Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 7-5-2020

BTV Tiếng Dân

7-5-2020

Cập nhật phiên tòa Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải

Phiên tòa Giám đốc thẩm bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải đã bước sang ngày thứ hai. Trưa nay, một nhóm 10 luật sư đã gửi đơn kiến nghị khẩn cấp đến Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình – đồng thời là Chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm, đề nghị cho luật sư Trần Hồng Phong được tiếp tục tham dự phiên tòa.

Bản tin ngày 29-6-2020

BTV Tiếng Dân

29-6-2020

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam dẫn tin từ Cục An toàn Hàng hải Hải Nam, hôm 27/6, thông báo: Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cuộc tập trận này mang tên “Cảnh sát không phận 0059”, diễn ra từ ngày 1/7 đến hết ngày 5/7.

Bản tin ngày 1-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Vụ Bắc Kinh thay đổi từ ngữ trong quy định hàng hải của TQ để xác định vùng biển nằm giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của VN ở Biển Đông là khu vực điều hướng “gần bờ” thay vì “xa bờ”, báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Động thái mới của Trung Quốc nhằm gia tăng kiểm soát Biển Đông? Sự thay đổi này xuất hiện trong phiên bản sửa đổi của một quy định được soạn thảo năm 1974, liên quan đến những quy tắc kiểm tra các tàu đi biển, có hiệu lực từ hôm nay.

Bản tin ngày 18-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: “Tàu hải cảnh TQ ‘Zhongguo Haijing 5204’ (không phải tàu 5402) mới đây đã đến khu vực Bãi Tư Chính và sau đó đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của VN”. Ông Nam cho biết, trước đó tàu ‘Zhongguo Haijing 5204’ rời cảng Tam Á, Hải Nam lúc 7h47′ sáng 15/8/2020 và đi nhanh xuống phía nam. Đến ngày 16/8, tàu này đến khu vực Đá Chữ Thập rồi tiến gần Bãi Tư Chính. 

Bản tin ngày 2-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: “Sáng hôm nay 2-9-2020, vào đúng ngày lễ độc lập thiêng liêng của đất nước, tàu hải cảnh TQ ‘Zhongguo Haijing 5204’ lại ngang nhiên thâm nhập trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của VN”. Lúc 6h45’ sáng nay, tàu Zhongguo Haijing 5204 rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, chạy thẳng đến lô khai thác dầu khí 06.01 của VN, ở vùng biển ngoài khơi TP Vũng Tàu. 

Chính trường Mỹ trong những ngày cận kề bầu cử

BTV Tiếng Dân

Chỉ hơn ba ngày sau khi thẩm phán Ruth Bader Ginsburg của Tối cao Pháp viện Mỹ qua đời, ông Trump gặp ứng cử viên cho ghế thẩm phán tòa án tối cao tại Nhà Trắng, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Tổng thống Donald Trump đã gặp bà Amy Coney Barrett, thẩm phán tòa phúc thẩm của bang Chicago tại Tòa Bạch Ốc hôm 21/9.

Bản tin ngày 14-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Lao Động đưa tin: ASEAN – Nhật Bản quan ngại về diễn biến tình hình trên Biển Đông. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori lưu ý, “tầm quan trọng của hòa bình, ổn định trong khu vực, bày tỏ quan ngại về diễn biến tình hình trên Biển Đông, kêu gọi đối thoại, tăng cường xây dựng lòng tin, kiềm chế hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình, không quân sự hoá, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực”.

Bản tin ngày 6-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Vụ TQ trao quyền sử dụng vũ khí cho lực lượng hải cảnh nước này, báo Thanh Niên có bài: Trung Quốc tính trao quyền nổ súng cho ‘hung thần’ ở Biển Đông. Tàu hải cảnh TQ mang danh là lực lượng chấp pháp “dân sự”, nhưng thực chất “được biên chế nhiều tàu cỡ lớn, một số tàu có độ choán nước tương đương tàu khu trục. Nhiều tàu hải cảnh của Trung Quốc còn được trang bị cả pháo cỡ lớn cùng nhiều loại súng máy, pháo cỡ nhỏ, như tàu hải cảnh 3901 có cả pháo cỡ lớn loại 76 mm”.

Bản tin ngày 2-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VTC dẫn lời ông Saburo Tanaka, chuyên gia Nhật: Trung Quốc dùng khinh khí cầu giám sát Biển Đông. Tin từ Kyodo News cho biết, ông Tanaka nói rằng, TQ đã “xây dựng căn cứ khinh khí cầu mới ở phía Đông Bắc thành phố cảng Đại Liên, được xem như một phần hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này”. Trước đó, “vào năm 2019, một khí cầu tương tự đã được ghi nhận, được đặt tại một trong những căn cứ quân sự phi pháp của Bắc Kinh trên quần đảo Trường Sa, dùng để giám sát Biển Đông”.

Bản tin ngày 31-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Viet Times đưa tin: Eo biển Đài Loan và Biển Đông lại dậy sóng, Trung Quốc và Mỹ cùng phô trương sức mạnh. Trang Đông Phương của Hồng Kông thông báo, sáng nay, hai tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG-54) và USS John McCain (DDG-56) của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. “Đây là lần thứ hai tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong tháng này, cũng là lần thứ hai Mỹ lại cho cặp đôi tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan cùng lúc, sau hơn một năm rưỡi”.

Bản tin ngày 1-2-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài dẫn lời ông Gregory Poling, GĐ Chương trình AMTI, thuộc Trung tâm CSIS, Mỹ: Chuyện gia cảnh báo nguy cơ hải cảnh Trung Quốc tận dụng luật mới lộng hành ở Biển Đông. Ông Poling cảnh báo: “Luật này không chỉ không thay đổi tình trạng đó mà còn trở thành công cụ mới trong bộ công cụ. Và luật mới sẽ tạo thêm cớ mà Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc sẽ dùng trong thời gian tới để đâm chìm tàu nước ngoài hoặc ít nhất gây ra nguy cơ đụng độ với mưu đồ ngăn chặn các hoạt động dầu khí”.

Bản tin ngày 20-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Kết thúc hội đàm Mỹ – Trung, báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời ông Triệu Lập Kiên: Hội đàm Mỹ-Trung nặc mùi thuốc súng. Phát biểu của Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị TQ, cho thấy, Bắc Kinh sẽ không dễ từ bỏ tham vọng: “Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích của chúng tôi để phát triển Trung Quốc. Đó là một xu hướng không thể đảo ngược. Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ không đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ người dân và bảo vệ lợi ích chính đáng của Trung Quốc”.

Bản tin ngày 19-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin nhân quyền

RFA đưa tin: Vợ nhà báo Nguyễn Tường Thụy gặp chồng lần đầu sau khoảng 1 năm bị giam. Bà Phạm Thị Lân, vợ ông Thụy cho biết, ngày 17/4, bà đã được gặp chồng mình, kể từ khi ông Thụy bị bắt hồi tháng 5/2020. Bà Lân kể, ông Thụy trông gầy, hốc hác, da sạm hơn, nói lắp và hay quên, điều chưa từng xảy ra trước khi ông bị bắt.

Bản tin ngày 12-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Zing dẫn nguồn tin từ Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin: Trung Quốc đưa thêm tàu tới đá Ba Đầu. Ngoại trưởng Philippines thông báo, TQ đã triển khai thêm tàu “dân quân biển” tới khu vực đá Ba Đầu. Số tàu dân binh TQ hiện diện ở khu vực này hiện lên tới gần 300 chiếc, trong khi cuối tháng 3 chỉ khoảng 200 chiếc. Philippines đang cân nhắc tiếp tục phản đối chính thức TQ.

Bản tin ngày 8-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

RFA có bài phỏng vấn GS Carl Thayer: Việt Nam nên “tự giúp mình” để đối phó với Trung Quốc. Khi được hỏi liệu có khả năng hải quân, dân quân và cảnh sát biển VN quyết tâm đối đầu với các lực lượng tàu có vũ trang của TQ, ông Thayer trả lời:

Bản tin ngày 28/06/2017

Tin trong nước 

1. Chủ quyền đất nước 

Mộ cai đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh và các cộng sự. Ảnh: báo Kiến Thức

Trong khi Quân Đội đang mải lo làm kinh tế, thì những ngôi ‘mộ gió’ làm nhiệm vụ khẳng định chủ quyền Biển Đông. Mộ gió là những ngôi mộ chỉ có hình nhân, được người dân lập nên để tưởng niệm những người đã khuất khi không tìm được thi thể để an táng.

Để hiểu thêm về tình cảnh của những ngư dân ngày đêm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo, độc giả có thể xem lại bộ phim tài liệu rất cảm động, mà tác giả đã trày vi, tróc vảy mới “được phép” giới thiệu với công chúng.

Bản tin ngày 30/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

BBC có bài: Bill Hayton: Việt Nam đang ‘thân cô, thế cô’. Bill Hayton cho biết, “Việt Nam đã hứa sẽ không bao giờ khoan dầu, khí ở vùng biển này nữa. Và đó là vấn đề nghiêm trọng hơn vì ở đây gọi là những giếng khoan thăm dò, nơi mà các công ty chỉ tìm hiểu xem có bao nhiêu khí đốt ở đó. Nhưng nếu họ (Việt Nam) hứa là sẽ không bao giờ khoan nữa trong tương lai, thì đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều“.

Báo Nghệ An: Tướng Cương: ‘Đang có những ‘sóng ngầm’ dưới Biển Đông’. Thiếu tướng Lê Văn Cương khẳng định: “Việt Nam không hề cô độc. Chúng ta có đầy đủ điều kiện để bảo vệ quyền lợi và lợi ích trên Biển Đông, và điều này được cộng đồng quốc tế hoàn toàn ủng hộ“.

Bản tin ngày 31/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Blog Foreign Policy có bài: Bắc Kinh đe doạ Hà Nội qua việc khoan dầu ở Biển Đông. Cuối bài, tác giả Gary Sands đặt câu hỏi: “Qua việc Hà Nội bị buộc phải lùi bước, liệu các công ty khai thác dầu khí nước ngoài khác có sợ mất quyền khoan dầu từ những sự nhượng bộ của Hà Nội?

RFI đưa tin: Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển? Blog Pháp East Pendulum, chuyên về Trung Quốc, cho biết, lực lượng Thủy quân Lục chiến Trung Quốc tiến hành tập trận từ đầu tháng 8 đến 23/8, tại khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, với một loạt bài tập đổ bộ, bắn đạn thật.

Bản tin ngày 2/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Hải quân Mỹ tập trận tại Biển Đông. Bản tin cho biết, “Hôm 30/09/2017, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tiến hành một cuộc tập trận thường lệ trong vùng biển mà Bắc Kinh tranh giành với các láng giềng Đông Nam Á, dưới sự theo dõi của tàu chiến Trung Quốc”.

Mời đọc thêm: Tàu Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay Mỹ ở biển Đông (NLĐ). – Chiến hạm mạnh nhất Trung Quốc bám tàu Mỹ trên Biển Đông (ĐV). – Hải quân Trung Quốc bám sát tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông (VNE). – Mất tích trên vùng biển Trường Sa, bỏ lại vợ dại con thơ (NLĐ).

Bản tin ngày 5-11-2017

Tin trong nước

Báo Thanh Niên đưa tin: Bùng nổ quan ngại khi Trung Quốc hạ thủy ‘máy tạo đảo mạnh nhất châu Á’. Việc Trung Quốc vừa hạ thủy một tàu nạo vét mới, được cho là “công cụ tạo đảo mạnh nhất châu Á”, gây quan ngại rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng nó để xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Tàu nạo vét này mang tên Thiên Côn Hiệu, có khả năng nạo vét 6.000m3 đất/giờ và đào sâu 35m dưới đáy biển.

Mời đọc thêm: Trung Quốc chạy thử tàu nạo vét khổng lồ để xây đảo nhân tạo (RFI). – “Thẻ vàng” EU và thế khó cho hải sản xuất khẩu (SGGP). – Hải sản Việt Nam nỗ lực trở lại “thẻ xanh” ở thị trường EU (CafeF). – Hai nghệ sĩ, nhà thơ họ Lương với biển đảo (Phú Yên).

Bản tin ngày 28-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Với tham vọng bành trướng trên Biển Đông, sau quá trình quân sự hóa các đảo nhân tạo, Trung Quốc đã bắt đầu màn hai của vở kịch lấn chiếm trên Biển Đông. Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS TQ, đã công khai kế hoạch tăng “kích thước của một số đảo… trong tương lai”, và tuyên bố: “Trung Quốc đã mở rộng một cách vừa phải khu vực quần đảo Nam Hải để tăng cường khả năng phòng thủ quân sự trong phạm vi có chủ quyền và cải thiện cuộc sống của người dân sống trên đảo”.

Bản tin sáng 15-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

BBC đặt câu hỏi: Biển Đông: vì sao Trung Quốc ‘phủ đầu’ ngay đầu năm? Về chuyện Trung Quốc phản đối Việt Nam kêu gọi Ấn Độ khai thác dầu ở Biển Đông, GS Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu thuộc Đại học George Mason, giải thích với BBC: “Nếu Ấn Độ khai thác chỗ này, coi như Ấn Độ công nhận chủ quyền của Việt Nam ở vùng này. Thành ra họ [Trung Quốc] phải đánh phủ đầu ngay lập tức”.

Bản tin sáng 31-1-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong đưa tin: Chuyên gia Mỹ: Không thể đợi COC mới cứu cá và môi trường biển Đông. Bài viết dẫn lời ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI, nghiên cứu sinh của Trung tâm CSIS, chia sẻ: “Mục đích chuyến đi lần này đến Việt Nam là giới thiệu Kế hoạch hành động về nghề cá và bảo vệ môi trường ở biển Đông… Mục đích của chương trình là đưa ra những hình mẫu về quy tắc ứng xử liên quan quản lý nghề cá và bảo tồn môi trường ở biển Đông”.

Bản tin tối 1-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

TS Ngô Hữu Phước trả lời phỏng vấn báo Đất Việt: Biển Đông và những sóng ngầm. TS Phước nhận định rằng, tình hình Biển Đông năm 2017 khá êm ả, nhưng thực chất “ẩn chứa trong lòng nhiều con sóng ngầm dữ dội có nguy cơ dẫn đến xung đột”, bởi vì Trung Quốc vẫn tiếp tục quá trình quân sự hóa Biển Đông, củng cố căn cứ trên các đảo nhân tạo.

TS Phước lưu ý: “TQ vẫn tiến hành các hoạt động truy đuổi, tấn công, bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên các ngư trường truyền thống ở phía bắc Biển đông”, đồng thời tiếp tục tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn trên vùng biển này.

Bản tin tối 20-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Thời báo Hoàn Cầu sao lại đăng bài cổ súy Trung Quốc “dùng gậy” với Việt Nam? Bài viết giới thiệu phần cuối của bài báo trên Hoàn Cầu Thời báo về vụ thảm sát Gạc Ma được đăng đúng dịp Việt Nam tưởng niệm 30 năm xảy ra cuộc chiến giành lãnh hải ở quần đảo Trường Sa, cùng với nhận định sai lệch và xuyên tạc của tác giả Bổ Nhất Đao về sự kiện Gạc Ma.

Về quan điểm của ông Đao cổ vũ Trung Quốc “dùng gậy” với Việt Nam để bảo vệ các phần lãnh hải Trung Quốc cướp được ở Biển Đông, bài viết nhận định: “Tác giả Bổ Nhất Đao lại cho thấy sự hiểu biết hời hợt, nông cạn về lịch sử cũng như pháp lý liên quan đến tranh chấp biên giới lãnh thổ và tranh chấp ứng dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trên Biển Đông”.

Bản tin sáng 9-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Khi tàu sân bay Liêu Ninh tập trận. Bài viết phân tích: “Vai trò chính của tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay chủ yếu là đáp ứng nhu cầu huấn luyện, thậm chí là nền tảng thực hành tổng thể tác chiến hải – lục – không quân”

Bên cạnh đó, sự kiện tàu sân bay Liêu Ninh và hàng chục tàu chiến đến tập trận ở Biển Đông “còn mang ý nghĩa đối nội khi giúp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện quyền kiểm soát quân đội giữa những diễn biến chính trị hiện tại”.

Bản tin sáng 27-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFA đưa tin: ASEAN sẽ lên án về việc Trung Quốc xây lắp đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo báo Nikkei của Nhật, các nước ASEAN có thể sẽ nêu lên những quan ngại về chuyện Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trái phép, bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong bản tuyên bố chung sắp tới. “Dự thảo này sẽ được đưa ra sau hai ngày nhóm họp tại Singapore của lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN, bắt đầu từ ngày thứ sáu 27/4/2018”.

Bản tin Biển Đông ngày 5/9/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Tàu SAR 412 lai dắt tàu cá bị nạn và các thuyền viên về bờ. Nguồn: CAĐN

Trong một bản tin hiếm hoi về hoạt động của cơ quan chức năng của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, báo Công an Đà Nẵng cho biết, ngày 28 tháng 8, tàu cá số hiệu ĐNa 90105 TS của ông Nguyễn Văn Hùng ở Đà Nẵng đã bị hỏng hộp số trong khi khai thác hải sản, phải thả trôi  tại vùng biển cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 70 hải lý về phía nam.

Bản tin Biển Đông ngày 25-9-2018

BTV Tiếng Dân

Một số áp lực lên Việt Nam trong đàm phán COC

Bài bình luận của Mark Valencia đến từ Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, đăng trên ASEAN Today, nói về nguy cơ chia rẽ trong quá trình đàm phán COC, cho thấy những áp lực mà Việt Nam đang đối mặt để bảo vệ yêu sách của mình ở Biển Đông.

Bản tin ngày 22-10-2018

Tin Biển Đông

Mỹ muốn Nhật, Hàn phối hợp ngăn chặn mọi sự thống trị ở Biển Đông, theo Thông Tấn Xã Việt Nam. Trong cuộc gặp các quan chức Nhật Bản và Nam Hàn tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis “nhắc lại lập trường của Washington về vấn đề Biển Đông, đồng thời kêu gọi Nhật Bản và Hàn Quốc phối hợp với Mỹ nhằm ngăn chặn bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào thống trị vùng biển này”.