấn bị Nguyễn Bắc Son và cộng sự “đưa đẩy” Tuấn đã đặt bút ký nhiều văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Đầu tiên là Văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 28/10/2015, Bộ TTTT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ “cho phép Mobifone được tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”.

Phê duyệt của Phạm Đình Trọng
Bút tích phê duyệt văn bản 209/BTTTT

Liều lĩnh hơn, Tuấn ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án “MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)”. Đó là sai lầm đầu tiên của Trương Minh Tuấn.

Tại đại hội 12, Tuấn được vào BCH TW, sau đó được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ TTTT.

Tháng 1/2016, MobiFone cho biết đã mua 95% cổ phần của AVG để phục vụ cho việc kinh doanh truyền hình – một trong bốn lĩnh vực chiến lược của MobiFone – cùng với di động, bán lẻ và đa phương tiện. Giá trị thương vụ khoảng gần 9.000 tỷ đồng.

Từ đây, sóng gió bắt đầu nổi lên, bủa vây quanh chiếc ghế “nóng” của ngài tân Bộ trưởng.

Tháng 9/2016, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định thanh tra toàn diện Dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Thời hạn thanh tra là 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định. Sau thanh tra, nếu có dấu hiệu vi phạm thì sự việc có thể được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính thức từ Thanh tra Chính phủ về dự án này.

Ngày 31/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Trưởng Ban bChỉ đạo, ông Nguyễn Phú Trọng. Tại đây, TBT yêu cầu làm rõ vụ Mobifone – AVG. Tháng 12/2017, Trương Minh Tuấn bị chất vấn gay gắt trước quốc hội.

Ngày 8/3 /2018 Văn Phòng Trung Ương Đảng có công văn thông báo Ban Bí Thư họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng để nghe Ban Cán Sự Đảng Thanh Tra Chính Phủ báo cáo vụ việc. Sau khi nghe xong, Ban Bí Thư nhận định đó là một vụ việc rất nghiêm trọng. Ban Bí thư đề nghị Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về Kết luận thanh tra, sớm công bố Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Quá lo lắng, bốn ngày sau khi có Chỉ đạo của Ban Bí thư về vụ việc trên, ngày 12/3, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TTTT) Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo của Mobifone và AVG đã tổ chức một cuộc họp thống nhất huỷ bỏ Hợp đồng mua cổ phần của Mobifone với AVG với trị giá hợp đồng lên đến 9.000 tỷ đồng.

Thông báo huỷ hợp đồng AVG

(Còn nữa)

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lê Hồng Hà. Ảnh trong bài của tác giả gửi tới.

Trưởng Công an Tp. Thái Nguyên bị phản ánh vì vu khống người dân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 22 tháng 10 năm 2018

ĐƠN PHẢN ÁNH

(V/v: Trưởng Công an thành phố Thái Nguyên Phạm Thanh Hải vu khống tôi – Phan Hoàng Linh – là đối tượng bắt cóc) 

Kính gửi: ……………………………………

Tôi tên là: PHAN HOÀNG LINH
(đã lược phần thông tin cá nhân)

NỘI DUNG PHẢN ÁNH

Vào ngày 09/10/2018, qua thông tin từ một người bạn của tôi là ông Đoàn Nam Sơn (có hộ khẩu thường trú tại: Tổ 19 phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), tôi biết ông Phạm Thanh Hải – Trưởng Công an Thành phố Thái Nguyên – đã nói với ông Sơn rằng cơ quan Công an Thành phố Thái Nguyên đã tạm giữ xe ô tô của ông Sơn vì ông ấy đã đưa một đối tượng bắt cóc bỏ trốn.

Các cựu tù nhân: Phụ nữ Hồi giáo bị “triệt sản” tại các trại giam Trung Quốc

Independent

Tác giả: Peter Stubley

Dịch giả: Trúc Lam

13-8-2019

Cô Mehrigul Tursun lên tiếng tại một buổi điều trần. Photo Courtesy

“Chúng tôi giống như là một miếng thịt”,  Gulbahar Jalilova nói

Phụ nữ Hồi giáo người Duy Ngô Nhĩ đang bị triệt sản tại các trại giam giữ dành cho những người thiểu số và tôn giáo ở Trung Quốc, theo các cựu tù nhân.

Vụ Hồ Duy Hải: Chứng cứ thuyết phục về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án

Võ Tòng

24-6-2020

Đã có chứng cứ chứng minh thuyết phục về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không phạm tội

Bí mật cuộc đời của Nguyễn Tất Trung, con trai ông Hồ Chí Minh

Nông Văn Tiềm

13-9-2021

Dưới chế độ cộng sản, những chuyện thâm cung bí sử của đảng và đời tư của các lãnh tụ luôn là đề tài cấm kỵ đối với dân chúng. Nhưng càng cấm đoán, người ta càng đi tìm sự thật. Chuyện về những người đàn bà đi qua cuộc đời ông Hồ Chí Minh là một ví dụ. Dù xảy ra đã lâu, nhưng người đời vẫn luôn bàn tán, cất công đi tìm sự thật, bởi họ không tin hình ảnh “cha già dân tộc” của ông Hồ, do đảng CSVN nặn ra.

Họ yêu nhau say đắm ở Bucha – Một viên đạn của Nga đã kết thúc tất cả

New York Times

Tác giả: Jeffrey Gettleman

Thụy Mân, chuyển ngữ

2-5-2022

Iryna Abramova bên mộ chồng cô, Oleh Abramov, là người đã bị quân Nga giết hại bên ngoài ngôi nhà của họ ở Bucha, Ukraine. Nguồn: Daniel Berehulak/ NYT

Suốt gần hai mươi năm, Iryna Abramova và chồng cô là Oleh đã xây dựng một cuộc sống đầy ắp yêu thương và hạnh phúc. Giờ đây, cô ước chi chính cô cũng bị những người lính Nga hôm đó bắn chết.

Nguyễn Xuân Phúc và cái chết trên chấm phạt đền

Lê Văn Đoành

16-1-2023

Ngày 14-1-2023, giấy mời dự “hội nghị” khẩn cấp đóng dấu MẬT được gởi đến tất cả các Uỷ viên Trung ương khoá XII, thời gian làm việc gói gọn trong buổi chiều ngày 17-1-2023.

Dư âm Hội nghị Trung ương 8 khoá 13

Mai Hoa Kiếm

14-10-2023

Hội nghị Trung ương 8 khoá 13 của đảng cộng sản Việt Nam đã bế mạc sau một tuần vòng vo, tranh cãi mà không đưa ra được giải pháp căn cơ nào cho hàng loạt vấn đề nan giải, như cải cách tiền lương, y tế, giáo dục và phục hồi kinh tế. Những tờ trình của Bộ Chính trị đưa ra Trung ương bỏ phiếu chỉ quanh quẩn việc phán quyết kỷ luật, bố trí nhân sự điền vào chỗ trống và quy hoạch cho được “mâm bát” của đại hội 14 vào tháng 1-2026.

Võ Văn Tạo, người anh thân thiết, người chiến sĩ không mệt mỏi!

Đào Tiến Thi

6-12-2023

(Thành kính vĩnh biệt anh Võ Văn Tạo)

Tôi cũng không nhớ tôi và anh Tạo quen nhau từ bao giờ, nhưng có lẽ bắt đầu từ trên mạng thôi. Những năm ấy, mùa hè nào Trung Quốc cũng gây sự, bắt nạt Việt Nam trên Biển Đông, cho nên đã tạo ra một phong trào chống Trung Quốc xâm lược khá sôi nổi mạnh mẽ: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi…”, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói [1]. Vì thế, những người xuống đường bày tỏ lòng yêu nước và quyết tâm chống xâm lược trở nên quen nhau, thân thiết với nhau dễ lắm.

Luật sư môi trường tuyệt thực trong tù trong khi Hà Nội bị ô nhiễm không khí trầm trọng

Thục Quyên

5-1-2024

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội tệ đến mức hơn 100 chuyến bay phải chuyển hướng hoặc hoãn cất cánh, hạ cánh vì khói bụi dày đặc, bao trùm thủ đô Việt Nam (1), gây mất an toàn do tầm nhìn kém. Một số chuyến bay phải chuyển hướng đến các sân bay khác như Cát Bi ở Hải Phòng.

Tôi, đứa con người tù “học tập cải tạo” (Kỳ 3)

Lê Xuân Mỹ

18-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 2) – Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

13-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: Khều

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao

Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt, vì nó liên quan đến sức khỏe của nhân dân nên được Nhà nước quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Bộ Y tế được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý thuốc, Vụ Quản lý dược là cơ quan trực tiếp giúp Bộ Y tế làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng này. Thế nhưng những người có trách nhiệm của cơ quan này lúc đó không những không kiểm soát được chất lượng thuốc chữa bệnh mà còn cố tình “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng nhập khẩu ào ạt vào Việt Nam…

Trần Huỳnh Duy Thức được nới lỏng các điều kiện trong giam giữ

Phan Nguyên

26-10-2017

Song song với việc đàn áp khốc liệt trong nước, nhà cầm quyền CSVN âm thầm tạm thời nới lỏng các điều kiện giam giữ với một số các tù nhân lương tâm có tên tuổi. Cả hai mặt hành động nói trên cũng đều nhằm cho việc phục vụ hội nghị APEC tại Đà Nẵng được suôn sẻ như ý lãnh đạo CSVN muốn.

Việc bắt bớ và khủng bố hàng loạt, nhằm tạo một không gian khiếp sợ và không thể phản ứng trong tháng 11/2017. Đồng thời nhiều tù nhân lương tâm cũng được giảm nhẹ việc sách nhiễu và ngăn cấm trong tù, nhằm không có sự tố cáo nào trong cùng thời gian, cũng như để đối phó, nếu có bất kỳ một đại diện ngoại giao quốc tế đến Việt Nam rồi đột nhiên ngỏ ý muốn đi thăm các tù nhân được dư luận nhắc đến.

Tại sao đổi lịch Tết Mậu Thân?

Trần Gia Phụng

29-1-2018

Biến cố Mậu Thân 1968 xảy ra cách đây đúng 50 năm (1968-2018), bắt đầu từ quyết định rất khó hiểu vào lúc đó là việc sửa đổi âm lịch ở Bắc Việt Nam (BVN) nhân dịp Tết Mậu Thân.

1.-  SỬA ĐỔI ÂM LỊCH Ở BẮC VIỆT NAM

Ngày 8-8-1967, nhà cầm quyền BVN ra lệnh cho Nha Khí tượng Hà Nội đổi âm lịch, và lịch mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 1-1-1968.  Nha Khí tượng chỉ có khoảng 5 tháng để đổi lịch. 

Hai người bị hành hung sau khi đến thăm gia đình cô Đỗ Thị Minh Hạnh

BBT Tiếng Dân

27-6-2018

Sau khi hay tin vụ khủng bố kinh hoàng cha con Đỗ Thị Minh Hạnh đêm 26/6/2018, ngày hôm sau, anh Đinh Văn Hải, cùng một người bạn là anh Vũ Tiến Chi, từ Sài Gòn đi Di Linh, Lâm Đồng để thăm và hỗ trợ tinh thần cho cha con cô Đỗ Thị Minh Hạnh.

Quyền sở hữu nhà đất của ông Cù Huy Hà Vũ tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội

LS Nguyễn Thị Dương Hà

29-12-2018

Trong bài “Chính quyền Hà Nội vs gia đình ông Cù Huy Hà Vũ” đăng trên Tiếng Dân ngày 25/12/2018, tôi tố cáo chính quyền Hà Nội vào ngày 23/10/2014 đã cưỡng đoạt một phần nhà đất của gia đình chúng tôi – gia đình cố Nhà thơ Xuân Diệu tại 24 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội – và hiện nay chính quyền này đang nhăm nhe cưỡng đoạt nốt nhà đất của gia đình chúng tôi.

Slovakia trục xuất một nhân viên ngoại giao của ĐSQ Việt Nam qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

6-2-2020

Đại sứ Việt Nam tại Slovakia Dương Trọng Minh (bên phải). Photo Courtesy

Đây là hậu quả đầu tiên sau khi Tòa án Tối cao CHLB Đức công bố phán quyết cuối cùng về vụ Nguyễn Hải Long tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Luật nào cho đảng thời Covid-19?

Lê Liêu Minh

I. Giới thiệu

Mặc dù Điều 4 Hiến pháp năm 2013 cho phép “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (khoản 1), nhưng đồng thời cũng quy định “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (khoản 3).

Vai trò của gián điệp Anh trong việc thảm sát hàng loạt những người cộng sản Indonesia

Trịnh Hải

21-12-2021

Ngày 17-10-2021, báo Guardian của Anh có đăng bài viết của ba tác giả Paul Lashmar, Nicholas Gilby và James Oliver, nói về các tài liệu mới được giải mật cho thấy, vai trò của gián điệp Anh trong việc thảm sát hàng loạt những người cộng sản Indonesia.

Tiết lộ mới: Lý do người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào bị Tập Cận Bình buộc rời khỏi đại hội Đảng

Business Insider Deutschland

Tác giả: Viktoria Bräuner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

30-10-2022

Náo động tại Đại hội Đảng: Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng của Trung Quốc đã loại người tiền nhiệm khỏi Đại sảnh đường trước báo chí thế giới. Nguồn: © picture alliance/ Kyodo

Náo động tại Đại hội Đảng: Lãnh đạo Đảng của Trung Quốc Tập Cận Bình đã loại người tiền nhiệm khỏi Đại sảnh đường trước báo chí thế giới. 

Cứ 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lại thu hút sự chú ý của báo chí thế giới: Nó quyết định ai sẽ nắm quyền điều hành nước Cộng hòa Nhân dân trong tương lai – và ai sẽ không. Mỗi phút đều được hoạch định tỉ mỉ tại hội nghị có hơn 2000 đại biểu.

Tuy nhiên, vào thứ Bảy [ngày 22-10-2022], lại xảy ra một cảnh tượng cực kỳ bất thường: Lãnh đạo đảng Tập Cận Bình đã cho người đưa người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào ra khỏi hội trường. Báo chí chỉ vừa mới được đưa vào Đại sảnh đường Nhân dân khi hai quan chức đảng xách nách ông Hồ, có vẻ không hài lòng, chống lại ý muốn của ông ta. Báo chí nhà nước đưa tin, cụ ông 80 tuổi có vấn đề về sức khỏe. Bây giờ có manh mối về những gì thực sự đã xảy ra.

Một đoạn video cho thấy, những phút trước khi xảy ra sự việc: Hồ đang ngồi bên cạnh Tập Cận Bình, và có một tập tài liệu màu đỏ trước mặt tất cả các đại biểu. Hồ cố gắng mở nó nhiều lần, có vẻ khó chịu, để đọc các tài liệu trong đó, tuy nhiên những người ngồi kế bên ông cố gắng ngăn ông làm điều đó. Kính đọc sách của Hồ nằm bên cạnh ở trên bàn, nhưng ông ấy thậm chí còn không kịp đeo vào. Một thời gian ngắn sau, hai cán bộ dẫn cựu Chủ tịch ra khỏi hội trường, một trong số họ cầm kính của ông Hồ và tập tài liệu gây tranh cãi. Hồ nói điều gì đó với Tập Cận Bình, ông ta gật đầu, trả lời ngắn gọn và quay đi.

Kể từ đó, các chuyên gia trong ngành phỏng đoán về sự việc này: Nội dung của các tài liệu là gì? Hồ không nên đọc cái gì? Bây giờ có thông tin mới về việc này.

Hồ Cẩm Đào không nên đọc những gì?

Nếu bạn phóng to ảnh của tập tài liệu, điều này sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về nội dung, như nhà báo và chuyên gia về Trung Quốc Ling Li viết trên Twitter. Bản dịch, tiêu đề viết: “Lần thứ hai mươi của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX và Ủy ban Kỷ luật Trung ương”; sau đó có tên theo sau.

Rõ ràng đây là danh sách những cán bộ được ông Tập Cận Bình đề bạt lên ủy ban nào đó. Và đây là điều quan trọng: Tên con trai của Hồ Cẩm Đào, Hồ Hải Phong, không có trong đó. Mặc dù có cha đầy thế lực, ông đã không lọt vào Ủy ban Trung ương, cũng như bất kỳ đồng minh nào khác của ông trong Chính phủ. Nói một cách dễ hiểu, Tập Cận Bình đã tước quyền lực gia đình họ Hồ và phe ủng hộ doanh nghiệp của đảng mà họ thuộc về – và Hồ Cẩm Đào dường như không được thông báo.

Rõ ràng, ban lãnh đạo Đảng sợ rằng ông Hồ sẽ công khai chỉ trích các cuộc bổ nhiệm mới và sự bành trướng quyền lực của ông Tập.

Ai đã đưa Hồ Cẩm Đào ra khỏi hội trường?

Việc ai dẫn Hồ Cẩm Đào ra khỏi hội trường cũng là vấn đề chính – không phải bởi những người quản lý hội trường, mà bởi các quan chức cấp cao của đảng. Một người, theo bảng tên, là Kong Shaoxun, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng CSTQ. Sếp của ông ta là Ding Xuexiang, người đã được đưa vào Bộ Chính trị, tức là nhóm thân cận của Tập Cận Bình.

Không biết ai đã quyết định rằng Hồ Cẩm Đào phải đi ra. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến ​​cho rằng Tập Cận Bình đã tự mình ra lệnh. Thiếu đoạn video về thời điểm qua đó cho thấy ai quyết định: Việc ông Hồ không được phép tiếp tục tham dự cuộc họp. Theo thông tin chính thức, người quay phim được cho là đã thay đổi vị trí của mình. Nhiều khả năng là ông Tập đã tự ra lệnh và đoạn đó đã bị kiểm duyệt.

Nước bước công khai làm mất mặt người tiền nhiệm và cũng là một cán bộ Đảng được kính nể thực ra chỉ có thể do ông ta quyết định. Không ai ở cấp bậc thấp hơn có thể cho phép mình làm một việc thiếu tôn trọng Hồ Cẩm Đào như vậy. Điều này cũng nói lên việc đó: Sau đó Kong quay trở lại, thì thầm điều gì đó vào tai Tập, người dường như ban ra thêm chỉ thị.

Nếu ông ta thực sự có vấn đề về sức khỏe, các cán bộ khác sẽ chạy đến giúp đỡ ông Hồ. Thay vào đó, họ ngồi đó với vẻ mặt lạnh như tiền, gần như sợ hãi và nhìn chằm chằm vào không gian trống rỗng. Một cảnh khác cho thấy, một người tham dự cố gắng giúp ông Hồ đứng lên, nhưng bị người ngồi kế bên cùng bàn kéo đuôi áo khoác và giữ lại.

Võ Văn Thưởng, đại diện Nam bộ trong tứ trụ?

Mai Hoa Kiếm

28-2-2023

Tân chủ tịch nước

Sáng ngày 1-3-2023, Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam sẽ nhóm họp bất thường ở Hà Nội. Đây là phiên họp “bất thường” lần thứ ba, để giải quyết khủng hoảng nhân sự trong đảng. Hội nghị lần này được triệu tập với mục đích duy nhất là giới thiệu người ngồi vào vị trí chủ tịch nước.

Chuyện Bí thư tỉnh uỷ Bến Tre có ngàn tỷ ở nhà bank

Thu Hà 

19-8-2023

Uỷ viên Trung ương sở hữu ngàn tỷ đồng? 

100 năm Văn Cao (Kỳ 1)

Phạm Đình Trọng

7-11-2023

Ảnh: Văn Cao ngày 15.11.1923 — 2023. Nguồn: Phạm Đình Trọng

Mẩu chuyện nhà thơ Phác Văn (1932 – 1996), cán bộ phòng Văn hoá Văn nghệ quân đội, Tổng cục Chính trị kể về Văn Cao từ thời tôi còn làm báo binh chủng Thông Tin ở Hà Nội trước khi khoác ba lô vào mặt trận phía Nam, đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của tôi. Chuyện rằng:

“Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam – Campuchia 1979”?

Trương Nhân Tuấn

6-1-2024

Trên RFA có bài phỏng vấn GS Vũ Tường bên Mỹ về chủ đề “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam – Campuchia 1979?”.