Bản tin ngày 28/06/2017

Tin trong nước 

1. Chủ quyền đất nước 

Mộ cai đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh và các cộng sự. Ảnh: báo Kiến Thức

Trong khi Quân Đội đang mải lo làm kinh tế, thì những ngôi ‘mộ gió’ làm nhiệm vụ khẳng định chủ quyền Biển Đông. Mộ gió là những ngôi mộ chỉ có hình nhân, được người dân lập nên để tưởng niệm những người đã khuất khi không tìm được thi thể để an táng.

Để hiểu thêm về tình cảnh của những ngư dân ngày đêm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo, độc giả có thể xem lại bộ phim tài liệu rất cảm động, mà tác giả đã trày vi, tróc vảy mới “được phép” giới thiệu với công chúng.

Liên quan đến an ninh quốc gia: Sau khi đã trục xuất nhà bất đồng chính kiến Phạm Minh Hoàng, sáng 27/6/2017 Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, khi tiếp xúc cử tri tại Cần thơ đã khẳng định “đất nước rất an toàn” và “Lực lượng công an thực sự là chỗ dựa tin cậy“…

2. Sự kiện Đồng Tâm

Hôm 26/6/2017, trong buổi tiếp xúc cử tri thành phố Hải Phòng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Việc bắt giữ người trái phép, phá hoại tài sản phải được điều tra nghiêm túc. Trước khi xử lý người dân sai trái, quá khích này, phải xử lý ngay những cán bộ đã lạm dụng, vô trách nhiệm, đã làm sai ở tại xã đó”.

Cũng như người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc là ĐBQH thành phố Hải Phòng, nơi mà năm 2012 từng diễn ra vụ án cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng, gây chấn động trên cả nước.

Vài ngày trước, nhiều tờ báo trong nước cho biết, Thanh tra Hà Nội đã kết thúc thanh tra vụ việc đất đai ở Đồng Tâm và sẽ công bố kết quả vào đầu tháng tới.

3. Công an bắt giam 2 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo

Ông Bùi Văn Trung (áo nâu, giữa) và các tín đồ PGHH trong buổi gặp hai dân biểu Đức tại Sài Gòn vào tháng 6/2017. Ảnh: FB Nguyen Bac Truyen.

VOA đưa tin về việc công an An Giang tiến hành bắt giữ ông Bùi Văn Trung và con trai là Bùi Văn Thâm với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” và “Chống người thi hành công vụ” theo điều 245 và 257 Bộ luật Hình sự. Đây là lần thứ 2 hai người này bị bắt. Lần trước họ bị bắt cũng với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.

Nhiều năm qua, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thường xuyên bị chính quyền đàn áp khốc liệt, nhất là vào những dịp lễ lớn của tôn giáo này, như cuối tháng 2 âm lịch (ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ mất tích) và ngày 18/5 âm lịch, là ngày Phật giáo Hòa Hảo được sáng lập ở miền Tây Nam Bộ.

Ngày 2/5/2017, một tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo là ông Nguyễn Hữu Tấn, 38 tuổi, đã bị công an bắt giữ khẩn cấp. Chỉ một ngày sau đó, phía cơ quan giam giữ cho biết, ông Tấn đã “cắt cổ tự sát” trong đồn công an!

4. Bộ trưởng Bộ Công an gặp mặt Bí thư tỉnh Bắc Ninh

Ngày 27/6/2017, trong lần tiếp xúc cử tri thành phố Bắc Ninh, ĐBQH, Bộ trưởng công an Tô Lâm đã “gặp mặt” Bí thư tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến. Tuy nhiên, bản tin trên báo Công an Nhân dân sau đó đã bỏ đi cụm từ “gặp mặt” đầy nhạy cảm này.

Lý do có thể liên quan đến nhiều đồn đoán trên mạng, về việc hàng chục người thân trong gia đình ông Chiến được bổ nhiệm vào các chức vụ cao trong chính quyền tỉnh.

Do cơ chế độc đảng ở Việt Nam nên người dân không có quyền bầu chọn người đại diện cho mình, đã tạo ra không ít những nơi mà lãnh đạo có chức quyền, sắp đặt những người thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt, khiến dân chúng phẫn nộ.

5. ‘Lương Sơn Bạc’ Yên Bái

Khu biệt phủ của gia đình giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái – Ảnh: Nam Trần/ TT

Không thể ngồi yên, thanh tra Chính phủ đã quyết định sờ gáy ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TNMT tỉnh Yên Bái. Ông Quý là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư tỉnh này. Việc thanh tra, theo báo Tuổi Trẻ cho biết, sẽ bắt đầu vào ngày mai 28/6/2017.

Ngoài chuyện thanh tra nhà của ông Phạm Sỹ Quý là Giám đốc Sở TNMT tỉnh Yên Bái, ông Vũ Quốc Hùng, cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã đề nghị thanh tra biệt phủ của ông Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an Yên Bái.

Cũng tin Yên Bái, một trong những vùng hồ đẹp và trong sạch nhất vùng trung du Bắc Bộ là hồ Thác Bà, đang bị các doanh nghiệp nơi đây san lấp trái phép. Giới thạo tin cho rằng, dự án này có liên quan đến các phi vụ làm ăn của chị em bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Một vụ việc khác có liên quan, thu hút sự chú ý của công luận là phóng viên Lê Duy Phong của Báo GDVN, đã bị Công an TP Yên Bái bắt giữ và nhanh chóng đưa ra khởi tố, bị chê là “quá vụng”, tưởng “cao tay nhưng có thể bị đứt tay“.

6. VOV hợp tác với “Thế lực thù địch”?

Ngày 27/6/2017 ông Nguyễn Thế Kỷ, tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã tới tổng hành dinh của BBC tại London để thăm và làm việc với đài này.

Trước khi về làm tổng giám đốc VOV, ông Nguyễn Thế Kỷ đã từng giữ chức Phó Ban tuyên giáo Trung ương, một chức vụ đầy quyền lực trong đảng CSVN.

BBC hiện chưa có văn phòng tại Việt Nam dù thỉnh thoảng có phóng viên tác nghiệp không chính thức. Liệu sau cuộc gặp gỡ này, BBC có triển vọng gì trong việc mở văn phòng đại diện tại VN?

Không rõ BBC có trao đổi nghiệp vụ làm báo với VOV hay không, tuy nhiên đài này cũng đã giới thiệu tới độc giả trong nước trang Học viện báo chí, để chia sẻ kỹ năng làm báo.

7. Vấn đề bỏ biên chế trong giáo dục

Đầu tuần trước, VOV phỏng vấn ông Phạm Minh Hạc, cựu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về chủ trương bỏ biên chế giáo dục của đương kim Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ông Hạc cho rằng, mỗi Bộ Giáo dục không đủ thẩm quyền quyết định việc này. Mới đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định, “không có chủ trương bỏ biên chế giáo viên“.

Sau khi chém gió văng mạng hơn 10 năm trước, ông Nguyễn Thiện Nhân hiện đứng đầu đảng ở TP HCM. Ảnh: internet

Cứ mỗi nhiệm kỳ bộ trưởng, ngành giáo dục VN lại xuất hiện các chủ trương lớn, những tuyên bố trên mây, để rồi sau đó trở thành trò cười cho thiên hạ. Chẳng hạn như, khi mới nhậm chức Bộ trưởng hồi năm 2006, ông Nguyễn Thiện Nhân đã từng tuyên bố thực hiện dự án cải cách tiền lương để đến năm 2010, giáo viên có thể sống được bằng đồng lương của mình. Hơn 10 năm sau lời tuyên bố đó, lương giáo viên hàng tháng ở Việt Nam chưa bằng hai ngày lương của một giáo viên ở Hàn Quốc!

8. Y tế Việt Nam trong vòng luẩn quẩn

Trong khi ngành Y tế chạy ngược xuôi vẫn không tìm ra giải pháp chăm sóc y tế cho người dân hữu hiệu hơn, ý kiến của GSTS Lê Văn Thành, từng là giảng viên y khoa trường Đại học Y dược Hà Nội cho biết: “Muốn thay đổi căn cơ phải thay đổi giáo dục ngay từ nhà trường, xã hội và gia đình. Con người đó mà được giáo dục tốt và trả đồng lương đầy đủ thì ít có chuyện làm sai lắm. Đừng cứng nhắc dạy vài khẩu hiệu, không thể giáo dục một con người như vậy được. Nếu giáo dục không nhìn rộng ra thì sẽ đưa đến chỗ xuống cấp”.

9. Vụ tàu vỏ thép đểu

Một số tờ báo trong nước có vẻ quyết theo tới cùng vụ này. Có hai doanh nghiệp liên quan tới vụ tàu vỏ thép đểu là Công ty Nam Triệu và Công ty Đại Nguyên Dương. Mặc dù toàn bộ số tàu bị hư hỏng do hai công ty này đóng (Nam Triệu đóng 14 tàu, Đại Nguyên Dương đóng 5 tàu), thế nhưng hiện chỉ có Công ty Đại Nguyên Dương bị đề nghị xử lý hình sự, còn Công ty Nam Triệu thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (HCKT) Bộ Công an, chưa bị nhắc tới.

Không rõ liệu sẽ có công ty nào bị truy tố hay không, nhưng trước mắt ngư dân Thanh Hóa là những nạn nhân, đang gánh chịu hậu quả do số “tàu đểu” này gây ra.

10. Khai trừ đảng một Trung tá Quân đội lừa đảo

Trung tá Đặng Quang Trung lừa xin việc và chạy dự án cho nhiều người để nhận số tiền lớn. Ảnh: báo Hà Tĩnh.

Chắc cũng muốn làm kinh tế như các sếp lớn, nhưng do số phận “đen đủi” nên một trung tá quân đội bị khai trừ Đảng. Báo Vietnamnet cho biết, một Trung tá quân đội ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là ông Đặng Quang Trung đã lừa 24 hộ dân với số tiền 8,2 tỷ đồng để xin việc và chạy dự án nhưng không thực hiện. Hiện tại, vị trung tá này đã không đủ khả năng trả lại tiền cho các khổ chủ. Thế nhưng chưa có lệnh khởi tố vụ án nào, mà chỉ mới tiến hành khai trừ Đảng ông này.

11. Tranh luận về đất quốc phòng

Báo Tuổi Trẻ tổng hợp nhiều ý kiến về đất quốc phòng, ủng hộ việc lấy đất quốc phòng phục vụ người dân thay vì làm kinh tế hay cho thuê đất.

12. Giao thông Hà nội, nghèo còn ngông!

Trong khi Thành phố Hà Nội còn đang đau đầu về những con đường “khủng”, thì người dân chắc không khỏi choáng váng khi nghe đến siêu dự án này. Chưa kể, mới đây thành phố này còn phải chi ra số tiền kỷ lục để làm con đường dài 2.274m.

Thành phố Hà Nội đang phải đối diện với vấn nạn ô nhiễm không khí và kẹt xe nghiêm trọng, nhưng không vì thế mà lãnh đạo TP kém lạc quan.

13. Vụ án hoa hậu Phương Nga: Nhân chứng quan trọng ngồi phòng kín

Vụ xử Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga có một bất ngờ khi nhân chứng quan trọng bị triệu tập đến tòa là Nguyễn Mai Phương được ngồi trong phòng kín và báo chí không được tiếp cận theo yêu cầu của bà Mai Phương. Việc được tòa ưu ái này khiến nhiều ý kiến phản đối, trong đó ông Vũ Phi Long, cựu Phó Chánh án TAND TP Hồ Chí Minh.

14. Trương Duy Nhất: Hai vụ án và hai người phụ nữ

Hoa hậu Phương Nga (trái) và blogger Mẹ Nấm. Ảnh: internet

Nhà báo Trương Duy Nhất bình luận về vụ án hoa hậu Phương Nga và vụ án Mẹ Nấm, như sau: “Một vụ án khác, về một phụ nữ khác (chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm) đang được truyền thông cả thế giới quan tâm ca tụng và lo lắng. Nhưng báo chí trong nước không được phép đưa tin. Sẽ không có, bất kỳ một thằng nhà báo nào dám mó tới”.

15. Sơn Trà kêu cứu 

Vụ việc nổi cộm tại bán đảo Sơn Trà được người dân và báo chí liên tục phản ánh những ngày qua, nhưng chỉ đợi đến khi Thủ tướng thúc, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng mới cho “rà soát”. Hiện nay “Rà soát” đang là mốt chạy tội của các cán bộ, quan chức tắc trách ở nước ta.

16. Vụ khai thác xẻ thịt vịnh Hạ Long

Dân Trí đã nêu rõ tên đơn vị thực hiện việc khai thác xẻ thịt vịnh Hạ Long là Lữ đoàn 170, Bộ tư lệnh Vùng I Hải quân. Sau khi bị dư luận lên tiếng, Lữ đoàn này đã dừng thi công, nhưng nhiều mỏm núi ở đây đã bị phá hủy.

17. Ủy ban thường vụ Quốc hội họp về án oan sai

Theo RFA, đầu tháng 6 vừa qua, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận về Báo cáo giám sát oan sai của Ủy ban này. Nhiều ý kiến cũng như nhiều vụ án oan sai nổi bật được nêu ra trong buổi thảo luận này.

18. Truy nã Vũ Đình Duy

BBC phỏng vấn một cán bộ Cục Cảnh sát điều tra C46 thuộc Bộ Công an về vụ truy nã Vũ Đình Duy. Điều tra viên này trả lời Bộ Công an sẽ tiến hành truy nã quốc tế với ông Duy sau lệnh truy nã toàn quốc hôm qua.

Tin quốc tế 

1. Campuchia bất ổn

Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: © 1997 Reuters

Sau khi có chuyến thăm lại một vùng đất xưa tại Việt Nam đầy ồn ào vào hôm Chủ Nhật 25/6/2017, trên mạng Facebook có đăng tin ông Hun Sen, thủ tướng Campuchia “đã chết”. Ngay lập tức, ông Hun Sen đã cho tiến hành truy lùng và đòi truy tố người đăng tin này.

2. Căng thẳng biên giới Trung Quốc – Ấn Độ.

Tình hình biên giới hai nước láng giềng khổng lồ Châu Á bất ngờ căng thẳng khi hai bên tố cáo lẫn nhau xâm phạm lãnh thổ.

Trong khi Ấn Độ tố cáo lính Trung Quốc “phá hủy hai boongke của Ấn Độ” thì người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nóilính biên phòng Ấn Độ vượt biên giới vào lãnh thổ Trung Quốc, ngăn cản hoạt động bình thường của bộ đội biên phòng nước này ở khu vực Động Lãng. Trung Quốc đã áp dụng biện pháp ứng phó tương ứng“.

Liên quan đến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Ấn sắp diễn ra, tờ báo Đảng theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc nên làm “con tốt” cho Mỹ lợi dụng.

3. Khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba

Sau khi chính quyền Trung Quốc cho phép khôi nguyên Hòa Bình Lưu Hiểu Ba tại ngoại vì bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, hôm nay, đáp lại chỉ trích từ Washington, Bắc Kinh lên tiếng nói các nước không nên can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

Ông Lưu Hiểu Ba được Oslo trao giải Nobel hòa bình hồi năm 2010, khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận. Ông cũng chính là một trong số các tác giả của Hiến chương 08, thúc đẩy cải cách chính trị và dân chủ ở nước này.

4. Chính sách đối ngoại thiếu nhất quán của Hoa Kỳ gây lo ngại

“Mù mờ, khó hiểu, khó lường” là những cụm từ được báo Pháp điểm tin, về “Những mối nguy hiểm của sự thiếu mạch lạc trong chính sách đối ngoại Mỹ” dưới thời Tổng thống Donald Trump. Sự lo ngại này có cơ sở khi trong cuộc gặp thủ tướng Ấn Độ, ông Trump kêu gọi “giải quyết nhanh hồ sơ Bắc Triều Tiên“.

Clip Tổng thống Donald Trump bị người dân Mỹ mang ra đường phố làm trò cười:

Bình Luận từ Facebook