Rồi ai “kiến tạo” đạo đức quốc gia đây?

FB Mạnh Kim

8-3-2018

Ảnh: internet

Những cái chết lãng nhách, những vụ đánh đập trẻ em tàn nhẫn trong trường mẫu giáo, những vụ giết người man rợ, những vụ bát nháo trong học đường, những vụ thờ cúng mông muội… Tất cả đều gây ra phẫn nộ và dẫn đến tranh cãi gay gắt, để rồi ngày mai sẽ có vài sự kiện kinh khủng tiếp theo, gây ra cơn phẫn nộ tiếp theo. Đất nước này giờ hệt như một bộ phim bi ai kéo dài bất tận. Đừng nói tôi bi thảm hóa vấn đề hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Những câu chuyện ấy xảy ra hàng ngày và được báo chí tường thuật hàng ngày. Sẽ là rất vô tri nếu vẫn nghĩ những sự việc kinh khủng ấy là đơn lẻ và không ảnh hưởng đến xã hội nói chung.

Cô giáo “quỳ lạy” qua góc nhìn nhân quyền

FB Huỳnh Ngọc Chênh

8-3-2018

Ảnh: internet

Giá như các em học sinh được giáo dục về nhân quyền từ lúc còn học mẫu giáo như các nước dân chủ thì chẳng bao giờ xảy ra chuyện “cô giáo quỳ”.

Ngay từ khi còn học mẫu giáo, trẻ em ở Úc đã được dạy, mình không được quyền làm đau bạn bè, không được cấu véo, giật tóc, đánh bạn… và ngược lại không ai có quyền làm đau đớn mình kể cả cha mẹ và thầy cô giáo.

Nếu mấy chục em học sinh của cô giáo “quỳ” đã được dạy như vậy thì khi bị cô giáo hành hạ thể xác bằng cách phạt quỳ sẽ ít nhất có vài em can đảm nêu ý kiến, cô phạt như vậy là vi phạm nhân quyền.

Trí thức về đâu?

Người Đô Thị

Huỳnh Trọng Khang

7-3-2018

Bác sỹ bị đánh tại bệnh viện. Cô giáo bị bắt quỳ ngay tại trường học. Hai nghề nghiệp được tôn trọng nhất nước Việt từ thuở xa xưa đến giờ. Hai nghề nghiệp mà nhắc đến chúng ta thường gán cho từ tôn kính, xem như cha mẹ: “lương y như từ mẫu”, “cô giáo như mẹ hiền”… Rồi một ngày mở mạng lên ta thấy người ta lôi “mẹ hiền” ra giữa sàn bắt “mẹ hiền” quỳ gối vì “mẹ hiền” lỡ phạt “quý tử”.

Tại sao cô giáo Nhung phải quỳ?

FB Nguyễn Ngọc Chu

7-3-2018

Tranh: DAD

Chiều 6/11/2017, tại trung tâm Hội nghị Quốc gia, hình ảnh chàng thanh niên quỳ lạy Jack Ma đã làm cho người Việt hổ thẹn, gây ra một làn sóng phẫn nộ trong xã hội, dư âm cho đến giờ vẫn còn chưa nguôi.

Vậy mà ngày 28/2/2018, lại thêm tin cô giáo Nhung (giáo viên trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An) bị phụ huynh bắt quỳ 40 phút, đã như cơn địa chấn làm rung động cả xã hội.

Ông Nhạ còn thì liệu uy tín của ngành giáo dục ta có còn?

FB Huy Đức

6-3-2018

Gần như chỉ có một bài báo liên quan đến sự kiện Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bị tố “đạo văn” và “nguỵ khoa học” xuất hiện trên một tờ báo nhà nước (NLDO) rồi ngay sau đó nó bị gỡ xuống.

Báo chí nhà nước không đăng thì Nhà nước có thể “làm như không biết”; nhưng ông Nhạ ạ, các thầy cô giáo trong cả nước đều đã biết hết. Cách duy nhất để ông còn dám nhìn thẳng vào mắt học trò là phải đối diện với các cáo buộc đó, hoặc nhận trách nhiệm hoặc tự bảo vệ.

Lòng tự trọng của người trí thức

Một Thế Giới

Đoàn Đạt

6-3-2018

Xin nói trước là trong bài này người viết không có ý “mạo phạm” đến những nhà trí thức chân chính, chỉ đề cập đến “một bộ phận không nhỏ” những nhà “trí thức” có học hàm học vị hẳn hoi nhưng dường như còn thiếu đi tính cách của một người bình thường cần có: đó là lòng tự trọng…

Theo định nghĩa, trí thức là người có hiểu biết sâu rộng và đem sự hiểu biết của mình để “soi sáng”, “dẫn đường” cho mọi người. Người trí thức là người tạo ra hay truyền bá những kiến thức, những ý tưởng mới và tiếng nói của họ có ảnh hưởng đến sự thay đổi, tiến bộ của xã hội.

Nói thêm về nỗi nhục của nhà giáo

FB Chu Mộng Long

6-3-2018

Tranh: NOP

Tôi từng nói, nghề giáo là nghề khốn nạn nhất trong những nghề khốn nạn. Phát ngôn này không dưới một lần trong các đợt rầm rộ kỷ niệm Ngày Hiến chương Nhà giáo.

Những người không biết nhục hay lấy nhục làm vinh tỏ ra bất bình, vì tại sao tôi là một nhà giáo mà không biết tự tôn cái nghề của mình.

Cái quỳ gối của nền giáo dục

FB Lê Ngọc Luân

6-3-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ trong một buổi tọa đàm cùng GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: VNN

Câu chuyện cô giáo quỳ trước mặt phụ huynh bởi, trước đó phạt học sinh quỳ khiến chúng ta không chỉ xót xa về tình cảm con người dành cho nhau mà xa hơn, chính là nền giáo dục đang nát bét. Ở đó, những con người “vỗ ngực tự sướng” có hàng ngàn giáo sư và tỷ lệ đậu tốt nghiệp gần 100%.

Nhân đọc “Con đường sách Sài Gòn …” của Ngô Thế Vinh, nghĩ về tính lương thiện cần thiết của tri thức

T.Vấn

4-3-2018

Địa điểm First News và Trí Việt (cùng với NXB Hồng Đức) giới thiệu ấn bản Việt ngữ “Điệp Viên Hoàn Hảo – X6”. Ảnh: Ngô thế Vinh

Từ nhà sách đến đường sách…

Nhà sách (như nhà sách Khai Trí trước đây) vốn là một nơi chứa sách, kho tàng tri thức của nhân loại, được trân trọng theo tinh thần “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” truyền thống Việt Nam. Thế nên, nói đến sách, người ít học, người cả đời không được cầm lấy quyển sách, trân quý sách đã đành. Mà những người có học, người viết sách, càng phải trân quý sách hơn nữa, vì chính mình đã tự mang trong mình thiên chức làm giàu có thêm kho tàng tri thức của nhân loại, một thiên chức không phải ai cũng có thể hoàn thành được.

Khí tiết của các thầy đáng lo hơn đạo đức của ông Nhạ

Nguyễn Tuấn Khoa

3-3-201

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và câu nói nổi tiếng của ông ta. Nguồn: Zing

Nhờ có internet, những xấu xa của các ông quan CS ở mọi ngành được phơi bày hàng ngày. Người đọc chưa kịp quen mắt với những điều xấu xa đó thì lại bị sốc với những điều xấu xa mới.

Ngày 18/02 người dân trong nước lại ồn ào với một scandal mới: Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ bị vạch trần nhiều tội: gian dối trong nghiên cứu khoa học, thiếu trình độ, nghi vấn về con đường khoa bảng, không phải là giáo sư nhưng lại làm chủ tịch HĐCDGSNN…

GS Vũ Minh Giang có thể gây tổn hại đến nền giáo dục và học thuật Việt Nam

FB Duong Tu

2-3-2018

GS. TSKH, Nhà giáo Ưu tú Vũ Minh Giang. Ảnh: báo ĐS&PL

Nghe giáo sư Vũ Minh Giang trả lời phỏng vấn về vụ đạo văn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thấy có nhiều điểm không ổn.

Về chuyện tự đạo văn, GS Giang nói trong tiếng Việt “không có khái niệm tự đạo văn” và “thấy xa lạ với từ tự đạo văn” nên ông cho rằng dùng từ tự đạo văn là “có tính xúc phạm cá nhân”.

Thư ngỏ, về hiện tượng giả khoa học Phùng Xuân Nhạ

FB Nguyễn Tiến Dũng

1-3-2018

Ảnh: Báo Soha

Kính gửi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước,

Đồng kính gửi GS Vũ Minh Giang,

Được biết, trong một phỏng vấn vừa qua với BBC, GS Vũ Minh Giang nói là đã đọc báo cáo của tôi, và không đồng ý với quan điểm chính mà tôi đưa ra về ông Phùng Xuân Nhạ là giả khoa học. Mấy luận điểm chính mà GS Giang đưa ra để bảo vệ ông Phùng Xuân Nhạ như sau:

Cái lò của TBT Nguyễn Phú Trọng có kén chọn các loại củi?

FB Nguyễn Ngọc Chu

1-3-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

TẠI SAO TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG CHƯA ĐỀ CẬP ĐẾN GIÁO DỤC?

1. Cụ Hồ là người đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Cụ Hồ có những câu nói nổi tiếng về giáo dục mà hàng chục triệu người Việt Nam qua nhiều thế hệ vẫn còn mãi nhớ. Đơn cử bằng hai ví dụ.

Công bố nội dung thư yêu cầu làm rõ về ông Phùng Xuân Nhạ, vì một nền giáo dục và khoa học lành mạnh

FB Trần Vũ Hải

1-3-2018

Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Ảnh: Báo Soha

Ngày 22/2/2018, tôi đã gửi thư yêu cầu “làm rõ trường hợp ông Phùng Xuân Nhạ nhận chức Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước không đúng quy định của pháp luật và giải quyết báo cáo của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ” đến Thủ tướng Chính Phủ (TTCP), Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Tổng Thư Ký Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước (HĐCDGSNN). Đến thời điểm này (8 sáng 1/3/2018), tôi chưa nhận được phản hồi chính thức nào từ ông Nhạ và HĐCDGSNN. Vì vậy, như đã thông báo, hôm nay tôi công bố nội dung Thư yêu cầu này. Trong Thư yêu cầu, tôi đã chứng minh ông Nhạ nhận chức chủ tịch HĐCDGSNN là không phù hợp pháp luật, vì ông Nhạ không đủ tiêu chuẩn là thành viên của Hội đồng này (phải là giáo sư, trong khi nhận chức Chủ tịch Hội đồng ông Nhạ chỉ là phó giáo sư) và Bộ trưởng giáo dục và đào tạo không đương nhiên là chủ tịch HĐCDGSNN. Tôi có 5 đề nghị sau:

Bài báo đã bị gỡ: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng

LTS: Bài viết “Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng” của tác giả Lưu Nhi Dũ đăng trong mục “Nói Thẳng” của báo Người Lao Động lúc 7 giờ 7 phút, ngày 23/02/2018, nhưng hiện đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để hầu quý độc giả chưa kịp đọc.

_____

Người Lao Động

Lưu Nhi Dũ

23-2-2018

Trên mạng xã hội những ngày gần đây đưa thông tin Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ “tự đạo văn” qua “Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ”, thực hiện bởi GS Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng sự.

Giáo dục, trả lại người thầy…

FB Tâm Chánh

26-2-2018

Ảnh: internet

Giáo dục là gì khác chứ, nếu không phải là cách người thầy châu Phi này mang đến cho những đứa trẻ mong mỏi, nhận thức và kỹ năng sử dụng một phương tiện, một cách thức làm chủ cuộc sống con người.

Người thầy sở dĩ là người Thầy vì năng lực riêng có đó biến tấm bảng phấn hay bất kì phương tiện khả dĩ nào làm cho học sinh tiếp cận và thao tác được cách sử dụng phương tiện sống của thời đại mình.

Thật kỳ diệu tiến bộ của công nghệ máy tính, Internet đã giúp con người thao tác kỹ năng tưởng tượng của mình bằng không gian mạng. Đó là đôi cánh vạn dặm cho con dường học biết chữ, học làm người thời nay.

GS Dũng tính đưa vụ bộ trưởng ‘tự đạo văn’ lên TBT Trọng

VOA

26-2-2018

Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Bùi Tuấn

Ông Nguyễn Tiến Dũng, giáo sư gốc Việt ở Pháp, không loại trừ khả năng nêu vụ Bộ trưởng Nhạ “tự đạo văn” lên Tổng bí thư (TBT) Đảng Nguyễn Phú Trọng, sau khi một tờ báo Việt Nam mới đây lên tiếng về vụ này nhưng đã rút bài nhanh chóng sau đó.

Báo chí cần lên tiếng về hiện tượng đạo văn ngụy khoa học Phùng Xuân Nhạ!

FB Nguyễn Tiến Dũng

23-2-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Zing

Trong vòng 8 tiếng vừa qua, tôi có trả lời phỏng vấn hai nhà báo. Nhà báo thứ nhất là phóng viên Cát Linh của RFA (Đài Châu Á Tự Do), bài sẽ sớm xuất hiện. Nhà báo thư hai là
phóng viên của một tờ báo lớn ở Việt Nam có tên tuổi và tên báo hẳn hoi, tuy nhiên chừng nào lỗi hệ thống khiến cho báo chí trong nước chưa đăng được thì tôi còn chưa tiện “khai tên”.

Về tấm bằng tiến sĩ dỏm của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam

Vũ Thanh

21-2-2018

Nhân bài “Vì sao có người khát khao bằng giả” của BBC, nghĩ về tấm bằng Tiến sĩ dỏm của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Dẫn lời bài viết với tiêu đề “Vì sao có người khát khao bằng giả”, BBC tiếng Việt cho rằng “Nhu cầu có bằng cấp và học vị trên thế giới thường rất cao, khiến không ít chính trị gia cố kiếm bằng giả dù nguy cơ mất chức luôn có”.

‘Ấy ái uông’

Lò Văn Củi

21-2-2018

Bộ trưởng BGD Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

Anh Bảy Thọt cười hề hề, đố:

– Dạ, mới sưu tầm được bài vè, toàn vần N, đố bà con cô bác ai là tác giả nghen.

Rồi anh cất giọng đọc:

Nú, Nú na nú nẵng

Nồng nộng nực nưỡi niềm

Não nàm nò nẩy nửa

Não nặt nông nính náo

Nẻo, nuộc nính niền nuôn

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên từ chức

FB Huy Đức

20-2-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục là cách duy nhất để cứu vãn uy tín, vốn đã rách tả tơi, của ngành Giáo dục. Trong trường hợp ông Nhạ bất chấp, Uỷ ban Văn Hoá Giáo dục của Quốc hội nên chuẩn bị một bản điều trần trình bày tại Quốc hội trước phiên họp toàn thể bỏ phiếu tín nhiệm các bộ trưởng. Trong trường hợp của ông Nhạ thì nên bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Đây là toàn văn bài báo cáo sơ bộ về hiện tượng ngụy khoa học Phùng Xuân Nhạ, một ca điển hình của nền giáo dục Việt Nam

FB Nguyễn Tiến Dũng

19-2-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Zing

(Sau khi gửi cho GS Trần Văn Nhung sáng nay 18/02/2018, tôi chỉ sửa lại chút xíu mấy câu phần kết luận cho nó rõ thêm thôi, về cơ bản là vẫn thế).

Xin mời mọi người phổ biến đến tất cả các nơi và gửi cho các quan chức Việt Nam (Ai muốn có bản PDF thì pm cho tôi). Nhân dân Việt Nam có quyền được biết, Chính phủ Việt Nam có nhiệm vụ cần được biết và cần giải quyết.

Tự đạo văn như Phùng Xuân Nhạ

GS Nguyễn Tiến Dũng

19-2-2018

(Hôm trước tôi mới chỉ đặt nghi vấn. Sau khi chạy phần mềm phân tích và đọc chi tiết hai bài, thì tôi khẳng định chắc chắn là ông Nhạ đã tự đạo văn).

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đạo văn. Ảnh: báo GT

Một trong những nguyên tắc về đạo đức trong khoa học là, trong một bài báo nghiên cứu, khi sao chép lại cái gì từ đâu thì phải nói rõ đây là sao chép. Nếu không thì phạm tội đạo văn (nếu là copy của người khác nhận vơ thành của mình) hay tự đạo văn (nếu là copy lại cái cũ của chính mình đã công bố chính thức, giả vờ là mới). Các sinh viên ở các trường tốt
ngay từ khi làm luận văn tốt nghiệp cũng phải biết nguyên tắc đạo đức này, nếu bị phát hiện đạo văn hay tự đạo văn sẽ bị đánh trượt hoặc đuổi học.

Rà soát? Có tính ‘Giáo sư’ Trọng và ‘Giáo sư’ Quang?

Blog VOA

Trân Văn

12-2-2018

Bảng dữ liệu cho thấy số giáo sư Việt Nam được phong năm 2017 gần gấp đôi năm 2016. Ảnh: báo TN

Dư luận lại dậy sóng sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 1.226 tân Giáo sư và tân Phó Giáo sư của năm 2017.

Có nhiều lý do để công chúng dè bỉu chuyện xét – đề nghị phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư của năm 2017.

Việt Nam bắt đầu xem xét – phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư từ năm 1976. Chức danh “Giáo sư”, “Phó Giáo sư” trở thành quan trọng vì chúng là học hàm do hệ thống công quyền trao tặng cho những người vừa được xem như tiên phong về học vấn, trụ cột trong lĩnh vực khoa học nào đó, vừa đã có những đóng góp đáng kể cho giáo dục – đào tạo tại Việt Nam.

Chiếc áo chức danh

FB Luân Lê

12-2-2018

Ảnh: internet

Chính vì học hàm Giáo sư, Phó giáo sư được nhà nước “sắc phong”, có giá trị trên toàn quốc và đến hết đời, nên nó chính là nguyên do tạo nên mọi bất cập trong vấn đề bình xét các vị vào chiếc áo quá khổ nhưng dễ mặc này.

Trước đây, năm 2016, tôi đã gửi Thư ngỏ và chương trình 4 điểm tới chính ông Phùng Xuân Nhạ, vừa đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, kiêm Đại biểu quốc hội khoá 14. Theo đó, tôi khuyến nghị rằng, hãy trả lại việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho các trường đại học, và như thế, nó có nghĩa những phẩm hàm đó chỉ đơn giản là một loại chức danh trong chuyên môn và giới hạn trong phạm vi chính ngôi trường mà đã bổ nhiệm người đó. Khi bước chân ra khỏi lĩnh vực và ngôi trường ấy, họ sẽ lại phải cần được công nhận hoặc bổ nhiệm từ trường khác nếu có nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu hoặc hợp tác về chuyên môn. Nếu không được làm giáo sư ở trường này, trường kia thì anh cũng sẽ trở thành một người dân thường và xách cặp đi xin việc như những lao động khác trong xã hội.

Cải cách giáo dục không tốn một xu

FB Nguyễn Ngọc Chu

12-2-2018

Cách đây gần 4 năm, cả nước giật mình khi biết tin Bộ GD &ĐT đề nghị xin 34.275 tỷ đồng để đổi mới sách giáo khoa. Trả lời chất vấn, ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải chống chế rằng “Con số đó là do một cán bộ bị khớp mà đọc ra, chứ chưa bàn bạc…”. Để sáng ngày 25/4/2014 tại phiên họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, ông Phạm Vũ Luận phải xin rút lại dự án 34 275 tỷ. Nhắc lại chuyện này để thấy một số người trong Bộ GD&ĐT siêu giỏi về vẽ dự án.

Ông Nhạ cần từ chức Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo

FB Trần Vũ Hải

10-2-2018

Ảnh: internet

Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) do ông Phùng Xuân Nhạ làm chủ tịch đang hoạt động trái pháp luật? Ông Nhạ cần từ chức Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, chủ tịch HĐCDGSNN và từ bỏ chức danh giáo sư!

HĐCDGSNN là cơ quan được thành lập theo Quyết định số 174/2008 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (được sửa đổi bổ sung bằng Quyết định số 20/2012 QĐ- TTg) có trách nhiệm xét công nhận hoặc huỷ bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Theo điều 7 khoản b Quyết định 174/2008 QĐ-TTg trên, thành viên HĐCDGSNN phải là giáo sư. Không có điều khoản nào quy định Bộ Trường Bộ giáo dục và đào tạo đương nhiên là chủ tịch HĐCDNN.

Ông Thầy giáo đi nhị tỳ

Lò Văn Củi

4-2-2018

Không thấy ông Thầy giáo tới quán, và nghe tin “hành lang” của nhiều phụ huynh, ông Hai Xích lô mếu máo:

– Ông Thầy giáo đã ra đi. Chắc ra đi thanh thản! Câu sau ông nói thêm chứ không ai nói biết rõ.

Không khí quán cà phê cô Tư đặc quánh, trầm buồn. Sau đó bàn tính hùn tiền để đi phúng điếu, ai đi tới thắp nén nhang được thì thắp không thì vài người đại diện đi.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đâu rồi?

FB Nguyễn Ngọc Chu

3-2-2018

Phó thủ tướng CP Vũ Đức Đam. Ảnh: internet

Bài “GIÁO DỤC VIỆT NAM: NỖI ĐAU NHIỀU KIẾP CHƯA TAN” viết chưa ráo mực, thì được tin ông Mai Sỹ Tuấn, Phó giáo sư – Tiến sĩ, từng là Trưởng khoa Sinh Học – Đại học Sư phạm Hà Nội, chủ biên sách giáo khoa mới, gộp ba môn Lý-Hóa-Sinh vào một tên gọi “Khoa học tự nhiên” và khẳng định rằng, “cần phải hiểu đây là một môn học, chứ không phải cộng cơ học của 3 môn”, thì đổ bệnh phát ốm (giaoduc.net.vn, 01/02/2018: Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn có dạy được Vật lý, hóa học không? Nếu không, đừng ép).

Một giai thoại nhỏ, một bài học lớn

FB Từ Thức

1-2-2018

Văn phòng giám đốc đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc. Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.