Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin tối 6-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên bàn về thế trận hỏa lực của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo các thông tin do Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) tổng hợp về quá trình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc: “Bắc Kinh đang hình thành một thế trận bao gồm khả năng tấn công từ xa bằng chiến đấu cơ, kết hợp cùng hệ thống tên lửa đối không và tên lửa đối hải để chống tiếp cận” tại các căn cứ tiền phương ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Bản tin tối 16-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Manila và Bắc Kinh sẽ họp bàn cùng thăm dò dầu khí Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano thông báo: “Philippines và Trung Quốc họp bàn vào tháng tới về việc thực hiện thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông”. Vấn đề này sẽ được thảo luận trong “một diễn đàn song phương tại Manila vào tháng tới”.

Tin Biển Đông: Mỹ lên tiếng tại Thượng đỉnh ASEAN, Trung Quốc đáp trả

BTV Tiếng Dân

5-11-2019

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN ở Bangkok, Thái Lan ngày 4/11/2019, Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ chỉ trích Trung Quốc “hăm dọa” ở Biển Đông, VOV đưa tin. Tại Hội nghị, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien lên tiếng chỉ trích Trung Quốc có các hành vi “hăm dọa” và “cản trở” các nước láng giềng khai thác nguồn dự trữ dầu khí ở Biển Đông. 

Phiên xử thứ nhất vụ cựu lãnh đạo Đà Nẵng giao “đất vàng” cho Vũ “nhôm”

BTV Tiếng Dân

2-1-2020

Sáng ngày 2/1/2020, TAND TP Hà Nội bắt đầu xét xử 21 bị cáo trong vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, xảy ra ở TP Đà Nẵng, khiến ngân sách nhà nước thiệt hại khoảng 22.043 tỉ đồng.

Bản tin ngày 5-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc ra dự thảo luật cho phép hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài. Hôm 4/11, Đại hội ĐBND toàn quốc TQ công bố dự thảo, cho rằng hải cảnh TQ “có quyền dùng vũ lực xua đuổi các tàu nước ngoài xâm nhập cái gọi là lãnh hải Trung Quốc hoặc thẩm vấn các thuyền viên”.

Thông tin này được công bố trong bối cảnh tàu hải cảnh TQ “gia tăng hiện diện ở Biển Đông, có những hành động phi pháp, quấy rối tàu của một số nước trong khu vực, trong đó có tàu của ngư dân Việt Nam”. Trước khi có dự thảo này, nhiều ngư dân VN là nạn nhân của các tàu hải cảnh TQ, đã bị họ rượt đuổi, đâm chìm, ngư dân bị bắt bớ, đánh đập, tra tấn… Những thông tin này có thể tìm thấy trên mặt báo VN trong nhiều năm qua.

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển, VOV đưa tin. Trả lời câu hỏi về vụ TQ công bố dự thảo, cho phép cảnh sát biển nước này sử dụng vũ khí trong vùng biển do TQ kiểm soát nói trên, ông Dương Hoài Nam cho biết: 

“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ việc các giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”. Toàn những lời lẽ lặp đi lặp lại như cái loa rè, ông Nam nghĩ rằng, có thể mang ra bảo vệ được ngư dân VN khi gặp phải tàu TQ?

Ngư dân thoát nạn khi bị “tàu lạ” đâm chìm tàu, lại gặp “bánh vẽ”: Tàu ngư dân bị đâm chìm, tỉnh Quảng Ngãi hứa cho tiền đóng lại nhưng 6 tháng qua không giải ngân, theo trang Đầu tư Tài chính VN. Đó là tàu cá số hiệu QNg 90617 TS, do ông Trần Hồng Thọ ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi làm chủ, hành nghề tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đã bị tàu TQ đâm chìm sáng ngày 2/4.

Dù bị tàu TQ đâm chìm, nhưng bài báo không dám gọi tên, mà chỉ ghi là “bị tàu cá nước ngoài đâm chìm”. Tỉnh Quảng Ngãi đã hứa chi một nửa giá trị con tàu để đóng lại tàu mới cho ông Thọ, còn Quỹ nhân đạo nghề cá Quảng Ngãi hứa chi nửa còn lại.

Nhưng đến nay đã 7 tháng trôi qua, chưa ai chi đồng nào cho tàu của ông Thọ “vì không biết ai là người chi trước”, đó là thông tin do ĐBQH Nguyễn Việt Thắng kể lại trong hội trường QH sáng nay. Nghị Thắng đưa ra đề xuất rất khó thành sự thật dưới chế độ này: “Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chính phủ cần có một lực lượng chấp pháp mạnh trên Biển Đông, đủ mạnh, đủ phòng ngừa, răn đe để bảo vệ vùng biển Việt Nam, bảo vệ nguồn lợi Việt Nam và bảo vệ ngư dân Việt Nam”.

Mời đọc thêm: Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lập ADIZ ở Biển Đông? (TN). – Giữa căng thẳng ở biển Hoa Đông, Trung Quốc cho phép sử dụng vũ khí tại vùng biển tranh chấp (TG&VN). – Nhật Bản lo ngại dự luật mới của Trung Quốc đe dọa an ninh biển Hoa Đông (VOV). – Hải cảnh TQ liên tục xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản (Infonet). – ‘Đừng tùy tiện so sánh vấn đề thủy điện với Biển Đông’ (Zing). 

Chưa hết tranh cãi về thủy điện

Báo Người Đưa Tin có bài tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia: “Vì sao ngày nay chúng ta phản đối thủy điện nhỏ?”  PGS.TS Trần Tân Văn, Viện trưởng viện Khoáng sản và Địa chất phân tích, thủy điện chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực kia, khiến người dân thay vì được hưởng nước tự nhiên, thì nước bị mất đi, dẫn đến tác động địa chất. 

Ông Tân dẫn chứng trường hợp bên Ý hồi năm 1963, một thủy điện của nước này “ngay khi được kích hoạt đã có một khối đất lớn trượt xuống hồ, đẩy nước tràn mặt, trượt ra khỏi lòng hồ, quét đi cả một thị trấn, làm chết gần 2.000 người”, rồi kết luận: “Chúng ta cần phải tính toán kỹ lưỡng về tác động của thủy điện trong việc điều tiết lũ, tránh việc trượt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hết chuyên gia này đến chuyên gia khác cảnh báo về thủy điện, nhưng vẫn có quan chức xem thủy điện cao hơn mạng dân. Trang Pháp Luật và Xã Hội dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lũ lụt, sạt lở đất không phải vì thủy điện nhỏ. Vẫn là kiểu thanh minh bằng cách đổ tội cho trời: “Hiện trạng của tất cả các điểm vừa rồi xảy ra, nó là tổ hợp các dạng thiên tai. Trong 4 cơn bão thì cơn bão số 9 là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua. Cùng với đó là, trạng thái vùng áp suất duy trì rất lâu ở miền Trung và nó tạo ra lượng mưa đã vượt qua các chỉ số đo lịch sử”

Trong lúc Bộ trưởng Bộ TN&MT tiếp tục bảo vệ thủy điện bằng mọi giá, báo Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin: Thủy điện Plei Kần tự ý tích nước, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng. Từ ngày 28/10, Đoàn liên ngành tỉnh Kon Tum đã kiểm tra thực tế và xác định Thủy điện Plei Kần “đang tích nước trái phép, mực nước hồ chứa đang ở cao trình 609,4 m… Đường đi vào khu sản xuất của các hộ dân ở khu vực lòng hồ đã bị nước làm ngập”, vào là thời điểm mưa lũ sau bão số 9, vẫn đang tác động đến miền Trung.

Sở Công thương tỉnh Kon Tum đề nghị Công ty Tấn Phát dừng ngay việc tích nước trái phép tại công trình Thủy điện Plei Kần và “chịu trách nhiệm về an toàn tính mạng và tài sản của người dân do việc tích nước trái phép”. Đến nay vẫn không có gì biến chuyển, Sở CT tỉnh Kon Tum đã báo cáo vụ việc theo chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND tỉnh Kon Tum ‘ra tay’ vụ thuỷ điện tích nước trái phép, theo báo Tiền Phong.

UBND tỉnh Kon Tum lặp lại những yêu cầu của Sở CT tỉnh này, yêu cầu Công ty Tấn Phát “dừng ngay việc tích nước trái phép tại công trình Thuỷ điện Plei Kần, chỉ được tích nước khi được cấp có thẩm quyền cho phép”. UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu công ty này thực hiện các cam kết với UBND huyện Ngọc Hồi và Đắk Tô “sớm hoàn thành việc khắc phục đường, cầu đi vào khu sản xuất”.

Thủy điện Plei Kần tự ý tích nước, bất chấp chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước. Ảnh: BVPL

Mời đọc thêm: Cần điều tra, đánh giá lại về sạt lở đất sau loạt sự cố ở miền Trung (Tin Tức). – Thủy điện, hồ chứa có làm gia tăng lũ lụt? (TP). – Điều trông thấy từ sạt lở đất, núi ở Việt Nam? (KT). – 3 giải pháp phòng chống sạt lở đất ở Nhật Bản (KTĐT). – TT-Huế yêu cầu ngưng mọi hoạt động xây dựng tại thủy điện Rào Trăng 3 (VNN). – UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo xử lý vụ thủy điện tự ý tích nước (NNVN).

BV Mắt thành Hồ bị khám xét

Sáng nay, công an khám xét nơi làm việc của Giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM, VOV đưa tin. Lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an, Viện Kiểm sát và một số đơn vị chức năng cùng khám xét Bệnh viện Mắt TP HCM “theo thủ tục tố tụng hình sự để phục vụ điều tra những dấu hiệu sai phạm về đấu thầu, nâng giá thiết bị thủy tinh thể nhân tạo tại bệnh viện này”.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khám xét nơi làm việc của Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM. Ảnh: VOV

Hôm qua, cơ quan CSĐT đã khám xét phòng Giám đốc bệnh viện và một số phòng ban chức năng với sự có mặt của đại diện Viện KSND tối cao, đồng thời làm việc với những cá nhân có liên quan và thu giữ nhiều thùng tài liệu, hồ sơ. Công an cũng đã làm việc với GĐ BV Mắt TP HCM Nguyễn Minh Khải, thu thập một thùng tài liệu, rồi đưa cả người và tài liệu về trụ sở công an.

Báo Tuổi Trẻ có clip: Bộ Công an khám xét Bệnh viện Mắt TP HCM.

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Sở Y tế TP.HCM nói về vụ việc xảy ra tại Bệnh viện mắt TP. BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, ban giám đốc Sở này vẫn chưa có thông tin liên quan vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP HCM: “Tuy nhiên nếu như lãnh đạo Bệnh viện Mắt TP.HCM bị cơ quan điều tra tạm giữ thì Sở Y tế TP.HCM sẽ phân công người tạm thời thay thế để điều hành công việc”.

Mời đọc thêm: Bộ Công an khám xét Bệnh viện Mắt TP. HCM (GDTĐ). – Bộ Công an khám xét nơi làm việc của Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM (GT). – Vì sao công an khám xét phòng làm việc của lãnh đạo Bệnh viện Mắt TP.HCM? (VTC). – Tướng Tô Ân Xô nói về việc khám xét ở BV Mắt TP.HCM (PLTP). 

Cập nhật tin bầu cử Mỹ

Theo số liệu từ Fox News cập nhật, ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân Chủ đã cận kề chiến thắng với 264 phiếu đại cử tri, trong khi Tổng thống đương nhiệm Donald Trump chỉ có 214 phiếu. Ông Biden có được số phiếu trên nhờ chiến thắng ở bang Wisconsin và Michigan, bây giờ chỉ cần ông thắng thêm một trong 4 bang “chiến trường” Nevada, Georgia, Pennsylvania, North Carolia, là chắc chắn ông có đủ số phiếu để trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46. 

Ảnh chụp màn hình Fox News, kết quả tạm thời của hai ứng viên.

Ở bang Gerogia, chúng tôi ghi nhận, số phiếu cách biệt giữa hai ứng cử viên hiện tại đang được thu hẹp. Ông Biden hiện có được 2.414.651 phiếu, ông Trump được 2.432.799 phiếu. Ông Trump tạm thời dẫn trước 18.148 phiếu. Khả năng ông Biden giành thêm được bang này là rất lớn. Nếu thắng ở Georgina, ông Biden sẽ có thêm 16 phiếu cử tri đoàn.

Số phiếu cách biệt giữa hai ứng viên đang thu hẹp, chỉ còn 18.148 phiếu. Ảnh chụp màn hình từ Fox News

Sau vụ ông Trump yêu cầu dừng kiểm phiếu ở các bang bất lợi, người Mỹ xuống đường ủng hộ kiểm đến lá phiếu cuối cùng, báo Tuổi Trẻ đưa tin. “Nhiều người Mỹ nói rằng họ sẽ xuống đường để tuần hành phản đối lời kêu gọi ngừng kiểm phiếu của ông Trump. Nhiều người thừa nhận họ đang lo lắng quá mức đến nỗi phải nhờ đến caffeine hoặc cứ luôn bị phân tâm khi làm việc”.

Nhiều người dân tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania hôm 4/11, cầm bảng hiệu tham gia cuộc biểu tình đòi kiểm phiếu công bằng và kiểm mọi lá phiếu. Ảnh: Reuters/ TT

Báo Guardian có clip ghi lại khẩu hiệu của người biểu tình yêu cầu “tính từng lá phiếu”: Người biểu tình tụ tập trong tình hình bầu cử Mỹ đã tới hồi kết.

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, khi trả lời câu hỏi về tác động của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đối với quan hệ Việt – Mỹ, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao nói: “Tổng thống nào cũng sẽ ủng hộ quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ”, VOV đưa tin. Ông Dương Hoài Nam cho rằng, chỉ có người Mỹ mới có quyền quyết định Tổng thống trong 4 năm tới và nói thêm:

“Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước tiến dài với sự phát triển toàn diện, thực chất, và ngày càng đi vào chiều sâu, tạo nền tảng vững chắc để hai nước thúc đẩy, mở rộng quan hệ, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển khu vực cũng như trên thế giới. Chúng tôi tin tưởng Tổng thống Hoa Kỳ nào cũng sẽ ủng hộ tiến trình này”.

VOA có clip về bầu cử Mỹ 2020: Hai nữ dân biểu gốc Việt tái đắc cử.

Mời đọc thêm:  Bầu cử Mỹ: Kiểm chứng những cáo buộc về cuộc bỏ phiếu ở Pennsylvania (BBC). – Bầu cử Mỹ: OSCE bác bỏ lập luận của TT Trump về các vụ “gian lận” — Bầu cử Mỹ 2020 : Bốn bang vẫn nắm giữ vận mệnh tổng thống Hoa Kỳ thứ 46 (RFI). – Bầu cử Mỹ: Tình thế Georgia xoay chuyển, ông Biden có thể thắng thêm 16 phiếu? (TN). – Bầu cử Mỹ: Biden tiến gần hơn đến Nhà Trắng (RFI).

Hai kịch bản có thể xảy ra nếu ông Donald Trump không chịu nhận thua (DNVN). 5 lĩnh vực quan trọng ở Mỹ chịu tác động ra sao từ kết quả bầu cử? (ĐTCK). – Người biểu tình có vũ khí vây điểm bỏ phiếu ở Mỹ (Zing). – Bầu cử tổng thống Mỹ gây bất ổn kinh tế Canada (BNews). – Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhận định về quan hệ Mỹ – Trung nếu ông Biden thắng cử (TQ). 

***

Thêm một số tin: Facebook, Google đang bào mòn doanh thu, nguồn lực báo chí Việt Nam (Zing). – Văn phòng Chính phủ yêu cầu báo cáo vụ nổ pháo hoa ở Phú Thọ trước 15/11 (RFA). – Thông tin chính thức về vụ hơn 100 học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trãi bất ngờ nghỉ học (KTĐT).

Bản tin sáng 17-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Chính sách Mỹ ở Biển Đông ‘khởi động lại’ sau khi đổi ngoại trưởng, VOA đưa tin. Theo đó, chuyện ông Rex Tillerson bị Tổng thống Trump sa thải khỏi chức ngoại trưởng ngày 13/3/2018 “sẽ khởi đầu lại chính sách đối ngoại của Washington ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp”.

Theo GS Alan Chong từ Singapore, ông Mike Pompeo, người vừa được chỉ định làm tân Ngoại trưởng Mỹ là một nhân vật “diều hâu” về chính sách đối ngoại. “Ngay bây giờ, ông có một cơ hội để đưa chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông ra ngoài phạm vi quân sự”.

Bản tin ngày 10-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài phỏng vấn cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, David Shear: TT Mỹ sẽ bàn vấn đề biển Đông khi gặp lãnh đạo VN tại Hà Nội. Về ngoại giao, ông David Shear nói: Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam phải rất cẩn trọng trong việc cùng lúc duy trì một quan hệ ổn định với Trung Quốc và đẩy mạnh quan hệ với Mỹ. Đây là một cuộc chơi về ngoại giao trong khu vực Đông Nam Á và trên biển Đông. Và trong ngoại giao, sự cân bằng là mọi thứ. Việt Nam đang có một sự cân bằng tốt với Trung Quốc bằng việc thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ và tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Mỹ để có thể duy trì sự cân bằng đó”.

VOA đưa tin: Mỹ ‘thẳng thắn’ về Biển Đông khi ông Trump đến TQ. Dẫn lời Ngoại trưởng Tillerson, nói với các nhà báo: “Chúng tôi nhấn mạnh việc duy trì tự do hàng hải, các bên tranh chấp phải tuân thủ luật pháp quốc tế và phải ngừng việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhằm tối đa hóa triển vọng cho ngoại giao thành công”.

Bản tin Biển Đông ngày 18/8/2018

BTV Tiếng Dân

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc

Một số điểm then chốt trong báo cáo của GS Andrew Erickson

1. Trung Quốc không muốn liều lĩnh gây nguy hiểm cho sự ổn định trong khu vực, yếu tố vẫn còn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Nhưng Trung Quốc sẵn sàng sử dụng các biện pháp cưỡng bức (coercive measures) để thúc đẩy lợi ích của mình và giảm thiểu sự phản đối của các nước khác. 

Bản tin ngày 23-11-2018

Tin Biển Đông

Việt Nam ‘kiên quyết phản đối’ TQ xây dựng ở Biển Đông, theo VOA. Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 22/11, bà Nguyễn Phương Trà, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Việc Trung Quốc tiếp tục tiến hành các hoạt động trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này… làm phức tạp, căng thẳng tình hình ở Biển Đông”.

Bản tin tối 20-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Thời báo Hoàn Cầu sao lại đăng bài cổ súy Trung Quốc “dùng gậy” với Việt Nam? Bài viết giới thiệu phần cuối của bài báo trên Hoàn Cầu Thời báo về vụ thảm sát Gạc Ma được đăng đúng dịp Việt Nam tưởng niệm 30 năm xảy ra cuộc chiến giành lãnh hải ở quần đảo Trường Sa, cùng với nhận định sai lệch và xuyên tạc của tác giả Bổ Nhất Đao về sự kiện Gạc Ma.

Về quan điểm của ông Đao cổ vũ Trung Quốc “dùng gậy” với Việt Nam để bảo vệ các phần lãnh hải Trung Quốc cướp được ở Biển Đông, bài viết nhận định: “Tác giả Bổ Nhất Đao lại cho thấy sự hiểu biết hời hợt, nông cạn về lịch sử cũng như pháp lý liên quan đến tranh chấp biên giới lãnh thổ và tranh chấp ứng dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trên Biển Đông”.

Bản tin ngày 29-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VnExpress đưa tin: Trung Quốc tiếp tục diễn tập tại Biển Đông. Cuộc tập trận kéo dài 2 ngày đã được Cục Hải sự TQ thông báo từ ngày 26/3, bắt đầu diễn ra hôm nay, kéo dài đến hết ngày mai 30/3, ở khu vực phía đông đảo Hải Nam. Chuyên gia Collin Koh từ ĐH Công nghệ Nanyang của Singapore nhận định: “Cuộc diễn tập của Trung Quốc góp phần làm tăng căng thẳng. Dù tình hình hiện nay tương đối tĩnh lặng khi tất cả đều kiềm chế, không có gì đảm bảo xu hướng này sẽ tiếp diễn”.

Bản tin ngày 8-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Mỹ-Trung căng thẳng, Biển Đông năm 2021 sẽ thế nào? Nhà nghiên cứu Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng, trong 18 tháng tới, căng thẳng vẫn sẽ tiếp diễn ở Biển Đông. “Quan hệ Mỹ-Trung sẽ còn tệ thêm bất kể tổng thống Mỹ mới tới đây là ai. TQ và Mỹ sẽ tiếp tục tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông, làm tăng nguy cơ đối đầu. Việc gia tăng căng thẳng ở eo biển Đài Loan cũng sẽ ảnh hưởng đến tranh chấp Biển Đông”

Cập nhật tin chống dịch Covid-19 ở Việt Nam

BTV Tiếng Dân

14-6-2021

Ổ dịch mới ở bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM đang thu hút sự chú ý của mọi người. Bắt đầu từ 3 trường hợp dương tính với Covid-19 được ghi nhận vào chiều 12/6, số người liên quan đến chuỗi lây nhiễm này đã lên thành 22 vào buổi tối cùng ngày. Đến chiều ngày 13/6, Bộ Y tế cập nhật, có 53 nhân viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM dương tính với Covid-19. Ngay cả ổ dịch ở BV Bệnh nhiệt đới TƯ ngoài Hà Nội cũng chưa từng ghi nhận mức tăng số ca nhiễm nhanh như vậy, chỉ trong 24 tiếng.

Phiên xử thứ 3 vụ nhà đất công sản vào tay Vũ “nhôm”

BTV Tiếng Dân

4-1-2020

Vũ nhôm và các đồng phạm tại phiên tòa ngày 4/1/2020. Ảnh: VNE

Sau một ngày bị cách ly để HĐXX TAND TP Hà Nội xét hỏi các cựu lãnh đạo, quan chức TP Đà Nẵng về mối quan hệ giữa Bí thư Nguyễn Bá Thanh với thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, đến phiên xử ngày 4/1/2020, Vũ đã được đưa ra xét hỏi. Báo Người Lao Động đưa tin về diễn biến phiên tòa sáng 4/1: Phan Văn Anh Vũ không muốn bị gọi là Vũ “nhôm”, đề nghị trả lại đồng hồ Rolex.

COVID-19: Thế giới lo lắng, Việt Nam “chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ”

BTV Tiếng Dân

28-2-2020

Theo dữ liệu từ trang Worldometers cập nhập lúc 11h tối 27/2/2020, giờ Việt Nam, số ca nhiễm trên toàn cầu đã lên tới 82.589 người, trong đó có 2.814 người tử vong.

Bản tin ngày 25-10-2018

Tin Biển Đông

Báo Asia Times dẫn báo cáo của Lầu Năm Góc, cảnh báo nguy cơ từ đội tàu cá Trung Quốc, là lực lượng ngư dân hùng hậu đóng vai trò “hạm đội thứ 3” của Trung Quốc, bên cạnh lực lượng hải quân và hải cảnh nước này. Báo cáo cho biết: “Lực lượng này được trả lương nên hầu như không có chức năng đánh bắt để kiếm nguồn thu về thương mại mà đóng vai trò lớn trong những hoạt động dọa dẫm nhằm phục vụ mục đích chính trị của Trung Quốc“.

Bản tin ngày 9-4-2019

Tin Biển Đông

Tàu kiểm ngư Việt Nam đẩy đuổi hai tàu đánh cá nước ngoài, VnExpress đưa tin. Ông Võ Khôi Thành, Phó chi cục trưởng kiểm ngư Vùng 1 Việt Nam cho biết, khoảng 10 giờ 30 sáng 7/4/2019, đơn vị này vừa đẩy đuổi nhiều tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển phía Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ. Khi tàu VN tới gần, các tàu đánh bắt trái phép “vội vàng tháo chạy về phía vùng biển Trung Quốc”.

Thiên tai dồn dập…

BTV Tiếng Dân

Sau một ngày tìm kiếm, tối nay, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm được 13 quân nhân, cán bộ mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3, báo Tiền Phong đưa tin. Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thông báo, có gần 1.000 người cùng 189 phương tiện các loại và 3 chó nghiệp vụ, tham gia tìm kiếm, nhưng vẫn chưa tìm được đoàn công tác 13 người mất tích tại khu vực trạm Kiểm lâm 67 vào tối 12/10.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 về Đá Chữ Thập nghỉ ngơi, sau ba đợt quấy phá

BTV Tiếng Dân

24-9-2019

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa trưa 23/9/2019 qua bản đồ AIS vệ tinh. Sáng 23/9, tàu Hải Dương 8 cùng 4 tàu hải cảnh hộ tống đã về đến Đá Chữ Thập, kết thúc đợt quấy phá thứ 3 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng tàu 45111 trong nhóm tàu hộ tống Hải Dương 8 lại rẽ ngang và đi rất chậm hướng về khu vực lô dầu 06.1. Đây là chỉ báo cho thấy, tàu TQ thực hiện đợt nghỉ ngơi, lấy lại sức như 2 lần tạm nghỉ trước đó.

Bản tin ngày 25-9-2019

Tin Biển Đông

Vụ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng khu vực Bãi Tư Chính thuộc “chủ quyền” Trung Quốc, rồi 4 ngày sau, có mặt ở Trung Quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng lợi ích Việt Nam, RFA đặt câu hỏi: Liệu có phải đấy là trò tung hứng nguy hiểm?

Bản tin ngày 11-6-2019

Tin Biển Đông

Bài thứ nhất trong loạt bài trên báo Thanh Niên về 5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa: Bãi đá Huy Gơ. Đá Huy Gơ nằm trong cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm từ ngày 28/2/1988. Quá trình bồi đắp bắt đầu từ “tháng 1.2014, tàu Thiên Kình của Trung Quốc hoạt động suốt ngày đêm bồi đắp đảo. Đến thời điểm hiện nay, căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ đã hoàn tất”.

Bản tin ngày 3-2-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên dẫn lời chuyên gia Úc: Khả năng Trung Quốc ‘châm ngòi khủng hoảng quân sự’ với Đài Loan. Ông Peter Jennings, GĐ Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI), dự đoán, TQ có thể sẽ “thử các giới hạn”: “Điều này sẽ làm gia tăng khả năng có khủng hoảng lớn liên quan Đài Loan hoặc biển Hoa Đông trong năm 2021”. Khủng hoảng ở đây là các hoạt động phá hoại ở quy mô chiến thuật xung quanh Đài Loan. 

Bản tin ngày 19-9-2018

Nhân quyền ở Việt Nam

Ông Ngô Văn Dũng, một nhà hoạt động nhân quyền đã bị mất tích suốt hai tuần qua. Hôm 4/9/2018, bà Huỳnh Thị Kim Nga, vợ ông Dũng, nhận được tin báo rằng chồng bà đã bị bắt trong lúc biểu tình. Bà Nga lặn lội hàng trăm cây số từ Đăk Lăk đến công an phường Bến Nghé, TPHCM, tìm chồng, nhưng công an ở đây nói rằng ông Dũng đã bị chuyển về công an địa phương. Bà Nga trở về địa phương, nhưng công an Đắk Lắk phủ nhận, không giam giữ ông Dũng.

Bản tin ngày 23-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Hôm nay, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nêu vụ kiện Biển Đông ra Liên Hợp Quốc, VnExpress đưa tin. Lần đầu tiên phát biểu trước LHQ, Tổng thống Philippines đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của TQ ở Biển Đông: “Phán quyết hiện là một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài sự thỏa hiệp và ngoài tầm với của các chính phủ muốn buông lỏng hoặc không thừa nhận”.

Bản tin ngày 19-3-2019

Tin Biển Đông

BBC có bài phỏng vấn GS Nguyễn Đình Phú: Đường Lưỡi bò và cuộc chiến âm thầm của một người Việt ở Mỹ. Ông Phú cho biết: “Qua theo dõi, nghiên cứu, tôi thấy chính phủ Trung Quốc luôn có dã tâm độc chiếm Biển Đông, và Đường Lưỡi bò phi pháp là một phương tiện”. Bên cạnh các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, củng cố căn cứ trên các đảo nhân tạo, tập trận thường xuyên và ra lệnh cấm bắt cá, Trung Quốc còn tiến hành cuộc “xâm lược mềm” bằng các bản đồ, ấn phẩm chứa đựng yêu sách của Bắc Kinh.  

Bản tin ngày 16-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

RFA đưa tin: Trung Quốc thông báo tập trận, cấm tàu bè vào Biển Đông. Hôm 16-11-2020, tài khoản Twitter của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đăng “tấm ảnh đảo Duy Mộng (thuộc quần đảo Hoàng Sa) kèm thông báo tập trận ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và cấm tàu bè qua lại”. RFA dẫn lại thông báo của Nhân dân Nhật báo: “Trung Quốc sẽ tiến hành huấn luyện quân sự tại Biển Nam Trung Hoa từ ngày 17 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11; việc đi vào sẽ bị cấm”

Bản tin ngày 24-6-2020

BTV Tiếng Dân

24-6-2020

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Malaysia sẽ khởi tố thuyền viên Việt Nam ‘đánh bắt trái phép’. Bài báo dẫn nguồn từ Reuters, cho biết, Tổng giám đốc Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia Mohd Zubil Mat Som nói rằng, nước này thường hay trả tự do cho các thuyền Việt Nam bị phát hiện đánh bắt cá trong vùng biển của họ nhưng từ nay chính quyền sẽ bắt giam họ, sau khi có thêm nhiều thuyền viên bị truy đuổi kể từ dịch Covid-19 bùng phát hồi giữa tháng 3.

Bản tin ngày 29-11-2019

Trước phiên xử Mobifone mua AVG

Thông tin trước phiên xử vụ AVG: Lần đầu 3 kiểm sát viên cao cấp giữ quyền công tố, theo VOV. TAND TP Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ Mobifone mua cổ phần của AVG, các bị cáo chính gồm 2 cựu Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn; Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch HĐQT AVG; Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch HĐTV MobiFone; Võ Văn Mạnh, GĐ Công ty thẩm định AMAX.

Tin Biển Đông: Chiến hạm Quang Trung ở đâu?

BTV Tiếng Dân

28-8-2019

Bộ Quốc phòng Mỹ lên án Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt Nam, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố: “Bộ Quốc phòng Mỹ cực kỳ quan ngại trước các nỗ lực liên tục của Trung Quốc khi vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc còn tái diễn sự can thiệp mang tính áp bức nhằm vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông”.

Dân lo đối phó với thiên tai, quan bận lo đại hội đảng

BTV Tiếng Dân

Vụ sạt lở ở trạm kiểm lâm 67 đã chôn vùi 13 người trong đoàn cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3. Tối nay, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 13 thi thể cán bộ, chiến sĩ bị nạn ở Trạm Quản lý rừng tiểu khu 67, VOV đưa tin. Trong số những người bị chôn vùi tối 12/10, có Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Văn Bình và thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh quân khu 4.