Bản tin ngày 27-7-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu hải cảnh Zhongguo Haijing 5402 vừa thâm nhập trái phép lần thứ 8 vào lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Ông Nam cho biết, lúc 5h46’ sáng 27/7, tàu Zhongguo Haijing 5402 rời vùng biển phía Nam Bãi Tư Chính để tiếp cận lô khai thác dầu khí 06.01, đến 10h16’ sáng thì quay trở về vị trí cũ, phía Nam Bãi Tư Chính, nghĩa là vẫn ở trong vùng Đặc quyền Kinh tế của VN.

Hành trình của tàu Zhongguo Haijing 5402 trong lãnh hải VN, trong đó có vị trí của tàu này vào thời điểm 14h39’ chiều 27/7/2020 giờ VN. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam
Vị trí của tàu Hải Dương Địa Chất 4 vào thời điểm 20h34’ chiều 27/7/2020 giờ VN. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam

Thống kê của ông Phạm Thắng Nam về 7 lần thâm nhập trái phép trước đó của tàu Zhongguo Haijing 5402 vào khu vực lô khai thác dầu khí 06.01: Lần thứ nhấtLần thứ 2Lần thứ 3Lần thứ 4Lần thứ 5Lần thứ 6Lần thứ 7.

Từ lúc Zhongguo Haijing 5402 rời cảng Tam Á sáng 1/7/2020, tàu này đã liên tiếp thực hiện các hoạt động xâm phạm khu vực khai thác dầu khí của VN ở Nam Biển Đông, giãn cách trung bình giữa mỗi lần quấy phá là khoảng 3-4 ngày. Chưa thấy lực lượng chức năng VN có cách nào để ngăn chặn tàu này một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 4 (Haiyang Dizhi 4) của TQ vẫn đang hoạt động tại tọa độ 12 độ vĩ Bắc, 114 độ kinh Đông, ngang với cảng Cam Ranh của Việt Nam, ông Nam cho biết.

Trước đó, ngày 25/7, TQ diễn tập bắn đạn thật ‘hỏa lực mạnh’ ở Biển Đông, BBC đưa tin. Khu vực tập trận ở gần Bán Đảo Lôi Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông, gần sát với Đảo Hải Nam, nơi có cảng nhà của hạm đội tàu ngầm TQ hướng ra Biển Đông. Quân đội TQ thông báo đợt tập trận này sẽ kéo dài tới tận đầu tháng 8/2020, với sự tham gia của cả Hải quân, Không quân và Pháo binh.

Thủy phi cơ lớn nhất thế giới của Trung Quốc thử nghiệm trên biển, theo báo Thanh Niên. Đó là thủy phi cơ AG600 (biệt danh Côn Long), vừa tiến hành chuyến bay thử đầu tiên trên biển vào ngày 26/7. Hãng tin AFP từng cảnh báo rằng, loại thủy phi cơ này cũng có thể được sử dụng trên phạm vi rộng lớn, gồm tất cả các đảo nhân tạo do TQ xây dựng phi pháp trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Sau khi Chính phủ Úc chính thức gởi công hàm lên Liên Hiệp quốc ngày 23/07/2020, bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền trên biển của TQ ở khu vực Biển Đông, Bắc Kinh lại đe dọa Canberra, RFI đưa tin. Hoàn Cầu thời báo, tờ báo diều hâu nổi tiếng của TQ, đã có bài viết cho rằng, nước Úc đã “thiếu khôn ngoan” khi leo lên “con tàu bị thủng” của Mỹ để xen vào vấn đề Biển Đông.

Mời đọc thêm: Trung Quốc có thể trừng phạt Úc vụ công hàm Biển Đông (PLTP). – Mỹ và Úc liên tiếp phản bác Trung Quốc về biển Đông (TP). – Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc trên biển Đông (NLĐ). – Vị trí của Hoa Kỳ liên quan đến Biển Đông (FB Người Đà Lạt Xưa). – 24 chiến hạm Indonesia diễn tập trên Biển Đông (VNE). – Collin Koh: ASEAN phải mạnh dạn đứng lên vì Biển Đông (RFI). – TT Philippines: Không thể đối đầu quân sự với Trung Quốc về Biển Đông (VOA). 

Căng thẳng Mỹ – Trung

Căng thẳng trong quan hệ ngoại giao Washington – Bắc Kinh vẫn tiếp tục gia tăng. Sau khi lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas của Mỹ có hiệu lực, cuối ngày 24/7, đặc vụ Mỹ xông vào lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston. Theo Reuters, toàn bộ nhân viên tại đây rời đi trước khi các đặc vụ Mỹ ập vào.

Hôm nay, Trung Quốc chính thức tiếp quản lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức thông báo: “Vào lúc 10 giờ sáng 27-7, lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô đã đóng cửa theo yêu cầu của phía Trung Quốc”. Theo báo South China Morning Post, một số quan chức Trung Quốc đã đi vào lãnh sự quán Mỹ để tiếp quản khuôn viên của cơ sở này.

Cảnh sát TQ bên ngoài LSQ Thành Đô hôm 25/7. Ảnh: Reuters

Trang Nhịp Cầu Đầu Tư có bài: Cuộc chiến tư bản giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây tổn hại cho đồng USD. Bài báo dẫn lời tỉ phú Ray Dalio, phân tích, vụ Mỹ kêu gọi “đừng đầu tư vào Trung Quốc” hoặc thậm chí giữ lại khoản thanh toán trái phiếu mà Mỹ nợ thanh toán ở TQ sẽ có hậu quả ngược và tác động không nhỏ đến chính giá trị của đồng USD. Ông Dalio lưu ý, trong vòng 3 tháng qua, đồng USD đã giảm so với tất cả các loại tiền tệ chính.  

Mời đọc thêm: Trung Quốc tiếp quản lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô (VOA). – Hoa Kỳ rời lãnh sự quán tại Thành Đô, TQ khi thời hạn kết thúc (BBC). – Cờ Mỹ bị hạ tại lãnh sự quán Thành Đô (VNE). – Dân mạng Trung Quốc trở mặt chửi vợ tổng lãnh sự Mỹ không thương tiếc (TT). – Nhân viên dọn đồ khỏi Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston (Zing). – Mỹ giáng đòn trừng phạt đồng loạt trên Trung Quốc (Zing).

Dịch lại bùng phát ở Việt Nam

Khoảng thời gian 99 ngày không có ca COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng ở VN cũng là giai đoạn mà bộ máy truyền thông ở VN “lên đồng”, đã có lúc họ tuyên bố đã “chiến thắng” dịch COVID-19. Tuy nhiên, một loạt ca nhiễm Covid-19 bùng phát gần đây ở Đà Nẵng đã chứng minh rằng, mọi sự chủ quan, lơi lỏng đều phải trả giá.

Ngay sau khi ca bệnh thứ 416 được xác nhận sáng ngày 25/7, đến lượt ca bệnh 417ca bệnh 418 cũng được xác nhận cùng ngày, rồi đến ca 419 và 420 được thừa nhận trong ngày 26/7. Trong đó, các ca 416, 418, 419, 420 là các trường hợp lây nhiễm cộng đồng rất phức tạp vì không xác định được nguồn lây và các ca này hầu như không liên quan đến nhau.

Đến chiều nay, Bộ Y tế thừa nhận có thêm 11 người Đà Nẵng nhiễm nCoV, VnExpress đưa tin. Các bệnh nhân này được đánh số từ 421 đến 431, tuổi từ 24 đến 70, trong đó có 7 bệnh nhân đang điều trị tại các khoa Tim mạch, Hồi sức Tích cực Chống độc, Y học nhiệt đới, Nội thận – Nội tiết, và 4 nhân viên y tế của BV Đà Nẵng. Tính từ tối 24/7 đến nay, chỉ trong 3 ngày đã xuất hiện ít nhất 15 ca lây nhiễm cộng đồng ở VN. 

Bên cạnh đó, còn có gần 12.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly. Trong đó có khoảng 232 trường hợp được cách ly tập trung tại bệnh viện, khoảng 11.000 người được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung, số còn lại tự cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Trong tình hình xuất hiện làn sóng lây nhiễm cộng đồng mới, Chính phủ chấp nhận thực hiện giãn cách xã hội toàn Đà Nẵng từ 0h ngày 28-7, theo báo Tuổi Trẻ. Mọi hoạt động kinh doanh “không cần thiết” bị yêu cầu dừng hoạt động từ ngày 28/7/2020 và kéo dài ít nhất trong 14 ngày. Các “điểm nóng” là Bệnh viện C Đà Nẵng, BV Chấn thương chỉnh hình, BV Đa khoa Đà Nẵng và các quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và Hải Châu. 

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý: Các ca Covid-19 tại Đà Nẵng nhiễm chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam, theo VOV. Ông Long cho biết, kết quả phân tích nguồn gene virus COVID-19 trong các ca lây nhiễm cộng đồng vừa xuất hiện ở VN cho thấy, đây là chủng virus mới xuất hiện trong nước. Chủng mới này “có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận” nhưng chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước. Trước đó, VN đã phát hiện ra 5 chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau trong các ca nhiễm bệnh. 

Báo Lao Động có đồ họa: Lịch trình di chuyển chi tiết 4 ca mắc mới COVID-19 ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi (là các ca 416, 418, 419 và 420). 

Từ đồ họa trên, có thể thấy, các ca lây nhiễm cộng đồng này có điểm chung là chỉ di chuyển trong nước. Trừ ca 420, các ca còn lại đều có ít nhất một lần đến bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh, cho thấy khả năng các bệnh viện ở VN hiện là các ổ lây nhiễm tiềm tàng.

Riêng trường hợp ca bệnh 419 đã di chuyển qua lại giữa Quảng Ngãi và Đà Nẵng trước khi phát bệnh. Báo Tuổi Trẻ có bài: Công an Quảng Ngãi làm việc với nhà xe Thanh Hường chở bệnh nhân 419. Cơ quan chức năng xác định có 6 người của nhà xe này là F1, gồm 4 tài xế và hai nhân viên phục vụ. Vì nhà xe này không cung cấp được danh sách khách đã di chuyển cùng xe với ca bệnh 419, nên lực lượng chức năng vẫn đang phải tiếp tục truy tìm các ca F1, F2. 

Báo Tiền Phong viết: Liên tiếp ca mắc mới COVID-19 ở Đà Nẵng, lo ngại du lịch lại điêu đứng. Theo đó, “sau ba tháng nỗ lực hoạt động đưa trở lại và vào đà tăng trưởng, du lịch Đà Nẵng giờ sắp trở về con số 0”. Khách du lịch từ Đà Nẵng về các tỉnh thành cả Nam lẫn Bắc, đều đối mặt nỗi lo phải cách ly, khách du lịch sắp tới Đà Nẵng thì giờ vội hủy chuyến.

Du khách chờ check-in ở phi trường Đà Nẵng ngày 26/07/2020. Nguồn: Reuters/ Stringer

Mời đọc thêm: Lại căng mình trước dịch Covid-19 (NLĐ). – Liên tiếp ghi nhận các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng (TN). – Covid-19: Việt Nam bị liên tiếp 3 ca nhiễm mới trong nước sau gần 3 tháng vô sự (RFI). – Phát hiện thêm 11 ca mắc Covid-19 đều liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng (DT). – Đà Nẵng có thêm 12 ca nghi nhiễm COVID-19 (TP).

Ca bệnh COVID-19 mới chuyển biến xấu nhanh, chủng virus đã biến đổi gen? (TT). – Cần Thơ xét nghiệm Covid-19 tất cả hành khách bay đến từ Đà Nẵng (Zing). – Quận Bắc Từ Liêm lên tiếng quanh tin đồn “ca nghi nhiễm COVID-19” trên mạng (LĐ). – Ca bệnh 419 mắc Covid-19 ở Quảng Ngãi đã đi những đâu? (KTĐT). – 30 người bỏ trốn khỏi bệnh viện Đà Nẵng sau lệnh cách ly (VTC). – Xe chở ‘bệnh nhân 419’ không lưu danh sách hành khách (VNE).

Quan tham “ăn” đất

Báo Người Lao Động đưa tin: Một người dân vào tù vì phản ứng thái quá việc huyện thu hồi đất sai vị trí. Vụ TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm và bác kháng cáo của ông Nguyễn Hoàng Trung Kiên hôm nay, ở huyện Thới Lai về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”.

Trước đó, phần đất của gia đình ông Kiện bị thu hồi và ông đã phản đối bằng cách lấy xe ủi để ủi sập các công trình do Công ty Hưng Thịnh Phát xây dựng. Dù Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ thừa nhận, dự án này có nhiều sai sót trong quá trình quy hoạch, thu hồi đất, nhưng ông Kiên vẫn bị xử ép. 

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh viết: Nóng như biển Nha Trang. Theo đó, khu vực này “đang rất nóng” bởi Phó Chủ tịch tỉnh Lê Hữu Hoàng và GĐ Sở Xây dựng Khánh Hòa muốn “hợp thức hóa” cho sai phạm 15 căn biệt thự tại dự án Ocean View. Riêng ở huyện Cam Lâm thì nóng chuyện phân lô bán nền trái phép. “Việc loạn phân lô bán nền trái phép trên có phải do chính quyền địa phương buông lỏng quản lý hay gì đó thì chờ Công an vào cuộc”

Mời đọc thêm: Vụ “xẻ thịt” đất dự án ở Hà Nội: Huyện “ưu ái” doanh nghiệp như thế nào? (DT). – Bắc Kạn: Lợi dụng dự án làm đường để bán đất ở, nhiều lãnh đạo vào tầm ngắm (GT). – Ban Dân nguyện mổ xẻ lý do khiếu nại, tố cáo về đất đai (PLTP). – Phú Quốc: Đề xuất triển khai dự án có quyết định thu hồi (DĐDN). – Quản lý đất đai: VN học gì từ kinh nghiệm Nhật Bản? (BĐS). – Một người ở Cần Thơ bị kết án 9 tháng tù vì phản ứng cưỡng chế đất (RFA). 

***

Thêm một số tin: Chồng và cha của những nhà hoạt động đang bị giam bị công an triệu tập làm việc (RFA). – 50 năm trước, một lá cờ và một cuộc đời biến đổi (VOA). – Luật sư xứng đáng được vinh danh anh hùng? (BBC). – Nguyễn Chí Dũng ‘đi trên mây’: Tỉnh nghèo Nghệ An thành ‘trung tâm Bắc Trung Bộ’ (NV). 

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây