Cụ Lê Đình Kình (trái), người đứng đầu phong trào chống lấy đất ở Đồng Tâm, khiến ông Nguyễn Đức Chung phải xuống tận nơi giải quyết. Ảnh chụp màn hình.
Năm 2017 sắp kết thúc. Ở phương Tây, các báo lớn đều bàn luận về những nhân vật nào nổi bật nhất trong năm qua, đi cùng với những cuộc thi chọn Hoa Hậu trong năm rất sôi nổi, chọn nhân vật xứng đáng in ngoài bìa các báo lớn.
Trên bìa báo Times nổi tiếng, ông D. Trump rất nhã nhặn từ chối không dám nhận là nhân vật nổi trội năm 2017, nhường chỗ cho một nhóm các cô gái tự trọng, dũng cảm dám lên tiếng tố cáo những kẻ đã suồng xã xúc phạm thân thể mình, dù người đó quyền lực và nổi tiếng đến đâu.
Ở tuổi 75 và vẫn còn phải tập đi đứng cho vững để tiếp khách, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn muốn Việt Nam ôm chặt Chủ nghĩa Cộng sản để tiếp tục độc tài, độc đảng vô thời hạn.
Quân đội của đảng Cộng sản Việt Nam đã tung 10.000 người được gọi là “hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên” vào “chiến trường đấu tranh chống những cà nhân và các thế lực chống đảng.”
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam gọi số chuyên viên này là “Lực lượng 47”, làm theo Chỉ thị 47 của Tổng cục chính trị, cơ quan được coi ngang hàng với Ban Tuyên giáo của đảng và có nhiệm vụ bảo vệ tư tưởng trong quân đội để giữ cho quân đội không tan và bảo vệ đảng.
Trước thông tin của tất cả các bên liên quan cung cấp cho báo chí trong vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), có cơ sở để nhận định rằng, cửa đào thoát cho Vũ “nhôm” là đang được rộng mở.
Thông tin việc Vũ “nhôm” đang bị tạm giữ ở Singapore, và bị ra tòa trong ngày hôm nay 3/1, chỉ nhằm xem xét cho cáo buộc ông Vũ có vi phạm Luật Di trú của Singapore hay không, khi phía Singapore nhận được thông báo Hộ chiếu của ông bị giới chức Việt Nam hủy bỏ.
Rất nhiều người đã nhầm lẫn hai khái niệm khá giống nhau này. Tự do là quyền của con người, không bị ép buộc để có cơ hội được hành động theo ý muốn của mình. Có các quyền tự do cơ bản như tự do kinh doanh, tự do ngôn luận, tự học giáo dục, tự do lập hội, tự do báo chí và xuất bản (1 phần của tự do ngôn luận), tự do tôn giáo, tự do đi lại…
Mấy hôm nay một sự kiện nóng hổi làm dậy sóng dư luận trong và ngoài nước, làm tốn không biết bao nhiêu thời gian và tâm lực của các nhà bình luận, ấy là cú đào thoát bất thành của Phan Văn Anh Vũ, với biệt danh “Vũ Nhôm”.
Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN. Ảnh: Reuters
Ông Võ Văn Thưởng, 49 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa chứng minh, ông hơn hẳn ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, 75 tuổi, về độ… “lú”.
Sáng nay tôi mới đọc bài của Cựu Chủ tịch Trương Tấn Sang, tức ông Tư Sang, nhan đề: “Ngay lúc này, Đảng phải kiên quyết hành động”, đăng ngày 08/01/2018 trên VNNet và nhiều báo khác. Thấy có đôi điều muốn chia sẻ với ông Tư.
Cũng là người hưu trí, quan tâm đến vận mệnh đất nước, tôi rất cảm thông và trân trọng nỗi niềm của ông Tư nghĩ đến nước, đến dân…
Tôi cảm nhận, trong giới lãnh đạo, ông Tư là người trung dung, không “tả” hay “hữu”; ông là người dám nói thẳng những nhức nhối của chế độ ngay khi đương chức, như: “Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”… (7/5/2011); hay: “Chúng ta vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong nhân dân: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ…” trong công tác cán bộ” (4/9/2014); ông cũng thẳng thắn nói ra những tệ hại của “đồng chí X” khi đương chức… Ông cũng là người hay lắng nghe dân, có những lời nói, việc làm gần dân hơn nhiều vị lãnh đạo khác. Hai ông bà từng có lần đi ăn cơm bình dân 2.000đ một suất cùng bà con lao động…
Từ khi nghỉ hưu, ông Tư không thản nhiên “Vui thú điền viên” hay chăm lo xây biệt phủ, quanh quẩn với vợ mới trong “lầu vàng, điện ngọc”… như nhiều vị đầu triều khác. Ông Tư vẫn trăn trở, chia sẻ với xã hội nhiều suy tư đáng quý… Tóm lại, ông Tư là một cựu lãnh đạo, tôi có cảm tình…
Về bài ông vừa công bố, có nhiều ý kiến đã bình luận rồi. Tôi chỉ muốn trao đổi về câu ông Tư thốt lên một cách bi quan, thể hiện tâm trạng bế tắc, nếu không muốn nói là đau đớn, tuyệt vọng:
“Nếu tình hình tham nhũng và suy thoái không được loại trừ, Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu”?
Các triết gia nói, khi biết đặt ra câu hỏi, cũng là lúc sẽ tìm ra câu trả lời! Trong câu trên có hai ý:
1. Làm sao loại trừ được “tham nhũng, suy thoái”?
Tôi tin rằng, đây là điều ông Tư đau đớn, bế tắc nhất. Ông Tư từng làm bí thư Đảng ở TP HCM nhiều năm, đã tận tâm, tận lực, tìm trăm mưu, ngàn kế để chống tham nhũng, nhưng có hiệu quả gì đâu! Tinh hình tham nhũng cứ “ổn định và phát triển” không ngừng. Tham nhũng dẫn cán bộ đến tha hóa, suy thoái, và từ đó lại càng tham nhũng tệ hại hơn. “Bầy sâu” cứ ngày càng sinh sôi, béo mầm! Tôi biết, ông bất lực, đau xót lắm!
Thế rồi ông ra Hà Nội, từng làm Thường trực Ban bí thư Đảng, rồi Chủ tịch nước. Ở những cương vị này, ông đã nghiên cứu nhiều về lý luận Mac – Lê…, đã xem lại các Nghị quyết Đảng, nhất là từ Đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI, VII đến XII. Các văn kiện của Đảng, không ĐH nào, nhiệm kỳ nào, không nói đến “Kiên quyết chống tham nhũng, suy thoái trong cán bộ đảng viên”; Không nhiệm kỳ TƯ nào không có nghị quyết về “Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ”; rồi”Tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, suy thoái”, rồi “Đẩy mạnh phê, tự phê”, “Ra sức học tập làm theo gương Chủ tịch HCM”, vân vân và vân vân. Nhưng mấy mươi năm, “Tình hình tham nhũng, suy thoái” cứ gia tăng, nguy hiểm. Có lần tôi đã viết, những hiện tượng xã hội ta chống mãi không được, nó cứ tồn tại, phát triển, nghĩa là nó có quy luật của nó. Phải thấy và giải quyết từ gốc của hiện tượng đó, mới thay đổi được.
Ông Tư đã nghiên cứu và đi thăm nhiều nước thì biết rõ: Độc tài, toàn trị đẻ ra chuyên quyền, độc đoán, quan liệu, lợi ích nhóm, tham nhũng, lũng đoạn xã hội, tàn phá đất nước và hủy hoại mọi giá trị Công lý, Bình đẳng, Dân chủ, Chân, Thiện, “Yêu Tổ quốc, Yêu đồng bào”…
Từ những gì ông Tư đã thể nghiệm, chắc biết rằng, thể chế hiện nay và các biện pháp đã dùng, hết cách rồi, không giải quyết được vấn nạn tham nhũng và suy thoái cán bộ! Vậy giải quyết cách nào? Xin ông Tư đọc lại các Thư góp ý, Kiến nghị của các Nhân sĩ, Trí thức trong nước và xem kinh nghiệm các nước văn minh, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, và nhất là kinh nghiệm các nước Đông Âu, mới thoát khỏi thể chế XHCN, độc đảng toàn trị để phát triển xã hội dân chủ, đã hạn chế tối đa nạn tham nhũng và sự suy thoái của các quan chức như thế nào?
2. “Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu”?
Thưa ông Tư, trả lời câu hỏi trên một cách căn cơ, rốt ráo thì sẽ biết ta cần đi về đâu để có tương lai tươi sáng. “Đảng và chế độ” chỉ là những thiết chế chính trị nhất thời. Trong các mối quan hệ xã hội thì quan hệ huyết thống, giống nòi, dân tộc là bền vững, gắn bó keo sơn nhất; thứ hai là quan hệ văn hóa, tức những giá trị văn hóa, truyền thống tổ tiên để lại, ngôn ngữ, phong tục tập quán, những sức mạnh tinh thần đã gắn kết nhân dân, các dân tộc trên đất nước này lại, thành khối đại đoàn kết, như ông Tư có nhắc đến “truyền thống lịch sử” trong bài viết.
Còn “Đảng và chế độ” chỉ là những thiết chế chính trị nhất thời; nó không phù hợp với thời đại thì tất yếu mất đi, thay bằng “Đảng mới, chế độ mới”, tiến bộ hơn. Lịch sử loài người và lịch sử các dân tộc đều theo quy luật đó. Lịch sử nước ta cũng đã như vậy và tất yếu sẽ như vậy! Chỉ có dân tộc, nhân dân, đất nước là trường tồn!
Đất nước sẽ đi về đâu? Nhân dân sẽ đi về đâu? Thưa ông Tư, nhân dân đã biết lựa chọn từ lâu rồi! Hàng mấy triệu người dân đã “vượt biên” bỏ “Đảng và chế độ” ra đi, bất chấp cả cái chết! Họ đi về đâu, thưa ông Tư? Có ai đi sang các nước có “Đảng và Chế độ” giống Việt Nam, là Trung quốc, Triều Tiên, Cuba không? Không! Ngày nay hàng chục vạn người dân đã, đang phải đút lót, chạy chọt để thoát khỏi “Đảng và Chế độ” đi làm “cu li” cho các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… Rồi họ quyết tâm trốn ở lại.
Ông Tư có biết không, hiện nay không biết bao nhiêu thanh niên phải tốn kém hàng mấy trăm triệu, thậm chí hàng mấy tỉ đồng để được đưa sang mấy nước Đông Âu và sống trốn lủi, tìm cách định cư ở lại đây. Tôi đã rất bất ngờ, khi hỏi một thanh niên đi du lịch sang châu Âu, muốn có visa đi du lịch sang đây, phải đặt cọc 03 tỉ đồng! Tôi hỏi sao lại thế? Anh ta đáp, nếu không vậy, được cấp visa tự do thì thanh niên mình bỏ nước đi hết! Anh ta sẵn sàng mất 3 tỉ để bỏ “Đảng và Chế độ” ra đi và ở lại đây!
Thế rồi các quan chức ta có ai cho con đi du học ở mấy nước có “Đảng và Chế độ” giống VN không? Vậy là người dân ta đã biết, đã chọn từ lâu rồi, ông Tư ạ. Sao cứ nuối tiếc, ôm ấp mãi làm gì cái thứ mà người dân đã chán ghét, muốn rời bỏ nó mà đi!? Có rũ bỏ được những tín điều ăn sâu, dính mắc nơi trí não, mới bừng hiểu và giác ngộ, nhìn ra con đường sáng, để vững vàng, quyết đoán, tự tin đi tới.
Karl Marx, cụ tổ của chủ nghĩa cộng sản có phát hiện rất tinh tường và xác đáng rằng loài người từ biệt quá khứ, từ biệt hình thái xã hội cũ để bước sang hình thái xã hội mới đều với nụ cười vui vẻ, trào lộng. Tiếng cười vui nhộn, tếu táo giã từ cái cũ già cỗi để đón nhận cái mới tươi vui đã được những nghệ sĩ nhân dân, những tài năng xuất chúng trong dân phát hiện và điển hình hóa trong những tác phẩm văn chương bất hủ.
Ông Trịnh Xuân Thanh và ông Đinh La Thăng. (Ảnh chụp từ VTV)
Vụ xử đại án Đinh La Thăng – Trần Xuân Thanh diễn ra đã gần 10 ngày.
Các phiên xử được dư luận trong ngoài nước quan tâm đặc biệt, vì đây là lần đầu tiên một ủy viên bộ Chính trị, đảng Cộng sản Việt Nam – cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa các kỳ Đại hội – bị đưa ra tòa cùng hơn 20 bị cáo phần lớn là cán bộ lãnh đạo chính trị, kinh tế cấp cao của chế độ.
Giữa lúc chúng ta vừa có bản Tuyên Bố Biển Đông, dưới sự kiện căng thẳng nóng bỏng ở Bãi Tư Chính của 10 tổ chức và gần 600 chữ ký cá nhân, ca khúc của một Khuyết Danh nào đó bỗng nổi lên như một niềm thôi thúc mãnh liệt, hùng tráng.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tìm cách không tự đào hố chôn mình trong công tác thanh lọc hàng ngũ trước Hội nghị Trung ương 7 diễn ra vào tháng 05/2018.
Đây là kế họach “Xây Dựng Đảng” không có lối thoát được gọi là “chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, từng quy định tại kỳ họp Trung ương lần thứ ba của khóa đảng VIII, ngày 18/06/1997, thời Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Tôi đã chứng kiến, đã tiếp xúc với rất nhiều ông bà, cô bác kiều bào về nước ở tuổi xế chiều. Tôi hỏi họ: “Tại sao lại quay về trong khi ở nước ngoài điều kiện y tế tốt hơn ở VN, chăm sóc, cho tới phúc lợi đều hơn hẳn?” Câu trả lời của họ luôn rất dài nhưng luôn luôn kết câu sẽ là: “Được chết trên quê hương mình. Nằm hay tan vào dòng nước quê hương, được nghe tiếng nói quê hương, nhìn thấy bầu trời quê hương trước khi nhắm mắt”.
Bức ảnh nổi tiếng của Eddi Adam trong sự kiện Tết Mậu Thân. Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn tên VC Bảy Lốp trên đường phố. Bức ảnh đã làm tiêu tan sự nghiệp của ông và ám ảnh tác giả bức ảnh. Nguồn: AP
Hãng ABC không quên nhắc đến bức ảnh của phóng viên Eddie Adams, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc đột kích tàn khốc Mậu Thân của quân đội miền Bắc Việt Nam.
Xin mượn chủ đề một ca khúc của nhạc sĩ Việt Khang để nói về tổ quốc tôi. Cách nay ¾ thế kỷ, Cộng sản dùng vũ lực cướp chính quyền từ tay Thủ tướng Trần Trọng Kim, với cái gọi là “Cách mạng tháng 8”. Kể từ thời khắc đó Việt Nam của tôi đi vào một khúc quanh lịch sử tồi tệ nhất của dân tộc.
Sau 2 căn nhà Vũ nhôm cấp cho cựu Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh khi còn đương chức, mới đây lộ tiếp 1 căn nhà Vũ nhôm cấp cho thư ký của ông Xuân Anh là ông Hồ Ánh. Đó đều là những căn nhà gốc công sản được các lãnh đạo tiền nhiệm của Đà Nẵng giúp cho Vũ nhôm thâu tóm. Dù là cho hay là mượn thì cũng là những “chiến lợi phẩm” đem ra chia chác.
Có thể thấy, Vũ nhôm đã dùng thành quả thu được từ các lãnh đạo tiền nhiệm để làm mồi khống chế, sử dụng lãnh đạo kế nhiệm vào các phi vụ tiếp theo của anh ta. Đến một ông quan con cũng có phần thì từ đó mà suy ra, một số người lãnh đạo tiền nhiệm từ thời ông Nguyễn Bá Thanh trở đi không thể giúp một cách vô tư cho Vũ nhôm cướp bóc công sản (thông qua bán rẻ không qua đấu giá). Riêng giai đoạn ông Trần Thọ làm Bí thư Thành ủy, có lẽ không mua chuộc, khống chế được vị Bí thư này, nên Vũ nhôm đã phải vừa chìa cái thẻ sĩ quan an ninh ra đe dọa vừa chìa cái văn bản của cơ quan quyền lực to đùng bên trên để ép (đối với việc bán khu nhà Sở Tư pháp ở đường Bạch Đằng).
Bài “Đôi mắt” của Nam Cao kết thúc bởi câu: Tài, tài, tài đến thế là cùng, tiên sư anh Tào Tháo. Tôi xin mượn ý đặt tên cho bài viết này. Đó là chuyện khá nhiều người khi nói hoặc viết về Di chuc Hồ Chí Minh đã thêm thắt, bịa đặt ra một số điều không có trong đó. Vạch ra điều này nhằm bảo vệ sự chân thật của Di chúc.
Lần đầu tiên trong 43 năm người Việt tị nạn đến Hoa Kỳ (1975- 2018) và sau 14 năm đảng Cộng sản Việt Nam thi hành Nghị quyết 36- NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, một vụ hợp tác “Quốc- Cộng” trong lĩnh vực truyền thông đã được công khai. Nhưng mối quan hệ đặc biệt này nên được nhìn qua lăng kính nào để biết báo chí tị nạn đã bị “nhuộm đỏ” hay chưa?
Vừa qua trong dịp 2.9, Nguyễn Xuân Phúc đã họp nội các và tuyên bố: “Chúng ta cần có ‘đổi mới 2’ với những cải cách thể chế, chính sách kinh tế mạnh mẽ để tạo ra động lực phát triển mới”. (Báo Chính phủ ngày 4.9). Làm Thủ tướng (TT) mới khoảng ba năm qua, nhưng thành tích về thích nổ, thùng rỗng kêu to của ông đã vượt xa cả Nguyễn Tấn Dũng.
Những ngày cuối năm, Bà con cô bác bàn chuyện Tết nhứt, nói cười rôm rả hết sức, như thể muốn quên hết một năm nhọc nhằn. Nhưng riêng chú Tám Thinh thì… vẫn làm thinh, mọi ngày chú vẫn nói vài câu chứ không như bữa nay. Ông Hai Xích lô hỏi:
Nhật báo TAZ của Đức, số ra ngày 15/02/2018, đưa tin, trong thời gian sắp tới Tổng công tố viện Liên bang Đức sẽ ra quyết định truy tố nghi can Nguyễn Hải Long. Tờ báo TAZ dựa vào nguồn tin xuất phát từ những nhân viên điều tra vụ này.
Nghi can Nguyễn Hải Long bị dẫn độ từ CH Séc về Đức dưới sự canh phòng cẩn mật của Đội đặc nhiệm chống khủng bố “BFE +”
Khi trả lời tờ TAZ, bà Köhler, Phát ngôn viên của Tổng công tố viện Liên bang, đã không phủ nhận mà cũng không xác nhận tin tức này. “Bị cáo có quyền là người đầu tiên được cho biết mình bị truy tố. Sau đó chúng tôi mới có thể thông báo chính thức cho báo chí biết được”, bà Köhler nói với tờ TAZ.
Tôi là Tương Lai, đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam, vào Đảng ngày 6.1.1959 và ngày 2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng bị Nguyễn Phú Trọng thao túng để tiếp tục chiến đấu với tư cách đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, Đảng của Hồ Chí Minh như đã từng giữ đúng phẩm chất và nhân cách của một đảng viên trong suốt 58 năm qua, kính gửi đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN lần thứ 11 những ý kiến dưới đây:
Nhiều người đi lễ đầu năm để cầu tài cầu lộc. Ảnh: HOANG DINH NAM/Getty Images
Hiện tượng người dân đi lễ cầu an, giải hạn, cúng bái trong những năm gần đây đang “tăng dần đều” vì người dân mất lòng tin vào ‘cõi dương’ nên tìm chỗ dựa ở ‘cõi âm’, một chuyên gia về minh triết Phương Đông trong quản trị nói với BBC.
Hội nghị Trung ương 11 đã kết thúc vào chiều ngày 12/10/2019. Điều mà người dân mong chờ nhất không phải là chuẩn bị nhân sự hay báo cáo chính trị cho Đại hội XIII, mà là những quyết định về bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Lời dịch giả: Các nghị gật đã bỏ phiếu thông qua việc sửa đổi Hiến pháp để trao quyền lâu dài cho Tập Cận Bình. Đảng cộng sản Trung Quốc đang chuyển dần từ chế độ độc tài tập thể sang độc tài cá nhân. Câu hỏi đặt ra là chế độc tài tập thể hay chế độ độc tài cá nhân sẽ dễ dẫn đến con đường dân chủ nhanh hơn?
Độc tài tập thể thường rất khó thay đổi vì nó cần có sự nhất trí cao của đa số trong cùng một tổ chức. Điều này thường rất khó xảy ra, trừ khi có những tác động mạnh do thời cuộc và hoàn cảnh, hay từ đòi hỏi ngày càng nhiều của nhân dân. Độc tài cá nhân có thể dễ thay đổi hơn vì khi quyền lực tuyệt đối được tập trung ở một người, người đó có thể dễ dàng thay đổi theo ý mình, hoặc bằng ảnh hưởng của mình để tác động đến con đường đi của đất nước. Tuy nhiên không loại trừ khả năng độc tài cá nhân sẽ làm cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn.
Vừa qua, ngày 15/10/2019, tại Hội nghị tiếp xúc “cử tri” của đảng Cộng sản, Tổng bí thư đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra một câu hỏi rất hay, đó là liệu các lãnh đạo cộng sản có yêu nước không? Nguyên văn câu nói của ông Trọng như sau: