Bản tin ngày 22-4-2019

Tin Biển Đông

TS Trần Công Trục viết: Một số lưu ý khi giải thích và áp dụng Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ hiện nay. Vụ TQ thông báo sẽ đưa giàn khoan dầu Dongfang 13-2 đến vịnh Bắc Bộ, ông Trục lưu ý: “Kể từ sau khi Cơ quan quyền lực cao nhất của hai nước đã phê chuẩn, trong vịnh Bắc Bộ đã có đường biên giới rõ ràng, được xác định cụ thể bằng các tọa độ địa lý, hai bên đều hoàn toàn có quyền triển khai tất cả các hoạt động trong phạm vi vùng biển được phân định thuộc các quyền hợp pháp của mình”.

Bản tin ngày 20-4-2019

Tin Biển Đông

VOV đưa tin: Mỹ và Nhật phản đối các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông. Ngày 19/4/2019, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đã diễn ra cuộc họp Ủy ban Tham vấn An ninh Mỹ – Nhật Bản, nội dung tập trung vào sự phối hợp giữa Mỹ và Nhật Bản để ứng phó với môi trường an ninh khu vực đang biến chuyển.

Bản tin ngày 19-4-2019

Tin Biển Đông

RFA đặt câu hỏi: Việt Nam cần dè chừng Trung Quốc trong quan hệ quốc phòng với Mỹ? Trong tình hình VN tìm cách lại gần Mỹ, một số chuyên gia cảnh báo VN cần phải chú ý đến thái độ của TQ. ThS Hoàng Việt, cho rằng chuyện Trung Quốc loan tin họ sẽ chuyển giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB ra vùng trũng Quỳnh Hải ở khu vực Vịnh Bắc Bộ vào ngày 10/4 vừa qua là một cách “nắn gân” VN trước khi Tổng – Chủ Trọng đi thăm Mỹ.

Bản tin ngày 18-4-2019

Tin Biển Đông

Infonet có bài: Hé lộ về vũ khí mới Trung Quốc có thể sắp tung ra Biển Đông. Đó là tàu đổ bộ không người lái lưỡng cư “Thằn lằn biển”, có thể được TQ điều động ra Biển Đông để canh giữ các tiền đồn ở khu vực này. Theo trang Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, đây là tàu đổ bộ không người lái tàng hình có vũ trang đầu tiên trên thế giới, đã được Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Wuchang chuyển giao cho quân đội Trung Quốc vào tuần trước.

Bản tin ngày 17-4-2019

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Philippines sẽ nhờ Mỹ can thiệp nếu Biển Đông bị xâm lược. Trả lời phỏng vấn của CNN, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr. nói, nước ông có thể quay nhờ Hoa Kỳ, đồng minh quân sự duy nhất của mình, can thiệp nếu xảy ra một “hành động xâm lược rõ rệt” ở Biển Đông. Ông Locsin nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ đưa ra hồi tháng 3 vừa rồi, bảo đảm Washington sẽ hỗ trợ Manila nếu có bất kỳ “cuộc tấn công vũ trang” nào nhắm vào vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.

Bản tin ngày 16-4-2019

Tin Biển Đông

Giàn khoan nước sâu của Trung Quốc ở Biển Đông bắt đầu hoạt động, VOA đưa tin. Đây không phải là giàn khoan Dongfang 13-2 mà là Hải Dương 981, từng được Trung Quốc triển khai trong thềm lục địa của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa vào năm 2014. Bây giờ giàn khoan này hoạt động ở vùng biển phía tây Philippines, tức bên trong Biển Đông và bắt đầu khai thác dầu khí.

Bản tin ngày 15-4-2019

Tin Biển Đông

Dịch giả Phạm Nguyên Trường có bài dịch: Trung Quốc có thể triển khai các công trình trên biển làm nhiệm vụ theo dõi trên Biển Đông, từ bài viết gốc trên the Diplomat. Bộ Quốc phòng Trung Quốc “ra mắt các giàn (nhà ở) có trọng lượng không lớn, làm nhiệm vụ theo dõi từ xa trên biển, gợi ý rằng chúng có thể được triển khai cho hoạt động quân sự ở Biển Đông, nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ các công trình xây dựng trên các hòn đảo”.

Bản tin ngày 13-4-2019

Tin Biển Đông

BBC dẫn lời ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Philippines: ‘Chủ quyền lãnh thổ là điều không thể thương lượng’. Trong cuộc họp báo ngày 11/4/2019, ông Panelo nói: “Chúng tôi ân cần, có thể hiểu theo cách là chúng tôi nhã nhặn với họ. Nhưng trong vấn đề chủ quyền quốc gia thì đó lại là một câu chuyện khác. Chúng tôi phải xác quyết chủ quyền quốc gia”.

Bản tin ngày 12-4-2019

Tin Biển Đông

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 11/4, Việt Nam lên tiếng việc TQ đưa giàn khoan Đông Phương vào Vịnh Bắc Bộ, Zing đưa tin. Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang xác minh thông tin vụ giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB của Trung Quốc sẽ được đưa vào Vịnh Bắc Bộ.

Bản tin ngày 11-4-2019

Tin Biển Đông

BBC có bài: ‘Cần bình tĩnh’ theo dõi giàn Đông Phương 13-2. Ông Trần Đức Anh Sơn, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, cho biết: “Tôi vẫn đang theo dõi đường đi của giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB qua tin tức trên báo chí nước ngoài. Tuy nhiên khi nó đang di chuyển trên vùng biển quốc tế và trong trên vùng biển do Trung Quốc kiểm soát thì theo luật pháp quốc tế, chúng ta chưa thể phản đối hoạt động của giàn khoan này được”

Bản tin ngày 10-4-2019

Tin Biển Đông

Trung Quốc đưa giàn khoan đến sát đường phân định vịnh Bắc Bộ, theo báo Một Thế Giới. Trang offshore-technology chuyên về lĩnh vực kỹ thuật khai thác ngoài khơi, có trụ sở tại Mỹ, nhận định vụ Trung Quốc triển khai giàn sản xuất dầu Dongfang 13-2 tới cửa vịnh Bắc Bộ, liên quan đến tham vọng của Bắc Kinh nhằm khai thác các mỏ khí áp suất và nhiệt độ cao nằm dưới Biển Đông. Giàn khoan này thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc.

Bản tin ngày 9-4-2019

Tin Biển Đông

Tàu kiểm ngư Việt Nam đẩy đuổi hai tàu đánh cá nước ngoài, VnExpress đưa tin. Ông Võ Khôi Thành, Phó chi cục trưởng kiểm ngư Vùng 1 Việt Nam cho biết, khoảng 10 giờ 30 sáng 7/4/2019, đơn vị này vừa đẩy đuổi nhiều tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển phía Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ. Khi tàu VN tới gần, các tàu đánh bắt trái phép “vội vàng tháo chạy về phía vùng biển Trung Quốc”.

Bản tin ngày 8-4-2019

Tin Biển Đông

Trung Quốc sắp đưa giàn sản xuất dầu khí vào Biển Đông, VOA đưa tin. Ngày 7/4/2019, Tân Hoa xã cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc tiết lộ, một giàn sản xuất dầu khí với quy mô lớn thứ hai của nước này sẽ được kéo vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông vào ngày 10/4. Giàn sản xuất này có tên Dongfang 13-2 CEPB, vừa được đóng xong đầu tháng này tại tỉnh Quảng Đông, có trọng lượng 17.247 tấn, tương đương với 10 nghìn chiếc xe ô tô thông thường và rộng bằng một sân bóng đá.

Bản tin ngày 6-4-2019

Tin Biển Đông

Tổng thống Philippines dọa đưa quân cảm tử đến Trường Sa chống Trung Quốc, RFA đưa tin. Tổng thống Rodrigo Duterte lên tiếng kêu gọi Trung Quốc phải rời khỏi đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Phát biểu tại TP Puerto Princesa ở Palawan, Tổng thống Duterte cảnh báo Trung Quốc không được chạm vào Thị Tứ mà Philippines gọi là Pagasa. Ông cảnh báo, “nếu Trung Quốc có bất cứ hành động nào thì câu chuyện sẽ khác hẳn và Philippines sẽ gửi quân đội đến”.

Bản tin ngày 5-4-2019

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt bàn về mục đích Mỹ đưa số F-35B kỷ lục đến Biển Đông. Theo đó, dù quan hệ Mỹ – Philippines thời Tổng thống Duterte có phát sinh một số mâu thuẫn, quan hệ quân sự giữa hai nước vẫn bền vững, hai bên đồng thuận về chuyện Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự ở Philippines.

Bản tin ngày 4-4-2019

Tin Biển Đông

Hoa Kỳ và Philippines thảo luận về khả năng bố trí hệ thống pháo chặn Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, RFA đưa tin. Báo South China Morning Post dẫn tin từ các chuyên gia an ninh khu vực, cho biết, Washington và Manila đang thảo luận về khả năng bố trí hệ thống pháo phản lực của Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông.

Bản tin ngày 3-4-2019

Tin Biển Đông

VnExpress có bài: Chuyên gia cảnh báo sự gia tăng hiện diện [của] Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI ở trung tâm CSIS bên Hoa Kỳ, nhận định, các hoạt động gần đây của hàng trăm tàu cá Trung Quốc gần đảo Thị Tứ là dấu hiệu cho thấy dân quân Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện ở Biển Đông: “Hàng chục, thậm chí hàng trăm tàu cá Trung Quốc đang được sử dụng để giám sát và hăm dọa các nước láng giềng mỗi khi họ có hoạt động gì đó mà Bắc Kinh không ưa”.

Bản tin ngày 2-4-2019

Tin Biển Đông

Tư lệnh quân đội Philippines vừa xác nhận, Trung Quốc ngang nhiên đưa 200 tàu áp sát đảo Thị Tứ, báo Dân Trí đưa tin. Tướng Benjamin Madrigal Jr, Tư lệnh quân đội Philippines, tuyên bố “các binh sĩ của nước này sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực đảo Thị Tứ”.

Bản tin ngày 1-4-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Biển Đông vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong tranh chấp chủ quyền. Phát biểu tại hội nghi đối thoại ASEAN – Mỹ lần thứ 32 diễn ra ở thủ đô Washington của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao VN Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, Biển Đông “vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức bắt nguồn từ những tranh chấp chủ quyền, các hoạt động bồi đắp, quân sự hóa, nạn cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, đánh bắt cá trái phép, ô nhiễm môi trường biển, thiên tai”.

Bản tin ngày 30-3-2019

Tin Biển Đông

Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ vừa tố TQ thường xuyên dọa dẫm tàu cá các nước trên Biển Đông, Zing đưa tin. Đô đốc Davidson nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 27/3, rằng các tàu Trung Quốc “thường xuyên sách nhiễu và dọa dẫm tàu đánh cá của Philippines, đồng minh của chúng ta, hoạt động ở gần bãi cạn Scarborough, cũng như đội tàu cá của các nước khác trong khu vực”.

Bản tin ngày 29-3-2019

Tin Biển Đông

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 28/3/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam, VOV đưa tin. Khi được hỏi lập trường của VN trước chuyện TQ công bố “5 cảnh báo hàng hải về việc diễn tập bắn đạn thật ở khu vực quần đảo Hoàng Sa”, đồng thời công bố kế hoạch xây dựng các đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng, thuộc quần đảo Hoàng Sa, “thành thành phố và căn cứ dịch vụ hậu cần chiến lược”, bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu:

Bản tin ngày 28-3-2019

Tin Biển Đông

AMTI thuộc Trung Tâm CSIS ở Mỹ nhận định: Bắc Kinh có ý định mở rộng đòi hỏi chủ quyền bên ngoài đường lưỡi bò ở Biển Đông, RFA đưa tin. Theo đó, “Trung Quốc không hề che giấu ý định cuối cùng sẽ tuyên bố đường cơ sở thẳng quanh phần còn lại của những thực thể tại Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa”. AMTI lưu ý, đó là chiến lược nhất quán đã được TQ khởi sự từ cuộc xâm lược Hoàng Sa năm 1974.

Bản tin ngày 27-3-2019

Tin Biển Đông

Lưỡng đảng của Mỹ đồng thuận trong việc đối phó Trung Quốc tại Biển Đông và Đài Loan, báo Một Thế Giới đưa tin. Chuyện chính quyền Trump vừa đồng ý bán 60 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan, nhà phân tích quân sự Richard Aboulafia nhận định: “Gần như có một sự đồng thuận giữa lưỡng đảng ở Washington rằng đã đến lúc quyết đoán hơn một chút để chống lại Trung Quốc”.

Bản tin ngày 26-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ có bài: Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, Philippines nói chỉ có thể phản đối mạnh mẽ. Theo đó, “thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough. Ngoài ra, hồi đầu tháng 3 có thông tin nói rằng tàu Trung Quốc cũng ngăn ngư dân Philippines tiếp cận các khu vực gần đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam”.

Bản tin ngày 25-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Dân Trí đưa tin: Trung Quốc tính xây dựng hệ thống định vị tại Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc “đang lên kế hoạch xây dựng một hệ thống định vị khu vực có độ chính xác cao, hay còn gọi là hệ thống Bắc Đẩu dưới nước, trong một chương trình thí điểm tại Biển Đông nhằm cung cấp thông tin về vị trí, định vị và liên lạc dành cho người dùng toàn cầu”.

Bản tin ngày 23-3-2019

Tin Biển Đông

Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng cho biết, vừa vượt biển thâu đêm cứu thuyền viên nước ngoài bị nạn ở Hoàng Sa, theo báo Người Đưa Tin. Người bị nạn là “Michael Samorin (42 tuổi). Ông là thuyền viên trên tàu Maran Taurus, đến từ Hy Lạp. Chiều 21/3, khi tàu này di chuyển đến phía nam đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ông bị đau bụng nên chủ thuyền gửi tín hiệu cầu cứu”.

Bản tin ngày 22-3-2019

Tin Biển Đông

Cục Lãnh sự trao công hàm phản đối tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, ép tàu VN va vào đá ngầm, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Trong thông cáo ngày 21/3/2019, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, cho biết, ngày 20/3, cơ quan này đã “có buổi làm việc với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối việc tàu hải cảnh nước này dùng vòi rồng xua đuổi, khiến tàu cá Việt Nam va vào đá ngầm”.

Bản tin ngày 21-3-2019

Tin Biển Đông

Sau vụ tàu cá Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc rượt đuổi đến mức đâm vào đá ngầm và chìm ngày 6/3/2019, cả dàn lãnh đạo CSVN đều im như thóc, chỉ có Hội nghề cá đề nghị Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam “đã có ý kiến gửi Văn phòng Chính phủ, Ban đối ngoại Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao để phản đối về vấn đề này”.

Bản tin ngày 20-3-2019

Tin Biển Đông

EU sẽ “tăng cường hành động để chống Trung Quốc ở Biển Đông”, Zing đưa tin. Bên cạnh các hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ, các nước Pháp, Anh, Hà Lan và Đan Mạch “cũng sẽ tăng cường hiện diện trên Biển Đông”. Không chỉ thế, các nước châu Âu sẽ tiếp tục “thực hiện các chiến dịch trên biển, để chống lại các hoạt động gây lo ngại của Trung Quốc” trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Bản tin ngày 19-3-2019

Tin Biển Đông

BBC có bài phỏng vấn GS Nguyễn Đình Phú: Đường Lưỡi bò và cuộc chiến âm thầm của một người Việt ở Mỹ. Ông Phú cho biết: “Qua theo dõi, nghiên cứu, tôi thấy chính phủ Trung Quốc luôn có dã tâm độc chiếm Biển Đông, và Đường Lưỡi bò phi pháp là một phương tiện”. Bên cạnh các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, củng cố căn cứ trên các đảo nhân tạo, tập trận thường xuyên và ra lệnh cấm bắt cá, Trung Quốc còn tiến hành cuộc “xâm lược mềm” bằng các bản đồ, ấn phẩm chứa đựng yêu sách của Bắc Kinh.