Mùng 2 Tết năm nào tôi cũng ghé thăm nhà người bạn, trước là chúc Tết gia đình, sau là thắp nén nhang nhân ngày giỗ của người em anh. Người đã hy sinh ở Campuchia, người lính ở Mặt trận biên giới Tây Nam.
Tình cờ, mùng 2 năm nay trùng ngày 17/02. Ngày này, cách nay 37 năm về trước, tức ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã đưa quân xâm lăng nước ta ở biên giới phía Bắc. Quân Trung Quốc gặp phải sự chống trả kiên cường của Quân đội và Địa phương quân nước ta, nên không thực hiện được mưu đồ bành trướng, hay ý đồ ‘xóa sổ Việt Nam’ của Đặng Tiểu Bình.
(Hôm trước tôi mới chỉ đặt nghi vấn. Sau khi chạy phần mềm phân tích và đọc chi tiết hai bài, thì tôi khẳng định chắc chắn là ông Nhạ đã tự đạo văn).
Một trong những nguyên tắc về đạo đức trong khoa học là, trong một bài báo nghiên cứu, khi sao chép lại cái gì từ đâu thì phải nói rõ đây là sao chép. Nếu không thì phạm tội đạo văn (nếu là copy của người khác nhận vơ thành của mình) hay tự đạo văn (nếu là copy lại cái cũ của chính mình đã công bố chính thức, giả vờ là mới). Các sinh viên ở các trường tốt
ngay từ khi làm luận văn tốt nghiệp cũng phải biết nguyên tắc đạo đức này, nếu bị phát hiện đạo văn hay tự đạo văn sẽ bị đánh trượt hoặc đuổi học.
Đây là tết thứ 6 kể từ năm 2011 đến nay, chúng tôi có mặt vào phút giao thừa để chúc tết bà con dân oan ba miền. Gọi là chúc tết, nhưng có gì mà chúc khi tương lai mù mịt, nỗi oan ức, đau khổ của họ kéo dài hết năm này qua năm khác.
Có nhiều dân oan tôi không chỉ quen biết mà còn hiểu rõ hoàn cảnh của từng người. Họ là những người bị mất đất, mất nhà do chính quyền địa phương cấu kết với doanh nghiệp, với công an lạm dụng luật đất đai để cướp nhà cửa, ruộng đất của họ. Chính quyền đền bù cho họ vài trăm đồng/m2 nhưng họ phân lô bán với giá gấp mấy trăm lần. Đây là động cơ gây nên thảm cảnh dân oan ở Việt Nam, tỉnh thành nào cũng có.
Năm nào cũng vậy, giữa dòng người lũ lượt chuẩn bị Tết và giữa biển người kiếm lộc đầu năm, có vô số vợ con cán bộ tất bật đến các nơi “linh thiêng”, tôn giáo nào cũng được, dâng cúng rất rộng tay. Và giữa tiếng lâm râm khấn vái đó người ta nghe được cả những câu khuyến mãi: “Nếu Ngài cho chồng con năm mới may mắn, thu nhập khá thì cuối năm con sẽ cúng lớn hơn nữa”.
Nhưng không chỉ trông cậy vào vợ con và cũng không chờ đến cuối năm, nhiều cán bộ cho âm thầm tổ chức cúng “giải hạn” ngay tại cơ quan. Đặc biệt một số đơn vị công an len lén mời thầy cúng đến “hòa giải” với các oan hồn đã chết tại đồn.
Rồi không chỉ cán bộ cấp thấp, đến cả Trung tướng Công an Hữu Ước cũng khoe trên khắp báo đài vừa bỏ tiền túi xây xong một khu văn hóa tâm linh, có tên Tâm Linh Ước, bao gồm đình, chùa, nơi thờ tự, suối giải oan, và tháp giải oan. Và cao nhất mà quần chúng biết được cho đến nay là Đại tướng Công an kiêm Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong thời gian trị bệnh hiểm nghèo năm ngoái, ông cúng chùa Vĩnh Nghiêm một cặp đèn và lư hương trị giá 19 tỷ đồng. Chân đèn còn khắc dòng chữ: Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng.
Vụ dùng 1400 tỷ đồng tiền ngân sách xây dựng nghĩa trang dành cho quan chức (Nghĩa trang Yên Trung) không phải là chuyện gì mới. Lâu nay người ta vẫn nghe nói ông nọ bà kia người thì an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, người thì đưa vào Văn Điển, thậm chí nghe nói có danh nhân chết định đưa vào Mai Dịch nhưng do mức lương chưa đủ để được vào nghĩa trang này nên chết rồi mà phải nâng lương để hợp thức hóa. Cũng nghe nói là sở dĩ có cái nghĩa trang 1400 tỷ kia là do Mai Dịch không còn đủ chỗ.
Theo tôi biết thì giới có học ở Việt Nam không xem ông Vũ Khiêu là một trí thức. Trước bao nhiêu vấn nạn của đất nước ngày một gia tăng, ông chỉ “ngậm miệng ăn tiền” giữ thân để hưởng phú quý. Đảng và nhà nước độc tài VN chỉ xem những người có chút tiếng tăm, nhưng dễ bảo, biết cúi đầu hoặc yên lặng… là những trí thức tiêu biểu để Tết nhất đến thăm (!)
Dư luận lại dậy sóng sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 1.226 tân Giáo sư và tân Phó Giáo sư của năm 2017.
Có nhiều lý do để công chúng dè bỉu chuyện xét – đề nghị phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư của năm 2017.
Việt Nam bắt đầu xem xét – phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư từ năm 1976. Chức danh “Giáo sư”, “Phó Giáo sư” trở thành quan trọng vì chúng là học hàm do hệ thống công quyền trao tặng cho những người vừa được xem như tiên phong về học vấn, trụ cột trong lĩnh vực khoa học nào đó, vừa đã có những đóng góp đáng kể cho giáo dục – đào tạo tại Việt Nam.
Dân cư Long Phú sẽ lo lắng về tình huống có thể sẽ xấu nhất
Người viết sau khi gởi bài “Đây là lằn đỏ để đoạn tuyệt với nhiệt điện than tại Việt Nam” trên diễn đàn VOA, đã nhân danh Viet Ecology Foundation liên lạc với US ExIm Bank bày tỏ mối quan tâm và khuyến cáo ngân hàng này không nên tham dự vào dự án nhiệt điện than xả ô nhiễm và gây nguy hại ở Việt Nam. Thêm vào là phân tích chiến lược về bất lợi quốc tế cho Hoa Kỳ (HK) nếu HK giúp ngân hàng Nga thoát bế tắc tại Long Phú trong khi Liên Hiệp Quốc đang áp dụng biện pháp trừng phạt Nga vì quân đội Nga đã xâm lăng vào lãnh thổ Ukraine.
Ông cựu phó thủ tướng Vũ Khoan nói “Xóa nỗi nhục nước nghèo là sứ mạng lịch sử của người trẻ” rất giống với câu: “Đời tôi và các bạn chưa đòi được Hoàng Sa thì đời con cháu sẽ làm được” của ông Vũ Đức Đam.
Tôi thấy tư duy của các ông thật vô lý. Người trẻ hay con cháu muốn làm được gì đấy to lớn đẹp đẽ thì cũng cần một nền tảng. Không có cái móng nhà, người trẻ bỗng nhiên xây được tầng hai, tầng ba làm sao?
Chưa kể con cháu chúng ta sẽ phải kế thừa một đất nước yếu kém về mọi mặt, văn hoá băng hoại, kinh tế xách dép cho kẻ thù và từ đấy sẽ xách dép về quân sự, quốc phòng, ô nhiễm môi trường, giáo dục càng cải càng thối. Chỉ chăm chăm cho có nhiều PGT, GS mà không hề quan tâm thực sự tới chất lượng giáo dục. Kết quả là gọi là trí thức nhưng cứ ngủ miệt mài từ năm này qua năm khác.
Dư luận trong nước đang ồn ào về dự án nghĩa trang dành cho cán bộ cấp cao được xây dựng tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 1400 tỷ đồng.
Qua theo dõi thì thấy dường như Quốc hội không hề có bất cứ vai trò nào trong dự án này. Tức là dự án được quyết định hoàn toàn bởi Chính phủ mà không thông qua Quốc hội.
Bác cựu Phó thủ tướng nói trên báo rằng “Xóa nỗi nhục nước nghèo là ‘Sứ mạng lịch sử’ của người trẻ”. Nghe thì rất hay và kêu song có đôi điều cần nói lại với bác.
Thứ nhất, nghèo mà tử tế, trong sạch thì chả có gì phải nhục cả bác ạ. “Đói cho sạch, rách cho thơm” các cụ cũng đã dạy rồi. Với lại, nghèo về tiền nong không nhục, nghèo về văn hóa, tri thức mới đáng sợ, thưa bác!
Ông thủ tướng nói tổ quốc luôn lắng nghe hơi thở của bà con Việt Kiều. Tôi không biết theo ý của ông thì cụ thể những ai đã lắng nghe nhưng chắc hẳn ông là một trong những người ấy.
Đã lắng nghe thì chắc hẳn ông biết rất rõ tâm tư của bà con Việt Kiều, nhưng để cho chắc thì tôi xin được chỉ ra mấy hơi thở tôi nghe được, biết đâu ông thủ tướng quá bận rộn mà bỏ sót.
LTS: Facebooker Phục Long sưu tầm những câu chữ khôi hài đã được ghi trên bia mộ của người chết. Quý độc giả hãy dựa vào những câu dưới đây để viết bia mộ cho các quan tham, cửa quyền, háo danh, hống hách… những người mà đảng và nhà nước định cho họ vào lăng mộ 1.400 tỷ sắp xây này.
“Sự kết án thân chủ tôi là có động cơ chính trị. Việc ông ta sẽ bị kết án là được định sẵn từ trước. Nếu trong một phiên tòa xét xử đúng chuẩn mực nhà nước pháp quyền thì ông đã được trắng án. Việc từ bỏ, không tuyên án tử hình thì không làm thay đổi thực tế đây là một vụ xì căn đan. Tư pháp ở Việt Nam là không độc lập, mà tuân theo sự chỉ đạo chính trị của các nhà lãnh đạo Việt Nam”.
III. Hoang ngôn của các “bậc cao minh, hiền triết, trí thức” và “người của công chúng”
Phần 18: 1- Các bậc “cao minh”, “hiền triết”, “trí thức”
* Hoang ngôn:“Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, đứa cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”
Chiều nay, qua báo chí tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã ra quyết định kỷ luật tôi (Trần Đức Anh Sơn) với mức cảnh cáo. Từ giữa tháng 11/2017, tôi đã nhận được yêu cầu giải trình về những gì tôi viết trên Facebook trong 3 năm qua. Sau đó thì tôi đã trải qua 3 vòng kiểm điểm ở 3 cấp khác nhau trong 2 tháng qua theo quy trình vì đã vi phạm một số điều trong Quy định 47 “Về những điều đảng viên không được làm”.
Các vị lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước tự duyệt đề án xây dựng nghĩa trang trị giá 1.400 tỉ đồng với hằng trăm ha đất đai để “dành chôn cất các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước, các anh hùng, danh nhân” là các vị đã đương nhiên mặc định mình là người có công trạng cho đất nước còn trên cả anh hùng và danh nhân.
Lãnh đạo cao cấp không hề đồng nhất với người có công trạng.
Những điều tốt đẹp tôi viết về anh Nguyễn Công Khế trong những câu chuyện liên quan đến anh đã đăng trên báo Thanh Niên, trên blog và trên facebook này, giờ nếu phải viết lại thì một chữ cũng không thay đổi. Những người khác hiểu những bài viết đó như thế nào tôi không quan tâm, bạn bè tôi hầu hết hiểu đúng, dù có người phải đến 10 năm mới hiểu. Nhưng điều đáng buồn là chính anh Nguyễn Công Khế lại không hiểu thấu đáo được tư cách của tôi.
Một vở kịch do Sân khấu kịch Hồng Vân thực hiện; hơn “400 đầu tư liệu “50 năm – một mùa xuân lịch sử” được ra mắt; một cuộc “tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử” mang tên “Thành Đoàn tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968” được thực hiện; một chương trình cầu truyền hình về “bản hùng ca Mậu Thân” (có sự tham gia của Trần Hiếu, Quang Thọ, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy, Anh Bằng, Hạ Trâm…) được tổ chức… Chương trình “kỷ niệm Mậu Thân” thậm chí kéo dài đến mùng 5 Tết (với cái gọi là “Giao lưu nghệ thuật Đường chúng ta đi”)…
Chưa bao giờ màn tụng ca tập thể “hát trên những xác người” liên quan sự kiện Mậu Thân được tổ chức quy mô như thế này, một sự kiện mà các cuộc bắn giết đồng bào được nâng lên tầm “nghệ thuật”, là sự kiện mà các gương mặt khủng bố được khoác áo “biệt động thành” tập trung đông đảo và được ca ngợi như những anh hùng.
Mậu Thân không là một mặt trận giữa hai quân đội. Mậu Thân là một chiến dịch khủng bố nhằm vào thường dân với quy mô chưa từng có trong quân sử thế giới. Mậu Thân còn hơn tất cả những gì man rợ nhất mà toàn bộ chiều dài lịch sử cuộc chiến Việt Nam mang lại. Mậu Thân là sự kiện lớn nhất, kinh khủng nhất, man trá nhất mà cuộc chiến Việt Nam hiện tồn. Những thước phim và hình ảnh, với những phụ nữ ôm xác chồng hoặc con dại khóc tức tưởi tại Huế cũng như nhiều thành phố miền Nam khác, đã lột tả được sự tàn khốc và man rợ của “chiến dịch Mậu Thân”. Xem lại tất cả những bộ phim về chiến tranh Việt Nam và những hình ảnh liên quan Mậu Thân, không thấy có một cuộc “hưởng ứng” nào của “đồng bào” cả. “Hậu Mậu Thân” là những nhát cuốc chôn người thân và những nhát xẻng đào kiếm người nhà.
Những ngày này, có vô số gia đình miền Nam lẫn miền Bắc đang làm giỗ cho người thân chết trận Mậu Thân. Thay vì “hân hoan” “hát trên những xác người”, có lẽ cần tổ chức một lễ cầu siêu cho những người đã bị giết hoặc bị chết thảm hại khi bị đẩy vào chiến dịch thảm sát đồng bào trong sự kiện bi thảm này. Thay vì vỗ tay và phô bày những bàn chân đạp đổ bàn thờ của những người đã chết oan ức trong sự kiện bi thảm Mậu Thân, có lẽ cần nhìn lại rằng vấn đề đâm chém vào lịch sử có giúp gì cho việc hàn gắn dân tộc hay không. Thay vì hất văng bát nhang đang cúng giỗ cho những người đã mất, có lẽ cần cúi đầu xin lỗi đồng bào, tất cả đồng bào, Bắc cũng như Nam, về những sai lầm mà Mậu Thân mang lại. Thay vì và thay vì…, họ lại chỉ chứng tỏ họ là những sinh vật mang hình hài con người.
…
Những kẻ “hối hả hưởng cho hết cái uy quyền què cụt trong giây lát” (từ của ông Phan Nhật Nam) trong chiến dịch Mậu Thân tại Huế.
Và tôi không biết diễn tả như thế nào khi nhìn ba con người cúi đầu, co ro sợ hãi, đầy cảm giác nhục nhã trước đông đảo đồng bào. Viên công an, trong sắc phục ngành, đang thi hành trách vụ bằng cách “lột trần truồng” ba đồng bào tội nghiệp bằng những lời mô tả hùng hồn vang vang qua micro…
Xin hãy dừng lại ngay lập tức việc truy tìm 3 người phụ nữ và 1 người đàn ông để xin lỗi về việc họ bị công an bêu rêu cách đây mấy ngày. Nếu các anh vẫn tiếp tục, không khác gì việc sỉ nhục công khai họ thêm một lần nữa. Như thế tàn nhẫn lắm.
Chú Ba Quê Kiểng dắt một người tới uống cà phê, và giới thiệu:
– Đây là ông Thầy. Ông Thầy… Cãi nức tiếng trong lòng bà con cô bác. Dạ, còn đây là thằng Năm, Năm Tài xế. Hổm nghe ông Thầy khuyến khích “thưa kiện”, sực nhớ tới nó. Có chi bức xúc cứ giãi bày đi Năm. Ông Thầy coi sẽ giúp cho.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi “nhân rộng bản lĩnh, ý chí” của đội tuyển U23, trong khi “cơn sốt” bóng đá vẫn chưa hạ nhiệt, nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính quyền “cần có hành động thiết thực” và “không ‘vắt chanh bỏ vỏ’”.
Dù để vuột cúp vô địch U23 châu Á vào tay Uzbekistan, các cầu thủ đội bóng trẻ Việt Nam vẫn được chào đón như những người hùng, và gây tốn không ít giấy mực của truyền thông cũng như gây “bão” trên mạng.
Đội bóng đá U23 Việt Nam, từ một đội được coi là chỉ “lót đường” cho giải U23 châu Á, bỗng vươn vai Phù Đổng, đoạt Huy chương Bạc, là bất ngờ lớn. Vì không ai có thể tưởng tượng được trước đó. Chưa nói đến thắng Iraq và Qatar để vào chung kết mà ngay trong trận chung kết.
U23 chỉ thua ở phút cuối cùng của trận đấu dài 120 phút, là trận 120 phút liên tục lần thứ ba của giải, đặc biệt trong thời tiết khắc nghiệt. Tuyết rơi dày đặc! Thể trạng của người sống ở xứ nóng đột ngột phải đối đầu với tuyết giá, về phản ứng sinh học thì cơ thể đã không chịu nỗi, huống gì phải ra sân đấu?
Tờ Tuổi Trẻ vừa đăng một bài viết của ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang. Trong bài “Để người dân đừng đi Bình Dương, hãy làm như Đồng Tháp!”, ông Nhị – một viên chức cao cấp, tuy đã nghỉ hưu song vẫn trăn trở về tương lai An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung – kể rằng, trong vài năm gần đây, “đi Bình Dương” trở thành chuyện cửa miệng của nhiều cư dân An Giang.
Từ hồi bé tôi đã mê bóng đá. Nay sống ở xa quê hương, bóng đá vẫn là niềm đam mê của lão già hơn 9 bó này. Các cuộc thi bóng đá toàn thế giới, các châu lục, giải tòan quốc nước Anh, nước Pháp, nước Đức là môn giải trí tinh thần của tôi. Tất nhiên giải châu Á U23 năm nay cuốn hút tôi.
U23 VN gồm các chú thanh niên trung bình 21 tuổi, được huấn luyện viên Nam Hàn Pak Hang Seo dìu dắt có phương pháp, đã làm nên kỳ tích.
Sự phẫn nộ của hàng triệu người hâm mộ bóng đá trong và ngoài nước là đúng và chính đáng, nhưng họ trút cơn giận dữ, ném đá vào các cô người mẫu và hãng hàng không Vietjet Air là không đúng chỗ.
Tôi mơ lòng tự ái dân tộc xen lẫn tự hào dân tộc được dồn hết vào việc phát kiến canh tân đất nước.
Tôi mơ Việt Nam có thể “trả thù lịch sử” bằng việc “dội bom” xuống khắp Trung Quốc bằng hàng hóa và dịch vụ từ những công ty có tên “Hai Bà Trưng”, “Trần Hưng Đạo”, “Lý Thường Kiệt”… (như cách Nhật từng “trả thù” Mỹ sau Thế chiến thứ hai bằng chiến dịch “oanh tạc” hàng hóa khiến báo chí Mỹ phải khóc lên rằng “Nước Mỹ đang bị xâm lược”!).
Tôi mơ Việt Nam có thể trả được mối hận Hoàng Sa bằng việc có một công ty khổng lồ mang tên “Hoàng Sa” đặt tại Bắc Kinh thuê mướn hàng ngàn công nhân Trung Quốc.