Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 21/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: 6 ngư dân bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa đã cập cảng an toàn. Ông Huỳnh Văn Khanh, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá QNg 95001 TS, cho biết, trong lúc tàu của ông và tàu tàu cá QNg 90495 TS do ông Huỳnh Văn Tuấn làm thuyền trưởng, đang neo đậu tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 18/8, thì bị 2 tàu Trung Quốc mang số hiệu 4610256105 (hay 46105 như báo Thanh Niên đưa tin ngày 19/8) áp sát, khống chế.

Con tàu QNg 90495 TS của thuyền trưởng Tuấn đã bị hải tặc Trung Quốc cướp 7 tấn hải sản, 2 máy định vị, máy dò cá và lương thực thực phẩm dự trữ. Riêng tàu QNg 95001TS của thuyền trưởng Khanh thì bị bọn Trung Quốc “sử dụng hung khí tấn công ngư dân, lấy hải sản, đập phá khiến tàu cá và ngư lưới cụ bị chìm“.

Bản tin ngày 22/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: TQ đổi chiến thuật ở Biển Đông: ‘Tứ Sa’ thay cho ‘Đường 9 đoạn’. Tứ Sa là bốn quần đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa (Dongsha), Tây Sa (Xisha), Nam Sa (Nansha), và Trung Sa (Zhongsha), đã được ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp Định và Pháp luật Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố trong các buổi họp kín với các viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ ở thành phố Boston hôm 28 và 29/8 rằng, “Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với ‘Tứ Sa’ thông qua một số tuyên bố pháp lý“.

VOA cho biết: “Hoa Kỳ không thừa nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các quần đảo vừa nêu, và nhấn mạnh vùng biển nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá ước lượng khoảng 3,37 nghìn tỷ đôla hàng năm, là biển quốc tế“.

Bản tin ngày 26/10/2017

Tin trong nước

RFA có bài: Hoàng Sa nay thành điểm du lịch của dân Trung Quốc. Bí thư thành phố Tam Sa cho biết, “kể từ đầu năm 2017 đến nay có 59 đoàn du khách Hoa Lục ra tham quan quần đảo Hoàng Sa”. Theo các nhà quan sát, “chính sách đưa du khách người Hoa Lục đến thăm những đảo do Trung Quốc quản lý tại Biển Đông nằm trong chiến lược dài hạn của Bắc Kinh trong việc độc chiếm Biển Đông”.

RFI có bài về tình hình Biển Đông: Singapore lên làm chủ tịch ASEAN: Cơ may cho Biển Đông? Theo hai chuyên gia Singapore, Henrick Z Tsjeng và Collin Koh, thuộc trường quan hệ quốc tế S Rajaratnam School of International Studies, “việc đạt được Thỏa Thuận về Bộ Khung Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông là một tiến bộ đáng ghi nhận, và với việc ghế chủ tịch ASEAN sắp chuyển từ Philippines sang Singapore, có thể chờ đợi những bước tiến cụ thể hơn cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Lý do nằm ở hai điểm: Singapore nổi tiếng là một nước làm nhiều hơn là nói, đồng thời lại có vị trí trung lập, không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 17-12-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Đại sự ký Biển Đông có bài dịch từ AMTI: Trung Quốc với Một Năm Thầm Lặng Tích Cực Xây Dựng Căn Cứ ở Biển Đông. Bài viết cho biết, năm 2017 là năm mà cuộc tranh chấp lãnh hải Biển Đông diễn tiến tương đối “chậm chạp”, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo, củng cố các căn cứ tiền phương ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

AMTI cũng đã thống kê tất cả những công trình Trung Quốc đã hoàn thành trên đảo nhân tạo tại đá Chữ Thập, Subi, và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, và đá Bắc, đá Cây và đá Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa”, một khu vực rộng khoảng 72 mẫu Anh.

Bản tin sáng 10-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang VOA đưa tin: Mỹ đả kích TQ về các hành động quân sự hóa Biển Đông. Ông Brian Hook, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, nói rằng, Washington sẽ chống đối bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Hook nhấn mạnh: Hành động khiêu khích của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông, cho thấy Trung Quốc đang thách thức luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đang hiếp đáp các nước nhỏ hơn theo những cách đã làm tăng căng thẳng cho hệ thống toàn cầu”.

Bản tin sáng 26-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Đại Kỷ Nguyên đưa tin: Mỹ thách thức 6 yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Báo cáo của Hải quân Hoa Kỳ công bố, trong năm 2017, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thách thức 6 yêu sách biển của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh rằng “các tàu nước ngoài phải xin phép Trung Quốc trước khi ‘có chuyến qua đường vô tội’ gần quần đảo Hoàng Sa“.

Bản tin sáng 11-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Mỹ tính rút thủy quân lục chiến từ Trung Đông về “chốt” tại Đông Á là tựa đề bài viết của báo Giáo Dục Việt Nam. Theo tin từ báo Wall Street Journal, Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét điều chuyển các đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh đến khu vực Đông Á, trong tình hình Trung Quốc ngày càng gia tăng áp lực ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương.

Bản tin tối 14-3-2018

Tin Việt Nam

Tưởng niệm 30 năm sự kiện Gạc Ma

Đại tá Nguyễn Huy Viện viết: Giỗ Gạc Ma nhìn lại quá trình Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa, một phần Trường Sa. Bài viết thừa nhận, giai đoạn 1956-1974, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cố gắng bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc. Đến Hải chiến Hoàng Sa 1974, “trong tình thế quá chênh lệch lực lượng, toàn bộ các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép”.

Ngày 14/3/1988, Trung quốc “huy động một lực lượng hải quân hùng hậu, gồm nhiều tàu khu trục trang bị tên lửa và pháo 100 mm” đến tấn công các tàu hải quân và lực lượng công binh Việt Nam ở đảo Gạc Ma. “Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp các bãi đá: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma và Su Bi từ đó đến nay”.

Bản tin tối 2-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo VnExpress đưa tin: 12 oanh tạc cơ Trung Quốc bay diễn tập trên Biển Đông. Không quân Trung Quốc xác nhận với Hoàn Cầu Thời báo: “Một phi đội 12 chiếc oanh tạc cơ chiến lược H-6K của nước này đã xuất phát từ vùng Thiểm Tây đến một địa điểm không được tiết lộ trên Biển Đông để huấn luyện và diễn tập chiến đấu tầm xa”.

Bản tin sáng 21-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: TQ nói ứng xử ‘chuyên nghiệp’ khi chạm mặt tàu Úc trên Biển Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ lời tố cáo từ chính quyền Úc, cho rằng Bắc Kinh đã thách thức các chiến hạm Úc. Phía Trung Quốc nói rằng, tàu Trung Quốc đã hành động một cách “chuyên nghiệp và hợp pháp” khi “chạm mặt” với tàu chiến Úc trên Biển Đông trong tuần này.

Bản tin Biển Đông ngày 27/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Theo Sputniknews được TTXVN dẫn lại, ngày 21 tháng 8 Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) cho biết, MSDF sẽ tổ chức tập trận hải quân chung với lực lượng hải quân của các quốc gia châu Á khác trên Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Bản tin Biển Đông ngày 18-9-2018

BTV Tiếng Dân

Cập nhật phiên họp Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung lần thứ 11

Như tin đã đưa, sáng ngày 16/9, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 11, Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam – Trung Quốc. Bản tin Biển Đông ngày 17/9/2018 đã tổng hợp diễn biến phiên họp, phát ngôn của hai bên từ các báo cáo của truyền thông trong nước và Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc dẫn tin từ Tân Hoa xã. Trong báo cáo của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc dẫn lại bản tin của Tân Hoa xã được dịch sang tiếng Việt, không có thông tin hợp tác thăm dò dầu khí chung.

Bản tin ngày 10-10-2018

Tin nhân quyền

Vụ năm nhà hoạt động thuộc nhóm “Liên Minh Dân Tộc VN” bị xử 57 năm tù hôm 5/10, website Đại sứ quán Mỹ hôm qua đưa tin: Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về việc Việt Nam kết án năm nhà hoạt động. Tuyên bố có đoạn: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước việc Việt Nam kết án năm nhà hoạt động Việt Nam, trong đó có ông Lưu Văn Vịnh và ông Nguyễn Văn Đức Độ, với án tù từ 8 đến 15 năm với cáo buộc mơ hồ ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Bản tin ngày 16-11-2018

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong đưa tin: Hai tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Đông. Reuters dẫn tin từ Hạm đội 7, tàu sân bay USS Ronald Reagan, thường đồn trú ở Nhật Bản và tàu USS John C Stennis, được triển khai từ khu vực bờ tây nước Mỹ, “đang thực hiện các bài tập đối không, đối hải và chống ngầm”.

Bản tin ngày 24-12-2018

Tin Biển Đông

National Interest lo ngại Thế chiến III có thể bắt đầu ở Biển Đông, theo báo Giao Thông. GS Robert Farley từ Trường đại học quân sự của quân đội Mỹ, cho rằng: Trong năm 2019, những khu vực “nóng” nhất trên thế giới, “nơi có thể xảy ra WWIII vẫn là Biển Đông, Ukraine, Vịnh Ba Tư và Bán đảo Triều Tiên”. Trong đó, Biển Đông là “nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai quốc gia đang có cuộc chiến thương mại với nhau”.

Bản tin ngày 30-1-2019

Tin Biển Đông

Hải quân Mỹ, Trung thảo luận giảm nguy cơ sai lầm trên Biển Đông, VOA đưa tin. Phát biểu tại Viện Brookings ở Washington ngày 28/1/2019, Đô đốc John Richardson của Hải quân Hoa Kỳ cho biết, hải quân Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành “đối thoại liên tục” để trao đổi thông tin nhằm “giảm nguy cơ xảy ra các lầm quân sự ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 22-3-2019

Tin Biển Đông

Cục Lãnh sự trao công hàm phản đối tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, ép tàu VN va vào đá ngầm, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Trong thông cáo ngày 21/3/2019, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, cho biết, ngày 20/3, cơ quan này đã “có buổi làm việc với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối việc tàu hải cảnh nước này dùng vòi rồng xua đuổi, khiến tàu cá Việt Nam va vào đá ngầm”.

Bản tin ngày 29-4-2019

Tin Biển Đông

Báo Người Việt đưa tin: Trung Quốc phàn nàn chiến hạm Pháp đi qua eo biển Đài Loan. Bắc Kinh vừa chính thức lên tiếng với Pháp sau khi một chiến hạm của nước này di chuyển qua eo biển Đài Loan. Bên cạnh đó, khi họp với ông Philip Hammond, bộ trưởng Bộ Tài Chính của Anh, Phó Thủ Tướng TQ Hồ Xuân Hoa cho rằng hoạt động của Anh ở Biển Đông làm cho quan hệ song phương xấu đi.

Bản tin ngày 6-6-2019

Tin Biển Đông

Quảng Nam coi lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông là vô giá trị, RFA đưa tin. Vụ Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá từ 12 giờ ngày 1/5/2019 đến 12 giờ ngày 16/8/2019 trênở Biển Đông, Ông Ngô Tấn, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam khẳng định, thông báo ngừng đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là không giá trị.

Bản tin ngày 13-7-2019

Tin Biển Đông

Tàu cảnh sát biển Việt Nam đối đầu với tàu hải cảnh Trung Quốc ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông. Tin này được báo South China Morning Post loan tải, các báo “hải ngoại, phản động” đều đưa tin, thế nhưng truyền thông “lề đảng” và Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn im hơi lặng tiếng.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại Bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

14-8-2019

Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, tiếp tục cập nhật diễn biến căng thẳng ở Biển Đông. Tối qua, ông Martinson viết: Đối đầu Việt – Trung giai đoạn 2 đã bắt đầu. Ông Martinson dẫn tin từ tài khoản Twitter South China Sea News, cho biết: Tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu hải giám 35111 được thay thế bởi tàu hải giám 45111 để trấn giữ vị trí gần lô 06.01”

Bản tin ngày 9-9-2019

Cập nhật vụ cháy Công ty Rạng Đông

Báo Tiền Phong đưa tin: Đã có kết quả phân tích mẫu vật vụ cháy nhà máy Rạng Đông. Chiều 8/9, Thượng tá Đậu Xuân Hoài, Phó viện trưởng Viện Hoá học Môi trường Quân sự, Binh chủng Hoá học, xác nhận, “đơn vị đã có kết quả phân tích các mẫu vật lấy từ đám cháy ở nhà xưởng của Công ty Cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông. Tuy nhiên, Viện Hóa học Môi trường Quân sự từ chối công bố kết quả do không thuộc thẩm quyền”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 “khảo sát” ngoài khơi vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận

BTV Tiếng Dân

2-10-2019

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tin ngày 1/10 qua AIS vệ tinh. Tàu “khảo sát” Hải Dương 8 của Trung Quốc hiện đang được ít nhất hai tàu hải cảnh trang bị vũ khí hạng nặng hộ tống và “mở rộng khu vực khảo sát dọc theo 9 lô dầu mà TQ tự nhận và mở thầu năm 2012, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”

Tin Biển Đông: Việt Nam sẽ đối thoại với Trung Quốc, rồi hợp tác, khai thác trên Biển Đông?

BTV Tiếng Dân

17-10-2019

VOA có bài: Trung Quốc kêu gọi Việt Nam đối thoại về Biển Đông. Báo South China Morning Post trích lời Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao TQ, nói tại cuộc họp báo vào hôm thứ Tư 16/10 rằng “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và đàm phán, để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua các hành động thiết thực”.

Bản tin ngày 6-11-2019

Lại là người Trung Quốc

UBND TP Lạng Sơn đang kiểm tra, rà soát quần thể công trình “bí mật” nghi của nhóm người Trung Quốc, báo Người Lao Động đưa tin. Quần thể công trình này được xây dựng trên một ngọn núi thuộc địa bàn thôn Rọ Phải, xã Mai Pha, là khu vực từng có nhóm người TQ thường xuyên tụ tập, qua lại từ cuối năm 2018. Nơi đây cũng đã được người Trung Quốc dựng lên một công trình, có tên là phim trường BBK.

Bản tin ngày 25-11-2019

Tin Biển Đông

RFI có bài: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc hủy diệt tài nguyên biển. Tại một hội thảo hôm 19/11/2019 ở Philippines, Kent Carpenter, nhà sinh học biển người Mỹ, nói: “Họ (Trung Quốc) tái khởi động khai thác trai tai tượng từ các rạn san hô tại nhiều khu vực khác nhau ở Biển Đông. Chúng tôi có những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy ngay từ năm 2018, những lớp trầm tích tiếp tục bị hút khỏi những hòn đảo nhân tạo này”.

Phiên xử thứ 7 vụ lãnh đạo Đà Nẵng bán rẻ đất công cho Vũ “nhôm”

BTV Tiếng Dân

10-1-2020

Ngày 9/1/2020, phiên tòa xử vụ các cựu lãnh đạo, quan chức TP Đà Nẵng tiếp tay cho Vũ “nhôm” thu tóm đất công sản đã bước sang phiên xử thứ 7. Trong phiên xử sáng, luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho cựu Phó chủ tịch Đà Nẵng, VietNamNet đưa tin.

Bản tin ngày 8-5-2020

BTV Tiếng Dân

8-5-2020

Vụ án Hồ Duy Hải: “Có sai sót tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” là nhận định pháp lý ấu trĩ và nguy hiểm

Trái với sự kỳ vọng của nhiều người, con đường sống đối với tử tù Hồ Duy Hải đang dần thu hẹp lại, bản án tử hình đối với anh đã không được đảo ngược.

Bản tin ngày 16-6-2020

BTV Tiếng Dân

16-6-2020

Tin Biển Đông

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đưa tin, tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc đang ở trong vùng biển Việt Nam. Vào lúc 8h23′ sáng nay, tàu này đã vào sâu thêm khoảng 8 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Phú Quý khoảng 182 hải lý, đi chậm với tốc độ 2,4 hải lý.

Bản tin ngày 27-7-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu hải cảnh Zhongguo Haijing 5402 vừa thâm nhập trái phép lần thứ 8 vào lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Ông Nam cho biết, lúc 5h46’ sáng 27/7, tàu Zhongguo Haijing 5402 rời vùng biển phía Nam Bãi Tư Chính để tiếp cận lô khai thác dầu khí 06.01, đến 10h16’ sáng thì quay trở về vị trí cũ, phía Nam Bãi Tư Chính, nghĩa là vẫn ở trong vùng Đặc quyền Kinh tế của VN.