Bản tin ngày 15-4-2019

Tin Biển Đông

Dịch giả Phạm Nguyên Trường có bài dịch: Trung Quốc có thể triển khai các công trình trên biển làm nhiệm vụ theo dõi trên Biển Đông, từ bài viết gốc trên the Diplomat. Bộ Quốc phòng Trung Quốc “ra mắt các giàn (nhà ở) có trọng lượng không lớn, làm nhiệm vụ theo dõi từ xa trên biển, gợi ý rằng chúng có thể được triển khai cho hoạt động quân sự ở Biển Đông, nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ các công trình xây dựng trên các hòn đảo”.

Ông Peter Dutton thuộc U.S. Naval War College đã chỉ ra, ngay cả lực lượng cảnh sát biển và dân quân trên biển rất hùng hậu của Trung Quốc vẫn chưa đủ để tuần tra toàn bộ diện tích Biển Đông. Những giàn nhà ở nói trên có thể hỗ trợ hoạt động thu thập và cung cấp thông tin cho các đội cảnh sát biển và dân quân trên biển của TQ.

Kết thúc tập trận, Mỹ nói sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin. Ông Eric Smith, chỉ huy Lực lượng viễn chinh 3 của Mỹ đóng tại Nhật Bản, phát biểu tại cuộc họp báo sau lễ kết thúc cuộc tập trận chung Balikatan ở Philippines ngày 12/4: “Mỹ sẽ tiếp tục bay qua, đi thuyền qua và hoạt động bất kỳ nơi nào luật pháp cho phép”. Cuộc tập trận này có sự tham gia của tàu đổ bộ Mỹ USS Wasp và chiến đấu cơ tàng hình F-35B, cùng tàu Philippines gần bãi cạn Scarborough.

Vụ TT Philippines Duterte đột nhiên nghiêm giọng với Trung Quốc, báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Vì sao ông Duterte đổi giọng về Biển Đông? Ông Duterte có phát ngôn cứng rắn về Biển Đông vì trước đó, ông Albert del Rosario, cựu ngoại trưởng, và bà Conchita Carpio Morales, cựu lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng của Philippines, đã đệ đơn kiện Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ra Tòa án hình sự quốc tế, nhân danh người dân Philippines và hàng trăm ngàn ngư dân nước này bị hại bởi chiến lược bành trướng của TQ ở Biển Đông.

Mời đọc thêm: Tàu chiến Nga tập trận chung với Hải quân Philippines ở Biển Đông (RFA). – Trung Quốc “xẻ thịt” Philippines bằng chiến thuật trẻ con ra sao? (TTT). – “Cảm tử quân” Philippines ra trận nếu Trung Quốc vượt lằn ranh đỏ ở biển Đông (NLĐ). – Mỹ và Philippines tập trận cho kịch bản tái chiếm đảo (Zing). – Mỹ “biến hình” tàu đổ bộ USS Wasp thành tàu sân bay ở Biển Đông (Infonet). – Biển Đông: Gian nan của ngư dân Việt đánh bắt xa bờ (VNTB).

Ông Trọng nhập viện, báo “lề đảng” vẫn im lặng

Cho tới thời điểm này, báo “lề đảng” vẫn chưa lên tiếng xác nhận hay phủ nhận tin người đứng đầu đảng và nhà nước phải nhập viện đột xuất vì bị bệnh nặng. Sức khỏe người đứng đầu đất nước là sự quan tâm hàng đầu của người dân, cho dù sống trên đất nước nào hay thể chế nào.

VOA có bài: Ông Nguyễn Phú Trọng trong top tìm kiếm ở Việt Nam. Tên ông Nguyễn Phú Trọng nằm trong top 10 tìm kiếm nhiều nhất ngày hôm qua. Cư dân mạng sục sạo tìm thông tin sức khỏe của ông Trọng, nhưng truyền thông “lề đảng” vẫn tiếp tục im lặng, trách chi người dân tìm kiếm thông tin từ các trang báo lề dân và mạng xã hội.

Mẫu tin ngắn của Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, chưa đầy 80 từ, nói về sức khỏe ông Trọng, đã thu hút gần chục ngàn người chú ý, với hơn 2.100 bình luận và gần 1000 lượt chia sẻ trong 16 tiếng qua. Trong khi đó, báo “lề đảng” chỉ đưa tin, hình ảnh ông Trọng làm việc ở Kiên Giang, không có dòng tin nào nói về sức khỏe của người đứng đầu đất nước.

Báo Người Việt có clip: “Nguyễn Phú Trọng đang hôn mê tại bệnh viện Chợ Rẫy?”

Hai năm sau sự kiện Đồng Tâm: Tình hình căng thẳng

Tình hình Đồng Tâm căng thẳng, khi tới ngày kỷ niệm hai năm diễn ra sự kiện người dân ở đây bắt giữ 38 con tin. Facebook Đồng Tâm TV cho biết: “Trước cửa nhà Cụ Kình xuất hiện những nhân viên mặc đồ công an, cơ động ngồi dẹo dặt quanh đó, dân ra quay phim thì lủi như trạch! Nếu là nhân viên nhà nước thì sao hành tung mờ ám và lén lút như vậy?” Mời xem clip:

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn đưa tin: Tình hình Đồng Tâm đang rất nóng. Ông Tuấn cho biết, tối 14/4 “hàng trăm CSCĐ đã được triển khai về Đồng Tâm, giăng khắp đường đi lối lại trong làng. Con đường dẫn từ đường lớn bên ngoài vào làng hiện đang bị kiểm soát, hạn chế người vào ra. Diễn biến này được cho là có liên quan đến việc dân làng dự kiến tổ chức buổi kỷ niệm 2 năm biến cố Đồng Tâm vào ngày mai, 15/4/2019“.

Một số nhà hoạt động ở Hà Nội cho hay, họ đã bị công an canh cửa vì lo ngại những người này đi Đồng Tâm để tham gia kỷ niệm đánh dấu hai năm sự kiện Đồng Tâm. Nhà hoạt động Trịnh Bá Tư viết: “Nhìn cách chúng tổ chức canh rất nhiều người vì người dân tổ chức kỷ niệm 2 năm sự kiện Đồng Tâm bắt giữ 38 công an, cảnh sát và tuyên bố tử thủ nếu ông Lê Đình Kình không trở về an toàn, đủ biết chúng sợ hãi mô hình Đồng Tâm lan rộng ở đất nước mà nơi nào cũng xảy ra chuyện quan chức cướp đất“.

Mời đọc thêm: Sức mạnh Đồng Tâm (FB Cấn Thị Thêu). – Dương Nội kết nghĩa Đồng Tâm (FB Nguyễn Anh Tuấn).

Thêm tin nhân quyền

Facebooker Dương Thái viết: “Chuyện một linh mục của giáo hội Cao Nguyên Trung phần Việt Nam bị đánh đập tàn nhẫn tại rừng cao su, trên đường đi dâng lễ về đã làm dư luận trong và ngoài nước ‘nóng’ mấy hôm nay. Không một ai lên tiếng chịu trách nhiệm vụ đánh đập linh mục. Kể từ lúc bị nạn đến nay là 4 ngày rồi”.

Nạn nhân là linh mục Nguyễn Quang Hoa. Người dân địa phương kể, “nhóm côn đồ” này vừa mới ra tù, gồm các thanh niên độ tuổi hơn 20, “giáo dưỡng” bởi “chính quyền địa phương xã. Người dân còn cho biết trước khi hành động, bọn chúng đã đến 1 cơ sở làm cửa sắt gần đó để mua cắt 2 thanh sắt”.

Các vết thương trên người linh mục Nguyễn Quang Hoa. Ảnh: FB Dương Thái

Trang Hòa Nhập bàn về thủ đoạn lợi dụng “chất độc” để cướp đất ở Biên Hòa – Đồng Nai: Dân ở 50 năm bỗng nhận “hung tin” đất nhiễm độc. Theo đó, hơn 70 hộ dân đang sống ở tổ 32, khu phố 5, phường Bửu Long bỗng nhận tin nơi mình đang sống nhiễm độc dioxin, rồi UBND phường này và Trung tâm phát triển quỹ đất TP Biên Hòa mời họ tới làm việc để phổ biến kế hoạch giải phóng mặt bằng. Họ rất bất bình và nhiều lần yêu cầu được cung cấp bản đồ phơi nhiễm dioxin nhưng không được.

Cần lưu ý, đây là mảnh đất gần sân bay Biên Hòa, khu vực nhiều năm liền được truyền thông “lề đảng” cho rằng bị nhiễm dioxin nặng, nhưng người dân ở khu vực sắp bị giải tỏa khẳng định họ đã sống rất bình thường từ  năm 1975 đến nay. Bao nhiêu năm định dùng dioxin “kết tội” người Mỹ nhưng không được, giờ quan chức CSVN dùng dioxin làm lý do cướp đất.   

Một người dân sắp bị giải tỏa vì lý do đất bỗng dưng nhiễm dioxin. Nguồn: Hòa Nhập

Mời đọc thêm: ‘Rút 2 dự án Luật ra khỏi chương trình năm 2019’ – một thủ đoạn vừa đấm vừa xoa (VNTB). – Mỹ chỉ trích lệnh cấm của Việt Nam đối với thuốc diệt cỏ ‘gây ung thư’ (VOA). – Mời đọc lại: 300 người trong vùng nhiễm dioxin ở Biên Hòa sẽ được di dời (VNE).

Vụ Mobifone mua AVG

VnExpress có bài thống kê: 9 người bị bắt sau 9 tháng điều tra đại án MobiFone mua AVG. Theo bài viết, sai phạm trong vụ Mobifone mua AVG bị Ban Bí thư CSVN phanh phui từ đầu tháng 3/2018, đến tháng 7/2018, Bộ Công an chính thức khởi tố vụ này. Tính đến thời điểm này có 9 người bị bắt, trong đó có 2 cựu Bộ trưởng Bộ 4T, một vụ trưởng, 2 cựu chủ tịch Mobifone và AVG.

Thông Tấn Xã VN có đồ họa: Khởi tố, bắt tạm giam thêm nhiều bị can trong vụ Mobifone mua AVG.

Báo Dân Việt có đồ họa: Ông Phạm Nhật Vũ và các cựu quan chức bị khởi tố vụ AVG.

Báo Đất Việt bàn về thương vụ Mobifone mua AVG: Ẩn số AMAX. Thời điểm năm 2015 khi Công ty AMAX được chọn là 1 trong 4 công ty định giá thương vụ Mobifone mua AVG, doanh nghiệp này mới hoạt động được 5 năm, có số vốn điều lệ vỏn vẹn 3,8 tỉ đồng, nhưng lại được “bơm thổi” để định giá tài sản AVG. Kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để mua 95% cổ phần AVG với giá 8.889 tỉ đồng.

Một số cây bút và nhà bình luận trên mạng cho rằng, hướng “tấn công” nhắm vào AMAX chính là bước chuẩn bị để đưa bà Nguyễn Thanh Phượng “vào lò”. Bà Phượng chính là con gái “đồng chí X” và là một trong các nhân vật cầm trịch mảng kinh doanh tài chính trong hậu cứ của gia tộc Nguyễn Tấn.

Mời đọc thêm: Bao nhiêu người bị bắt trong đại án Mobifone mua AVG? (GT). – Đại án MobiFone mua AVG đã có 9 người bị bắt (Thương Trường). Ông Phạm Nhật Vũ hối lộ cho ai? — MobiFone mua 95% cổ phần AVG với 8.889,8 tỉ, ông Phạm Nhật Vũ bỏ túi 5.200 tỉ (TT).

Phạm Nhật Vũ bị bắt vì tội đưa hối lộ, khung hình phạt thế nào?  ‘Ân oán’ giữa Phạm Nhật Vũ và bầu Kiên (VNN). – Phạm Nhật Vũ bị bắt vì đưa hối lộ, hai cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông bị khởi tố vì nhận hối lộ (RFA). – Phạm Nhật Vũ bị bắt: 4 vấn đề đặt ra? (VNTB). – Thông tin bất ngờ về công ty AMAX bị điều tra ‘thổi giá’ AVG (VTC).

 “Công bộc” của dân?

Báo Lao Động có bài: Cho rằng bị xúc phạm, cán bộ thuộc đội xung kích chém bạn nhậu. Ông Nguyễn Thế Anh, Trưởng Công an xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, xác nhận, khu vực này vừa có vụ đánh nhau liên quan đến cán bộ xã. Các nhân chứng kể lại, tối 12/4, một số người dân đến uống bia ở quán Vinh Hoài thì ông Nguyễn Văn Nin, cán bộ thuộc đội xung kích xã Kỳ Thượng xuất hiện, một người tên Thanh rót rượu mời ông Nin nhưng ông không uống mà luôn miệng chửi tục rồi bỏ ra ngoài.

Ông Thanh và anh trai tên Nhuận lên tiếng phê phán ông Nin, bị ông Nin quay lại hành hung anh em ông Thanh. Có 4 thanh niên ở xã Kỳ Sơn cũng xông vào đánh phụ ông Nin. Mọi người can ngăn thì ông Nin và nhóm thanh niên bỏ đi, nhưng ông Nin về nhà lấy hung khí quay lại tiếp tục hành hung đến mức ông Thanh phải nhập viện.

VOV đặt câu hỏi: Cán bộ trật tự đô thị thành phố Sơn La đe dọa người tố cáo? Mấy ngày qua, nhiều người dân TP Sơn La rất bất bình trước hành động của hai cán bộ thuộc Đội Quy tắc đô thị TP. Trong lúc làm nhiệm vụ xử lý trật tự đô thị và buôn bán hàng rong tại khu vực Noong Đúc, phường Chiềng Sinh, họ đã quát nạt người bán hàng trên vỉa hè, rồi một trong hai người đã cầm túi rau cho vào cốp xe của mình mà không lập biên bản. Vụ việc đã được người dân ghi hình và chia sẻ trên mạng xã hội.

Vụ việc không dừng lại ở đó, ông Nguyễn Hứa Kiên, người đăng clip, cho biết, vào sáng 13/4, ông đã bị một nhóm người lạ mặt xông vào phòng trọ đánh và dọa ban đêm ra đường phải cẩn thận vì đã đăng clip trên. Tài khoản Youtube Nguyễn Văn Sơn Trung chia sẻ clip ghi lại sự việc:

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Nam Định nói gì về clip ‘dân chui qua lỗ để làm việc với cán bộ’? Trên mạng xã hội vừa lan truyền đoạn clip, “ghi lại cảnh người dân chui qua lỗ hổng ở nơi đăng ký tại phòng tiếp dân để nói chuyện với cán bộ”.

Ông Trần Kha, Chánh văn phòng UBND tỉnh Nam Định, thừa nhận vụ việc nhưng đổ lỗi cho dân: “Vụ việc xảy ra vào ngày 10.4. Quy trình tiếp dân và cách ứng xử của cán bộ tiếp dân khi đó là chuẩn mực, không có gì sai trái. Người quay clip có lời nói vu khống với mục đích xấu”. Tài khoản Youtube Lâm Thời chia sẻ clip ghi lại sự việc:

Công an quận 1 vừa bắt cán bộ vòi tiền doanh nghiệp ở Sài Gòn, VietNamNet đưa tin. Ông Phan Hồ Hưng Đoàn, cán bộ kinh tế UBND phường Bến Thành bị bắt để lập hồ sơ, xử lý về hành vi “nhận hối lộ”. Trước đó, ngày 11/4 đội CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ của Công an quận 1 nhận được tin báo của người dân về chuyện ông Đoàn có hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp trên địa bàn.

VOV dẫn lời ông Vũ Mão, cựu Chủ nhiệm VPQH, thừa nhận: “Nói là công bộc của dân nhưng nhiều cán bộ như quan vô cảm”. Ông Mão cho rằng, các cán bộ từ Trung ương đến địa phương liên tiếp để xảy ra sai phạm là do quy định còn khiếm khuyết: “Chúng ta có Luật cán bộ công chức được xây dựng rất công phu, nhưng trên thực tiễn vẫn còn nhiều khiếm khuyết, thiếu cụ thể”. Ông có ý đúng nhưng không đủ, đất nước không dân chủ thì luật pháp có hay về ý tưởng, cũng không thể được thực hành trọn vẹn.

Mời đọc thêm: Được mời bia không uống, 1 công an xã nói tục rồi xách mã tấu chém người mời (NLĐ). – Điều tra vụ công an xã xách mã tấu chém bạn mời bia (NĐT). – Nam Định nói gì về clip “dân chui qua lỗ làm việc với cán bộ”? (GT). – Tạm giam cán bộ vòi tiền doanh nghiệp (ĐV). – 1 cán bộ phường Bến Thành bị bắt khi nhận tiền hối lộ (PLTP). – Xã Cát Vân (Thanh Hóa): Cán bộ xã làm giả quyết định mai táng phí (DS). – Đừng hành xử với dân như “quan phụ mẫu” (VNN).

Vụ “đất vàng” ở trung tâm TP HCM và các vụ trục lợi từ đất công

Báo Trí Thức Trẻ đặt câu hỏi: “Đất vàng” 23 Lê Duẩn TP. Hồ Minh đã về tay Techcombank? Sáng ngày 13/4/2019, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank, xác nhận với các cổ đông, đúng là Techcombank đang có 2 trụ sở dự kiến đưa vào xây dựng và triển khai năm 2019, một ở Hà Nội và một ở số 23 đường Lê Duẩn, TP HCM. Hiện ngân hàng đang thuê công ty tư vấn thiết kế số 1 thế giới thực hiện, đồng thời cũng đang trong quá trình xin phép các cơ quan chức năng.

Bài báo cho biết: Trước khi rơi vào tay Techcombank, khu đất này đã thu hút được 13 doanh nghiệp giàu tiềm lực tham gia đấu giá từ năm 2015, giá khởi điểm là 558 tỷ đồng và công ty Tân Hoàng Minh đã trúng giá 1.430 tỷ đồng.

Khu “đất vàng” này từng được đem bán đấu giá để lấy kinh phí cho dự án nhà hát ngàn tỉ ở Thủ Thiêm. Ngày 17/10/2018, báo Thanh Niên có bài: Bật mí ‘khu đất vàng’ 23 Lê Duẩn bán đấu giá xây nhà hát ngàn tỉ ở Thủ Thiêm. Tòa nhà tọa lạc trên khu đất này chính là rạp hát Norodom ngày trước, được người Pháp xây dựng từ năm 1932, là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử trước năm 1975. Hiện công trình lịch sử này đã được chuyển nhượng xong, để biến thành chi phí vùi lấp sai phạm ở Thủ Thiêm.

Báo Người Lao Động có bài: Cận cảnh những lô đất công được cho thuê trái luật. Theo đó, trong giai đoạn 2011-2017, ở tỉnh Gia Lai đã xảy ra nhiều sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Sau khi cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp không sử dụng đất, tài sản đã được UBND tỉnh Gia Lai cho thuê mà mang đi cho các tổ chức, cá nhân khác thuê lại để thu tiền chênh lệch hoặc góp vốn kinh doanh.

Mời đọc thêm: ‘Đất vàng’ Sài Gòn về tay Techcombank (VNE). – Đất vàng 23 Lê Duẩn tại Sài Gòn về tay Techcombank (Zing). – ‘Đất vàng’ 23 Lê Duẩn – TP HCM về tay Techcombank từ khi nào? (TTVN). – Kiểm toán nhà nước: Gia Lai xảy ra nhiều sai phạm trong sử dụng đất công (Bnews).

Thu lợi tiền tỉ nhờ được tỉnh cho thuê đất công giá rẻ, sai quy định (CafeLand). – Vụ hàng ngàn mét vuông đất công bị lấn chiếm: UBND quận 9 chậm trễ hay thờ ơ trong xử lý vi phạm của BTNĐ Nguyễn Thị Nga? (CL). Mời đọc lại: Lấy tiền bán đất cho Tân Hoàng Minh xây nhà hát 1.500 tỉ tại Thủ Thiêm (Nhà Đầu Tư).

Giáo dục VN: Loay hoay với gian lận

Báo Lao Động đưa tin: Thí sinh nâng điểm thi ở Hòa Bình được trường đại học trả lại học phí. GS. TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương mại cho biết, trường này đã tiếp nhận đơn xin thôi học của một sinh viên quê Hòa Bình, là thí sinh duy nhất bị phát hiện gian lận điểm thi năm 2018 đậu vào trường. Trước khi trường rà soát để làm quyết định buộc thôi học, thí sinh này đã chủ động viết đơn xin thôi học.

Báo Sài Gòn Giải Phóng viết: Nhiều trường đại học buộc thôi học thí sinh ở Hòa Bình có điểm thi gian lận. Trường ĐH Ngoại thương nhận được danh sách 3 thí sinh có điểm thi bị điều chỉnh do Sở GD&ĐT Hòa Bình gửi, có 2 thí sinh sau khi điều chỉnh không đủ điểm trúng tuyển theo mã xét tuyển đã đăng ký và đã bị buộc thôi học. Còn Trường ĐH Kinh tế quốc dân nhận được danh sách 5 thí sinh có điểm thi bị điều chỉnh, trong đó 2 thí sinh có điểm thấp hơn mức chuẩn nên bị xóa tên trong danh sách trúng tuyển.

UBND TP Hạ Long vừa đình chỉ cơ sở mầm non ở Quảng Ninh nghi bạo hành trẻ, giao công an điều tra, làm rõ, theo báo Người Đưa Tin. Ngày 14/4, UBND TP Hạ Long đã báo cáo UBND tỉnh về vụ bạo hành trẻ em vừa xảy ra ở trường mầm non tư thục Đồ Rê Mí, phường Hồng Hà. Sáng 12/4, ông Hoàng Văn Giới đến Công an phường Hồng Hà trình báo chuyện con gái ông bị bạo hành tại nhà trẻ Đồ Rê Mí hôm 11/4.

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Giáo dục đang mất ‘thiêng’, vì sao? TS Giáp Văn Dương bình luận: “Giáo dục và người thầy đã từng phần đánh mất con người bên trong để chạy theo những thứ bên ngoài, đánh mất nguồn gốc của nhân văn và ý nghĩa để đổi lấy điểm số, thành tích ảo, các thủ tục hành chính giáo dục… Hệ quả là giáo dục và người thầy, thay vì dẫn dắt và làm chủ, tràn đầy sức sống và ý nghĩa, đã đánh mất chính mình”.

Mời đọc thêm: Bộ Quốc phòng lên tiếng về thủ khoa trường quân sự được nâng điểm (LĐ). – Trường đại học trả học phí cho thí sinh được nâng điểm ở Hoà Bình năm 2018 (VTC). – Hàng loạt các ĐH, Học viện phát hiện thí sinh gian lận điểm thi THPT 2018 (MTG). – Lộ diện thí sinh Hoà Bình ‘gian lận’ đỗ ĐH Thương mại, Ngoại thương (TP).

Thí sinh Hòa Bình gian lận điểm thi bị đuổi học, trả về (GT). – Thí sinh gian lận điểm ở Hòa Bình, Sơn La có thể đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 (KTĐT). – Đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục nghi bạo hành trẻ (Zing). – Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh? (VOV).  

Môi trường ngày càng ô nhiễm

Tình hình ô nhiễm ở huyện Củ Chi: Dân khiếp hãi vì mùi hôi ở kênh Thầy Cai, theo báo Pháp Luật TP HCM. Một người dân sống gần khu công nghiệp Tân Phú Trung, nguồn xả thải vào kênh Thầy Cai, cho biết: “Khi mới về sống nơi đây tôi còn sử dụng nước dưới kênh để sinh hoạt hằng ngày. Nhưng thời điểm này thì không còn dám sử dụng vì nước không còn trong, đủ nguồn ô nhiễm trong nước”.

Báo Dân Việt đặt câu hỏi: UBND phường Đại Kim có “bảo kê” cho bãi tập kết phế liệu? Một người dân sống trong chung cư Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội nói về tình trạng bãi tập kết phế liệu gần đó ngang nhiên hoạt động: “Họ dùng máy ủi, máy xúc ngày đêm hoạt động gây ra tiếng ồn và khói bụi rất khó chịu. Đặc biệt, họ còn đốt cả rác thải khiến cho khói bay vào tòa nhà chung cư, làm ô nhiễm không khí”.

Mời đọc thêm: Dòng suối ở Biên Hòa ô nhiễm nặng vì người dân vô tư xả rác thải (LĐT). – TP.HCM: Kiến nghị xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường (MTĐT). – Kết luận nguyên nhân ngao chết hàng loạt tại Thanh Hóa (DT). – Quảng Trị: Những bất cập ở bãi xử lý rác thải Hải Lăng (XD). – Sương bụi có hại cho sức khỏe như thế nào? (TN).

***

Thêm một số tin: Sau 1975 vựa lúa miền Nam không cứu được cả nước ăn độn (BBC). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt cộng đồng người Việt tại Romania (TTXVN). – Ngày càng nhiều hành vi lệch chuẩn: Kỷ cương-phép nước không nghiêm? (VOV). – Phó thủ tướng chỉ đạo Hà Nội báo cáo việc xén đất công viên làm bãi đỗ xe (VNE). – Thay đổi quy hoạch, 3 dự án bị “vướng” có thể gây hệ lụy lớn? (ĐS&PL).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây