Hãy tạm dừng thông qua luật An Ninh mạng

Đào Tiến Thi

11-6-2018

(Thư của công dân Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, cựu Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cư trú tại P.409, CT7E, CC. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội)

‘Hòa’ thế nào khi không muốn giải!

Blog VOA

Trân Văn

1-5-2020

Một cuộc duyệt binh nhân ngày 30 tháng Tư tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Ảnh: Reuters

Cho dù cả giọng điệu lẫn âm lượng của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức về sự kiện “Giải phóng miền Nam” đã giảm đáng kể nhưng mạng xã hội và các diễn đàn điện tử về ngày 30 tháng 4 vẫn rất nóng, thậm chí còn nóng hơn nhiều năm trước…

Trao đổi với ông Trần Đại Quang về thi đua

Nguyễn Đình Cống

14-6-2018

Kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động thi đua, ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang có bài: “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Qua việc này chắc ông Quang muốn chứng tỏ trình độ cao và phẩm chất tinh hoa của mình. Nhưng tiếc thay, tôi chưa nhận ra được điều đó.

Cả ba phiên tòa xử vụ Hồ Duy Hải: Vẫn xử như cái thời chưa cải cách tư pháp

Đan Thương

10-5-2020

Chủ nghĩa Mác: Tư pháp nào cũng mang tính giai cấp

Chủ nghĩa Mác coi Tư pháp nói riêng, và Nhà nước nói chung, là định chế có chức năng đàn áp. Đó là công cụ của giai cấp thống trị, chống lại sự phản kháng của giai cấp bị trị.

Khi báo chí không được nói thật

Nguyễn Đình Ấm

18-6-2018

1/ Báo quốc doanh ngày càng tha hóa

Thời gian qua, báo chí quốc doanh bị phê phán dữ dội, ngay cả ông Nguyễn Hữu Thọ cỡ “cây đa, cây đề”, khi sắp qua đời còn phê phán gay gắt đạo đức sa đọa một bộ phận lớn giới làm báo quốc doanh. Đã có cơ man văn bản, phát biểu của lãnh đạo các cấp khuyên nhủ người làm báo phải nâng cao đạo đức, học tập thế nọ, thế kia… nhưng đạo đức người làm báo ngày càng tệ hại.

Đại hội XIII, cuộc so găng đỉnh cao giữa Nguyễn Hoà Bình và Lê Minh Trí?

Lê Văn Đoành

22-5-2020

Theo hồ sơ đảng viên, ông Nguyễn Hoà Bình sinh năm 1958, lớn hơn ông Lê Minh Trí, sinh năm 1960, hai tuổi. Nguyễn Hoà Bình quê Quảng Ngãi, trưởng thành từ trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc. Lê Minh Trí lớn lên ở quê nhà Củ Chi.

Cần phải giật nước Việt từ tay CS để trả lại cho người Việt yêu nước trước khi quá muộn

FB Đỗ Ngà

21-6-2018

“Đẽo chân cho vừa giày” là cân nói dân gian, ngụ ý muốn phê phán sự ép buộc một đối tượng nào đó vào khuôn khổ định sẵn mà đối tượng bị ép phải trả giá bằng sự đau đớn hay mất mát.

Chân với giày, cái nào phải phục vụ cái nào chắc không cần giải thích. Giày phục vụ cho đôi chân. Nếu phải đẽo chân để nhét cho vừa đôi giày thì đó đã phạm vào điều nghịch lý, và thậm chí nó vô cùng nguy hiểm. Giá trị cốt lõi bị hy sinh để phục vụ cho giá trị hỗ trợ.

Đại hội XIII, một tỷ đô la sẽ “cuốn theo chiều gió”

Thu Hà

12-6-2020

Đến hẹn lại lên, 5 năm một lần đảng CSVN tổ chức đại hội đảng các cấp. Từ trung ương đến địa phương đều rầm rộ, gấp rút công tác chuẩn bị cho đến ngày “sân khấu mở màn”.

Lịch sử đích thực phải được trân trọng

KTS Trần Thanh Vân

25-6-2018

Kính viếng hương hồn GS Phan Huy Lê

Nhân dịp cả nước xôn xao chuyện Dự án sông Sào Khê huyện Hoa Lư Ninh Bình từ 72 tỷ đồng “phát sinh” thành 2595 tỷ đồng, khiến nhiều ĐBQH đặt câu hỏi nghi vấn, muốn đề nghị thanh tra làm rõ lối làm ăn mập mờ nay, chúng tôi cũng quyết định đi Hoa Lư để “thanh tra thực địa” một chuyện buồn tồn tại nhiều năm nay tại Hoa Lư.

Vấn đề “kỳ thị” trong chính sách phát triển của Việt Nam qua phát biểu của ông Vương Đình Huệ

Trương Nhân Tuấn

28-6-2020

Ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ảnh trên mạng

Ông Vương Đình Huệ mới về Hà Nội nên có những ý kiến “nịnh bợ” dân Hà Nội. Ông Huệ nói rằng 10 năm nữa dân Hà Nội có mức thu nhâp 13,14 ngàn đô la năm. Vậy các nơi khác thu nhập ra sao ông Huệ?

Lịch sử là thằng nào mà ác thế?

LTS: Sau khi trích đăng các bài viết trong sách Que Diêm Thứ Tám của nhà văn Văn Biển, theo yêu cầu của quý độc giả, chúng tôi sẽ đăng tiếp một số bài Tạp Bút của tác giả. Đây là những câu chuyện tác giả Văn Biển ghi lại về chuyện buồn vui đời thường, chuyện thế sự hàng ngày… Những bài Tạp Bút này chưa từng phổ biến nơi nào khác. Kính mời quý độc giả đón đọc.

_____

Văn Biển

28-6-2018

Người ta kể chuyện, một hôm có bác nông dân trên đường đi làm về ngang qua hội trường thấy có một cán bộ ở huyện hay tỉnh về đang giảng bài cho cán bộ cấp phường, xã. Giảng viên đang nói thao thao. Cả lớp học im phăng phắc nghe như đang nuốt từng câu. Bác nông dân tò mò tới ngoài cửa phòng đứng nghe.

Nhà nước ta không Tam Quyền Phân Lập (Phần 3)

Nghiêm Huấn Từ

10-7-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

VI. Chế độ ta sống sót sau chiến tranh lạnh

1- Từ sau năm 1945 không th xảy ra chiến tranh nóng

Đại chiến II kết thúc năm 1945, để lại sự tàn phá khủng khiếp. Do vậy, mặc dù thế giới chia làm hai phe đối địch TBCN và XHCN, nhưng không bên nào dám gây chiến tranh nóng, vì đó là sự tự hủy của chính mình.

Đại nạn Trung Hoa: Giải giới hay trục lợi

Trần Gia Phụng

2-7-2018

Sau khi thế chiến thứ hai (1939-1945) kết thúc ở Âu Châu, và trước khi kết thúc ở Á châu, tam cường Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô họp thượng đỉnh tại Potsdam, ngoại ô Berlin (Đức) từ ngày 17-7 đến 2-8-1945. Pháp không được kể là nước thắng trận nên không dự họp.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 2)

Nghiêm Huấn Từ

28-7-2020

Tiếp theo bài 1.

Chống oan sai: Khó như lên Trời!

1. Về Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự

Hai Luật này, một cái chuyên dùng chống các tội hình sự, còn cái thứ hai chính là để chống oan sai.

Một xã hội bị âm binh hóa (Phần 1)

GS Lê Hữu Khóa

6-7-2018

Nếu không gọi đúng tên tà quyềnâm binh

đang lũng đoạn xã hội Việt,

đang sa đọa nhân tính Việt,

thì ta sẽ có lỗi với nhân phẩm Việt.

Âm binh, ngữ văn có trong văn hóa nhân gian như một lực lượng trong bóng tối, gần âm phủ hơn gần nhân sinh, được điều khiển bởi tà quyền trong ma đạo, chúng hoành hành trong cõi âm, không có luân lý cũng chẳng có đạo lý.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 7A)

Nghiêm Huấn Từ

13-8-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm

Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm

I. Nhắc lại để bàn tiếp

1 – Luật hình sự “nội dung” và luật hình sự “hình thức”

a- Bộ Luật hình sự “nội dung” ghi rõ nội dung từng tội (rất cụ thể và chi tiết) kèm theo mức độ trừng phạt: Tội thế này, thì mức phạt sẽ thế này. Đây là luật để hệ thống tư pháp dựa vào mà xét xử các vụ án hình sự. Các phiên tòa xử theo luật này có tên là tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm.

Một mục tiêu của luật này là “không để lọt tội”. Bởi, hễ phạm tội tất sẽ bị xử. Tuy nhiên, nay đã là thời văn minh tri thức, tư pháp không thể vận hành như thời văn minh nông nghiệp. Nói khác, ngày nay, nếu quá nhấn mạnh phương châm “không để lọt tội”, sẽ rất dễ dẫn đến “suy đoán có tội” (vì chỉ sợ lọt tội).

Ngay khi Quốc Hội thảo luận để thông qua luật tố tụng mới (2015) chuyển từ xét xử thẩm vấn sang xét xử tranh tụng, với nguyên tắc suy đoán vô tội, đồng chí Nguyễn Hòa Bình (vừa là chánh án, vừa là đại biểu của dân) đã nói một câu thể hiện sự kiên định nguyên tắc “suy đoán có tội”. Vĩnh viễn, câu này sẽ gắn chặt với hình ảnh chánh án Nguyễn Hòa Bình (xem hình).

Câu nói để đời năm 2015, thề không buông bỏ nguyên tắc suy đoán có tội Nguồn: Internet

Buồn thay, ở nước ta, tới tận hôm nay, quan chức tư pháp – do di căn tư tưởng đấu tranh giai cấp – vẫn đưa phương châm này lên vế đầu (còn nguyên tắc “không để oan sai” xuống vế thứ hai). Điển hình là khi họ ngồi dưới cái quốc huy “bánh xe-bông lúa” (công-nông, với công cụ lao động là búa liềm của nền văn minh nông nghiệp) để xử những người khác chính kiến mà họ coi là “thù địch”.

b- Còn bộ Luật hình sự “hình thức” – gọi là Luật tố tụng – ghi cách thức: điều tra, tạo hồ sơ vụ án, viết cáo trạng và cách xét xử một vụ án. Đối tượng bị luật này soi chiếu chính là những cá nhân và tập thể trong hệ thống tư pháp. Tác dụng của nó là trừng trị những người gây ra oan sai cho các bị cáo mà họ khởi tố. Khẩu hiệu “không bỏ lọt tội, không để oan sai” sẽ còn được các đồng chí cao cấp ngành Tư Pháp lải nhải lâu dài, rác tai… mà lẽ ra phải được thay bằng “thà lọt tội còn hơn oan sai” vì nó phù hợp với nguyên tắc “suy đoán vô tội”.

2- Tòa giám đốc thẩm và tòa tái thẩm

a- Tòa giám đốc thẩm xét xử một bản án dù nó đang có giá trị thi hành

Một bản án đã có giá trị thi hành (phúc thẩm) nhưng nếu phát hiện có những vi phạm luật tố tụng (luật hình thức) vẫn cứ bị đưa ra tòa giám đốc thẩm để xem xét lại. Câu hỏi là quá trình hình thành bản án này, “có” vi phạm hay “không” vi phạm Luật Tố Tụng (?). Nếu “có” vi phạm, bản án này phải bị hủy để điều tra lại, xử lại. Bản án mới (sau khi đã loại bỏ các vi phạm) không nhất thiết phải giảm án hoặc tha bổng, mà có thể vẫn giữ mức án như cũ, thậm chí tăng hình phạt. Mức án mới ra sao, không quan trọng. Quan trọng là bị cáo đã được xét xử đúng pháp luật.

Ví dụ, trường hợp vụ Hồ Duy Hải, nếu các chứng cứ (sau khi điều tra lại) vẫn chứng minh người này thật sự là thủ phạm (giết tới hai mạng người), thì tử hình là đúng tội, thỏa đáng, không oan. Chính do vậy, trong các văn bản đề nghị giám đốc thẩm (của luật sư, gia đình bị cáo, hoặc của VKS) đều chỉ nhấn mạnh tới những vi phạm luật tố tụng, để bị cáo được xử lại. Kết quả “xử lại” ra sao là việc của tòa. Vấn đề là khi xử phải tuân theo pháp luật, phải áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, phải có tranh tụng và tranh tụng phải đi đến kết luận.

Lần đầu tiên trong Lịch Sử tư pháp nước ta, một nhân vật thăng tiến từ cơ quan Điều Tra, lên VKS tối cao, rồi Tòa tối cao đều dính dáng tới vụ Hồ Duy Hải, cuối cùng lại chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm vụ này. Những điều lẽ ra bị cấm đoán lại hiện hữu rất vô tư ở nước ta.

Nhân vật Ba trong Một: Điều tra, Truy tố, Xét xử. Nhưng có người cho rằng ông đóng tới 4 vai. Đó là khi ông mang huy hiệu đại biểu quốc hội, báo cáo trước QH về vụ Hồ Duy Hải sau khi ông đích thân chủ tọa phiên giám đốc thẩm. Nguồn: Internet

b- Tòa tái thẩm

Thực tế, không thiếu những bản án dựa trên các chứng cứ vững chắc, xác đáng, khiến phạm nhân bị phạt tù, kể cả tử hình… được mọi người coi là thỏa đáng. Bỗng nhiên, xuất hiện một chứng cứ mới, quan trọng tới mức có thể làm thay đổi bản án này, thì vẫn phải mở phiên tòa xét lại bản án cũ. Đó là phiên tòa tái thẩm. Dẫu bị cáo đã thụ án xong, thậm chí đã chết (do ốm, do già, do tử hình) vẫn phải mở phiên tòa này – để minh oan cho người lương thiện – nếu bị oan thật.

Tóm lại, trên lý thuyết, không nhất thiết phiên tòa tái thẩm buộc phải minh oan cho bị cáo. Vấn đề là khi xử tái thẩm phải tuân theo pháp luật, phải áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, phải có tranh tụng và tranh tụng phải đi đến kết luận. Câu hỏi phải trả lời là: Với chứng cứ mới vừa được phát hiện, liệu bị cáo có bị oan hay không? Câu trả lời vẫn chỉ là chọn một – giữa “có” và “không”.

Nếu phiên giám đốc thẩm xử theo luật tố tụng (luật hình thức) thì phiên tái thẩm xử theo luật hình sự (luật nội dung). Điều này không khó hiểu. Vụ Hồ Duy Hải – dẫu đã có kết quả giám đốc thẩm – nếu có chứng cứ mới, vẫn phải lập phiên tòa tái thẩm.

Rất nhiều tư liệu giúp chúng ta tự tìm hiểu về hai loại tòa này. Đơn cử: Phân biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩmSo sánh giữa giám đốc thẩm và tái thẩm

II. Nếu Thường vụ Quốc hội yêu cầu… thì sao?

1- Theo luật, Hồ Duy Hải còn cơ hội nào sống sót?

Phiên giám đốc thẩm đã bác bỏ toàn bộ mọi luận cứ của nơi kháng nghị, gồm VKSNDTC và luật sư, với số phiếu thuận đạt 17/17 = 100%. Chưa nói về luận cứ bác bỏ là vững chắc hay thiếu căn cứ. Theo luật, không một cơ quan nào có quyền kháng nghị bản án của phiên tòa giám đốc thẩm. Đúng, không thể kháng nghị, nhưng vẫn có quyền đề nghị, kiến nghị.

Trước khi bàn về phiên tái thẩm mà chúng ta mong muốn – để cho Hồ Duy Hải có cơ hội sống sót – hãy rà soát Luật coi thử Hồ Duy Hải còn cơ hội nào thoát chết hay không.

a- Đầu tiên, Hồ Duy Hải vẫn còn quyền làm đơn xin chủ tịch nước ân xá

Muốn vậy, Hải phải thừa nhận mình có tội. Nếu được ân xá, án tử hình sẽ đổi thành án chung thân. Khả năng này tiệm cận 0% hiện thực, thậm chí còn là “âm”, vì (theo cáo trạng) Hải đã giết tới 2 mạng người một lúc, giết dã man, tàn bạo, lại thêm thái độ ngoan cố (nhiều lần chối tội)… Đã vậy, còn thêm tội cướp tài sản, bị xử 5 năm tù. Tổng hợp hai bản án (giết người và cướp của) làm sao thoát chết?

Do vậy, phải do Hải tự suy nghĩ và tự quyết định chuyện viết đơn xin ân xá. Còn những người ngoài cuộc (như chúng ta, thấy rõ Hải bị oan) có lẽ không ai có dã tâm (như luật sư Võ Thanh Quyết) để xui Hồ Duy Hải làm đơn xin ân xá (đã không thoát chết, mà còn mãi mãi đeo cái án giết người). Trên internet, rất nhiều người nói về vị LS này.

Tiện đây, xin nói thêm cách mà tòa án nước ta khiến bị cáo phải chết đứ đừ, không kịp ngáp. Đó là họ thêm một tội hình sự kèm với án tử. Như trong cáo trạng đã viết, thì Hồ Duy Hải – sau khi ý định ban đầu (là quan hệ tình dục), nhưng không đạt – đã tức giận mà giết nạn nhân. Rồi nhân đó, lục lọi để lấy tài sản (vẫn theo cáo trạng).

Nếu đúng như vậy, đó không phải là hành vi “cướp tài sản”. Để gọi là tội “cướp tài sản” trước hết phải có ý định ban đầu (nhưng cáo trạng không nói thế). Bước thứ hai, là dùng sức mạnh khống chế chủ nhân (kể cả giết). Và cuối cùng là chiếm đoạt tài sản. Nói khác, mục đích của việc gán thêm tội nào đó (ví dụ, cướp tài sản) là cách làm quen thuộc, chỉ nhằm để Hải không thể thoát được án tử mà thôi.

b- Các cơ hội khác: vẫn còn, nhưng rất mong manh

Theo luật (điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự), nhiều cơ quan cấp cao có thể đề nghị Hội Đồng thẩm phán tối cao “xem xét lại” cái Quyết Định giám đốc thẩm. Như trên đã nói, đây là đề nghị, kiến nghị, chứ không phải kháng nghị.

– Cao nhất là Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban này có thể “yêu cầu” xem xét lại bản án giám đốc thẩm. Nơi phải thực hiện yêu cầu này chính là nơi đã ban hành bản án.

– Thấp hơn, là các cơ quan ngang cấp với nơi ban hành bản án. Gồm có Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKDNS Tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao... Từ ngữ sử dụng (không phải là “yêu cầu”), mà là “kiến nghị”. Khi được các cơ quan này kiến nghị (tất nhiên kèm theo lập luận và chứng xứ), nơi ban hành bản án sẽ “cân nhấc” coi thử có chấp nhận kiến nghị này hay không. Muốn vậy, phải có một cuộc họp của toàn thể Hội Đồng thẩm phán, với câu hỏi: Chúng ta có chấp nhận cái “kiến nghị” này hay không. Phải được quá 50% đồng ý, mới có cuộc họp thứ hai (để xem xét) và phải có 2/3 đồng ý, bản án mới được thay đổi. Với thủ tục nhiêu khê này, với cái Hội Đồng từng bỏ phiếu 100% giết Hồ Duy Hải, thử hỏi: Hải có thể hy vọng thoát chết hay không?

Xin chú ý hai điều sau đây:

Hội Đồng Thẩm Phán (của) Tòa án ND tối cao là một tổ chức (đơn vị) nằm trong biên chế của Tòa án tối cao. Hội Đồng này hiện nay gồm 17 người và có những nhiệm vụ đã được quy định. Trong đó, có một nhiệm vụ là cử ra một số thành viên chủ trì các phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Số lượng thẩm phán được cử vào nhiệm vụ này (phải là số lẻ) là từ 5 vị trở lên. Như vậy, nếu trong một ngày có tới 3 phiên tòa giám đốc thẩm, Hội Đồng vẫn có đủ người đảm trách. Có thể tạm gọi đây là “Hội Đồng xét xử” (cho một vụ án cụ thể). Cái Hội Đồng nhỏ này nếu có gì sai sót sẽ bị kiến nghị, và nó sẽ bị cái Hội Đồng lớn (17 người) “xem xét lại” những Quyết Định của nó.

– Nhưng trong vụ Hồ Duy Hải (vừa qua), số thẩm phán được cử điều khiển phiên tòa giám đốc thẩm không phải là 5, 7 hoặc 9… mà là 17 người (100%). Dư luận cho rằng, đây là sự cố ý nhằm những mục đích khác nhau. Trong đó, một mục đích là tạo ra tình trạng oái oăm, khó xử, nếu có khiếu nại về cái phiên tòa giám đốc thẩm này. Lúc này, Hội Đồng thẩm phán tối cao (17 vị) sẽ “xem xét” cái Hội Đồng xét xử (cũng gồm 17 vị). Đó là ta xem xét mình. Trong trường hợp này, chẳng cần cắt nghĩa dài dòng, ai cũng thấy số phận của Hồ Duy Hải vẫn rất bi đát.

2- Chỉ còn hy vọng vào phiên tòa tái thẩm

a- Chớ trông mong cuộc họp nội bộ của Hội Đồng thẩm phán

Như trên đã nêu, nếu việc giải oan cho Hồ Duy Hải chỉ trông cậy vào việc họp hành trong nội bộ của Tòa án Tối cao (dù được một cơ quan – cũng cấp cao – kiến nghị) chúng ta vẫn rất khó tin rằng Hồ Duy Hải sẽ thoát chết. Vì ngay tại phiên giám đốc thẩm, thiên hạ nhìn vào, dư luận xôn xao, chứng cứ đầy rẫy… mà toàn thể Hội Đồng xét xử còn vi phạm các thủ tục và nguyên tắc, để đi đến chỗ đồng thanh hô “giết! giết!” thì khi họp nội bộ – dưới sự chủ tọa của đồng chí Nguyễn Hòa Bình, bí thư Trung ương, hỏi ai dám hô khác?

b- Khốn nỗi phiên tái thẩm vẫn do Tòa Tối cao phụ trách

– Đúng vậy, chúng ta mong có phiên tòa tái thẩm; khổ nỗi phiên tòa này vẫn do đồng chí Nguyễn Hòa Bình ký quyết định thành lập và vẫn là các thành viên “hô giết” điều khiển phiên tòa. Đúng vậy! Và nhiều tình huống có thể xảy ra. Rất có thể, đồng chí chánh tòa sẽ cử toàn bộ 17 người tham gia phiên tòa này – nghĩa là, 17/17 sẽ cùng hô lại “giết! giết!”. Cũng có thể, đồng chí chẳng cử ai, lấy cớ rằng họ đã tham gia phiên tòa giám đốc thẩm (xử tử Hải) thì nay không thể tham gia phiên tòa có khả năng cứu Hải. Xin nhớ, đây là vị chánh tòa đã từng bất chấp nguyên tắc và luật lệ.

c- Nhưng có điều khác rất cơ bản

Phiên tòa công khai khác biệt cơ bản với cuộc họp nội bộ để “xem xét” các kiến nghị. Như phần đầu đã nói: Nguyên nhân phải lập phiên tòa tái thẩm là do xuất hiện những chứng mới (trước đây chưa từng biết) khiến vụ án thay đổi lớn. Vấn đề là phải tìm cho ra những chứng cứ mới, và cắt nghĩa thế nào là mới. Nếu chứng cứ mới thật sự là “mới” và tác dụng của nó thật sự làm thay đổi bản án – không thể bác bỏ – thì không phải.

Phiên tòa là hoạt động công khai của Hội Đồng thẩm phán, mọi người trông vào; do vậy rất khác với các cuộc họp “xem xét lại” bản án trong nội bộ.

Mời đón đọc phần B.

Lại chuyện về chủ nghĩa Mác Lê và chủ nghĩa Xã hội

Văn Biển

11-7-2018

Có bao giờ người ta tự hỏi, chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Mác đẹp đến thế, muốn tạo nên một thế giới không còn giai cấp, không còn giàu nghèo, vậy mà Cách mạng tới đâu dân bỏ chạy đến đấy.

Sau 54, hai triệu người di cư vào Nam, một số trí thức chạy sang Pháp. Sau 75, trên hai triệu người chạy ra nước ngoài. Nếu một chế độ hợp lòng dân, dẫu có đuổi người ta cũng không bỏ nước ra đi bằng mọi giá. Hồi đó người ra đi có câu: Con sống con nuôi má, con chết con nuôi cá.

Đôi điều về hai cái chết

Phạm Đình Trọng

1-9-2020

1. CÁI CHẾT CỦA MỘT CON NGƯỜI

Nhà văn tỉnh lẻ ở hội Văn Nghệ Đồng Tháp, Đinh Thành Nam. Cuộc đời lận đận. Viết văn âm thầm. Nhà khoa học địa vật lí Nguyễn Thanh Giang. Lặng lẽ làm khoa học. Sắc sảo trong lí luận đấu tranh chống độc tài cộng sản. Nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang mất ở tuổi ngoài tám mươi và nhà văn âm thầm lao động chữ nghĩa Đinh Thành Nam mất ở tuổi ngoài bốn mươi, tôi đều có bài viết ngậm ngùi thương tiếc khi cuộc đời lại mất đi một người bình dị và lương thiện.

Đơn đề nghị cứu xét cho Đặng Văn Hiến

FB Mai Quốc Ấn

14-7-2018

Đây là nội dung đơn các luật sư soạn cho bà con tại tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đak Nông. Những người nông dân ở đây hiểu rõ vì sao Đặng Văn Hiến nổ súng và đồng ý làm đơn xin miễn án tử cho Hiến. Bởi họ cũng là nạn nhân của công ty Long sơn suốt 8 năm (2008-2016, xem ảnh và comment)!

Đòn tâm lý của cảnh sát điều tra đánh dân vô tội Đồng Tâm

Phạm Đình Trọng

11-9-2020

Giữa thời yên hàn, công an nhà nước cộng sản động binh, ra quân lớn đánh vào dân làng Hoành, xã Đồng Tâm. Mỹ Đức, Hà Nội. Lực lượng tác chiến là công an Hà Nội nhưng chỉ huy cuộc động binh là trung tướng thứ trưởng bộ Công an và sở chỉ huy đặt trên cơ quan Bộ. Mọi tin tức chiến sự, mọi phát ngôn về cuộc động binh đều phát đi từ mấy ông tướng công an trên sở chỉ huy chiến dịch tập kích dân làng Hoành.

Báo Tuổi Trẻ online bị phạt, vì đâu nên nỗi?

Kông Kông

20-7-2018

Báo Tuổi Trẻ online phải ngưng phát hành 3 tháng đồng thời đóng tiền phạt tổng cộng là 220 triệu đồng, đã được/bị phân tích, bình luận sôi nổi. Có người đặt câu hỏi là nếu phóng viên có lỗi thì phạt phóng viên, phạt tờ báo nhưng tại sao lại “phạt người đọc”? (dù luận cứ “phạt người đọc” nghe nó kỳ kỳ!)

Thu thập ý kiến nhân dân: Có nhận đóng góp về… tru di?

Blog VOA

Trân Văn

18-9-2020

Nông dân Đồng Tâm tại phiên tòa ở Hà Nội kết thúc hôm 14/9/2020. VNA via Reuters

Giữa trận bão dư luận về bản án sơ thẩm vụ án “giết người”, “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (vụ án Đồng Tâm), Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN (BCH TƯ đảng CSVN) ban hành Hướng dẫn Công bố, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân đóng góp cho Dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng CSVN (1)…

Một xã hội bị ngu dân hóa (Phần 4)

GS Lê Hữu Khóa

25-7-2018

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Tuệ giác khử ngu dân

Con người có được văn minh của dân chủ, xây dựng trên văn hiến của nhân quyền, tại đây mỗi cá nhân là một chủ thể của hệ tự (dùng tự do tới từ tự giác làm nên tự tin nâng cao tự trọng để bền vững trong tự chủ), đây là điều mà các tà quyền dùng chế độ ngu dân hóa để cai trị, luôn mất ăn mất ngủ và tìm mọi cách để truy diệt tự do.

Đảng phải thế nào thì mới có những ông Cường như thế chứ!

Blog VOA

Trân Văn

29-9-2020

Năm ngày sau khi đổ đến TP.HCM, yêu cầu các đồng nghiệp ở TP.HCM hỗ trợ để tổ chức bố ráp – bắt giữ ông Phạm Đình Quý, Giảng viên Khoa Khoa học Thể thao của Đại học Tôn Đức Thắng, áp giải ông về Đắk Lắk (1), Công an tỉnh Đắk Lắk mới xác nhận đang giam giữ ông Quý nhưng giải thích đó chỉ là… mời làm việc và khẳng định chuyện… mời làm việc như thế là… đúng pháp luật (2)!

Hiệp định Genève (20-7-1954) không đề cập đến tổng tuyển cử

Trần Gia Phụng

30-7-2018

Vừa qua, trong kỳ thi Trung học Phổ thông ở trong nước, điểm thi môn lịch sử thấp hơn bao gờ cả. Lý do đơn giản là vì học sinh không thích học môn lịch sử nên không thuộc lịch sử và điểm thi môn lịch sử bị thấp. Hiện nay, học sinh trong nước không thích học môn lịch sử vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN) dùng môn lịch sử để tuyên truyền cho chế độ, sửa đổi, bóp méo lịch sử để phục vụ chính trị, phục vụ đảng CS, nên học sinh chán học môn lịch sử của CS.

Hoa và máu

Blog VOA

Trân Văn

16-10-2020

Miền Trung Việt Nam lại lũ, lại lụt, lại sạt lở. Lương dân lại chết. Hàng triệu người lại phải sống cảnh màn trời, chiếu đất, nhiều gia đình lại trắng tay. Trên mạng xã hội, người Việt lại nhắn nhau chung tay giúp đỡ đồng bào… Thiên tai vốn là điều không thể tránh nhưng chẳng lẽ ở đâu tại Việt Nam cũng vậy và năm nào cũng thế. Thậm chí hậu quả của thiên tai năm sau luôn có khuynh hướng thảm khốc hơn năm trước.

Vũ ‘nhôm’ giữa quan trường lưỡng cực tiền và quyền

Lê Thiếu Nhơn

4-8-2018

Vũ “nhôm” bị tuyên án 9 năm tù. Đây chỉ là sự chịu phạt ban đầu, vì Vũ “nhôm” không chỉ liên quan đến một vụ án. Khi Trung Tướng Bùi Văn Thành bị giáng cấp hàm và bị cách chức Thứ trưởng Bộ Công an, thì câu chuyện chắc chắn còn xuất hiện nhiều tình tiết hấp dẫn hơn nữa.

Nhân sự đại hội XIII: Quyết đấu trước hội nghị trung ương 14

Lê Văn Đoành

28-11-2020

Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng vốn là sinh viên Văn khoa khóa 8, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp 1967. Công bằng mà nhìn nhận, thời ấy sinh viên văn khoa tập hợp những học sinh giỏi văn miền Bắc. Cái nền như thế, đã giúp ông Trọng cách nói vo rất hay, không cần văn bản soạn trước, lại dùng văn thơ, thành ngữ minh hoạ.

Giải mã Gạc Ma

FB Lương Vĩnh Kim

10-8-2018

Gạc Ma đã mất từ 14/03/1988 nhưng hầu hết người Việt Nam đều không biết, cho đến 2014 mới lộ diện dần và ngày nay thì càng ồn ào ngoài ý muốn của những người được giao trọng trách trấn giữ Trường Sa. Trung Quốc từ chỗ không có gì ở Trường Sa thì ngày nay họ đã hiên ngang chiếm giữ và bồi đắp ngày càng rộng 7 bãi đá: Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập, Gaven, Vành Khăn, Tư Nghĩa, và Subi.

Sắp đặt nhân sự đã ‘hoàn thành mục tiêu’?

Blog VOA

Trân Văn

23-12-2020

Dẫu dân chúng không biết đảng CSVN lựa chọn – sắp đặt những cá nhân nào tham gia lãnh đạo tổ chức chức chính trị này trong nhiệm kỳ tới và qua đó phân công những ai lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền trên toàn Việt Nam cho đến 2025, song ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định là đảng đã… hoàn thành mục tiêu (1)!