Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 16-3-2019

Tin Biển Đông

Vụ tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở khu vực Hoàng Sa, RFA đặt câu hỏi: Ai cứu tàu ngư dân Việt bị Trung Quốc đâm chìm? Bà Phụng, vợ một ngư dân ở Quảng Ngãi bình luận: “Nó dí nó tông thì mình chìm thôi. Nó nói được phần của nó thôi. Ở đây ai cũng biết chuyện đó mà”.

Bản tin ngày 15-3-2019

Tin Biển Đông

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về hoạt động của Trung Quốc ở đảo Thị Tứ, theo báo Tuổi Trẻ. Chuyện này xảy ra cả chục ngày trước, bây giờ cái loa rè ở Bộ Ngoại giao mới chịu lên tiếng. Nhưng bà Thu Hằng cũng không nói được gì mới, chỉ toàn nêu những cũ và đơn điệu: Trung Quốc và Philippines “cần hành xử có trách nhiệm và có đóng góp thiết thực, tích cực trong hòa bình, ổn định tại khu vực”.

Bản tin ngày 14-3-2019

Tin Biển Đông

Ngày 13/3/2019, soái hạm hiện đại nhất của hải quân Mỹ đi qua Biển Đông, VOV đưa tin. Theo đó, tàu Blue Ridge, soái hạm của Hạm đội 7 hải quân Mỹ, vừa ghé thăm một cảng ngoài khơi thủ đô Manila, Philippines. “Liên quan đến vấn đề Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý đối với hầu hết Biển Đông, hạm trưởng Eric Anduze khẳng định, tàu của ông sẽ tiếp tục thúc đẩy tự do hàng hải trong khu vực”.

Bản tin ngày 13-3-2019

Tin Biển Đông

Sáng 12/3/2019, ngư dân phát hiện tàu Trung Quốc bị hủy số hiệu trôi dạt trên biển Hà Tĩnh, theo Infonet. Chiếc tàu này bị tẩy xóa số hiệu, hệ thống điện tử, định vị bị phá hỏng, được người dân phát hiện “khi trôi dạt vào vùng biển giáp ranh giữa xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh)”. Cuối tháng 1/2019, một số ngư dân cũng phát hiện tàu hàng Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh, “không có hàng hóa, toàn bộ hệ thống điện tử và định vị đều bị phá hỏng; số hiệu của tàu có dấu hiệu bị tẩy xóa”.

Bản tin ngày 12-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Dân Trí dẫn lời ông John Bolton, Cố vấn an ninh Nhà Trắng: Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc “lập tỉnh mới” trên Biển Đông. Trong cuộc phỏng vấn với đài Fox News hôm 10/3/2019, ông Bolton cho biết: “Họ đang chiếm giữ các đá, bãi cạn và đảo, đồng thời xây dựng các căn cứ quân sự trên đó (Biển Đông). Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Đó là lý do chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc diễn tập tự do hàng hải”.

Bản tin ngày 11-3-2019

Tin Biển Đông

Chính quyền Việt Nam nói đang làm rõ vụ tàu cá bị chìm trong vùng biển Hoàng Sa, VOA đưa tin. Vụ tàu cá Quảng Ngãi QNg 90819 cùng năm ngư dân bị đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa hôm 6/3, Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khẳng định, thủ phạm là tàu Trung Quốc số hiệu 44101. Phía Trung Quốc phủ nhận và cho rằng họ đã cử tàu đến cứu các ngư dân Việt. Các cơ quan chức năng Việt Nam thì vẫn đang “tiếp tục xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc”.

Bản tin ngày 9-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Bị tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá, 5 ngư dân vẫn bám Hoàng Sa mưu sinh. Vụ tàu cá QNg 90819 TS với 5 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc, biển số 44101, đâm chìm ngày 6/3 ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết: “Sau khi được cứu vớt, sức khỏe của 5 ngư dân đi trên tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm đã ổn định và tiếp tục theo tàu cá QNg 90620 TS bám biển Hoàng Sa mưu sinh”.

Bản tin ngày 8-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Người Lao Động có bài: Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm mới đóng, trả nợ chưa xong. Ngư dân Nguyễn Minh Hùng, chủ tàu QNg 90819TS cho biết, “tàu xuất bến ra Hoàng Sa hành nghề lặn mới được 4 ngày thì bị tàu Trung Quốc tông chìm”. Người thân của ông Hùng kể: “Trong những năm trước, tàu của ông Hùng đã nhiều lần bị tàu Trung Quốc xua đuổi, bắt bớ. Anh Hùng đóng mới lại tàu năm 2016, giờ tiền trả nợ còn chưa xong đã bị tàu Trung Quốc tông chìm”.

Bản tin ngày 7-3-2019

Tin Biển Đông

Khoảng 10 giờ sáng 6/3/2019, một tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên biển Hoàng Sa, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Tàu cá QNg-90819 của ngư dân Nguyễn Minh Hùng “bị tàu Trung Quốc có số hiệu 44101 đâm chìm tại khu vực cách phía đông Đà Nẵng khoảng 198 hải lý, nằm ở khu vực đảo Đá Lồi, quần đảo Hoàng Sa”

Bản tin ngày 6-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Trung Quốc vây đảo Thị Tứ, cấm ngư dân Philippines tiếp cận? Trang tin News.com.au bên Úc vừa dẫn tin từ hãng AFP cho biết “đảo Thị Tứ – thuộc quần đảo Trường Sa – đã bị quân Trung Quốc vây quanh, kiểm soát các bãi cát và ngăn cản ngư dân của Philippines tiếp cận ngư trường ở đây”.

Bản tin ngày 5-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Nông Nghiệp Việt Nam đưa tin: 25 tàu cá cùng 158 ngư dân bị bắt do vi phạm vùng biển nước ngoài. Bài báo đưa tin mơ hồ, không rõ ràng: Theo thống kê của BCĐ 689 tỉnh Bến Tre, năm 2018, tỉnh này có 25 tàu cá và khoảng “158 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý”. Vẫn không rõ “nước ngoài” nào đã bắt ngư dân Việt Nam và bắt họ về tội gì.

Bản tin ngày 4-3-2019

Tin Biển Đông

Hải quân Mỹ mang đạn 57mm đến Biển Đông, báo Đất Việt đưa tin. Theo đó, Công ty Chemring Ordnance Inc vừa “ký hợp đồng cung cấp đạn pháo 57mm trang bị cho pháo Mk110 trên chiến hạm Mỹ”. Sau khi hoàn tất bàn giao, loại đạn pháo này “sẽ được Hải quân Mỹ trang [bị] loạt chiến hạm đang hoạt động ở Thái Bình Dương và cả khu vực Biển Đông”.

Bản tin ngày 2-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Người Việt đưa tin: CSVN bất ngờ loan báo sắp khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh. Theo đó, ngày 1/3/2019, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí VN thông báo dự án mỏ khí Cá Voi Xanh sẽ được khởi động trong năm nay và “dự trù mang lại khoảng $60 tỉ và mỗi năm ngân sách tỉnh Quảng Nam sẽ có thêm $1 tỉ”.

Bản tin ngày 1-3-2019

Tin Biển Đông

Tác giả Phạm Phú Khải có viết trên VOA: Chiến lược đối phó Trung Quốc của Úc. Mục tiêu chiến lược ngắn hạn của Trung Quốc tại Úc vào đầu năm 2018: “Tìm sự hậu thuẫn hay ít nhất là không phản đối của Úc đối với sự khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhất là sau kết quả của tòa The Hague”. Mục tiêu này đã thất bại và nước Úc đã ngăn chặn thành công âm mưu của Bắc Kinh nhằm thao túng chính trường nước này.

Bản tin ngày 28-2-2019

Tin Biển Đông

Tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông lúc TT Trump đến Việt Nam, Zing đưa tin. Theo đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis đang ở Biển Đông để thực thi các hoạt động an ninh trong khu vực. Tàu chiến này “vừa kết thúc cuộc tập trận chung mang tên Hổ mang Vàng với quân đội Hoàng gia Thái Lan và 29 nước đối tác”.

Bản tin ngày 27-2-2019

Tin Biển Đông

Ngày 26/2/2019, tại trụ sở Bộ Ngoại giao VN, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ tại Hà Nội, VnEconomy đưa tin. Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định lập trường “ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”.

Bản tin ngày 26-2-2019

Tin Biển Đông

Trang Diễn Đàn Doanh Nghiệp đặt câu hỏi: Mỹ có giành lại ảnh hưởng tại châu Á từ tay Trung Quốc? Bài viết lưu ý: “Hải quân Trung Quốc đã không được mời tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương được tổ chức hai năm một lần gần Hawaii”.

Bản tin ngày 25-2-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Anh, Mỹ cùng gia tăng hiện diện ở Biển Đông. Bài báo cho biết: “Theo kịch bản diễn tập, một đội binh sĩ Anh chặn bắt và lên lục soát tàu USNS Guadalupe, được giả định là có liên quan đến hành vi đáng ngờ trên biển. Ngoài ra, tàu HMS Montrose và USNS Guadalupe còn diễn tập tiếp tế trên biển, đảm bảo việc chuyển nhiên liệu một cách an toàn và hiệu quả”.

Bản tin ngày 23-2-2019

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Trung Quốc ‘lén’ tập trận tại Biển Đông. Bài báo cho biết: Lực lượng hỗn hợp của quân đội Trung Quốc gồm hải quân, không quân và tên lửa vừa thực hiện chuỗi 20 cuộc tập trận kéo dài 34 ngày ở Biển Đông và vùng Trung Tây Thái Bình Dương thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải.

Bản tin ngày 22-2-2019

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Vì sao Mỹ muốn triển khai siêu đại bác tới biển Đông? Bộ trưởng Lục quân Mỹ, Mark Esper cho biết, loại pháo này có thể phá hủy tàu chiến Trung Quốc và các mục tiêu quân sự trên các đảo ở biển Đông, như “phá hủy hệ thống phòng không, radar, các tên lửa chống hạm và thậm chí là căn cứ không quân. Việc phá hủy các cơ sở nói trên trong chiến tranh cho phép không quân, hải quân và lực lượng mặt đất của Mỹ xâm nhập khu vực và giành lại từ tay Trung Quốc”.

Bản tin ngày 21-2-2019

Tin Biển Đông

Báo Giao Thông đưa tin: Singapore đánh giá tích cực đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố, “Singapore đánh giá tích cực đàm phán về xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc”. Ông Ng Eng Hen cho biết thêm, các nước ASEAN và Trung Quốc dự kiến “sẽ có cuộc đàm phán về xây dựng một bộ quy tắc COC để tránh các sự cố quân sự nguy hiểm trên biển” vào cuối tháng 2/2019.

Bản tin ngày 20-2-2019

Tin Biển Đông

RFA đưa tin: Bộ Trưởng Quốc phòng Anh tiếp tục khẳng định điều tàu chiến đến Biển Đông. Phát biểu trước Quốc hội Anh ngày 18/2/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết, “các tàu chiến của Anh sẽ tiếp tục đến Biển Đông nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng nước này bất chấp những phản đối về mặt ngoại giao của Bắc Kinh”.

Bản tin ngày 19-2-2019

Tin Biển Đông

Trang Đầu Tư Tài Chính Việt Nam có bài: Mỹ gia tăng sức ép ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn phớt lờ. Học giả Philippines Richard Heydarian, nhận định rằng, hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) “dường như khiến Trung Quốc ngày càng hành động quyết liệt hơn, và FONOP cũng không đủ mạnh để đề phòng sự hiện diện quân sự ngày càng mở rộng của Bắc Kinh trong khu vực”.

Bản tin ngày 18-2-2019

Tin Biển Đông

Mỹ – Trung đấu khẩu về Huawei, Biển Đông tại Hội nghị An ninh Munich, Zing đưa tin. Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 55 diễn ra ngày 16/2/2019, ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì “bày tỏ thái độ phản đối chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ và sự không hài lòng đối với hoạt động tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 16-2-2019

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Mỹ hô hào đồng minh và đối tác can dự vào Biển Đông, Bắc Kinh tức tối. Báo South China Morning Post “trích dẫn một số chuyên gia quân sự cho rằng, việc huy động đồng minh và đối tác là dấu hiệu cho thấy là Mỹ đã nhận thức rõ rằng các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) mà Mỹ tiến hành không đủ sức chống lại tham vọng quân sự của Trung Quốc”.

Bản tin ngày 15-2-2019

Tin Biển Đông

Mỹ tính xây căn cứ quân sự gần Biển Đông để tiện “theo dõi” Trung Quốc, Infonet đưa tin. Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ mới đây đã thừa nhận: “Môi trường ở Biển Đông đang thay đổi nhanh chóng. Do đó, chúng ta cần có những phương án tiếp cận mới. Điều này khiến chúng ta nghĩ về một số địa điểm chưa có căn cứ quân sự”.

Bản tin ngày 31-1-2019

LTS: Bản tin hôm nay là bản tin cuối cùng của trang Tiếng Dân trong năm Mậu Tuất, mục Điểm Tin sẽ trở lại sau hai tuần nghỉ Tết. Chỉ riêng mục Điểm Tin tạm ngưng, tất cả bài vở ở các mục khác trên trang Tiếng Dân vẫn được đăng bình thường, để phục vụ quý độc giả không đi chơi Tết.

Bản tin ngày 30-1-2019

Tin Biển Đông

Hải quân Mỹ, Trung thảo luận giảm nguy cơ sai lầm trên Biển Đông, VOA đưa tin. Phát biểu tại Viện Brookings ở Washington ngày 28/1/2019, Đô đốc John Richardson của Hải quân Hoa Kỳ cho biết, hải quân Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành “đối thoại liên tục” để trao đổi thông tin nhằm “giảm nguy cơ xảy ra các lầm quân sự ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 29-1-2019

Tin Biển Đông

VOA dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Úc: Bắc Kinh gây lo lắng ở Biển Đông. Trong bài phát biểu tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Fullerton ở Singapore ngày 28/1/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Úc, Christopher Pyne nói rằng “Bắc Kinh nên sử dụng sức mạnh ngày càng tăng của mình để tạo dựng niềm tin và sự tự tin trong khu vực”.

Bản tin ngày 28-1-2019

Tin Biển Đông

VOA đặt câu hỏi: Biển Đông ‘nóng’ hay ‘nguội’ trong năm 2019? Ông Gregory Poling, giám đốc AMTI dự đoán, “trong thời gian tới Trung Quốc sẽ có hành động quyết liệt để khiến các nước đồng minh của Mỹ kiềm chế các hoạt động FONOP trên Biển Đông”. Tiến trình đối thoại ở Biển Đông sẽ “không có tiến bộ gì nhiều” dù Trung Quốc tuyên bố đặt mục tiêu hoàn tất COC với các nước ASEAN trong thời gian 3 năm.