Vụ án Đồng Tâm và một ước mơ cho sáu mạng người…

Blog VOA

Trân Văn

15-9-2020

Ông Lê Đình Công trong phiên xét xử sơ thẩm ở Hà Nội từ 7-14/9/2020 về vụ án ở xã Đồng Tâm. Nguồn: Lao Động

Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm vụ án “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (vụ án Đồng Tâm) đã tuyên án, theo đó, gia đình cụ Lê Đình Kình sẽ mất thêm hai thành viên nữa vì bị hệ thống tư pháp Việt Nam phạt tử hình, chưa kể một thành viên khác là thế hệ thứ ba của gia đình này sẽ bị giam giữ cho đến chết (chung thân)…

Thực nghiệm hiện trường là đúng pháp luật, tối cần thiết và khả thi

Mạc Văn Trang

15-9-2020 

1. Ngày 9/9/2020 tôi đã đăng bài đề xuất với phiên toà của Toà án Hà Nội xét xử vụ án 3 công an bị chết cháy ở Đồng Tâm: “Yêu cầu dừng phiên tòa để thực nghiệm hiện trường!

Man rợ, bất nhân

Đoàn Bảo Châu

15-9-2020

Chỉ vì một câu doạ sẽ giết chết mấy trăm người nếu bị tấn công và thế là nửa đêm xông vào nhà một đảng viên gần 60 năm tuổi đảng, một cựu cán bộ xã để bắn giết, không hề khởi tố vụ án, không hề có lệnh khám nhà trước ấy. Đấy là vô pháp, lạm quyền.

Bài diễn văn của tù trưởng Seattle, bảo vệ đất đai và thiên nhiên

14-9-2020

Lời giới thiệu: Ông Seattle (1786-1866) là tù trưởng của hai bộ tộc da đỏ Suquamish và Duwamish, cư trú ở khu vực Tây Bắc nước Mỹ, tức vùng đất thuộc bang Washington ngày nay. Vào thập niên 1850, những người da trắng tiến vào vùng đất này của những người da đỏ, ép họ bán đất để phát triển thành phố, trái với mong muốn của họ.

Bản tin ngày 14-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập trái phép lần thứ 10 vào lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Khoảng 6h sáng nay, tàu hải cảnh TQ Zhongguo Haijing 5204 vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, tiến vào quấy phá hoạt động khai thác dầu khí ở lô 06.01, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Đã 10 lần tàu này tiến vào quấy phá ở khu vực gần đường bờ biển VN, cho thấy sự bất lực của Hải quân VN bảo vệ lãnh hải đất nước ra sao.

Phiên xử vụ án Đồng Tâm: Ngày tuyên án

BTV Tiếng Dân

Đúng tin đã đưa, chiều nay TAND TP Hà Nội tuyên án vụ Đồng Tâm. Báo Dân Trí đưa tin: Tòa tuyên tử hình 2 bị cáo trong vụ án ở Đồng Tâm. Các bản án đã tuyên như đề nghị của VKS trước đó: Án tử hình đối với hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức, án chung thân đối với ông Lê Đình Doanh. Cả ba người đều bị cáo buộc tội “Giết người”.

Nhật ký Đồng Tâm

Trương Nhân Tuấn

14-9-2020

Tư pháp, vốn là một nhánh “quyền lực”, cùng với hành pháp và lập pháp, cấu thành hệ thống quyền lực nhà nước.

Đơn tố cáo của bà Dư Thị Thành, góa phụ ông Lê Đình Kình

14-9-2020

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO KHẨN CẤP

Đồng Tâm, ngày 14 tháng 9 năm 2020

Nhà nước nên coi vụ Đồng Tâm là một hồi chuông báo động

Ngô Ngọc Trai

14-9-2020

Dù cho bản án Đồng Tâm hôm nay có thế nào thì chúng ta cũng vẫn tiếp tục nỗ lực dựng xây.

 Câu đối ghi lại vụ Đồng Tâm

Hà Sĩ Phu

14-9-2020

1/ Đi binh như bầy con nít

Đem đại binh giết một ông già, lo sợ quá bởi lòng không Đại nghĩa!

Dựng tiểu tiết như bầy con nít, mưu mô thừa vì chí chẳng Công minh!

2/ Hai nhân vt chính:

– Vụ đồng đảng phanh thây, công trạng tuyên dương: ngài Phú Trng!

– Lòng giúp dân giữ đất, nỗi oan gánh chịu: c Lê Kình!

3/ S trớ trêu:

Kẻ cướp hiện nguyên hình, lại ngự ghế quan tòa, chân chính nhỉ?

Dân oan đành thúc thủ, phải buông lời thú tội, trớ trêu thay!

4/ Bi kịch Lê Đình Kình:

Thành tâm tin đảng trọn đời, chẳng biết thế thời khi… mãn cuộc!

Dũng cảm giúp dân giữ đất, đâu ngờ đồng đảng quyết… phanh thây?

5/ Công và ti của những xác chết:

– Làm chế độ hiện rõ nguyên hình, một xác Cụ Kình mang TỘI lớn!

– Giúp đảng ta diệt trừ phản nghịch, ba thây Cảnh Sát thật CÔNG to!

6/ Đảng với dân, thói quen và chuyện lạ:

– Một đảng viên còn đáng tin yêu, chuyện lạ ấy ở thôn Hoành nên… chép lại!

– Nhiều dân chúng cứ như mê ngủ, thói quen này trong nước Việt đáng…thôi đi!

Đồng Tâm cùng học

Văn Việt

Lê Học Lãnh Vân

13-9-2020

Tôi biết rất nhiều người quen của tôi đang theo dõi rất sát phiên tòa xử vụ án Đồng Tâm. Vụ án thu hút nhiều tâm sự khiến người ta không còn đành lòng vui riêng, không còn muốn giải trí hay làm một việc gì khác… Cho dù còn ba ngày nữa mới tuyên án, tôi nghĩ đã tạm đủ để có một cái nhìn và nhận định một số khía cạnh của vụ án.

Vụ án Đồng Tâm: Đảng bị răn đe và được dân giáo dục

Blog VOA

Trân Văn

11-9-2020

Phiên xử sơ thẩm vụ án “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (vụ án Đồng Tâm) diễn ra chóng vánh hơn dự kiến (mười ngày). Hệ thống tư pháp Việt Nam vừa lập thêm một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử tư pháp của nhân loại thời hiện đại: Xét xử 29 bị cáo, trong đó có hai người bị đề nghị tử hình, một bị đề nghị phạt tù chung thân nhưng chỉ thẩm vấn, luận tội và nghe các luật sư bào chữa trong… năm ngày!

Vụ án Đồng Tâm: Hãy thực nghiệm hiện trường, bị cáo Lê Đình Chức đã đâm 3 công an như thế nào?

Hiếu Bá Linh

13-9-2020

Ảnh hiện trường nhà Lê Đình Hợi, Lê Đình Kình và Lê Đình Chức, nơi 3 công an bị cho là chết cháy dưới hố. Photo Courtesy

Bản Kết luận điều tra số 210/PC1 (Đ3) ký ngày 12/6/2020 (bản Cáo trạng là dưạ trên Kết luận điều tra nên nội dung hầu như giống nhau) đã mô tả rõ Nguyễn Đình Chức ”ở trên mái tầng 2 nhà Lê Đình Hợi (ngay phía trên cửa sổ) sử dụng tuýp gắn dao phóng lợn chọc nhiều lần từ trên xuống“.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 11)

Nghiêm Huấn Từ

12-9-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm; Bài 7B: Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm; Bài 8: Hoán đổi vị thế giữa bên “Buộc tội” và “Gỡ tội”; Bài 9: Liệu “kiến nghị” của VKS có cứu được Hải? Bài 10: Phiên tòa tái thẩm: Hy vọng sống của Hồ Duy Hải

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 10)

Nghiêm Huấn Từ

12-9-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm; Bài 7B: Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm; Bài 8: Hoán đổi vị thế giữa bên “Buộc tội” và “Gỡ tội”; Bài 9: Liệu “kiến nghị” của VKS có cứu được Hải?

***

Phiên tòa tái thẩm: Hy vọng sống của Hồ Duy Hải

I. Nhắc lại để nói tiếp

1- Phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm

Phúc thẩm, theo thường lệ, là phiên tòa cuối cùng. Sau đó, bản án bắt đầu có giá trị thi hành, không cá nhân hoặc cơ quan nào có quyền phản đối nữa. Trừ hai trường hợp đặc biệt dưới đây, ta sẽ có phiên tòa giám đốc thẩm hoặc phiên tòa tái thẩm:

a) Khi bản án được tạo ra do những vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự. Ví dụ, lấy lời khai bằng cách tra tấn, ngụy tạo chứng cứ, thủ tiêu chứng cứ, sửa chữa chứng cứ… vân vân. Cái bản án mắc lỗi này sẽ được đưa ra phiên tòa giám đốc thẩm để xét xử. Tất nhiên, liên lụy đến những tác giả (con người) tạo ra bản án này. Tuy nhiên, như ta biết, phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải – do đích thân chánh án Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa – đã kết luận: Bản án tử hình Hồ Duy Hải tuy có một số sai sót trong quá trình điều tra, nhưng những sai sót này không làm thay đổi bản chất vụ án. Nghĩa là, Hải vẫn phải chết.

b) Khi có (những) chứng cứ mới. Đây phải là những chứng cứ quan trọng tới mức làm thay đổi kết luận bản án. Thế thì, phải “xử lại” (tái thẩm) để sửa chữa những kết luận sai ở cái bản án do phiên tòa “xử đi” tạo ra. Những nhân vật là tác giả của bản án (cũ) không mắc lỗi – vì họ xét xử khi chưa có đủ chứng cứ. Trong vụ Hồ Duy Hải, nếu bên gỡ tội (gồm luật sư và gia đình) tìm ra “chứng cứ mới”, họ có thể làm đơn đề nghị mở phiên tòa tái thẩm. Và sẽ có phiên tòa tái thẩm nếu (phải có chữ “nếu”) được cơ quan pháp luật (tối cao) chấp nhận và ra văn bản chính thức đề nghị “xử lại” vụ án. Trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền kháng nghị là VKS Tối cao, hoặc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

c) Nơi sửa bản án Hồ Duy Hải

Một bản án tử hình dây dưa tới 12 năm, lại được phiên giám đốc thẩm “tối cao” y án, tất nhiên muốn sửa cũng phải do phiên tòa tái thẩm “tối cao” thực hiện. Đó là nói về nguyên tắc. Còn tòa này có muốn sửa hay là vẫn “y án” là quyền của tòa. Hiện nay, người có vai trò quyết định (lập tòa, cử hội đồng xét xử) vẫn là đồng chí Nguyễn Hòa Bình.

Tình hình hiện nay phát triển tới mức, “nếu” chân lý thuộc về luật sư và gia đình Hồ Duy Hải, thì sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Hòa Bình phải sụp đổ. Do vậy, chắc chắn 100% là đồng chí chánh Tòa tối cao sẽ kịch liệt phản đối việc thành lập phiên tòa tái thẩm. Nhưng đồng chí có phản đối nổi hay không, còn phụ thuộc vào những quy định hiện hành.

d) Nếu Viện Kiểm Sát kiên quyết kháng nghị (theo thẩm quyền và dựa vào đơn của luật sư và gia đình – kèm theo những chứng cứ không thể bác bỏ) thì đồng chí Nguyễn Hòa Bình vẫn buộc phải tổ chức phiên tòa tái thẩm.

2- Con đường sống của Hồ Duy Hải vẫn còn vô vàn gian nan

a) Nếu buộc phải tổ chức phiên tòa tái thẩm thì hầu như 100% đồng chí Nguyễn Hòa Bình sẽ tự cử mình vào vị trí chủ tọa, và cũng hầu như 100% đồng chí sẽ lôi cổ toàn bộ 16/16 thẩm phán dưới quyền vào Hội Đồng xét xử. Tại sao nói “hầu như”, bởi vì – khác cái lần tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm – lần này đồng chí còn phải thăm dò ý kiến cấp trên và dư luận xã hội, mà không thể ngông nghênh, tự đắc như cái lần tổ chức phiên giám đốc thẩm.

b) Nhưng điều chắc chắn, là cả 100% là cái Hội Đồng này sẽ né tránh tối đa cách xử theo luật tố tụng mới (tranh tụng đúng nghĩa)… đồng thời hạn chế tối đa số người của bên gỡ tội. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình vẫn đủ quyền hạn để thực hiện hai điều này – như đã từng làm ở phiên giám đốc thẩm. Dẫu sao, do mất uy tín sau phiên giám đốc thẩm, thế của đồng chí ngay tại phiên tòa này sẽ núng, lực của đồng chí cũng suy. Đồng chí không thể tự tung, tự tác nếu buộc phải đứng ra chủ tọa phiên tái thẩm vụ Hồ Duy Hải.

d) Đủ thấy, con đường sống của Hồ Duy Hải vẫn còn vô vàn chật vật. Bởi lẽ, nếu tử tù Hồ Duy Hải – nay đã 31 tuổi, vừa mới tốt nghiệp cao đẳng 2008, chưa một ngày hành nghề, chưa yêu ai… – mà được sống, thì… đồng chí bí thư Trung ương ĐCSVN Nguyễn Hòa Bình cũng vẫn… “sống” mà như chết. Và ngược lại, nếu Hải phải chết, đồng chí Nguyễn Hòa Bình sẽ mừng rơn mà sống thêm 12 năm vì thành tích đầy đọa Hải và gia đình Hải cũng ngần ấy năm. Do vậy, đủ thấy quyết tâm sắt đá “chống tái thẩm” của vị đại biểu quốc hội, lý luận Mác-Lê cao cấp, tiến sĩ luật khoa, phó giáo sư, 62 tuổi đời, 39 tuổi đảng… Nguyễn Hòa Bình.

3Vẫn hy vọng sẽ có phiên tái thẩm

– Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, đương nhiệm lãnh đạo tối cao ngành Tư Pháp, cách đây 4 tháng đã từng chịu thua kháng nghị của Viện KS (buộc phải tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm). Nhưng cũng do phiên tòa này mắc quá nhiều vi phạm, mà nay uy tín của đồng chí giảm sút thê thảm. Con đường tiến thân khó mà suôn sẻ như xưa. Do vậy, không phải đồng chí muốn chống tái thẩm là có thể chống được. Đã tới lúc cấp trên của đồng chí chán ngán, quá sức chịu đựng; còn cấp dưới của đồng chí từ nay không thể chết chùm với đồng chí nữa. Họ phải tự suy tính cho quyền lợi bản thân họ… Đó là hy vọng đầu tiên sẽ có phiên tòa tái thẩm.

– Luật sư và gia đình không tiếc công sức, thời gian để gỡ tội cho Hồ Duy Hải. Sự quyết tâm chỉ có tăng, không có giảm. Thực tế, họ đã nộp lên nhiều cơ quan cấp cao những chứng cứ mới đủ sức làm đảo ngược kết luận của bản án.

– Dư luận trong nước và quốc tế ngày càng mạnh mẽ đứng về phía nạn nhân, tạo ra áp lực lên các cơ quan cấp trên của Tòa án Tối cao.

– Viện KS Tối cao – sau thất bại ở phiên tòa giám đốc thẩm – vẫn cay cú (qua nhiều lần tuyên bố “kiến nghị tiếp“, và khẳng định lẽ phải thuộc về mình). Do vậy, một mặt Viện này vẫn tiếp tục kiến nghị phía Tòa Tối cao “cần xem xét lại quyết định của mình ở phiên tòa giám đốc thẩm”. Mặt khác, Viện này vẫn có thẩm quyền kháng nghị “nếu được cung cấp chứng cứ mới” để buộc phía Tòa phải tổ chức phiên tòa tái thẩm. Và luật sư đã kịp thời cung cấp.

– Cấp trên của đồng chí Nguyễn Hòa Bình (theo thể chế hiện nay) là bộ chính trị và quốc hội… đã quá phiền toái về vụ Hồ Duy Hải (càng để lâu chế độ XHCN sẽ càng bốc mùi khó ngửi), cũng muốn tìm giải pháp tháo gỡ.

Tuy nhiên, cách đây ít hôm, Tòa án Tối cao đã bầu bí thư đảng ủy mới. Có hai khả năng: Một, đồng chí Nguyễn Hòa Bình thôi cương vị “đầu đảng” ở Tòa Tối cao để lên cấp cao hơn (Bộ Chính trị); nếu vậy, cấp trên phải gỡ để đồng chí thoát khỏi cái mớ bòng bong này. Hai, cũng có thể đồng chí bị thất sủng do quá nhiều tiếng xấu trong 12 năm đứng đầu ngành tư pháp nước ta. Nếu vậy, càng cần một giải pháp, trong đó có giải pháp tổ chức phiên tòa tái thẩm.

– Nhưng điều quan trọng nhất và quyết định nhất, là luật sư và gia đình phải có những chứng cứ mới, đủ vững chắc và mạnh mẽ làm thay đổi kết luận của bản án phúc thẩm 2009.

Và nhờ công sức tìm kiếm, rà soát từng câu, từng chữ trong Hồ Sơ vụ án và trong Bản Cáo Trạng, đồng thời tìm gặp các nhân chứng… luật sư và gia đình Hồ Duy Hải đã tìm được những sơ hở, lỗi lầm trong những văn bản trên, thể hiện những chứng cứ bị sửa hoặc bị bỏ ngoài hồ sơ, rất quan trọng.

Thêm nữa, thời thế đã khác, những con NGƯỜI trong nội bộ ngành Tư pháp tỉnh Long An đã dũng cảm tuồn ra cho luật sư những chứng cứ đủ mạnh (bị giấu nhẹm) làm thay đổi nội dung của Cáo Trạng và kết luận của Bản án.

II. Những chứng cứ mới đủ sức làm thay đổi bản án

1- Chứng cứ cũ, nhưng vẫn là mới

Đó là những chứng cứ được đưa vào hồ sơ vụ án ngay từ đầu – nghĩa là cũ rích – nhưng thời gian gần đây mới phát hiện nó “mới”, ở chỗ: Nó bị xuyên tạc để (cố ý) vu tội cho Hồ Duy Hải.

Ví dụ, bản khai của anh Đinh Vũ Thường. Anh là khách hàng tới bưu điện Cầu Voi để sử dụng dịch vụ (gọi điện về gia đình, và do vậy anh là nhân chứng của vụ án). Bản khai (do điều tra viên ghi lời anh, sau đó anh ký nhận) thể hiện: Anh Thường thấy một thanh niên trẻ, không rõ mặt, không quen biết; và một xe máy (xe Dream cao, không chú ý số xe)… Ấy thế mà khi đưa vào Cáo Trạng, thì VKS Long An đã viết thành “anh Thường nhìn thấy Hồ Duy Hải” và bịa ra hình dạng và số xe (khớp với xe của Hồ Duy Hải). Đây chính là chứng cứ mới khẳng định tội “làm sai lệch hồ sơ” – nghĩa là bản án này phải bị hủy. Nơi hủy nó là phiên tòa giám đốc thẩm.

Cái tội “làm sai lệch hồ sơ vụ án” bị phát hiện là nhờ luật sư đọc kỹ, đọc tỉ mỉ Hồ Sơ vụ án và Bản Cáo Trạng (hồ sơ một đường, cáo trạng một nẻo, để cố ý vu oan). Điều kỳ công hơn nữa, sau hàng mấy năm mà luật sư vẫn tìm kiếm được anh Đinh Vũ Thường và anh sẵn sàng viết thêm một tờ khai, trong đó vẫn khẳng định 2 điều – như anh đã từng khai năm 2008.

2- Thái độ Nguyễn Hòa Bình

Tại phiên giám đốc thẩm, luật sư đã nộp tờ khai lần 2 của anh Đinh Vũ Thường. Nếu (vâng, “nếu”) là một người công tâm, lương thiện, thì lẽ ra (vâng, “lẽ ra”) đồng chí Nguyễn Hòa Bình phải hết sức vui mừng, vì đây là một trong những chứng cứ mới khẳng định tội làm sai lệch hồ sơ một cách rất cố ý. Nhưng ngược lại, đồng chí lại vặn vẹo rằng, “đây chỉ là bản photocopy, chưa có dấu chứng nhận “sao y bản chính“.

Xin nói thẳng: Dưới tay đồng chí Nguyễn Hòa Bình có biết bao nhân viên, muốn làm sáng tỏ chuyện này quá dễ dàng: Tìm cho ra anh Đinh Vũ Thường, mời anh viết lại tờ khai, nộp tận tay Nguyễn Hòa Bình. Sau đó, so sánh 3 bản khai (đều của Đinh Vũ Thường) với Bản Cáo Trạng sẽ thấy lời lẽ trong Cáo Trạng là vu khống.

3- Có vô số chứng cứ mới

Tờ khai của anh Đinh Vũ Thường chỉ là một ví dụ. Còn rất nhiều chứng cứ mới đủ sức quật ngã cái bản án “giết người” – cũng là quật ngã những đồng chí gắn đời mình, số phận mình với bản án này. Ví dụ, chứng cứ có lợi cho Hồ Duy Hải bị bỏ ra ngoài Hồ Sơ vụ án; chứng cứ sai lệch về thời điểm diễn ra vụ án, chứng cứ kẻ sát nhân thuận tay trái (trong khi Hồ Duy Hải thuận tay mặt)…

Chúng đã được luật sư và gia đình Hồ Duy Hải tập hợp lại, rất đầy đủ, trình bày rất khoa học, dễ hiểu, đã nộp cho các cơ quan liên quan. Chắc chắn nó đã đến tay đồng chí Nguyễn Hòa Bình TRƯỚC KHI phiên tòa giám đốc thẩm khai mạc (nhưng đồng chí lờ tịt).

Bạn đọc nào quan tâm số phận Hồ Duy Hải xin tải về 6 văn bản dưới đây, để thấy số chứng cứ mới (cơ sở để có phiên tòa tái thẩm) là rất nhiều và rất vững chắc.

Sáu lá Đơn chính trong vụ án Hồ Duy Hải

Trước phiên giám đốc thẩm

Đơn đề nghị giám đốc thẩm (từ năm 2012)

Đơn tố giác tội phạm (từ năm 2015)

Đơn tố cáo làm sai lệch hồ sơ vụ án (từ tháng 3 năm 2017)

Đơn kêu oan cho tử tù Hồ Duy Hải (từ 2019) 

Đơn trình bày và cung cấp chứng cứ ngoại phạm mới (hung thủ thuận tay trái) (tháng 5/2020)

Sau phiên giám đốc thẩm

Đơn kêu oan cho bị án HDH và Tố giác làm sai lạc hồ sơ vụ án (3-7-2020)

Bản tin ngày 12-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Anh tuyên bố bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuyên bố gần đây thể hiện lập trường của Anh về các vấn đề pháp lý ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) trong vấn đề giải quyết các tranh chấp lãnh hải.

Các vi phạm tố tụng hình sự nghiêm trọng trong phiên tòa Đồng Tâm

Nguyễn Tiến Trung

12-9-2020

Những điểm vi phạm luật tố tụng hình sự nghiêm trọng trong vụ án Đồng Tâm:

I. ĐỊNH TỘI TỪ TRƯỚC PHIÊN TÒA

Ân tình

Đặng Đình Mạnh

11-9-2020

Nhóm luật sư bảo vệ cho 29 nạn nhân trong vụ án Đồng Tâm. Nguồn: LS Lê Hòa

Nhìn chằm chằm vào chúng tôi, cậu thanh niên trẻ dựng xe trên lề rồi bước đến trước mặt:

Khai thác Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, để hỗ trợ các bị can trong vụ án Đồng Tâm

Vũ Ngọc Yên

11-9-2020

Nền kinh tế Việt Nam đã đổi mới trong ba thập niên qua là nhờ vào việc hội nhập kinh tế thế giới và tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Nổi bật là hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Khi kẻ chấp pháp ngồi xổm lên luật tố tụng

Nhân dân thấy công lý bị chà đạp công khai, càng thêm mất lòng tin tưởng vào nhà cầm quyền, dù là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để mất lòng tin vào đảng lãnh đạo, nhất là năng lực giải quyết đúng đắn mối quan hệ với dân. Đó là thất bại lớn, rất lớn của cả hệ thống chính trị, vượt ra khỏi mọi sự tính toán của những người cầm quyền.

Bản tin ngày 11-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Lúc 5h49′ sáng nay, “tàu hải cảnh TQ ‘Zhongguo Haijing 5204’ lại rời vùng biển Nam Bãi Tư Chính, thâm nhập trái phép vào lô khai thác dầu khí 06.01 của VN”. Ông Nam cho biết, đây là lần thứ 9 tàu hải cảnh này của TQ xâm phạm lô khai thác dầu khí của VN ở khu vực Nam Biển Đông.

Đòn tâm lý của cảnh sát điều tra đánh dân vô tội Đồng Tâm

Phạm Đình Trọng

11-9-2020

Giữa thời yên hàn, công an nhà nước cộng sản động binh, ra quân lớn đánh vào dân làng Hoành, xã Đồng Tâm. Mỹ Đức, Hà Nội. Lực lượng tác chiến là công an Hà Nội nhưng chỉ huy cuộc động binh là trung tướng thứ trưởng bộ Công an và sở chỉ huy đặt trên cơ quan Bộ. Mọi tin tức chiến sự, mọi phát ngôn về cuộc động binh đều phát đi từ mấy ông tướng công an trên sở chỉ huy chiến dịch tập kích dân làng Hoành.

Đứa con bất hiếu

Võ Xuân Sơn

11-9-2020

Giữa tháng Vu lan lại có một đoạn clip được chia sẻ lên mạng. Đó là đoạn clip quay lại cảnh một người con đánh đập mẹ của mình thật tàn nhẫn. Và tàn nhẫn hơn nữa, là người con ấy cho biết, cô ta đánh đập mẹ mình vì mẹ mình đã không để lại tài sản cho mình theo ý của cô.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 9)

Nghiêm Huấn Từ

10-9-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm; Bài 7B: Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm; Bài 8: Hoán đổi vị thế giữa bên “Buộc tội” và “Gỡ tội”

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 8)

Nghiêm Huấn Từ

10-9-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm; Bài 7B: Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm

Công đoàn ‘vắt mồ hôi đổi rượu, đổi trà’

Blog VOA

Trân Văn

10-9-2020

Nếu phiên xử sơ thẩm “vụ án Đồng Tâm” là bằng chứng sinh động về nhận thức, cách hành xử của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đối với nông dân thì Báo cáo Kiểm toán về việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐ VN) mà Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố (1) là một bằng chứng khác cho thấy nhận thức, cách hành xử khác của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đối với công nhân cũng chẳng tử tế gì hơn…

Đất, máu và sắt

Tạ Duy Anh

10-9-2020

Toàn bộ mảnh đất Đồng Sênh thuộc diện “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, với biểu giá đền bù hiện tại chưa chắc đã đủ để ông nghị Phạm Phú Quốc, người “đại diện cho lợi ích và phẩm giá dân tộc”, mua chui một cái quốc tịch châu Âu. Nó chỉ bằng số tiền lẻ mà nhiều quan chức đang có sau khi hết lòng yêu đảng, trọn đời phục vụ nhân dân!

Vị khét ở đáy nồi

Ngô Anh Tuấn

10-9-2020

LS Ngô Anh Tuấn (ngồi, áo đen) tại phiên tòa. Nguồn: FB tác giả

Phiên toà xét xử vụ án xảy ra tại Đồng Tâm đã kết thúc nhanh hơn dự kiến rất nhiều so với dự kiến ban đầu. Dù các luật sư chúng tôi bị gây khó ở ít nhiều công đoạn nhưng đó cũng là điều cần thiết để đảm bảo an ninh, trật tự phiên toà nên anh em đều vui vẻ bỏ qua.

Phiên xử vụ án Đồng Tâm: Ngày thứ 4

BTV Tiếng Dân

Diễn biến của ngày thứ 4 phiên xử vụ án Đồng Tâm cho thấy, phiên tòa chỉ là nơi cho nhà cầm quyền biểu diễn công lý. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời VKS: Không cần thiết trả hồ sơ vụ án xảy ra tại Đồng Tâm. Trước đó, các LS bào chữa cho dân Đồng Tâm lập luận, vụ án quá nhiều khuất tất, phải điều tra lại, phải có thực nghiệm hiện trường. Hôm nay VKS bác bỏ với lý lẽ: “Cái chết đau xót của 3 chiến sĩ đã được các bị cáo thừa nhận, quá trình điều tra được thực hiện đúng pháp luật từ khi lấy lời khai đến thu thập chứng cứ và các tài liệu liên quan”.

Lúc đầu, TAND TP Hà Nội thông báo kế hoạch xử vụ này trong 10 ngày, nhưng hôm nay mới ngày thứ 4, HĐXX đã quyết định để các bị nói lời sau cùng và nghị án, rồi dừng lại, chờ tới ngày 14/9 sẽ tuyên án. Thông Tấn Xã VN cập nhật vụ án Đồng Tâm: Nói lời sau cùng, các bị cáo đều bày tỏ sự ân hận. Vẫn là những lời nói được chỉ đạo, diễn tả sự việc theo hướng đổ tội cho dân, biến người dân Đồng Tâm thành những kẻ hai mặt và hèn nhát.

Ông Lê Đình Công nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án. Ảnh: TTXVN

LS Ngô Anh Tuấn viết Biên bản phiên tòa trong phiên xử sáng nay. Chi tiết đáng lưu ý là lời phát biểu của LS Nguyễn Hồng Bách, luật sư đại diện cho 3 viên công an tử nạn ở xã Đồng Tâm ngày 9/1/2020. Thật khó tin đây là lời lẽ từ một người mang danh “luật sư”, trong một phiên tòa có thể dẫn tới án tử hình, lại dùng cảm tính để ngăn cản việc thực nghiệm hiện trường:

LS Bách ngụy biện: “Ai có thể chui xuống hố để người ta đổ xăng thiêu sống, thậm chí cho con vật khác thay thế cũng là điều không thể! Không thể dựng lại một hiện trường vụ án kinh khủng như vậy được, tôi không đồng ý. Không phải bất kỳ vụ án nào cũng được dựng lại hiện trường vì điều đó đã gây nên nỗi đau cho gia đình bị hại”.

Đáp lại, LS Hà Huy Sơn phân tích: “Việc khám nghiệm hiện trường để giải thích nguyên nhân dẫn tới cái chết của các nạn nhân: Với lượng xăng đã có, không thể đốt cháy 3 nạn nhân bị than hóa. Trước khi làm luật sư, tôi có 20 năm làm xăng dầu, làm cửa hàng trưởng, tôi biết rõ nguyên lý để đốt cháy vì với lượng oxy thiếu dưới đáy hố, không thể cháy dưới đáy được”.

Nhà hoạt động Nguyễn Tráng chỉ ra: LS Nguyễn Hồng Bách đã tìm cách ngụy biện một cách thô thiển nhằm ngăn chặn việc thực nghiệm hiện trường, nhưng lại để lộ ra thông tin về “Kế hoạch 419A”, là kế hoạch sử dụng công an có vũ trang bố ráp xã Đồng Tâm vào rạng sáng 9/1/2020.

Cũng trong biên bản này, ông Phạm Công Lâm, đại diện cho hai viên công an Nguyễn Huy Thịnh và Dương Đức Hoàng Quân, nói rằng: “95% công dân cả nước yêu cầu tử hình 29 bị cáo. Tôi cảnh báo các bị cáo nhìn đó mà xem xét. Hành vi tội của mình đã có rồi, không nhận tội đi còn bỏ đồng tiền ra cho phí phạm để thuê luật sư để họ câu like, câu view“.

Trang Kiểm Tin lưu ý thông tin: “95% công dân cả nước yêu cầu tử hình 29 bị cáo”. Trang này cho biết: “Do ‘95% công dân cả nước’ hàm ý kết quả trưng cầu ý kiến toàn dân, mà chưa có một cuộc trưng cầu nào như thế cả, nên Kiểm Tin xác nhận 100% chắc chắn rằng lập luận nói trên là thông tin giả”.

LS Lê Văn Luân viết về bà Nối, người phụ nữ dám đứng thẳng chất vấn tòa án cường quyền. Bà Nối nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án: “Bố tôi đã 58 tuổi đảng, trong giữa thời bình này lại phải hy sinh với ba đồng chí khác. Bốn đồng chí hy sinh giữa lúc thế giới thanh bình, như có chiến tranh và không phải chết bởi kẻ thù. Như tôi đây, một vết đạn bắn vào ngực, đau lắm, nhưng tôi không chết. Và tôi chỉ mong chúng ta sẽ có một lựa chọn sáng suốt, một con đường mới, tốt đẹp hơn”.

Đúng như diễn biến thường thấy trong các phiên tòa liên quan đến nhân quyền và chính trị, các LS trên đường rời tòa hôm nay đã bị lực lượng “còn đảng còn mình” làm khó dễ. LS Đặng Đình Mạnh kể, “vào buổi chiều, khi rời phiên tòa thì cả 03 chúng tôi bị một nhân viên mặc thường phục xốc nách kéo ra cổng một cách thô bạo và xô thẳng tay xuống cầu thang, vì khi ấy chúng tôi đang tranh cãi yêu cầu họ trả USB để chép lại vào laptop riêng”.

LS Mạnh cho biết thêm: “Sau đó, trên đường di chuyển, chúng tôi phát hiện có 4 bạn trẻ di chuyển trên 2 xe gắn máy đeo bám. Khi xe chúng tôi dừng, thì họ cũng dừng xe vào lề, khi chúng tôi đi thì họ lại tiếp tục di chuyển, chúng tôi đã chụp ảnh và quay phim họ để làm kỷ niệm. Thật khó hiểu về ý muốn của họ: Bảo vệ công dân, mượn hồ sơ, laptop hay nựng yêu”. LS Mạnh cho biết, hiện ông và các LS khác tạm ổn.

LS Nguyễn Hà Luân thuật lại: “Có vụ xô xát trong toà án, khi các nhân viên công lực giữ chặt USB không cho các Luật sư chép lại. Một nhân viên công lực mặc thường phục xô đẩy LS Mạnh và LS Miếng. Tuy nhiên, các anh phải hiểu rằng việc làm đó là vô ích,  nội dung chiều nay ghi trong USB không có gì đâu. Chỉ có lời nói cuối cùng của các bị cáo, cũng đã được ghi chép bằng tay, trên giấy và sẽ được tập hợp lại sau. Chỉ là muộn hơn một chút mà thôi”.

Không chỉ nhóm LS bị an ninh làm khó dễ, những người có thân nhân là bị cáo cũng bị sách nhiễu. Nhà hoạt động Đặng Bích Phượng cho biết: “Đám an ninh ở tòa án thành phố Hà Nội ban đầu làm rất gắt, đuổi bà con Đồng Tâm dạt hết chỗ này sang chỗ khác. Nhưng thấy bà con bền bỉ bám quanh tòa, nên có đứa ái ngại bảo: thôi về đi, có nhìn thấy ai đâu mà chờ?”.

Người dân Đồng Tâm ở ngoài tòa mong ngóng người thân. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng

Bà Phượng cho biết thêm: “Bà con hàng ngày đi 40 cây số, về 40 cây số, cả ngày ngồi vạ vật dưới mưa nắng, thấy đau nhói trong lòng. Tôi ra vào chỗ tòa này vài chục lần để nộp đơn yêu cầu xử án, nên nhiều lần gặp cảnh người thân của các bị can ngồi vạ vật ngoài đường thế này”.

Hàng rào và một số an ninh mặc thường phục xung quanh tòa. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng

***

Bên cạnh việc ngăn chặn, sách nhiễu bên ngoài, những người có thẩm quyền còn cho chặn truy cập trên mạng. PGS.TS Mạc Văn Trang cho biết, do nhận nhiều lượt báo cáo từ nguồn “địa phương” nên “Facebook hạn chế quyền truy cập vào các bài viết của tôi gần đây. Rất may là có nhiều bạn đã chia sẻ bài viết, nên nếu bạn nào không truy cập được vào trang Facebook của tôi, thì đọc bài trên trang các bạn bè đã chia sẻ”.

Nhà báo Mạnh Kim tiết lộ chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đối với bộ máy tuyên truyền trong các tuần cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Về vụ án Đồng Tâm, “không đưa tin, tường thuật chi tiết về diễn biến phiên tòa, nhất là bào chữa có nội dung cực đoan; đưa đậm tin về lời nhận tội, sự ăn năn hối cải xin hưởng khoan hồng của pháp luật cũng như chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước với đối tượng thành khẩn, ăn năn hối lỗi qua kết quả phiên tòa”.

Diễn biến báo chí “lề đảng” tới hôm nay đã diễn ra đúng như sự chỉ đạo này. Nó cho thấy “báo chí” ở VN chỉ tồn tại trên mạng xã hội, nơi các cây bút “lề dân” có thể trình bày quan điểm. Còn các tờ báo do đảng CSVN kiểm soát không còn là báo nữa, mà chỉ là công cụ tuyên truyền một chiều, là cái loa của nhà cầm quyền.

BBC có bài phỏng vấn GS Carl Thayer về vụ Đồng Tâm: Carl Thayer nói ‘Đảng CSVN cần xét lại chiến lược truyền thông của nhà nước’. Ông Thayer cảnh báo: “Những người Việt Nam thông thạo tin tức đều biết rằng các cuộc biểu tình về đất đai thường do chính quyền địa phương kích động vì lợi ích tài chính của họ. Trừ khi các quan chức địa phương bị khiển trách hoặc trừng phạt vì những hành động này, giới tinh hoa của Việt Nam sẽ ngày càng hoài nghi và chế nhạo tính trung thực của các cơ quan thông tin và truyền thông chính thức của nhà nước trong việc tường trình các diễn biến”.

Nhà báo Nguyễn Thông bình luận: “Thời xưa các cụ nhận xét ‘xướng ca vô loài’ có nhẽ cũng không sai. Tôi chưa hề thấy một nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, diva đi viếc, ca sĩ triệu fan, người của công chúng nào lên tiếng về vụ Đồng Tâm, bảo vệ những người lương thiện là nạn nhân của bạo quyền. Véo von như con chim, rốt cục chỉ là chim trong lồng”.

***

Nhà báo Lưu Trọng Văn viết: Hãy chú ý lời khai của Lê Đình Công tại tòa. Ông Công khai: “Tối 08/01/2020, bị cáo được ông Nguyễn Văn Thắng báo là tối nay công an sẽ về bắt ông Lê Đình Kình nên bị cáo báo với bị cáo Tuyển, bị cáo Hiểu, Quang, Tiến và Nối”.

Theo ông Văn, đây là lời khai “vô cùng quan trọng với toàn bộ vụ án Đồng Tâm” vì nó cho thấy cuộc tập kích Đồng Tâm được lên kế hoạch trước với mục đích bắt giữ hoặc tiêu diệt ông Kình. Do vậy, hành động của những người con của ông Kình và người dân Đồng Tâm là hành động “phòng vệ chính đáng”, thay vì “chống người thi hành công vụ”.

Facebooker Ngô Đăng Vinh dẫn lời vợ của tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch kể lại các thủ đoạn ép cung, nhục hình của an ninh CSVN: “Nó đã bắt được thì nó đánh. Anh Thạch chồng chị kể đi tù lần một nó đánh tròn một năm trời mới xử, không nhận tội nó đánh liên tục hết thằng này đến thằng khác đêm nó cũng không cho ngủ, ,ảnh kể chúng mày thích cứ đánh anh thả lỏng người cho nó đánh, chán không làm được gì, dọa: mày chỉ mất một phần tư tờ giấy bảo mày tự sát là xong”.

____

Mời đọc thêm: Lời biện hộ cho các bị cáo (FB Luân Lê). – Đồng Tâm: Ý kiến LS của ba công an ‘biến tòa thành nhà tang lễ’ (BBC). – Vụ Đồng Tâm: Luật sư bào chữa đòi công bố kế hoạch ‘tối mật’ 419A (VOA). – Dân mạng chất vấn Tô Lâm khi phiên tòa Đồng Tâm đang diễn ra (NV). – Vụ Đồng Tâm “sẽ khiến chính quyền phải xử lý nội bộ”? ().

Báo “lề đảng”: Xét xử vụ Đồng Tâm: Luật sư bảo vệ cho người bị hại phản đối thực nghiệm lại hiện trường (VTV). – Luật sư: ‘Dựng lại hiện trường vụ án Đồng Tâm thì quá dã man’ (TN). – Bị cáo vụ Đồng Tâm: “Ông Lê Đình Kình hứa chia cho mỗi người 200m2 đất” (VOV). – Lời sau cùng trong nước mắt, đầy ân hận ở phiên xử vụ Đồng Tâm (VNN). – Chiều 14/9, tòa sẽ ra phán quyết vụ án ở Đồng Tâm (VTC).

Thỏ nhận là gấu

Dương Quốc Chính

10-9-2020

Mấy hôm nay phe đỏ rả rả tuyên truyền là các bị cáo đã nhận tội, ăn năn hối cải bằng các clip quay khi điều tra. Nhưng cần hiểu là nhận tội, ngay cả ở trước tòa, cũng không đồng nghĩa là chắc chắn có tội.