Thư gởi các đảng viên của ĐCSVN: Trả lại thẻ đảng để nhận lại nhân phẩm Việt!

GS Lê Hữu Khóa

14-6-2018

Chào các bạn,

Tôi đã biết, đã quen những đảng viên của ĐCSVN và tôi đã đối thoại, đã tâm sự với họ về hiện trạng của dân tộc và tương lai của đất nước từ hơn 40 năm nay, và trong số đó, tôi nhận ra được là những người yêu nước muốn mang lại những điều hay, đẹp, tốt, lành tới đồng bào, cho Việt tộc. Nhưng trong cuộc đối thoại này, tôi xin phép được nêu ra một khoảng cách, tức là sự cách biệt giữa những đảng viên yêu nước, thương dân này với các lãnh đạo hiện nay của ĐCSVN, đã mang nhục hiệu: hèn với giặc, ác với dân. Vì chính trong nội bộ lãnh đạo, có những kẻ đã phản bội lý tưởng yêu nước, thương dân, chúng tham quyền để tham nhũng, trong bọn này có kẻ mang dã tâm bán nước, nhấn đạp tiền đồ tổ tiên của Việt tộc xuống thấp để đưa tư lợi lên ngập mặt, ngập mắt của chúng, dùng tà quyền để vùi lấp nhân quyền, dùng bạo quyền đàn áp dân chủ.

Pháp luật không vì công lí

Phạm Đình Trọng

9-5-2020

Chính quyền vì người dân và pháp luật vì công lí là hai thành tố cơ bản nhất, quyết định nhất, tạo nên nền tảng bền vững của một xã hội, một nhà nước, một thể chế.

Lại những chuyện đặc khu

Văn Biển

17-6-2018

Thư ngỏ gửi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân

Mượn tuổi tác xin được gọi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là Thím Ngân cho thân mật. Tác giả bức thư ngỏ này còn mấy tháng nữa là bước vào tuổi 90.

Tôn giáo bắt đầu từ đây

Nhân Trần

19-5-2020

Chủ nghĩa Cộng sản là một chủ thuyết vô thần. Trong các trường đại học từ trước năm 1991 có môn học “Chủ nghĩa vô thần khoa học” họ tập hợp tất cả các triết thuyết bài xích thần linh từ cổ đại tới hiện đại. Đặc biệt là đề cao tư tưởng của Karl Marx về tôn giáo “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Ông Trọng thiếu tôn trọng pháp luật

FB Huỳnh Ngọc Chênh

20-6-2018

Ảnh: internet

Phát biểu trước công chúng về việc kê khai và công khai tài sản của cán bộ và công chức nhằm phòng chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân”.

Ông là người giương cao ngọn cờ chống tham nhũng, không biết ông chống tham nhũng nhằm mục đích gì lại nói như vậy. Ông không hiểu rằng chống tham nhũng là quan trọng nhưng phòng không cho tham nhũng xảy ra còn quan trọng hơn.

Ái quốc dưới ngọn cờ dân chủ

Lê Minh Nguyên

9-6-2020

Yêu nước thì con dân Việt Nam nào cũng yêu nước, và đa số yêu nước rất nồng nàn. Nhưng câu hỏi được đặt ra là “yêu nước dưới ngọn cờ dân chủ” hay “dân chủ dưới ngọn cờ yêu nước”?

Đem yêu thương vào nơi oán thù

FB Nguyễn Ngọc Lụa

24-6-2018

Đi tìm sự tự do là một nhu cầu tất yếu do sự ngột ngạt ở Việt Nam đã bóp chết những cơ hội muốn vươn lên sống đúng phẩm giá của một con người tự do đúng nghĩa. Phải nói khi người yêu nước dám bước chân xuống đường biểu thị thái độ phản đối của mình, giây phút đó họ đã trở nên thật sự tự do với chính họ, tự do với chính suy nghĩ của họ. Giây phút đó họ đã cho phép mình tự cởi trói khỏi những xiềng xích sợ hãi vô hình bấy lâu nay.

Không trở lại mô hình “Tứ trụ”

Nguyễn Ngọc Chu

25-6-2020

1. Tổng bí thư đảng không phải là nguyên thủ quốc gia. TBT đảng đi thăm các nước, theo thông lệ, không được đón tiếp trong tư cách nguyên thủ. Bởi thế TBT ĐCS Liên Xô Brejơnev đã kiêm luôn chức Chủ tịch Xô viết Tối cao để thành nguyên thủ. Rồi Trung Quốc cũng theo mà nhập 2 chức vào 1, nên giờ mới có cách gọi “Chủ tịch Tập”.

Đồng đội hay kẻ thù?

FB Trương Châu Hữu Danh

26-6-2018

Có lẽ, cả nhà bà Hồng Phượng (chồng là ông Hà Văn Thạch, vừa mất) không thể nào ngờ kẻ lấy sạch tài sản của gia đình bà không phải là “bọn Mỹ Ngụy” – mà chính là những người đồng đội của gia đình bà.

Đà Nẵng: Đại hội XXII, 92 tỷ để “mua vui” trong 3 ngày!

Sông Hàn

8-7-2020

Tính đến cuối 2019, thành phố Đà Nẵng có dân số khoảng 1.135.000 người. Chỉ có 8 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, kể cả huyện đảo Hoàng Sa, vậy mà có đến 3081 tổ chức đảng cơ sở, tổ chức đảng cấp trên cơ sở là 20 đơn vị (617 tổ chức cơ sở đảng). Tổng số đảng viên tính đến 12/2019 là 54.260 người.

19 tháng Tám: Ngày cáo chung chế độ Cộng sản bán nước!

Lê Thiên

2-7-2018

Đôi lời trước khi vào bài: Bài này gợi nhắc ngày 19 tháng Tám. Lẽ ra nó trình làng đúng ngày 19/8. Nhưng chờ tới ngày ấy, bài viết sẽ giảm hoặc mất tác dụng. Vây, mạn phép cho nó xuất hiện sớm, ước mong nó góp phần vào ngòi nổ “chào ngày 19/8”.

Nỗi nhục nhã, nhức nhối đến muôn đời

Dương Tự Lập

25-7-2020

Khi thế hệ tôi ra đời, cũng là lúc ông cố thủ tướng Phạm Văn Đồng của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vừa dâng Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 cho Trung Cộng.

Trần Thanh Vân, con “sói bạc” Trưởng ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng! (Phần 3)

Lê Hồng Hà

4-7-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

Về phần ông Mai Đăng Hiếu (Đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Văn phòng 2, thuộc Đảng bộ Sở Nội vụ, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Ngoại vụ, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ kiêm Phó trưởng Văn phòng đại diện TP Đà Nẵng tại Tokyo – Nhật Bản) không chấp nhận việc mình bị cách chức Phó GĐ sở Ngoại vụ một cách “oan ức”, kèm theo điều tiếng. Ông cho rằng “tôi không tham ô, không hối lộ, không làm sai”.

Quan nhân!

Ngô Nguyệt Hữu

11-8-2020

Đã có quá nhiều quan nhân bị phơi bày cái sai khi đương chức hoặc về hưu, họ bị xử lý nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ khác nhau… Quá khó để xác định tiêu chí nào cho định lượng mức phạt nên tôi không lạm bàn.

Tàu chìm, chuột chạy

FB Thái Bá Tân

10-7-2018

Nghe đồn Võ Kim Cự,
Cựu bí thư quê choa
Đang tiến hành thủ tục
Định cư Canada.

Thứ gây hại đáng sợ nhất

Bùi Văn Thuận

27-8-2020

Nhiều người lên án vấn nạn bằng giả, bằng cấp mua. Họ cho rằng, bằng giả là nguy cơ, là hiểm họa của quốc gia.

Tình cảnh trớ trêu của đất nước

FB Đỗ Ngà

14-7-2018

Hằng năm khi đến dịp các ngày lễ, CS cho thả một số tù nhân mà họ gọi là “ân xá”. Cái gọi là “ân xá” của họ có 2 mục đích. Thứ nhất, thả bớt tù nhân để lấy chỗ nhốt tiếp lớp tù nhân mới vì nhà tù ở Việt Nam đã quá tải. Thứ nhì, đây là dịp họ làm tiền gia đình các tù nhân để làm giàu. Muốn chạy một suất giảm án đều phải chung chi để đám cai ngục giới thiệu lên chủ tịch nước kí ân xá.

Thiếu tướng Xô không hiểu bản chất từ “cường hào, địa chủ”

Đoàn Bảo Châu

9-9-2020

Thiếu tướng công an Tô Ân Xô trả lời phỏng vấn có nói ông Lê Đình Kình là một cường hào địa chủ mới. Tôi có mấy điều cần nói:

Quan trí – Dân trí trong một vài hình thức thể chế (Vài quan sát vặt)

Lê Vĩnh Triển

19-7-2018

Quan thường được mặc định là giỏi và có kiến thức sâu rộng hơn dân thường. Hay nói cách khác, quan trí thường được ngầm cho là cao hơn dân trí.

Cường quốc dân oan

Lê Phú Khải

17-9-2020

Tháng chín năm 1945 ra đời nhà nước cộng sản đầu tiên ở Đông Nam Á để tháng chín năm 2020, người dân lương thiện cả nước cộng sản đầu tiên ở Đông Nam Á đó phải kinh hoàng, đau đớn và phẫn nộ về một phiên tòa với hai án tử hình dành cho hai người nông dân lương thiện chỉ vì tội quyết giữ một cách chính đáng, hợp pháp mảnh đất sống của làng quê, của ông bà để lại.

Một xã hội bị ngu dân hóa (Phần 3)

GS Lê Hữu Khóa

24-7-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

Thủ phạm đã là nạn nhân

Khoa học xã hội và nhân văn khi nghiên cứu và điều tra về các chế độ sử dụng ngu dân hóa để cai trị, thì chính các lãnh đạo chủ mưu tuyên truyền ngu dân họ đã ngu từ não tới ngôn. Đây là chuyện gậy ông lại đập lưng ông, mà trong ngạn ngữ nhân gian phương Tây gọi là retour du bâton (gậy quay lại đập kẻ cầm gậy), mà chính giới Âu châu cụ thể hóa qua hình ảnh: tự cầm súng trong tay để bắn vào chân mình; để tự què quặt hóa thể lực, cùng lúc thui chột hóa trí lực, ngu dân sẽ dẫn đến tự sát tâm lực. Vì nếu có đạo lý hay, đẹp, tốt, lành của kiến thức thì không ai dùng ngu dân để tồn tại, nếu có đạo đức cao, sâu, xa, rộng của tri thức thì không ai dùng ngu dân để ngự trị, nếu có luân lý của trách nhiệm với đất nước và bổn phận với dân tộc của ý thức chính trị thì không ai dùng ngu dân để thui chột hóa chính đồng bào mình.

Những ông bình vôi

Nguyễn Thông

27-9-2020

Sinh thời, cụ Phan Khôi là người cương trực, thấy gì không nên không phải, trái tai gai mắt, cụ phê thẳng thừng. Chứng kiến đám quan chức, lãnh đạo ăn hại, chỉ ồn ào màu mè nhưng rỗng tuếch, cụ gọi họ là ông bình vôi.

Cụ viết “Nhà tôi, hồi bà nội tôi còn sống, có cái bình vôi hạng sang ấy. Mỗi khi mua vôi ở chợ về, bà tôi ngồi tỉ mỉ lấy cái chìa quệt vôi nhét vào miệng nó, gọi là “cho Ông Bình ăn”. Và lâu lâu lại tắp thêm vào cái miệng nó một lần, hóa nên cái miệng càng ngày càng chêu vêu ra… Tóm lại, cái bình vôi, vì nó sống lâu ngày, lòng nó đặc cứng, miệng nó bít lại, ngồi cú rũ trên trang hoặc trên tường thành, cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng “Ông”. (Giai phẩm mùa thu, 1956).

Thực ra, cụm từ “ông bình vôi” này bắt nguồn từ nhà thơ Lê Đạt, một trong những yếu nhân của Nhân văn giai phẩm. Thi sĩ bực bội mà rằng “Những kiếp người sống lâu trăm tuổi/Y như một cái bình vôi/Càng sống càng tồi/Càng sống càng bé lại”.

Mấy ngày qua, chứng kiến quá nhiều ông bình vôi, không thể không theo gương tiền nhân, cụ Phan và ông Lê, mà nói đôi nhời.

Họ đang đại hội đảng. Cả nước là một rừng đại hội. Chỗ nào cũng “tưng bừng, náo nức, thành công tốt đẹp”. Đỏ ối khắp mọi nơi. Hoa hoét cờ quạt ngập tràn từng mét đất. Thiên đình của Ngọc hoàng ngày hội bàn đào cũng không vui bằng.

Coi là sự kiện trọng đại, nên trung ương (Bộ Chính trị và Ban Bí thư) cử yếu nhân tỏa về các nơi để “chỉ đạo và phát biểu”.

Tinh những bộ óc hàng đầu, đi tới đâu cũng được tiền hô hậu ủng, đón rước linh đình. Mở miệng như “ông Cao ông Quỳ”, dáng vẻ trịnh trọng, tư thế oanh liệt. Những ông bà lớn to đầu ấy, như đã nói, về đại hội có nhiệm vụ phát biểu chỉ đạo. Nhưng thiên hạ cứ để ý mà xem, không khó thấy lắm đâu, cả chục ông bà như một, cứ trịnh trọng bước lên bục là cắm mặt, chúi mũi vào giấy. Những tờ giấy với nội dung đã được đám đệ tử phòng máy lạnh soạn sẵn từ đời kiếp nào.

Có bà thì ề à, có ông thì cắm cúi đọc liên hồi, không dám ngẩng lên nhìn đại hội. Họ cứ ê a bài văn mẫu, kém cả học trò trả bài bởi học trò còn tự nói ra điều chúng biết, đi bất cứ tỉnh thành nào cũng nhắc nhở phải phát huy tiềm năng thế mạnh, khen vài điều, chê vài điểm, về đồng bằng thì nhấn vào cây lúa, ra vùng mỏ lại nhắc tới hòn than, lên biên giới khuyên trồng cây gì nuôi con gì…

Chỉ cần đem cái “phát biểu chỉ đạo” đó ở Lạng Sơn, thay địa danh thành Quảng Ninh, Quảng Bình, Cần Thơ… cùng vài ba tiểu tiết là có thể áp dụng sáng tạo vào hoàn cảnh địa phương. Tôi cam đoan, theo dõi nhiều cảnh đại hội, chưa hề thấy một ông bà nào dám nói vo, dám đoạn tuyệt với tờ giấy, với văn mẫu, để tự thể hiện vai trò, tư cách yếu nhân của mình. Đâm ra nghi ngờ, hay họ chỉ là thứ bình vôi, trong đầu xơ cứng rỗng tuếch, dám chi mà nói, dám chi mà ngẩng đầu.

Cử ông bà bình vôi đi phát biểu như thế, chỉ tốn tiền tàu xe, tốn ngân quỹ đón rước tốn kém mà chả đem lại kết quả thiết thực gì.Lật giở vốn từ ngữ tiếng Việt, “phát biểu” có nghĩa là ai đó tự thể hiện ý kiến, quan điểm, thái độ, tình cảm của riêng nình, biểu đạt nó ra cho người ta biết, người ta nắm được. Những ông bà bình vôi, đã không có gì để thể hiện, chỉ như cái loa phát lời kẻ khác, mà lại đóng vai chỉ đạo, thì quả là tấn bi kịch cho đất nước này.

Ghi thêm: Tôi mà nói đơn sai, ai còn nghi ngờ, cứ coi chương trình thời sự tối nay sẽ rõ.

Bác tôi, Đoàn Phú Tứ

Đoàn Phú Hòa

29-7-2018

Cụ Đoàn Phú Tứ, bác của ông Đoàn Phú Hòa. Ảnh của tác giả.

Đã từ lâu rồi tôi luôn có một nguyện vọng viết về người bác kính yêu của mình, bác Đoàn Phú Tứ, người bác gần gũi nhất với tôi trong số tất cả họ hàng bên nội của mình. Không hiểu duyên cơ gì mà tôi lại được bác quý và được gần gũi với bác đến thế. Trong đời mình rất ít khi tôi mê nhưng nếu có thì tôi thường mê thấy bố mẹ tôi và bác.

Cách đây mấy hôm, cậu bạn già thân thiết Phan Trí Đỉnh có một bài viết về bác nên càng giúp tôi quyết tâm viết về người bác kính yêu của mình. Viết về những gì tôi biết và được nghe bác hay bố tôi kể về bác.

Nguồn gốc bản chất tôi đòi của Đảng CSVN

Đào Tăng Dực

10-10-2020

I. Dẫn nhập:

Cũng như nhiều quốc gia thuộc văn hóa Đông Á khác như Đại Hàn, Nhật Bản và Mông Cổ, sự lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc của Việt Nam đã bắt đầu từ ngàn năm lịch sử.

Ông Michael Phương Minh Nguyễn bị bắt trên đường từ Ðà Nẵng về Sài Gòn

Người Việt

Đỗ Dzũng

2-7-2018

Video phóng sự Ông Michael Phương Minh Nguyễn bị CSVN bắt

ORANGE, California (NV) – Gia đình ông Michael Phương Minh Nguyễn hôm Thứ Năm, 2 Tháng Tám, xác nhận ông bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và đang giam tại Sài Gòn, tại một cuộc họp báo ở tòa thị chính Orange.

Người tài ở đâu? 

Trần Mai Trung

12-11-2020

Từ xưa tới nay, các bậc minh quân hay lãnh đạo tài giỏi thường cố gắng tìm kiếm nhân tài, họ hạ mình đến mời người tài ra làm việc giúp nước.

Vụ án ông Lê Đình Lượng ở Nghệ An

FB Mạnh Đặng

9-8-2018

TNLT Lê Đình Lượng. Ảnh trên mạng

Sáng thứ năm, ngày 16/08/2018, vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 Bộ luật Hình sự đối với ông Lê Đình Lượng sẽ được Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm.

Vốn là một cựu quân nhân từng tham gia cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược vào cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng Ông Lê Đình Lượng được công chúng biết đến nhiều hơn như một người hoạt động tranh đấu về môi trường và tình trạng tham nhũng, cửa quyền tại địa phương … nhất là qua các hình ảnh ông trương biểu ngữ để gởi đi các thông điệp tranh đấu của mình. Một số hoạt động của ông đã bị cơ quan an ninh cho rằng gây nguy hại đối với chế độ nên đã bắt và khởi tố ông.

Dàn xếp nhân sự lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, phức tạp hay đơn giản?

Jackhammer Nguyễn

20-12-2020

Hội nghị Trung ương lần thứ 14, khóa 12, của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) kết thúc sớm, để lại một kết quả hững hờ với nhiều lời đồn đoán, với hàng loạt câu hỏi không lời đáp. Ông Trọng đi hay ở lại? Bà Kim Ngân đâu rồi? Ông Phúc có lên không? Trông ông Vượng yếu nhỉ? …

Ông Lê Đình Lượng bị kết án 20 năm tù giam, 5 năm quản chế

BBT Tiếng Dân

16-8-2018

Sáng nay 16/8/2018, Tòa án tỉnh Nghệ An đã đưa nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng ra xét xử sơ thẩm, theo điều 79, tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Bạo động ở tòa nhà Quốc hội Mỹ làm chậm bước cải cách Việt Nam?

Jackhammer Nguyễn

8-1-2021

Cải cách chính trị Việt Nam nhìn từ bên trong

Theo phân tích của tác giả Nguyễn Khắc Giang, một người làm việc trong ngành hành chánh tại Việt Nam và được đào tạo ở Tân Tây Lan, thì những cải cách về thể chế chính trị Việt Nam đã được bắt đầu từ khá lâu, ít nhất là từ năm 1990, mặc dù bên ngoài vẫn là cái vỏ bọc toàn trị cộng sản.