Bản tin ngày 25-11-2019

Tin Biển Đông

RFI có bài: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc hủy diệt tài nguyên biển. Tại một hội thảo hôm 19/11/2019 ở Philippines, Kent Carpenter, nhà sinh học biển người Mỹ, nói: “Họ (Trung Quốc) tái khởi động khai thác trai tai tượng từ các rạn san hô tại nhiều khu vực khác nhau ở Biển Đông. Chúng tôi có những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy ngay từ năm 2018, những lớp trầm tích tiếp tục bị hút khỏi những hòn đảo nhân tạo này”.

Ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng Hải và Luật Biển, đại học Philippines, cho rằng: “Việc tàn phá này thực chất là hệ quả liên đới. Đó là hậu quả từ ý đồ kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc. Không chỉ những nước có tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông, mà gần như cả thế giới cũng phải lĩnh hậu quả, vì việc khai thác làm giảm nguồn tài nguyên mà mọi người cùng được hưởng”.

Trang Thương Trường có bài: Hà Nội: Phát hiện một số cơ sở kinh doanh sản phẩm có chứa “đường lưỡi bò” phi pháp. Cục QLTT Hà Nội chỉ đạo các Đội QLTT rà soát, kiểm tra và xử nghiêm các cơ sở kinh doanh sản phẩm có in “đường lưỡi bò”. Đến thời điểm hiện tại, có 3 cửa hàng kinh doanh ở Hà Nội bị phát hiện bán các sản phẩm in “đường lưỡi bò”.

Mời đọc thêm: Bị siết kiểm tra, ôtô từ Trung Quốc về Việt Nam ít dần (TP). – Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị phải cam kết không có ‘đường lưỡi bò’ (Zing). – Áo dài Việt và “đường lưỡi bò văn hóa” (DV). – Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh với công cuộc chống Trung Quốc (RFA).

An ninh thế giới : Mỹ khẳng định chống Trung Quốc bành trướng (RFI). – Mỹ: Không làm ngơ ở Biển Đông dù muốn thỏa thuận với Trung Quốc (KTĐT). – Mỹ triển khai tên lửa diệt hạm mạnh nhất tới Biển Đông (ANTĐ). – “Vạch mặt” tin giả về vụ nổ hạt nhân ở Biển Đông (LĐ). – Tình báo Nga lên tiếng về nghi ngờ ‘nổ hạt nhân ở biển Đông’ (PLTP). – Tin đồn nổ tàu ngầm hạt nhân ngoài biển: Vô căn cứ… (ĐV).

Bàn tay lông lá của Tàu

VTC đưa tin: Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng để nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt quốc tế Hải Phòng – Trung Quốc. Đại diện Bộ GTVT xác nhận, liên danh tư vấn TQ gửi Bộ này báo cáo nghiên cứu cuối kỳ quy hoạch tuyến đường sắt quốc tế Hải Phòng – TQ, có tổng mức đầu tư tạm tính là 100.000 tỷ đồng, do phía TQ tài trợ.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận: “Chúng ta đang đổ quá nhiều tiền cho các dự án đầu tư phía Bắc. Ngoài ra, nếu nối đường sắt từ đó về thì sẽ tạo nhiều cơ hội cho chủ yếu hàng Trung Quốc đổ vào Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, giao thương với Trung Quốc cần có chấn chỉnh lại để làm sao cho đỡ thua thiệt với Việt Nam, làm sao cho hàng Trung Quốc nhập khẩu không chèn ép các mặt hàng nội địa”.

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Đường sắt 100.000 tỷ liên vận Hải Phòng-Trung Quốc tốt cho ai? Theo Bộ GTVT, dự án này… tốt cho VN, vì sẽ quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt mới này để đồng bộ kết nối chạy tàu liên vận quốc tế.

Báo Người Việt có bài: Trung Cộng sắp ‘hưởng lợi’ nhờ CSVN tính làm đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nói: “Dự án này tốn quá nhiều tiền của bởi 100,000 tỷ đồng tổng mức đầu tư này dù có huy động ở đâu thì rốt cục dân cũng là người trả, những người nộp thuế là người phải trả. Việc tốn kém chi phí của người dân như thế nhưng hưởng lợi sẽ là ai?

Kết nối tuyến đường sắt này có vẻ đang theo ý tưởng từ phía Trung Quốc đề nghị để tạo nên tuyến kết nối từ phía Vân Nam, Trung Quốc sang cảng Hải Phòng. Chưa nói về chi phí, rõ ràng việc hưởng lợi từ dự án này thì Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Vậy Việt Nam có cần bỏ tiền ra để đầu tư cho Trung Quốc hưởng lợi theo kiểu này không?

Báo Dân Trí đặt câu hỏi về dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng: Có liên quan đến kế hoạch “Vành đai – Con đường”? PGS. TS Đinh Trọng Thịnh chỉ ra, trong chiến lược phát triển “Vành đai – con đường”, phía TQ “đã đề cập đến vấn đề này. Họ muốn có 2 con đường, thứ nhất là Lào Cai – Hải Phòng để kết nối với Quảng Tây, Vân Nam của họ; thứ 2 là con đường từ Quảng Ninh đi xuống phía nam”.

Ông Thịnh cảnh báo: “Nếu chúng ta cứ vay vốn Trung Quốc để làm các dự án này thì chúng ta có thể trở thành con nợ, rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Chúng ta đã tránh vấn đề này, bây giờ lại đề xuất ra thì tôi thấy về mặt chiến lược là có vấn đề. Tôi cho rằng cần hết sức cần nhắc với dự án này, vì chính chúng ta, vì chính nền kinh tế”.

Mời đọc thêm: Vì sao dự án tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng bị phản đối? (CafeF). – Trung Quốc “xin đám” tài trợ Việt Nam chi phí nghiên cứu tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng (DT). – 100.000 tỷ đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng: Lãng phí, không cần thiết (NĐT). – Tuyến đường sắt 100.000 tỉ đồng: “Lãng phí và vô lý” (NLĐ). – ‘Không doanh nghiệp nào hiện nay dám bỏ 100.000 tỷ đồng để làm đường sắt’ (CafeBiz). 

Công an “bảo kê”?

VietNamNet đưa tin: Công an Đồng Nai điều tra vụ CSGT tố ‘sếp’ bảo kê xe vi phạm. Một số cán bộ thuộc Phòng CSGT Đồng Nai có đơn tố giác lãnh đạo cấp Đội và Phòng can thiệp khi xử lý phương tiện vi phạm. Trong lúc phát hiện xử lý một số ô tô quá tải trên quốc lộ 20, có cán bộ CSGT nhận được điện thoại của cấp trên, nói xe đã được “gửi gắm” nên không được xử lý, rồi đề nghị lực lượng này cho xe rời đi, không được lập biên bản. 

Báo Tuổi Trẻ có video: 2 chiến sĩ công an tố cáo lãnh đạo Phòng CSGT Đồng Nai ‘bảo kê’, không cho xử lý xe quá tải.   

Chưa thấy quan chức CSGT “bảo kê” xe vi phạm bị kỷ luật gì, nhưng cán bộ CSGT Đồng Nai tố lãnh đạo ‘bảo kê’ xe trên QL20 bị điều chuyển công tác, theo Infonet. Ông K, 1 trong 2 sĩ quan công an đang công tác tại Phòng CSGT đứng đơn tố giác gửi tới Ban GĐ Công an tỉnh Đồng Nai và các cấp lãnh đạo về việc lãnh đạo cấp đội, cấp phòng can thiệp với cấp dưới để “thả” xe quá tải trên địa bàn tỉnh, xác nhận ông đã bị chuyển công tác.

Ông K chia sẻ, bản thân ông công tác trong ngành hơn chục năm, ngay sau khi phản ánh, có ý kiến về việc “bảo kê” xe quá tải ảnh hưởng đến việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông với lãnh đạo phòng CSGT “thì một ngày sau đã bị điều chuyển công tác đi khỏi đội, bị điều về đội tuần tra dẫn đoàn”

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Trưởng trạm CSGT ở Đồng Nai bị tố “bảo kê” xe vi phạm nói gì?  Trung tá Phạm Hải Cảng, Trạm trưởng Trạm CSGT số 2, ở xã Phú Túc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, phủ nhận toàn bộ thông tin tố cáo: “Anh coi, nghe clip, tôi có ý kiến gì đâu. Quan điểm của tôi là để cơ quan chức năng làm rõ. Chứ tôi chẳng bao giờ can thiệp vào vấn đề gì cả. Anh nghe tôi có nói gì không?… Tôi chỉ hỏi tình hình ra sao. Còn họ tự biên tự diễn theo một chiều. Tôi muốn sự việc được thông tin đa chiều để không ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp”.

Mời đọc thêm: Làm rõ vụ CSGT Đồng Nai tố cấp trên bảo kê xe quá tải (SGGP). – Làm rõ vụ lãnh đạo CSGT bị tố bảo kê xe quá tải ở Đồng Nai (BVPL). – ‘Xử’ xe quá tải, CSGT Đồng Nai bị gọi: ‘Xe này gửi một tháng mấy triệu, cho đi đi’ (TT). – Đội trưởng CSGT bị cấp dưới tố “bảo kê” xe quá tải ở Đồng Nai nói gì? (GT). – Lãnh đạo CSGT bị cấp dưới tố bảo kê: ‘Anh em nhờ’ (ĐV). 

Trung tá quân đội gây tai nạn chết người, bỏ chạy

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Một trung tá quân đội liên quan vụ tai nạn gây chết người. Một người phụ nữ bị tai nạn chết thảm chiều 23/11, đến ngày 24/11, đại diện Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng xác nhận, cơ quan điều tra hình sự của quân đội đang làm rõ vụ việc để xử lý. Thủ phạm là Trần Xuân Quang hiện mang quân hàm trung tá, công tác tại Ban chỉ huy Quân sự TP Bảo Lộc.

Người dân chứng kiến vụ việc cho biết, vụ tai nạn xảy ra ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Đà Lạt, ông Quang là người cầm lái ô tô bảy chỗ mang BKS 49A-244.67 gây tai nạn. “Người đàn ông cầm lái ô tô bảy chỗ sau khi gây tai nạn rồi mở cửa bước xuống xe có mùi rượu nồng nặc. Người này định bỏ đi nhưng người dân không cho và yêu cầu người này vào một quán nước để ngồi chờ công an đến xử lý”.

Hiện trường vụ tai nạn. Nguồn: PLTP

Diễn biến đáng lưu ý vụ cán bộ quân đội say xỉn tông chết cô gái 18 tuổi: Người khác đến nhận tội thay, theo VTC. Nhân chứng vụ tai nạn khiến nạn nhân Phạm Thị Ngọc Anh chết thảm khi mới 18 tuổi, cho biết: “Sau khi vụ tai nạn xảy ra, một người mặc quần áo điện lực đến nhận tội đã gây ra vụ tai nạn nhưng người dân không đồng ý vì người này không liên quan đến vụ việc”.

Mời đọc thêm: Trung tá nồng nặc mùi cồn lái xe gây tai nạn làm chết cô gái 18 tuổi? (NLĐ). – Một thiếu tá Quân đội ở Lâm Đồng uống rượu, gây tai nạn chết người (ATGT). – Thiếu tá quân đội gây tai nạn khiến cô gái 18 tuổi chết thảm (VTC). – Thiếu tá gây tai nạn, lên xe khác đi bị chặn lại (ĐV). – Vào cuộc điều tra vụ tai nạn giao thông gây chết người liên quan đến thiếu tá quân đội (DS). – Một người nhận tông chết cô gái 18 tuổi thay trung tá quân đội? (Zing). 

Tin giáo dục

Báo Dân Trí có bài: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường học tập tốt”. Trong buổi tọa đàm với hơn 400 hiệu trưởng đến từ khắp nơi trên cả nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: “Cả nước hiện có gần 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông, khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho hơn 800.000 giáo viên phổ thông, giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh, học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh, cứ như thế điều tốt, điều thiện sẽ tăng lên và lan tỏa trong xã hội”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về hạnh phúc. Photo Courtesy

Đáp lời Bộ trưởng Nhạ, nữ hiệu trưởng ở Cần Thơ phát tán ‘ảnh nóng’ của thầy hiệu phó, VietNamNet đưa tin. Bà Nguyễn Thị Hồng Thảo, Hiệu trưởng trường hiệu trưởng Trường THCS-THPT Thạnh Thắng là người phát tán “ảnh nóng” của hiệu phó trường này là T.Q.T, rồi gọi điện báo công an.

Phát tán ‘ảnh nóng’ của hiệu phó, nữ hiệu trưởng bị yêu cầu tự kiểm điểm, VTC đưa tin. Sở GD&ĐT TP Cần Thơ có kết luận thanh tra vụ “ảnh nóng” ở trường Thạnh Thắng, rồi đề nghị nhiều cá nhân đang công tác tại trường này tự đề nghị hình thức kỷ luật trước khi Sở kỷ luật. Riêng Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hồng Thảo, phải chịu trách nhiệm chính trong việc phát tán ảnh nóng của Hiệu phó trường.

Theo kết luận thanh tra, “chính bà Nguyễn Thị Hồng Thảo đã phát tán hình ảnh cũng như thông tin về hình ảnh chụp một vùng cơ thể của ông Tr. cho nhiều người khác biết và khẳng định vụ việc trước khi có kết luận xác minh của Công an huyện Vĩnh Thạnh”.

Mời đọc thêm: Kết luận bất ngờ vụ thầy hiệu phó lộ ‘ảnh nóng’ ở Cần Thơ (Zing). – Hiệu phó lộ ảnh nóng, hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính (PLTP). – Thủ đoạn “sốc” của nữ hiệu trưởng vụ “ảnh nóng” nam hiệu phó (NLĐ). – Giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường hiện đang làm những việc gì? (GDVN).

Kỉ luật cảnh cáo Hiệu trưởng Na Loi thu tiền giáo viên và học sinh trái quy định (GDVN). – Hơn 1.000 học sinh nghỉ học ở huyện Mê Linh: Vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em (KTĐT). – Cuộc đời cô Duyên và lá đơn lên rừng bị nhiều người ngăn cản (GDVN). – Con trai lười học đỗ vào Harvard nhờ thách thức lấy điểm 0 của bố (VNN).

Tin Hồng Kông

Biz Live đưa tin: Hôm nay, hàng triệu người Hồng Kông bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử. Lần đầu tiên kể từ khi làn sóng biểu tình nổ ra 5 tháng trước, người dân Hồng Kông tiến hành bỏ phiếu, đòi dân chủ và nhiều quyền lợi khác. “Cuộc bầu cử Hồng Kông lần này diễn ra trong bối cảnh chia rẽ chính trị tại Hồng Kông đang lên cao chưa từng có. Sự chia rẽ này thậm chí còn tồi tệ hơn khi mà các cuộc biểu tình ngày một trở nên bạo lực”.

Dân Hồng Kông sẽ tham gia đông đảo cuộc bầu cử địa phương, theo RFI. Đặc phái viên Stéphane Lagarde của RFI tường thuật: “Cô bán rau cố chặn các hành khách đang hối hả rời khỏi bến xe sau một ngày làm việc. Đây là một địa điểm mang tính chiến lược để phát truyền đơn tranh cử. Khoảng từ 17 ngàn đến 25 ngàn cử tri sẽ đi bỏ phiếu Chủ nhật để bầu nghị viên hội đồng quận Đồn Môn, thuộc khu vực Tân Giới của Hồng Kông”.

Về tình hình người biểu tình, theo hãng tin Reuters, trong ngày 24/11, ĐH Bách khoa Hồng Kông vắng lặng sau hơn một tuần bị cảnh sát bao vây. Một số người biểu tình tìm đường thoát, những người khác thề sẽ không đầu hàng và cho biết nếu cảnh sát ập vào họ sẽ có nhiều nơi để lẩn trốn. 

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Người biểu tình bị cảnh sát Hồng Kông bắn trọng thương nói gì? Thanh niên họ Chu, 21 tuổi bị cảnh sát Hồng Kông bắn ngày 11/11. Sau khi ra viện, ngày 23/11, trả lời báo chí, với sự hiện diện của cha và LS riêng, anh Chu cho biết: “Tôi thấy rất lố bịch khi [viên cảnh sát] rút súng… Không có người ở trên đường, không có người nào khác đang đe dọa ông ấy”. Vết thương nghiêm trọng đến mức bác sĩ phải cắt bỏ một quả thận và một phần gan của Chu. 

Khoảnh khắc thanh niên họ Chu bị cảnh sát bắn trong cuộc biểu tình hôm 11/11. Ảnh: AFP/TN

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien thông báo, Mỹ vẫn muốn chốt thỏa thuận thương mại, nhưng không làm ngơ Hồng Kông và Biển Đông, báo Một Thế Giới đưa tin. Ông O’Brien phát biểu: “Chúng tôi hy vọng sẽ chốt thỏa thuận trong cuối năm nay, tôi cho rằng điều này khả thi. Nhưng đồng thời Mỹ quyết không nhắm mắt làm ngơ trước những gì xảy ra tại Hồng Kông, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác mà chúng tôi lo ngại về hoạt động của Trung Quốc”.

Trước đó, ông Trump nói có thể phủ quyết dự luật Hong Kong, theo báo Pháp Luật TP HCM. Theo ông Trump, thỏa thuận thương mại với TQ còn quan trọng hơn cả việc đòi dân chủ của dân Hồng Kông: “Tôi sát cánh với tất cả những thứ chúng ta muốn làm, nhưng chúng ta cũng đang trong tiến trình thương thảo một thỏa thuận thương mại lớn nhất lịch sử. Và nếu chúng ta có thể làm được điều này, đó sẽ là điều tuyệt vời”.

Trong tình hình Trump không muốn làm mất lòng “người bạn vĩ đại” họ Tập, Quốc hội Mỹ có thể ‘vượt quyền’ Tổng thống Trump, thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, theo VTC. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John Barrasso cho biết: “Sự ủng hộ (dự luật) này là rất lớn, 100 (phiếu) tại Thượng viện. Tôi đang tưởng tượng tới viễn cảnh sẽ có sự từ chối. Tôi khuyến khích tổng thống nên ký”. Tổng thống “nước Mỹ trên hết” có thể sẵn sàng bán đứng người dân Hồng Kông?!

Mời đọc thêm: Hồng Kông : Cử tri đi bầu đông đảo sau nửa năm phản kháng (RFI). – Hồng Kông tạm lắng chờ giờ G (TN). Hong Kong tổ chức bầu cử giữa bất ổn chính trị (Zing). – Dân Hong Kong bắt đầu đi bỏ phiếu bầu cử địa phương (PLTP). – Bầu cử Hong Kong: Người biểu tình hi vọng sẽ gửi một thông điệp đến TQ (BBC). – Có cơ hội bày tỏ thái độ, dân Hồng Kông lũ lượt xuống đường đi bỏ phiếu (NV).

Hong Kong tăng cường 200 nhân viên cảnh sát để đối phó biểu tình (Zing). – Người biểu tình Hong Kong cố thủ bên trong Đại học Bách khoa kêu cứu (TT). – Người biểu tình bị cảnh sát Hồng Kông bắn trọng thương nói gì? (TN). – Mỹ nói sẽ không “làm ngơ” với Trung Quốc về Hong Kong và Biển Đông (PT).

Tổng thống Trump có thể phủ quyết dự luật nhân quyền cho Hong Kong (RFA). – Trump có thể không ký dự luật Hong Kong (VNE). – Ông Trump mập mờ về việc ký hoặc phủ quyết hai đạo luật về Hong Kong (VOV). Ông Trump đang bị phe Cộng hòa thúc ép ký dự luật Hong Kong (TT).

Tin môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp tục sạt lở, tại An Giang: Nửa đêm, đường tuần tra biên giới sụp xuống sông, báo Một Thế Giới đưa tin. Khoảng 23h khuya 22/11, tại khu vực thi công cầu Chắc Rè, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, đã xảy ra sạt lở đất, chiều dài lên đến 130 mét, ăn sâu vào đất liền khoảng 7 mét, làm sạt lở hoàn toàn đường dẫn lên cầu bờ phía Nam.

Một xe lu của chủ đầu tư và hơn 2 tấn sắt thép, 1 phà máy bơm cát và 1 căn nhà sụp hoàn toàn xuống sông, còn có 3 hộ dân khác bị thiệt hại về tài sản. Lãnh đạo UBND huyện An Phú cho biết: “Hiện chính quyền địa phương đã tổ chức di dời nhà dân khỏi vùng nguy hiểm và làm đường tạm chỉ dẫn bà con không đi đường này để tránh bị ảnh hưởng. Dự án này của Quân khu thực hiện nên địa phương không biết mà chỉ biết người trực tiếp thi công”.

Một phần đường bị trôi sông. Ảnh: Tô Văn/MTG

Hậu quả của làn sóng cháy rừng vẫn tiếp diễn ở bờ Đông châu Úc: Gấu Koala tuyệt chủng về mặt chức năng, theo nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đạt An. Bà Deborah Tabart, Chủ tịch của Hiệp hội Bảo vệ Gấu Koala Australia ước tính, có hơn 1.000 cá thể loài này đã bị giết chết bởi làn sóng cháy rừng vừa qua, 80% môi trường sống của chúng đã bị phá hủy, khiến loài Koala bị “tuyệt chủng về mặt chức năng”.

Tuyệt chủng về mặt chức năng (functionally extinct) nghĩa là “khi một tập hợp dân số loài trở nên quá nhỏ về mặt số lượng khiến chúng không còn đóng bất cứ vai trò quan trọng nào trong hệ sinh thái, và dân số đó không còn có thể phát triển loài được nữa, và thậm chí dễ bị đe dọa bởi nhiều yếu tố như dịch bệnh và nguồn dinh dưỡng”.

Trang Sài Gòn Đầu Tư có bài: Lời cảnh báo từ biến đổi khí hậu. Bài báo thống kê các con số trong thảm họa cháy rừng ở châu Úc: Hơn 100 trường học phải đóng cửa, Cục Khí tượng Australia dự báo nhiệt độ sẽ lên tới 42°C tại TP Adelaide, thủ phủ của bang Nam Australia, trong khi tại một số khu vực khác thuộc bang này nhiệt độ có thể ở mức trên 43°C, ngoài 300 ngôi nhà và khoảng 1 triệu ha đất canh tác bị thiêu rụi, cháy rừng cũng đã khiến 4 người thiệt mạng. 

Trên bình diện quốc tế, Cơ quan Nghiên cứu tình báo kinh tế (EIU) nhận định, biến đổi khí hậu có thể khiến nền kinh tế thế giới “thiệt hại 7.900 tỷ USD vào năm 2050 do hạn hán, lũ lụt và các vụ mùa thất thu ngày càng gia tăng làm cản trở tốc độ tăng trưởng và đe dọa hạ tầng cơ sở”.

Ông Nguyễn Đạt An viết: Hãy nghe GS. Noam Chomsky nói trong clip “The Most Grim Moment in Human History”. Ông An dịch: “Khoảng khắc hiện tại này, không chỉ về mặt chính trị, chính là thời khắc tàn nhẫn nhất trong lịch sử loài người. Giờ đây, chúng ta đang ở trong một tình huống mà thế hệ này, thực sự trong vài năm tới, sắp sửa phải đưa ra một quyết định quan trọng mang tầm cỡ loài và là một quyết định chưa từng có trước đây: Liệu xã hội có tổ chức của loài người (organized human society) sẽ sống sót?”

GS Noam Chomsky, một trong những triết gia và nhà chính trị học có ảnh hưởng nhất ở phương Tây, chỉ ra 2 rủi ro lớn nhất với sự tồn vong của loài người: Thảm họa môi trường và chiến tranh hạt nhân. Ông Chomsky nhấn mạnh, cả 2 hiểm  họa này sẽ càng cận kề khi người như Trump tiếp tục nắm quyền ở Tòa Bạch Ốc:

“Hãy lưu ý rằng kẻ phá đám ở Nhà Trắng sẽ không hề thương xót. Hắn ta đang tổ chức trò vui. Hắn ta đang phục vụ hiến pháp dành cho đám nhà giàu. Vậy thật là chết tiệt, nào chúng ta hãy cùng phá hủy thế giới này”. Clip ghi lại nguyên văn lời nói của GS Noam Chomsky:

Mời đọc thêm: Chống biến đổi khí hậu: Một con cá voi đáng giá bằng hàng vạn cây xanh (TTT). – Biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế – hai thách thức lớn đối với Australia (BNews). – Biến đổi khí hậu có thể làm táo đỏ biến mất! (DT). – Khi di sản oằn mình trước biến đổi khí hậu (MTĐT). – “Tình trạng khẩn cấp khí hậu” là từ của năm 2019 (VTV). 

TP.HCM mỗi năm có hơn 150 ngày ô nhiễm ‘quá sức’Trời Sài Gòn mịt mù, app ngoại báo mức ô nhiễm đỏ rực (VNN). – Hà bá “nuốt” trôi đường quốc lộ, nhiều nhà dân ở An Giang (VOV). – An Giang: Sạt lở đường dẫn lên cầu, nhiều tài sản chìm xuống kênh (TTXVN). – Hưng Yên dừng hoạt động 2 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường (BNews). – Phạt gần 500 triệu đồng, đình chỉ nhà máy tinh bột sắn xả thải gây ô nhiễm (VTC). 

***

Chính trường Mỹ: 5 nhân chứng quan trọng khiến Tổng thống Trump “lao đao” (TG&VN).  – Thêm tố cáo bất lợi, ông Trump cáo buộc nhân chứng nói dối trắng trợn (VNN). – 2 tuần dông bão của ông Trump (TT). – Phe Dân chủ cân nhắc bước tiếp theo luận tội tổng thống Donald Trump (BNews). – Cựu cố vấn John Bolton được Twitter trả lại tài khoản ‘bị Nhà Trắng chặn’ (TT). – Tỉ phú Bloomberg tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ, đối đầu ông Trump (TT). Tỷ phú Bloomberg chính thức ra tranh cử, muốn ‘đánh bại’ TT Trump (VOA).

Tướng Mỹ vận động Trump không can thiệp vụ xử đặc nhiệm (VNE). – Lãnh đạo Hải quân doạ từ chức nếu kỷ luật biệt kích SEAL bị Trump ngăn chặn (Cali Today). – BT Hải Quân Mỹ: Tweet của TT Trump ‘không phải là lệnh’ (NV). – Bộ trưởng Hải quân Mỹ không coi tweet của TT Trump là lệnh chính thức (Zing). – Tam giác Mỹ-Ukraine-Nga khi việc luận tội ông Trump kéo dài (PLTP).

***

Thêm một số tin: Bút phê của nguyên Chủ tịch Đà Nẵng giúp Vũ Nhôm thâu tóm đất công (DV). – Tăng hơn 16.000 tỷ, đường sắt Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo 8 năm nữa mới xong (VNN). – Thấy gì từ việc Bộ GTVT bất ngờ xin gia hạn tiến độ thu phí tự động? (KTĐT). – Nhà vệ sinh miễn phí 1,6 tỷ ở Bình Dương bị đập bỏ vì… quá hiện đại (Zing).Bắt Phạm Chí Dũng: Phép thử đa mục tiêu (RFA). – Vụ 39 thi thể: một nạn nhân từng trốn khỏi trại tỵ nạn Hà Lan — Tường Berlin sụp đổ: ‘Người Đức may mắn hơn người Việt’‘Gián điệp TQ’ tiết lộ thông tin tình báo và xin tị nạn ở Úc (BBC).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây