Giáo dục, trả lại người thầy…

FB Tâm Chánh

26-2-2018

Ảnh: internet

Giáo dục là gì khác chứ, nếu không phải là cách người thầy châu Phi này mang đến cho những đứa trẻ mong mỏi, nhận thức và kỹ năng sử dụng một phương tiện, một cách thức làm chủ cuộc sống con người.

Người thầy sở dĩ là người Thầy vì năng lực riêng có đó biến tấm bảng phấn hay bất kì phương tiện khả dĩ nào làm cho học sinh tiếp cận và thao tác được cách sử dụng phương tiện sống của thời đại mình.

Thật kỳ diệu tiến bộ của công nghệ máy tính, Internet đã giúp con người thao tác kỹ năng tưởng tượng của mình bằng không gian mạng. Đó là đôi cánh vạn dặm cho con dường học biết chữ, học làm người thời nay.

Có lẽ như vậy, (đáng ra qui luật đã là như vậy), giáo dục với tư cách là một dịch vụ xã hội, cung cấp loại sản phẩm một chiếc, độc nhất, in đậm dấu ấn cá nhân của người Thầy, của tổ chức, thiết chế giáo dục.

Chiếc bảng trong bức ảnh chỉ chứa là những gạch đầu dòng bài học. Trong ảnh người thấy đã vẽ ra chiếc máy tính bảng để học trò cảm nhận gần hơn những tri thức mình cần biết.
Mỗi người thầy chọn cho mình một cách dạy phù hợp nhất với thực tiễn cụ thể của học sinh mình. Đó chính là lao động riêng có của nghề giáo.

Sau nhiều loay hoay cải cách giáo dục chúng ta lại loay hoay tiếp tục với nào là đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp, với những sách giáo khoa mạng, giáo án điện tử…
Những việc ấy tốt xấu thế nào phải được xem xét trong nguyên tắc, cái gì làm cản trở lao động riêng có đó của người thầy cần được tháo gỡ, loại bỏ.

Bảo đảm không gian tự do đó cho người thầy là cam kết xuyên suốt của nhà nước với sự nghiệp phát triển giáo dục. Cũng như nhà nước bảo đảm quyền tự do kinh doanh vậy.
Quan trọng nhất là nhà nước thực hiện trách nhiệm bảo đảm chất lượng của quá trình giáo dục, thông qua một hệ thống công cụ kiểm định giáo dục khoa học, hiệu quả, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận chất lượng giáo duc của người dân bên cạnh quyền được học.
Nhà nước trong các cam kết của mình phải có cơ chế giám sát công khai, mình bạch và giải trình xử lý nghiêm túc.

Xã hội thay vì lo lắng về sự thương mại hoá giáo dục thì cần ủng hộ tạo lâp một thị trường lành mạnh, có trách nhiệm với cơ hội học tập của khu vực người yếu thế, người nghèo bằng chương trình hợp tác chặt chẽ giữa trung ương, địa phương với xã hội dân sự và các đơn vị giáo dục.

Sự tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo chính yếu và khoa học nhất là trả lại giá trị đích thực của người thầy. Những giá trị ấy được tiếp nhận công bằng và đúng giá.

Chúng ta không có quyền đãi ngộ nhà giáo một khi thu nhập của họ không tương xứng với chi phí duy trì cuộc sống ở mức chất lượng sống tốt của thế giới xung quanh. Đó là giá trị lao động của họ còn chưa đực trả đúng giá.

Cải cách giáo dục cần kíp, tiên quyết là trả người thầy vào đúng vai trò của họ chứ không phải ngược lại biến họ thành một công chức sống mòn trong trùng vây chính trị kiểm soát người Thầy.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây