Giáo dục Việt Nam: Nỗi đau nhiều kiếp chưa tan

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-1-2018

Ảnh: internet

I. AI ĐỀ XUẤT TƯ TƯỞNG TÍCH HỢP ?

Khi nghe tin chương trình Giáo dục Phổ thông mới đã tiến hành gộp 3 môn Vật Lý – Hóa Học – Sinh Vật vào một môn để cho một giáo viên dạy, và gộp 2 môn Lịch Sử – Địa Lý cũng vào một môn và cũng cho một giáo viên dạy, thì hồn xiêu phách lạc. Bởi đó sẽ là tai họa lớn cho nền Giáo dục Việt Nam. Không đi vào phân tích chi tiết, xin đưa ra vắn tắt mấy lý do cơ bản sau đây.

Những điều chua chát

FB Luân Lê

20-1-2018

Bạn không cần phải học quá nhiều nhưng vẫn đầy hứa hẹn ở phía trước về một tương lai ổn định và sáng lạn với một công việc nhàn hạ, ăn lương và hưởng bổng lộc đến suốt đời.

Một nền giáo dục đã tồi tệ, nhưng những cán bộ, công chức còn không cả có nổi một tấm bằng phổ cập về giáo dục đối với chính nền giáo dục yếu kém của quốc gia đó, ở mức mặt bằng phổ thông mà bắt buộc một người phải có, lại có thể ngồi vào đội ngũ quản lý và điều hành trong bộ máy công quyền.

Lại chữ viết Bùi Hiền: Dốt và phá hoại có hệ thống

FB Chu Mộng Long

16-1-2018

Ảnh: internet

Một Phó giáo sư, tiến sĩ, học hàm học vị do Nhà nước phong, công bố một công trình ngôn ngữ học về chữ viết một cách phản khoa học, phản giáo dục, phản văn hóa, bị cộng đồng lên tiếng phản đối mà vẫn được quảng bá bằng mọi giá bất chấp tất cả thì thật khó hiểu cho nền học thuật nước nhà. Đến nước này thì không thể thốt lên rằng nền giáo dục và học thuật quốc gia đang rơi vào sự dốt nát một cách có hệ thống!

Nghe nói công trình do ông ấp ủ đã hơn 30 năm thì không thể biện minh do tuổi già lú lẫn mà do sự hàm hồ.

Có không ít kẻ biện minh cho ông rằng, sáng tạo có thể được cộng đồng chấp nhận hay không là chuyện thường tình. Vậy thì phải nói thêm, một sáng tạo không được chấp nhận là sáng tạo bị vứt vào sọt rác, trừ phi đó là sáng tạo đi trước thời đại. Mà sáng tạo đi trước thời đại cũng không hẳn không được cộng đồng chấp nhận nếu nó không mang lại lợi ích gì cho cộng đồng. Thường sáng tạo đi trước thời đại phải là sáng tạo có ý nghĩa thức tỉnh hay thay đổi nhận thức cộng đồng như sáng tạo của Copernic, Galileo. Dù tòa dị giáo trung cổ (lực lượng thống trị rất thiểu số nhé) không chấp nhận nhưng giới khoa học và cộng đồng thừa nhận, cho nên phát hiện của Copernic, Galileo mới có nghĩa cách mạng to lớn cho cả thời đại Phục Hưng.

Phiếm và biếm: Công bố công trình khoa học

Lò Văn Củi

27-12-2017

Ông Ba Hu đặng kè kè theo bên mình cái cặp táp. Thấy từ xa, mọi người đã chộn rộn đoán già đoán non. Nhiều người chắc như đinh đóng cột, bữa nay ổng có cuộc họp gì đó. Người nói họp hành khỉ mốc gì, chẳng qua ở trong cái cặp chỉ đựng mỗi cái sổ bảo hiểm y tế, ông Ba đi khám bịnh định kỳ. Người nói lâu lâu thấy ổng như vậy, áo quần bảnh bao, cặp táp cặp tiết để nhớ lại một thuở hét ra lửa, nhiều quan bi giờ khánh tướng, tinh tướng làm ổng mũi lòng…

Lạ là anh Bảy Thọt chẳng nói chẳng rằng. Nhưng, “quên đi nhé mấy cưng”, chẳng qua ảnh đợi đúng “Thiên thời Địa lợi” mà thôi. Ông Ba vừa đưa ly cà phê lên tợp một ngụm, chưa kịp nuốt thì anh Bảy “lảnh lót”:

Vài suy nghĩ về “Cánh Buồm”

­Nguyễn Hải Hoành

22-12-2017

Nhà giáo Phạm Toàn và trẻ em lớp 1. Nguồn: Phạm Toàn

Điều đáng nói hơn cả

Khi nói về nhóm cải cách giáo dục Cánh Buồm, người ta thường chú ý nhiều tới các bộ sách giáo khoa nhóm đã biên soạn và xuất bản trong hoàn cảnh khó khăn hoàn toàn không được dùng tiền ngân sách Nhà nước. Quả thật đây là một thành tích cụ thể mang ý nghĩa đạo đức và có thể thấy ngay của Cánh Buồm. Nhưng có lẽ chúng ta nên quan tâm hơn tới những công trạng khó định lượng được của nhóm này, đây mới là cái quý nhất.

Tám năm – một tư duy Giáo dục khác và vài khái niệm khác trong Dạy học

Phạm Toàn

23-12-2017

Hành trình 8 năm của Nhóm Cánh Buồm

Nhà giáo Toàn và các bạn đồng hành với Cánh Buồm. Ảnh: Hiệu Minh

Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Cánh Buồm ra mắt dè dặt, rụt rè, sơ sài nhân cuộc Hội thảo Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em giới thiệu cuốn sách Hợp lưu các dòng Tâm lý học Giáo dục.

Quen gọi là “nhóm Cánh Buồm” nhưng nó không phải là một tổ chức – nó là một tư duy và là một cách tư duy khác về Giáo dục. Nếu nghĩ đến sinh lợi từ “tổ chức”, Cánh Buồm sẽ sớm rời bỏ công việc.

Lối sống, tên gọi mới của giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

Lê Phú Khải

22-12-2017

Bài phát biểu tại Hội thảo Hành trình 8 năm của Nhóm Cánh buồm 16-12-2017

Nhà báo Lê Phú Khải từ miền nam tham luận trong Hội thảo tại Hà Nội 16.12.2017. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm

Xưa kia, một người mẹ dắt con đến nhà thầy để xin học, thường mở đầu: Ăn mày thầy dăm chữ để cháu làm người…

Tản mạn về dân trí và quan trí

FB Chu Mộng Long

19-12-2017

Ảnh: internet

Chắc chắn sẽ có kẻ la ó khi ta nói thẳng vào một sự thật: trình độ dân trí của ta rất thấp. Một ông quan nói ra điều này sẽ bị chửi, vì không có cơ sở nào nói dân trí ta thấp khi chúng ta đã đào tạo ra hàng chục vạn giáo sư tiến sĩ và đang phổ cập đại học.

Tôi nói cũng có thể bị chửi, vì tôi là thầy giáo. Một thầy giáo nói dân trí thấp đã là xúc phạm dân.

Ông thầy đi học – “Sướng ích gì cho cam”

Lò Văn Củi

15-12-2017

Củi tui ghé quán cà phê của cô Sáu sồn sồn thì ông Ba Hu, anh Bảy Thọt đã ngồi ở đây. Ông Ba Hu là khách “thường trực” nơi này lâu lắm rồi, bởi cô Sáu tuy sồn sồn nhưng còn mặn mà quá xá, xưa còn con gái thì khỏi phải bàn rồi. Quán, ngoài chỗ để tụ tập, nói chuyện trời mây còn là nơi để điểm danh… còn trên cõi “Việt khổ” này hay đã theo âm binh nhị tỳ.

Cái ác vật thể và cái ác phi vật thể

Nguyễn Văn Nghiêm

4-12-2017

Nói cho cùng, cái ác hay sự thiện lành đều tiềm ẩn trong mỗi con người, nó cũng giống như bào tử nấm có sẵn trong tự nhiên, với thời tiết, nhiệt độ thích ứng với loại bào tử nào thì loại nấm đó sẽ mọc tỉ lệ. Khi thời tiết xấu, khí độc nhiều, đương nhiên là nấm đỏ, nấm độc sẽ mọc nhiều, ngược lại, không khí trong lành, ẩm độ vừa đủ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm mối hay nấm rơm sẽ mọc. Cái ác và sự thiện lành trong xã hội cũng vậy, khi mà môi trường giáo dục, văn hóa, ứng xử xã hội thiếu lành mạnh, thậm chí vô luân thì nhất định người ta phải mang cái ác ra để đối đãi với nhau và đương nhiên cái ác sẽ có cơ hội trỗi dậy, mọc ra như nấm sau mưa.

Nói láo – Bản chất của sự việc

Thạch Đạt Lang

4-12-2017

Tôi đọc bài, Đôi Lời với họa sĩ Đỗ Duy Ngọc của giáo sư Nguyễn Đình Cống đăng trên báo Tiếng Dân. Xin được đóng góp vài ý kiến.

Chuyện nói láo được Đỗ Duy Ngọc diễn tả tương đối đầy đủ, được giáo sư Nguyễn Đình Cống phân tích thêm đã trở thành vấn nạn dân tộc. Tuy nhiên trong cả hai bài, các tác giả chỉ trình bày thực trạng, hậu quả nhưng chưa nêu ra nguyên nhân.

Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao người Viêt Nam bây giờ lại nói láo tệ hại như vậy? Vấn nạn nói láo bắt nguồn từ đâu và từ bao giờ? Có quá khó khăn để trả lời những câu hỏi này không? Chắc chắn là không?

12.000 tỷ với 9.000 tiến sỹ trong thời đại toàn cầu hóa

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

2-12-2017

Gắn mác Tiến sĩ, Thạc sĩ để lấy “oai” với thiên hạ. Nguồn: báo TT

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 đã đồng ý duy trì một phần kinh phí để đào tạo tiến sĩ tiếp đề án 911 (đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 với khoảng 10.000 tiến sĩ tại các trường đại học có uy tín trên thế giới, khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết trong ngoài nước, 10.000 tiến sĩ trong nước).

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (lược trích Vietnamnet), mục tiêu đề án 8 năm giai đoạn 2018-2025 là sử dụng 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ, trong đó có 5000 tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài. Cơ chế khác trước đây: Đào tạo tiến sĩ phải gắn với sử dụng. Cơ sở nào có nhu cầu sử dụng tiến sĩ thì mới được đào tạo. Nhà nước hỗ trợ, nếu người đi học đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu, sẽ được cấp học bổng toàn phần hoặc một phần, mở rộng cho mọi đối tượng không phân biệt công lập hay tư thục.

Ông Phùng Xuân Nhạ đặt chỉ tiêu ngược

FB Nguyễn Ngọc Chu

26-11-2017

Ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

Khi mà các vị ĐBQH bỏ phiếu (14/11/2017) thông qua đề án 911 đào tạo 9000 tiến sĩ của ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng với khoản chi 12000 tỷ đồng là lúc các vị ĐBQH đã chung tay kéo trình độ các tiến sĩ VN xuống hạng.

Bởi vì ông Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phùng Xuân Nhạ đã làm điều ngược. Thay vì đặt chỉ tiêu có 9000 + 12000 công trình khoa học trên các tạp chí trong danh mục ISI thì ông lại đưa ra chỉ tiêu 9000 tiến sỹ và 12000 tỷ đồng.

Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ hay là “cơn bão trong tách trà”

FB Hoàng Dũng

26-11-2017

Ảnh: internet

Dư luận đang dậy sóng vì một bài đăng trong kỷ yếu của một cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ. Tác giả của bài báo cáo đó là PGS TS Bùi Hiền. Ông cho VTC News biết đã nghiên cứu vấn đề cải tiếng chữ Quốc ngữ đã 30 năm. Kết quả là những đề xuất táo bạo, giảm số lượng ký tự từ 38 xuống 31 chữ bằng cách thay ng bằng q; đ bằng d; c, k, q bằng k; ph bằng f; s, x bằng s; gi, d, r bằng z; nh bằng n’; th bằng w; v.v. Mà đó mới chỉ là phụ âm, còn cải tiến về nguyên âm thì ông hứa hẹn sẽ công bố vào tháng 3/2018.

Đừng để dân chúng lộn… ruột

FB Lưu Trọng Văn

25-11-2017

TS. Bùi Hiền. Ảnh: internet

Gã tán đồng với nhà báo, nhà giáo Huỳnh Ngọc Chênh khi ông kêu gọi hãy tôn trọng những ý tưởng cải cách chữ Việt của tiến sĩ Bùi Hiền.

Sự sáng tạo nào cũng có thể bị người đương thời phản ứng. Chuyện thường. Thói quen đã đi vào cuộc sống và thói quen không muốn thay đổi cái gì mà mình đã cảm thấy dễ dàng với mình rồi ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời khắc nào đều ẩn chứa sự bảo thủ và sự vô tình cản trở cái mới, cái sáng tạo.

Từ bãi nước bọt của Mao, đến con tôm của Bộ trưởng NN&PTNT Việt Nam

JB Nguyễn Hữu Vinh

23-11-2017

Thời đi học cấp 3, mình chăm chú môn chính trị, mình chăm chú học vì một số yếu tố:

– Bộ môn đó là bộ môn thù địch nhất với tôn giáo mình đang theo, do vậy mình chú ý xem nó nói những gì đúng, sai theo cách nghĩ và nhìn nhận của mình.

– Bộ môn đó giải thích nhiều hiện tượng chính trị trong nước và quốc tế rất lạ cho lứa tuổi đang thích tìm hiểu như mình.

Đào tạo tiến sỹ có quan trọng?

FB Luân Lê

22-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Việt Nam không làm bất cứ cái gì một cách đồng bộ. Tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không có một nền kinh tế đủ mạnh và nền tảng một nền văn hoá vững chắc, nhưng vẫn tách khỏi thế giới để miệt mài đi tìm trong cái bụng đói và đôi chân nặng chì.

Nhà giáo, nhà XHH: ‘Cực khó’ thay đổi giáo dục VN

VOA

20-11-2017

Các học sinh hát Quốc ca ở trường Nam Thành Công, Hà Nội. Ảnh: Reuters

Đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/11, cũng là Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo, xuất hiện những ý kiến của một số nhà giáo và nhà nghiên cứu cho rằng nền giáo dục Việt Nam chưa thực hiện tốt Điều 1 của Hiến chương. Họ cũng nhận định sẽ “cực khó” để thay đổi nền giáo dục này.

Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục, mà Việt Nam là một thành viên, đã thông qua bản Hiến chương các Nhà giáo được vào tháng 8/1954 trong một hội nghị ở Moscow.

Tung hô ngày 20-11, nhưng Hiến chương Các Nhà giáo đã bị Việt Nam ‘xé bỏ’

VNTB

Trúc Giang

20-11-2017

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tuy nhiên suốt 35 năm qua, các nhà lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam đã quên mất vì sao họ lại chọn ngày 20-11 để làm “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 2017: Đến năm 2010 giáo viên sống được bằng lương?

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

20-11-2017

Một lớp học ở Việt Nam. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

Ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo và ngày nhà giáo Việt Nam

Những năm gần đây, người Việt Nam có một khái niệm mới: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Rất nhiều người Việt Nam, nếu không muốn nói là đa số, không hiểu ngày này bắt nguồn từ đâu, hay cũng chỉ như những ngành khác có “ngày” như ngày thương binh liệt sĩ, ngày biên phòng Việt Nam, hoặc ngày vì nạn nhân chất độc da cam, ngày Phụ nữ Việt Nam

Thực tế, những cái “ngày” được sinh ra dưới chế độ Cộng sản, chỉ là những ngày nhằm phục vụ lợi ích của đảng Cộng sản, nó sẽ được thành lập, được ca tụng, được báo chí lăng xê, được tổ chức rầm rộ… nếu nó còn có tác dụng cho đảng trong thời kỳ đó.

Trách nhiệm chính trong việc làm chết lâm sàng nền giáo dục

Nguyễn Đình Cống

19-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Gần đây Nguyễn Thượng Long, một nhà giáo, viết loạt bài: “Nghề cao quý đã chết lâm sàng” trình bày sự ngắc ngoải của nền Giáo dục Việt Nam. Sau khi nêu ra và phân tích nhiều hiện trạng đau lòng, Nguyễn Thượng Long viết: “Có hợp lý không khi quy hết trách nhiệm làm hư hỏng thế hệ trẻ cho ngành GD – ĐT? Câu hỏi này nằm ngoài phạm vi bài viết của tác giả”. Tôi thông cảm với thầy Long, thầy biết trong việc này ngành GD-ĐT vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, còn trách nhiệm chính ở cao hơn, có thể thầy biết, nhưng chưa có dịp nói ra. Tôi xin tiếp lời.

Trước đây tôi đã có nhiều bài báo và thư gửi Quốc hội cũng như Bộ Giáo dục về các vấn đề giáo dục. Chỉ xin nhắc lại vài ý.

Trả lời báo Pháp Luật TP về đề án mới đào tạo tiến sĩ với 12.000 tỷ đồng

GS Nguyễn Đăng Hưng trả lời phỏng vấn nhà báo Phong Điền

18-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo kế hoạch, tổng kinh phí thực hiện đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 – 2025 tầm nhìn 2030”. Kinh phí dự kiến là 12.000 tỉ đồng, bao gồm 10.200 tỉ đồng từ kinh phí còn lại của đề án 911 và 1.800 tỉ từ các cơ sở giáo dục ĐH và đối tượng thụ hưởng đề án. Em xin ý kiến thầy đánh giá tính khả thi của đề án.

GS Nguyễn Đăng Hưng

Thú thật nghe đến các đề án đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo Dục – Đào tạo đưa ra là tôi có cảm giác ngán ngẩm tột độ! Ngán ngẩm vì kỳ vọng có tính cách không tưởng, dai dẳng, đạt cho được đại trà 20.000 tiến sĩ, đã công bố từ thời ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ Trưởng, từ dự án 322 trong những năm 2000, đến dự án tiếp nối 911 (thời Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận, đặt chỉ tiêu cao hơn đến 23.000 tiến sĩ) cho giai đoạn 2010-2020.

Nếu quy ra bò, chi phí cho một tiến sĩ tương đương 88 con bò

FB Bạch Hoàn

15-11-2017

Ảnh: internet

Bộ Giáo dục lại muốn ngửa tay xin ngân sách 12.000 tỉ đồng để cho ra lò 9.000 tiến sĩ. Tức là, để có một tiến sĩ, ngân sách phải tiêu tốn 1,33 tỉ đồng.

Từng đồng từng cắc trong cái bầu sữa ngân sách ấy đều là của nhân dân, do nhân dân đóng góp từ mồ hôi, từ nước mắt. Vậy nên, có thể hiểu nôm na, với giá thịt lợn hiện nay, để có một tiến sĩ, người nông dân sẽ tốn 665 con lợn. Nếu quy ra bò, chi phí cho một tiến sĩ tương đương 88 con bò.

Thời loạn tiến sỹ

FB Luân Lê

15-11-2017

Ảnh: interrnet

Trong cơn kiệt quệ và cùng quẫn cả về ngân sách tài chính và sự suy thoái trầm trọng của nền giáo giục, với căn bệnh thành tích và bằng cấp là hai căn bệnh gây nên tất cả những thảm trạng mang tầm quốc gia hiện nay, họ lại tiếp tục đổ 12.000 tỷ để đầu tư cho 9.000 tiến sỹ với mục đích chỉ để “cải cách giáo dục”.

Họ lại vẫn mắc vào hội chứng cuồng loạn bằng cấp, mà chính nó đã là một căn bệnh trầm kha của nền giáo dục khoa bảng và thi cử chứ không trọng thực học để con người có thể làm việc và phát kiến.

Ngân sách và tiến sỹ

FB Huy Đức

15-11-2017

Ảnh: Internet

Tôi rất ấn tượng cái cách ông cựu chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị hay tự giới thiệu trình độ văn hoá của ông là “tiểu học”. Cho dù kể từ khi “tham gia cách mạng” ông được cho bổ túc rất nhiều, có đủ bằng cấp, nhưng theo ông phần tiểu học của ông là thực học; các bằng cấp kia là ráng học để làm. Ông Võ Văn Kiệt cũng chỉ khai trong lý lịch là biết đọc, biết viết.

Về lương nhà giáo: Nói đi đôi với làm

FB Chu Mộng Long

1-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: VTV

Không có quốc gia nào có chế độ lương tệ hại đối với ngành giáo và ngành y như Việt Nam. Đối với ngành giáo, khi đang làm việc thì sống ngoắc ngoải, buộc phải tìm mọi cách, lương thiện thì dạy thêm, bất lương thì móc túi phụ huynh và những trò làm tiền như mua bán, hợp thức hóa bằng cấp. Đến khi nghỉ hưu thì từ ngắc ngoải đến… ngất!

Nước mắt không tăng được lương hưu

FB Nguyễn Anh Tuấn

29-10-2017

Cô giáo Trương Thị Lan. Ảnh: Báo Người Đưa Tin

“Nhận quyết định, cô Lan khóc không thành tiếng làm cho tập thể giáo viên nhà trường khóc theo. Cả cuộc đời cô đã cống hiến cho nghề giáo, nhưng nghỉ hưu với nhận mức lương như vậy thử hỏi sống sao đây” (trích Zing News)

Trong tư cách một thành viên của cộng đồng quốc gia, chúng ta có thấy điều gì đó sai sai ở đây không khi một cô giáo mầm non sau khi bỏ tới 37 năm dạy dỗ những đứa trẻ của đất nước về hưu với mức lương 1,3 triệu đồng/tháng?

Vì sao ra cớ sự thế này?

Thư gửi anh Nhạ – về cái gọi là Đại học ứng dụng

FB Chu Mộng Long

10-10-2017

Phát ngôn “ấn tượng” của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Zing

Không biết anh hay là ai chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo đại học, sau đại học phải chuyển đổi sang ứng dụng đồng loạt.

Đọc “sứ mệnh”, “tầm nhìn” trong chiến lược của nhiều trường, tôi đều thấy ghi cụm từ “đại học ứng dụng”. Và mất mấy cuộc họp tôi phải cãi rát cổ về cách hiểu 2 chữ “ứng dụng” này.

“Thực tế” ở Mỹ khác với “thực dụng” ở Việt Nam như thế nào?

FB Nguyễn Đắc Phúc

8-10-2018

Có một lần, một người bạn Mỹ dạy học chung với tôi bảo với tôi rằng: “Người Việt Nam bọn mày lúc nào cũng bảo người Mỹ bọn tao sống thực dụng. Bọn tao không sống thực dụng mà sống thực tế. Tao ở VN hơn chục năm nay thấy người Việt Nam mới sống thực dụng“.

Hơi nóng mặt, tôi hỏi lại: “Thế mày định nghĩa thế nào là thực tế, thế nào là thực dụng?” Bạn tôi bảo: “Sống thực tế là hiểu rõ thực trạng cuộc sống, không mơ mộng hão huyền hay tìm cách trốn tránh thực tại.

Tiến sĩ… bìa!

Lao Động

Lê Thanh Phong

3-10-2017

“Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam”, bạn đọc có biết chuyện gì đây không? Nó không phải là báo cáo tổng kết về chuyện in sách, không phải là bài báo về thiết kế bìa sách cho một trang báo chuyên về mỹ thuật. Nó là luận án tiến sĩ hẳn hoi đấy. 

Đẻ Tiến sĩ – quá nhanh… quá nguy hiểm. Ảnh: Lng

Hội đồng chấm luận án tiến sĩ này thuộc Viện Văn hoá nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch. Chúng ta có những viện nghiên cứu mà chất lượng hoạt động khoa học được thể hiện qua những luận án tiến sĩ như vừa trân trọng giới thiệu trên.